Nhãn

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Phùng Tá Chu qua con mắt các nhà sử học




 (Tham luận về danh nhân Phùng Tá Chu do UBND huyện Ba Vì, Hội Khoa học Lịch sử  và Ban liên lạc họ Phùng Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 10 tháng 12 năm 2016 tại Đền Cao, Ba Vì, Hà Nội)

                                                                              Đặng Văn Sinh 





Phùng Tá Chu (馮佐朱) là nhân vật tên tuổi trong lịch sử trung đại, vừa là nhà chính trị lỗi lạc dưới hai triều Lý – Trần, đồng thời cũng là một kiến trúc sư tầm cỡ, từng thiết kế và xây dựng nhiều công trình cung điện nổi tiếng, nhưng lịch sử lại ghi chép về ông quá sơ lược. Chẳng những thế, một số nhà sử học qua các triều đại phong kiến còn có những nhận xét thiếu công bằng, thậm chí chê bai khiến cho hậu thế nhận thức sai lệch về ông.
Các bộ sử từng ghi chép về Phùng Tá Chu mà chúng tôi tìm được theo thứ tự thời gian có thể kể đến như sau:

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

“Kẻ sĩ trước thời cuộc” và bản lĩnh người cầm bút




Đặng Văn Sinh


Hoàng Quốc Hải không chỉ nổi tiếng với hai bộ tiểu thuyết “Vương triều sụp đổ” và “Tám triều vua Lý” mà ông còn là cây bút tản văn có hạng đề cập đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội như lịch sử, văn hóa, chân dung văn học và bình giải văn chương.
Trên cơ sở hàng trăm bài viết của một đời cầm bút, năm 2014, Hoàng Quốc Hải cho xuất bản cuốn “Kẻ sĩ trước thời cuộc” do NXB Phụ nữ ấn hành, dày 596 trang, khổ 14,5 x 20,5 cm, bìa gập, do họa sĩ Văn Sáng trình bày với ý tưởng khá độc đáo.
Hoàng Quốc Hải là nhà văn có tầm văn hóa dày dặn, nên bất cứ bài nào của ông cũng được viết một cách cẩn trọng, đầy chất trí tuệ, nội hàm phong phú, thông tin chính xác, quan điểm cấp tiến, toát lên tinh thần học thuật nghiêm túc.
“Kẻ sĩ trước thời cuộc”, nói một cách hình ảnh, nó giống như giai phẩm văn chương được hình thành từ một phương pháp luận đặc thù, trong đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cách cảm và cách tư duy phản biện của một cây bút từng trải. Chẳng những thế, Hoàng Quốc Hải còn là nhà văn am hiểu thời cuộc sâu sắc. Ông nắm được nhiều vấn đề phức tạp của xã hội, nhận diện và lý giải nó bằng đầu óc phân tích khách quan rồi quy chiếu vào những trường hợp cụ thể mà ông cho rằng, đó chính là nguyên nhân gây ra những hệ lụy.

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Tản mạn Mongo, thiên du ký của lãng tử thích đùa...



 Đặng Văn Sinh


Là nhà thơ đa tình kiêm họa sĩ với những nét cọ phóng túng nhưng Trần Lão tiên sinh thỉnh thoảng lại nhảy sang địa hạt văn xuôi chơi. Và lần này là thể loại ký. Ai cũng biết, Trần Nhương là đệ tử chân truyền của “làng xê dịch”, lại nuôi con web văn chương với số lượng người truy cập kỷ lục, nên ông từng chu du khắp thế giới để trải nghiệm và khơi nguồn cảm hứng.
Sau những chuyến đi đầy ngẫu hứng khắp các xứ đông đoài bằng tiền túi, với nhiều cảm xúc trên mỗi dặm trường, Trần Nhương trình làng cuốn “Tản mạn Mongo” gồm 19 thiên ký sự, trong đó, thiên thứ 18 được lấy làm tựa đề cho cuốn sách, do NXB Hội Nhà văn cấp giấy phép năm 2011.

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

“Vỡ vụn”, cấu trúc của những mảng khối và hiệu ứng tương phản



Đặng Văn Sinh

Giống như tiểu thuyết tâm lý xã hội, nhưng “Vỡ vụn”* lại có hình thức bố cục như là công nghệ lắp ghép những mảng. khối trong nghệ thuật hội họa nhằm tạo hiệu ứng bùng nổ qua sự tương phản. Tuy nhiên, ngay cả ở dạng cấu trúc lạ mắt này, xem ra cũng chỉ được giới hạn trong phạm vi ước lệ, điều đáng quan tâm chính là vấn đề tác giả đặt ra và cách giải quyết những vấn đề ấy trong các mối tương quan xã hội như một triết lý sống.
Cấu trúc “mảng” trong “Vỡ vụn” được hiển thị khá rõ qua ba lĩnh vực đặc trưng: tình yêu, gia đình và chính trị, trong đó, mảng gia đình truyền thống, vốn là đề tài muôn thuở từng tốn không ít giấy mực của nhiều thế hệ cầm bút, lại được tác giả sử dụng phương pháp “ký họa” phác thảo đôi ba nét chấm phá. Trong khi ấy, đề tài chính trị tuy chỉ được nhấn nhá bằng những diễn ngôn khá chừng mực nhưng lại có sức cuốn hút lớp bạn đọc mẫn cảm với thời cuộc bằng bút pháp lý tưởng hóa. Đó là sự kỳ vọng về một bộ máy quản lý nhà nước “liêm chính”, nhưng lại phải đối diện với một thực trạng cay đắng, khi mà tệ nạn chạy chức chạy quyền, được cụ thể hóa bằng những cuộc “đi đêm” ly kỳ, chẳng khác gì thám tử Sherlock Holmes trước mỗi mùa bầu cử.
 Lẽ đương nhiên, tình yêu giống như một “đại khối tự sự” chiếm phần lớn dung lượng tiểu thuyết “Vỡ vụn”. Tình yêu của cặp trai gái khá chênh lệch về tuổi tác này được tác giả nâng niu, chăm sóc, miêu tả dưới nhiều sắc thái khác nhau. Có thể nói người viết rất am tường về ngôn ngữ trái tim, chẳng biết đã từng trải nghiệm hay chưa, nhưng cái cách ông miêu tả diễn biến tâm lý của cả cô gái trẻ giầu cá tính lẫn người đàn ông giảng viên đại học trong quá trình họ tìm đến với nhau thật đáng nể. Bỏ qua những định kiến xã hội hẹp hòi, đặt sang bên thứ quy phạm giả tạo trong một xã hội mà mọi giá trị đang bị tha hóa, mối tình của Chính và Thảo cần được ghi nhận như là sự cố gắng bứt phá khỏi những nghĩa vụ đạo đức, luôn ràng buộc con người, đến với khát vọng tự do nhưng lại có kết cục không mấy suôn sẻ.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Hay đó là tiền âm phủ?




Bài discours bế mạc Hội nghị 4 “chống tự diễn biến” của ngài Tổng Bí thư với các con số thống kê toàn màu hồng. Sở dĩ có được tinh thần lạc quan như vậy là bởi, trước đó không lâu, ngài Thủ tướng cung cấp một thông tin vô cùng “hot”. Ấy là chính phủ vừa bỏ một số VNĐ khổng lồ mua 16 tỷ USD làm vốn dự trữ chiến lược. Nếu sự thực đúng như thế thì quả là tuyệt vời. Bởi lẽ, theo các nguồn tin chính thức, năm 2016, Việt Nam phải trả nợ nước ngoài 20 tỷ USD. Bây giờ đã là giữa tháng 10, như vậy, ở thời điểm cận kề năm 2017, chính phủ vừa hoàn thành kế hoạch trả nợ, vừa có nguồn dự trữ ngoại hối đáng kể, chứng tỏ nền kinh tế tăng trưởng rất đáng tự hào. Tuy nhiên, tạm thời không bàn đến chuyện hàng loạt “quả đấm thép” tan chảy thảm hại với những vụ bê bối động trời, làm thất thoát hàng trăm nghìn tỷ, nông nghiệp suy thoái, biển nhiễm độc do Formosa xả thải cùng với hàng ngàn tàu “nước lạ” khống chế khiến hàng chục vạn ngư dân không thể ra khơi, chỉ nói riêng nạn tham nhũng cũng đã đủ đưa đất nước trở lại thời kỳ đồ đá nếu không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Những thành ngữ gốc Tàu, nhầm lẫn hay cố ý?


           Đặng Văn Sinh



Tôi chả ưa gì cái cách ứng xử sặc mùi chauvinism của tay đảng trưởng họ Tập cũng như tập đoàn lãnh đạo Trung cộng với bàn dân thiên hạ, thậm chí bọn hậu Maoisme này đang là mối đe dọa thường trực với nền hòa bình thế giới, không chỉ bởi vũ khí hạt nhân mà còn bởi các học thuyết chính trị cực đoan bắt nguồn từ tư tưởng Đại Hán. Tuy nhiên phải công bằng trong việc đánh giá và vận dụng các thành tựu văn hóa của họ.

Từ thời cổ đại, Trung Quốc đã là một nhà nước phong kiến tập quyền, một ngôn ngữ phong phú, hơn nữa, lại có chữ viết từ rất sớm nên người Tàu kiến tạo được một nền văn hóa mạnh, có ảnh hưởng không nhỏ đến các quốc gia lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Trong nền văn hóa Hoa Hạ đặc thù ấy có các loại ca dao, tục ngữ, thành ngữ, mà một phần trong đó được ông tổ của đạo Nho là Khổng Khâu san định thành “Thi Kinh”. Ngoài tục ngữ, ca dao, người Hán còn sử dụng khá nhiều điển cố, mà phần lớn có nguồn gốc từ trước tác của những triết gia, học giả nổi tiếng từng được ghi chép trong chính sử.

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Món quà của Tổng thống


Đặng Văn Sinh

Sau chuyến công du Việt Nam, Tổng thống B.Obama sang Nhật họp Hội nghị G7, trên đường về Washington DC, ông chủ Nhà Trắng tổ chức cuộc họp với các cố vấn an ninh trên chiếc Air Force One. Mở đầu phiên họp, Obama hỏi cố vấn an ninh John Pitt:
- Vừa rồi nhà nước Việt Nam tặng chúng ta những món quà gì?
- Thưa Tổng thống, quà tặng chính thức chỉ có một đầu rồng nhưng nó nặng đến 13 kg, khá thô kệch, vượt qua khối lượng cho phép, theo luật phải sung vào công quỹ chứ không thể trưng bày trong phòng Bầu Dục. Có điều đó là thứ hàng mỹ nghệ được sản xuất hàng loạt từ làng gốm Bát Tràng giá trị không quá 5 dollars…

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Văn hóa…bán chữ ở đền Chu Văn An

           Đặng Văn Sinh




Chu Văn An tên thật là Chu An, hiệu Tiều Ẩn, từng đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức Tư nghiệp Quốc tử giám thời nhà Trần, được phong tước Văn Trinh công. Ông đã treo mũ từ quan về Chí Linh mở trường dạy học và làm thuốc sau khi dâng “Thất trảm sớ”, đòi chém bảy tên gian thần nhưng vua Trần Dụ Tông không nghe.
Về mặt giáo dục, Chu An là người thầy mẫu mực, một tín đồ trung thành của tư tưởng Khổng Mạnh, đã từng đào luyện hàng loạt các nhà khoa bảng ra làm quan với triều đình nhà Trần theo tôn chỉ “Tam cương, ngũ thường”. Sau khi Chu An qua đời, ông được vua Trần Nghệ Tông cho phối hưởng bên cạnh Khổng Tử tại Văn Miếu. Ở Chí Linh, học trò cũng lập đền thờ, ngôi nhà nhỏ của ông dưới chân núi Phượng Hoàng được gọi là “Tiều ẩn cổ bích”.

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Chào ánh sáng, chào những ánh mắt mở ngủ mê

Chào ánh sáng, chào những ánh mắt mở ngủ mê

Tuấn Khanh
 
Sự kiện tin tặc Trung Cộng tấn công vào hệ thống IT của phi cảng Tân Sơn Nhất và Nội Bài, ngày 29/7, như có một luồng ánh sáng chớp lóe lên trong suy nghĩ của hàng triệu người dân Việt. Hy vọng thay, đó là khoảnh khắc sẽ thức tỉnh được nhiều con người về hiện trạng đất nước.
Có lẽ, bất kỳ ai vẫn lớn tiếng kêu to rằng đừng quan tâm chính trị, hãy chỉ lo làm ăn – làm giàu, và hãy cứ phỏ mặc cho Nhà nước giải quyết mọi chuyện, lúc này sẽ phải dành chút ít thời gian nghĩ về thân phận của mình và gia đình mình. Trên các chuyến bay của ngày 29/7, một nhà triệu phú hay một người nghèo khó đều có thể bỏ xác ngay trên đất nước mình trong niềm tin cố thơ ngây phi chính trị ấy. Có hơn 400.000 hành khách đã bị ảnh hưởng như vậy từ hành động cảnh cáo của nhóm tin tặc 1937cn, do Bắc Kinh tài trợ và nuôi dưỡng, mà bên cạnh đó, có những lời tố cáo cho biết các thành viên của nhóm này đã xâm nhập từ lâu vào hệ thống IT của Việt Nam. Dĩ nhiên, còn chưa tính tới việc có ai đó là kẻ phản bội và bán đứng các thông tin quan trọng cho giặc phương Bắc.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

“Bác sĩ trưởng khoa” hay bi kịch một thời của người trí thức Việt Nam?


“Bác sĩ trưởng khoa” hay bi kịch một thời của người trí thức Việt Nam?



Đặng Văn Sinh






Nếu đọc kỹ ở cấp độ sâu hơn, chúng ta sẽ nhận ra một điều, “Bác sĩ trưởng khoa”* không đơn thuần chỉ là cuốn tiểu thuyết hư cấu được hình thành trên nền tảng những đặc điểm của Chủ nghĩa hiện thực cổ điển rất phổ biến ở thế kỷ XX, đem đến cho người đọc những trang viết đầy cảm xúc, mà phía sau nó, còn một hồ sơ chuyên môn, được ghi chép trung thực bởi một nhà văn, vốn là chuyên gia phẫu thuật, dưới dạng những đoạn hồi ức như một thủ pháp đông hiện, phơi bày những góc khuất của ngành y mà dư luận công chúng chưa từng biết đến. Đồng thời, cũng từ mặt trái của chuỗi bệnh viện công, người ta có quyền suy luận đến hiện trạng xã hội, một hiện trạng rất không bình thường, ẩn chứa nhiều rủi ro bất trắc, liên quan đến số phận cộng đồng nhưng lại bị giấu kín qua lớp vỏ bọc hào nhoáng.

TÔI ĐỀ NGHỊ NÊN NGỪNG GIẢI THƯỞNG VỀ VHNT CỦA NHÀ NƯỚC



TÔI ĐỀ NGHỊ NÊN NGỪNG GIẢI THƯỞNG VỀ VHNT CỦA NHÀ NƯỚC

Trần Nhương
Chủ nhật ngày 24 tháng 7 năm 2016 4:20 PM

Tôi phải nói ngay, tôi chưa bao giờ đăng kí dự Giải thưởng Nhà nước nên ý kiến của tôi không phải ganh ghét so bì gì.
Tôi vừa đi Kỳ Anh Hà Tĩnh 4 ngày về đang muốn viết gì đó, nhưng việc Giải thưởng làm tôi phải lên tiếng ngay.
Tôi đề nghị ngừng Giải thưởng chắc sẽ có đồng nghiệp nói ông không dự giải thì để chúng tôi, cắc cớ chi mà đề nghị ngừng. Thưa các bạn, ý kiến tôi chỉ là rất li ti, chắc gì Nhà nước nghe mà các bạn lo. Xin các bạn hãy cứ hy vọng, “đến hẹn lại lên” 5 năm nữa có thể có bạn.
Tôi đề nghị ngừng Giải thưởng Nhà nước vì mấy lẽ sau đây:
1- Kiểu Giải thưởng và phong tặng Danh hiệu nghệ sỹ của ta là học mót anh CCCP, nó cũ mèm. Nước họ thì đủ năng lực, còn ta chủ yếu là cảm tính, cảm tình.
2- Giải thưởng VHNT nhưng khi xét thì không dựa vào VHNT là mấy. Thì như năm 2016 các vị văn tài được độc giả tôn vinh thì Nhà nước lắc đầu….
3- Hội đồng tham mưu cho Nhà nước chủ yếu soi nhân thân, cố chấp mà thực chất có vị không am hiểu phẩm hạnh của VHNT
4- Nếu so bì các vị được giải năm nay và các năm trước thì đa phần các nhà văn Việt Nam đều được giải, vậy là Giải đã quần chúng hóa, bình dân hóa. Trong số 22 vị hội đủ phiếu chỉ chừng một nửa xứng đáng.
5- Sinh ra Giải thưởng, bỏ phiếu thì có chuyện “chạy” giải, xin phiếu. Nhà nước không nên có mảnh đất để sinh thêm tiêu cực .
6- Chi phí cho giải thưởng khá tốn kém mà tác dụng tôn vinh chẳng đáng là bao, có khi còn tôn vinh không trúng, trong khi nợ công tăng nhanh, dân đã nghèo lại cõng thêm đóng góp.
Tôi đề kiến nghị:
1- Các Giải VHNT và các ngành khác để cho các chuyên ngành trao giải, họ thuộc nhau, họ có chuyên môn về ngành mình hơn. Thí dụ Giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn VN cũng danh giá đáng tôn vinh.
2- Nếu Nhà nước cố kiết vẫn muốn trao giải cho tỏ rõ quan tâm đến trí thức thì nên đổi tên giải, Thí dụ “Giải thưởng đúng đường lối”, hay “”Giải thưởng VHNT nhiệm kỳ”….
Các vị tiền bối như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ...chả có giải gì mà văn chương của họ "Kim cương bất hoại". Đến như Bác Hồ, khi Quốc hội đề nghị trao Huân chương Sao vàng cho Cụ, Cụ từ chối. Đến khi Cụ về với Cacmac Lenin vẫn không có huân chương giải thưởng gì. Sao chúng ta không học tập cụ Hồ ? Những người sáng tạo VHNT được bạn đọc ghi nhận là phần thưởng to nhất rồi !
Trần Nhương
Nhà văn

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

“Đất nước mình ngộ quá phải không anh”, một câu hỏi lớn không lời đáp…

“Đất nước mình ngộ quá phải không anh”, một câu hỏi lớn không lời đáp…

Đặng Văn Sinh

Điều dễ nhận thấy là bài thơ ra đời vào thời điểm những bất cập xã hội đã vượt quá giới hạn chịu đựng của con người. Đó là những dòng cảm xúc bất chợt dâng trào mà điểm nhấn của nó là hàng loạt câu hỏi như những dòng cảm thán được hình thành từ tâm thức của một công dân quá yêu đất nước mình.
Bố cục bài thơ gồm năm khổ, trong đó, mỗi khổ đều mở đầu bằng một câu hỏi tu từ được thiết lập trong mối quan hệ đồng đẳng. Câu hỏi tu từ, nghĩa là, hỏi chỉ để tạo ra hiệu ứng thẩm mỹ, không cần phải trả lời, bởi câu trả lời đã nằm sẵn trong cấu trúc nội tại văn bản. Đây chính là nét đặc trưng của thi pháp thơ truyền thống, không chỉ với người Việt mà cả với cộng đồng nhân loại.
Các câu hỏi mở đầu cho mỗi khổ thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh”, “Đất nước mình lạ quá phải không anh”, “Đất nước mình buồn quá phải không anh”, “Đất nước mình thương quá phải không anh”, “Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?”, được xem như cùng một cấu trúc ngữ pháp, sử dụng nhuần nhuyễn lớp từ vựng thông tục, rất gần gũi với đời sống thường nhật, không chú ý đến các biện pháp tu sức nhưng lại có khả năng biến thái linh hoạt, tạo nên giá trị biểu cảm không giới hạn. Thông thường, với thể loại thơ thế sự cảm thán, những câu hỏi tu từ, luôn được bố trí theo trình tự từ cụ thể đến trừu tượng, khái quát (hoặc ngược lại) để diễn tả một hiện tượng xã hội, lịch sử hay văn hóa, cuối cùng, ý tưởng được “gói” lại trong câu kết làm bài thơ bỗng sáng lên, tạo ấn tượng mạnh với người tiếp nhận gọi là thủ pháp nghệ thuật ngôn từ. Ta có thể kiểm chứng đặc điểm này qua bài “Chợ” của Nguyễn Duy với lời đề từ khá hài hước “Kính tặng vợ nhân đầu năm Con Khỉ”. Bài có bốn khổ thì ba khổ đầu sử dụng câu hỏi tu từ ở cấp độ phi đồng đẳng tăng tiến theo trình tự từ cụ thể đến trừu tượng tạo ra không gian cảm xúc đa chiều với nhiều cung bậc tâm trạng: “Có món ngon nào giá rẻ không em?”, “Có đam mê nào giá rẻ không em?”, “Có yêu thương nào giá rẻ không em”, “Có hạnh phúc nào giá rẻ không em?”. Và, cứ sau mỗi câu lại là một diễn ngôn trần tình đầy chất bi hài, diễn tả tâm trạng ai oán của một nhà thơ được mẹ trót sinh ra gắn với “câu sấm mệnh con cò”.

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

TGĐ người Nhật: "Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của TQ


Tổng giám đốc người Nhật: Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc



Bạn đọc: Đây là câu nói của một ông giám đốc người Nhật, nói trước hàng chục quan khách Việt Nam trong một phòng hội thảo của một khách sạn 5 sao. Câu nói ấy làm hết thảy các vị doanh nhân, nhà khoa học, thậm chí là cả những viên chức nhà nước trong khán phòng sững sờ. Câu nói ấy không khác việc ông giám đốc người Nhật kia đã vả một cái tát vào mặt tất cả những con người Việt Nam ưu tú trong khán phòng đấy. Họ đều là những người Việt Nam thành đạt, là những người yêu nước, làm sao có thể chịu đựng được sự sỉ nhục ấy.



Thế nhưng, những lời nói tiếp theo đó của vị giám đốc kia đã phải khiến khán phòng gật đầu thừa nhận, thậm chí là vỗ tay. Ông chỉ vào chiếc màn máy chiếu, chỉ vào cặp đèn trên trần nhà, chỉ vào bộ quần áo mà mọi người đang mặc, thậm chí là cây bút và tờ giấy mà họ cầm trên tay, ông nói: “Made in China”.

Ông nói rằng, người Việt Nam giỏi lắm, thông minh lắm, kiên cường lắm. Lúc ấy người Nhật thua trận trước người Mỹ, cả nước Nhật thấy sỉ nhục, còn người Việt Nam thì lại thắng nước Mỹ. Nhưng 20 năm qua đi, Nhật Bạn có Toyota, có Honda, có Mitsubishi, Việt Nam có gì? Người Hàn Quốc chịu sỉ nhục trước người Nhật, họ có Huyndai, có Samsung, có LG, Việt Nam có gì?

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long



Thụy Khuê
 

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long
 Chương 4 
Tác phẩm của John Barrow (1764-1848)
 Phần 2 
Hành trình Bá Đa Lộc

Về Bá Đa Lộc Barrow viết trong chương IX:
"Trong thời gian Tây Sơn nổi dậy ở Nam Hà, ba anh em giết vua [Định Vương Nguyễn Phước Thuần] và tất cả những người bị bắt, gia quyến và tuỳ tùng; ở trong triều có một giáo sĩ người Pháp, tên Adran [tức Bá Đa Lộc, chức Giám Mục Adran], trong nhiều văn bản in trong tập "Lettres édifiantes et curieuses", tự nhận là khâm sứ của Giáo Hoàng ở Nam Hà.
Vị giáo sĩ này rất thân với hoàng gia và cũng nhận được nhiều ân huệ, ông đã lập ở đây một họ đạo và nhà vua, thay vì đán áp, lại che chở. Nhà vua rất tin tưởng ở người này, dù khác đạo, đã giao cho việc dạy dỗ người con trai duy nhất của ông, người sẽ nối nghiệp. [Chỗ này Barrow nhầm Nguyễn Ánh với Định Vương]. Adran, ngay từ những ngày lửa đạn đầu tiên của cuộc khởi loạn, đã thấy, ông và bạn hữu, muốn sống còn, phải trốn tránh.
Nhà vua đã bị địch bắt, nhưng hoàng hậu, hoàng tử, các con và một người chị hay em, được Adran cứu thoát. Nhờ đêm tối, họ rời xa kinh thành [Gia Định] và trốn vào rừng. Ở đấy, trong nhiều tháng, vị vua trẻ của nước Nam cũng như một ông Charles mới [chỉ Charles I (1625-1649) vua Anh và Ái Nhĩ Lan], trốn cùng với gia đình, không dưới lùm cây sồi rậm rạp mà dưới lùm đa hay bồ đề vì [thiêng] ở đây không ai dám xâm phạm. Một nhà tu công giáo tên Paul [Paul Nghị, tức Hồ Văn Nghị] liều mình đem đồ ăn mỗi ngày, cho đến khi [quân đội đi lùng] không còn tìm kiếm nữa và sau cùng được lệnh rút về.
Sau khi quân thù rút lui, những người đi trốn trở về Sài Gòn, dân chúng kéo nhau đến dưới cờ của vị vua chính thức, được họ tôn lên làm vua dưới tên của cha ông, vị vua cuối cùng, Caun-shung.
Cùng thời điểm này có chiến hạm Pháp do một người tên là Manuel điều khiển, đậu ở Sài Gòn cùng với 7 tầu buôn Bồ Đào Nha và rất nhiều thuyền buồm và tầu Trung Hoa. Theo lời khuyên và sự giúp đỡ của Adran, hạm đội Bồ nhập trận [đánh Tây Sơn] với khí giới được trang bị bí mật, tấn công chớp nhoáng hạm đội địch đậu ở Qui Nhơn. Gió mùa thận tiện. Đoàn chiến hạm xông vào vịnh nơi hạm đội địch đang bỏ neo bất động. Được cấp báo, quân địch lên tầu, đổ xô ra đánh, chiến hạm Pháp thua, người Pháp không tiếc lời ca tụng lòng dũng cảm [của Manuel]. Bọn chỉ huy tầu Bồ bỏ chạy tuốt sang tận Macao. Ông hoàng trẻ tuổi tỏ ra cam đảm và điềm tĩnh nhưng vì ít quân đành phải rút lui" (Barrow II, t. 200-202).

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Nghĩ lan man chuyện giám đốc trẻ mất… chim



Nghĩ lan man chuyện giám đốc trẻ mất… chim
Nguyễn Duy Xuân

Từ câu chuyện này, bỗng liên tưởng đến những lời dạy của các cụ xưa: “Quân pháp vô thân” và “Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày thủng ruột”. 


Hai ba hôm nay, dư luận và báo chí bị cuốn vào câu chuyện ông giám đốc sở 30 tuổi mất chim.
Cái chuyện mất chim thực ra chả là gì cả đối với một người bình thường nhưng đằng này nó lại gắn với ông giám đốc trẻ, thế cho nên dư luận mới ồn ào.
Cách đây nửa năm, dư luận cũng đã từng “dậy sóng”, khi vào ngày 23-9-2015, UBND tỉnh công bố quyết định bổ nhiệm ông làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Lúc đó ông vừa tròn 30 tuổi, trở thành Giám đốc Sở trẻ nhất nước. Nhưng xét ở cái sự trẻ thì cũng chưa đáng phải ồn ào cho lắm, vì so với các bậc tiền bối, ông chưa phải là lãnh đạo trẻ nhất. Người ta bàn tán vì ông là con bí thư tỉnh ủy, người vừa mới quyết tâm làm đơn xin nghỉ trước mấy tháng vì tuổi cao để nhường ghế cho người ít hơn mình hai tuổi. Trước sự ồn ào của dư luận và báo chí về chuyện con mình được sắp xếp ngồi vào ghế nóng, ông bố đã phải lên tiếng khẳng định: Con tôi xứng đáng làm giám đốc sở! Thì không xứng đáng làm sao mà người ta dám bổ nhiệm một người trẻ tài cao đến như vậy?

Leonardo DiCaprio giành Oscar



Leonardo DiCaprio giành Oscar (2015)

Sau 6 lần được đề cử và hơn 20 năm chờ đợi, cuối cùng Leonardo DiCaprio đã chinh phục được Viện Hàn Lâm để lần đầu nhận Oscar, dành cho “Nam diễn viên chính xuất sắc”. Câu chuyện Leo và tượng vàng từng trở thành chủ đề bàn tán với người hâm mộ điện ảnh trên khắp thế giới. Có trong tay mọi thứ – sự nghiệp, tiền bạc, danh tiếng, những người tình siêu mẫu – nhưng Leonardo DiCaprio từng lỡ hẹn với Oscar hết lần này tới lần khác trong hơn hai thập kỷ. Giờ đây, anh hoàn toàn có thể tự hào khi được vinh danh ở giải thưởng điện ảnh danh giá nhất.

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Trung Quốc đang sống trong hỗn loạn?


Trung Quốc đang sống trong hỗn loạn?



Đa số người dân Trung quốc sống cảm thấy bất an, càng ngày càng nhiều người giầu có mức tiền triệu đô-la trở lên đã đăng ký ồ ạt bỏ nước ra đi định cư tại các nước như Mỹ, Canada, Anh, Úc .

Sản phẩm Trung Quốc muốn đầu độc cả thế giới thì nay chính nguời dân cuà họ đã sống trong hoảng loạn và cố chạy thoát sang những nuớc khác và tuyệt đối không dùng những sản phẩm mà chính nuớc họ sản xuất. Gậy ông thì đập lưng ông.

Báo chí trên các Blog mấy tuần nay ở Trung quốc đã truyền tay nhau đăng tải tình trạng báo động đỏ đó là khách du lịch vào Trung quốc giảm 30% so với giữa năm 2012. Nguyên nhân chính là do 3 yếu tố không thể hóa giải nổi đó là:

 


1- Nguồn nước tại Trung quốc cho người ăn và uống nhiễm độc ghê gớm

Đặc biệt là nhiễm chì, a-xít và các hóa chất độc hại suốt hơn mấy chục năm qua, hậu quả của sự phát triển nóng thị trường làm ăn kinh tế do các nhà máy, các xí nghiệp thải ra đã ngấm nặng trong lòng đất và trên các sông hồ, các nguồn nước trên phạm vi cả nước. Người ta tính rằng nay chỉ còn có Tây tạng đã đỡ chút ít mà thôi, nhưng với tình trạng này cứ kéo dài thì cũng không thể là nơi con người có thể sống được.

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Lố nhố một đám đông lộn xộn

Lố nhố một đám đông lộn xộn

(Rút từ facebook của Vương Trí Nhàn)
 
Vào những ngày này, báo chí nhắc nhiều tới không khí hội hè nhốn nháo và xu thế bạo lực hóa ở các lễ hội vùng quê.
Người ta cắt nghĩa tình trạng đó bằng những nguyên nhân trước mắt như đô thị hóa hoặc hội nhập quốc tế.
NHƯNG HÃY NHÌN LẠI QUÁ KHỨ.
TÌNH TRẠNG HÔN LOẠN HÔM NAY ĐÃ CÓ MẦM MỐNG TỪ NÔNG THÔN TRÌ TRỆ VÀ ĐẦY UNG NHỌT HÔM QUA.
Nông thôn, làng quê, người nông dân… nghĩ tới xã hội Việt Nam là phải nói ngay tới cái bộ phận thiết yếu đó. Có lẽ bởi vậy mà trong truyện dài “Thiếu quê hương” (in lần đầu năm 1940, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tái bản năm 2006), mặc dù lấy đô thị hiện đại là địa bàn chủ yếu của các nhân vật, song cuối truyện nhà văn Nguyễn Tuân cũng phải một lần đưa họ về làng quê.
Ấy là khi Bạch – nhân vật chính – tính chuyện nhập vào một đoàn múa dân gian để đưa sang đấu xảo (như Hội chợ ngày nay) tận bên San Francisco nước Mỹ.
Nhưng nông thôn xuất hiện thì cũng là lúc cái đình xuất hiện. “Bạch ướm chuyện mới gọi đến việc tuồng hát Xuân Phả có mấy câu thì ông lý đã nhanh nhảu mời chàng ra đình xem”.
Trong làng xóm xưa, hàng ngày dân chúng sống chủ yếu với cái gia đình của mình. Những thiết chế công cộng như sân chơi chung câu lạc bộ nhà văn hóa thường thấy ở các nước phương Tây, ở đây gần như không có.
Trừ các phiên chợ, ngoài ra ở hầu như tất cả các làng xóm rất ít có những địa điểm để người ta gặp gỡ.
Chỉ còn có đình.
Chức năng chủ yếu của đình là phục vụ cho các loại việc làng. Chúng ta hẳn còn nhớ cái đình từng được nhắc tới nhiều trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố.
Đó là nơi diễn ra những cuộc tranh cãi của một bộ máy lý dịch kém cỏi.
Là nơi đám cường hào mưu đồ chống phá nhau.
Trong những buổi họp chung có tính chất chính thức ở đình, dân chúng chỉ làm nền cho đám lý dịch.

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - kỳ 16



HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000
(Thời biến đổi gien)

Kỳ 16


Bùi Ngọc Tấn

Chúng tôi im lặng. Biết nói gì bây giờ. Một lúc sau Hằng Thanh chuyển đề tài:
– Trước Tết thầy giáo em sang Paris. Thầy là giáo sư thỉnh giảng ở bên ấy. Ba mươi Tết thầy đến nhà Thụy Khuê chơi, vẫn bình thường. Thế mà chỉ sau Tết mấy hôm, đến nhà Thụy Khuê đã thấy  Chuyện kể năm 2000 ở đấy rồi. Nhanh thế chứ. Thầy em đọc anh ở bên ấy. Những lần sau đến nhà Thụy Khuê, hai người chỉ nói về  Chuyện kể năm 2000 thôi.
Câu nói của Hằng Thanh càng làm tôi hiểu thêm tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Và cũng mang đến cho tôi nhiều niềm vui. Chuyện không chỉ bó gọn ở Hà Nội, ở Việt Nam nữa. Thời đại bùng nổ thông tin, mới lắm các đồng chí ạ! Người ta vẫn nói như thế mà không hiểu được điều mình nói. Ngăn làm sao được. Mong các vị hiểu rõ. Đừng như cái máy ghi âm. Đừng như con vẹt. Tính vẹt đang là bệnh phổ biến trong xã hội chúng ta, một căn bệnh nghiêm trọng đưa con người trở lại thời mông muội.
Bên cạnh niềm vui vì tập sách của tôi đã vượt vòng vây, chắc chắn sẽ được tái bản ở nước ngoài, được nhiều người đọc, lại là nỗi buồn, nỗi buồn lớn hơn nỗi buồn sách của mình bị đình chỉ phát hành: Vậy là tình hình vẫn nguyên như cũ. Một tình hình chúng tôi đã chờ đợi thay đổi quá lâu rồi! Không. Cũng có khác đấy nhưng chỉ là khác do tình thế, do áp lực. Có vậy tôi mới in được tập này. Khác trước thì tôi mới chưa bị bắt. Nếu không tôi lại vào xà lim rồi. Nhưng sao người ta vẫn sợ sự thật thế. Một sự thật cách đây đã hơn 30 năm vẫn không thể được nói tới, được nhắc lại. Một nhà nước sợ sự thật không thể là nhà nước mạnh. Một chính quyền sợ sự thật không thể là một chính quyền quyết tâm đổi mới. Hy vọng đặt vào rất ít, rất mong manh nếu không nói là hão huyền.

HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - Kỳ 15


 HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000
(Thời biến đổi gien)

Kỳ 15
 
Bùi Ngọc Tấn


Điện từ Hà Nội cũng dồn dập.
Tiếng Bầu cười giòn:
– Tôi mất tên rồi ông ơi. Điện thoại suốt ngày. Mình bảo Lê Bầu đây thì chúng nó bảo không, tôi gặp ông Lê Bàn cơ. Ông Lê Bàn có nhà không ông. Ông Lê Bàn bạn với Hắn ấy mà…
Còn Mạc Lân hét to:
– Tết này là tết của chúng mình. Ông đã làm vẻ vang cho tất cả. Nhiều thằng đến đây hỏi mượn. Tôi bảo không được. Còn phải đọc đi đọc lại đã. Nhiều điện thoại hỏi tôi về ông. Có một cú điện thoại vào lúc sắp đi ngủ: Anh Lân đấy à. Tiếng phụ nữ nhẹ nhàng. Anh đã đọc Chuyện Kể Năm 2000 của anh Bùi Ngọc Tấn chưa ạ? Vâng, Đọc rồi chị ạ. Đang đọc lần thứ hai. Anh ấy viết về anh như thế đấy: Con một nhà văn nổi tiếng nhưng không bao giờ nói về bố mình, tức là anh ấy nói anh sợ liên lụy nên không dám nói về bố anh, ông Lê Văn Trương. Tôi nghĩ ngay bọn đểu đây, bọn tâm lý chiến đây. Không giữ được, tôi văng ra một câu chửi tục “Đ. mẹ mày!” rồi dập máy. Từ bấy không thấy nàng gọi lại nữa. Với bọn du côn phải đối xử du côn ông ạ.
Anh cười, giọng cười rất Mạc Lân như Lê Bầu cười rất Lê Bầu vậy.
Vũ Bão không gọi điện. Anh viết thư. Thư đánh máy trên những tờ giấy điện báo anh thó được của bưu điện. Để giống như bức điện báo, anh thay những dấu chấm câu bằng “stop.”
Dàn nhạc Mộng Du đã chơi bài ouverture ([1]) stop sắp tới sẽ chơi tiếp chương hai và chương ba stop anh em vẫn tiếp tục khen Mộng Du stop mình đã đọc qua điện thoại cho Kiều Duy Vĩnh nghe những trang Bùi Ngọc Tấn viết về Kiều Duy Vĩnh stop chúc mừng thành công của Bùi Ngọc Tấn stop dù sao bản nhạc đã đến với người nghe stop…
Rất nhiều điện dởm dài ngắn. Bức “thư điện” đề ngày 25-2-2000 “phát lúc 7 giờ 30”, một bức điện rất nghịch ngợm, rất Vũ Bão thì ngay ngoài phong bì cũng đã lạ: Họ và tên người gửi Vừ A Páo. Họ và tên người nhận Pui Ngoc Tếnh 10 Tien Pien Phu Hải Phòng. Thế mà bưu điện vẫn chuyển đến nơi:

Hậu Chuyện kể năm 2000





HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000
(Thời biến đổi gien)

Kỳ 14


Bùi Ngọc Tấn


Ngồi với các bậc huynh trưởng, Hằng Thanh mỏng mày hay hạt, bẽn lẽn như một thiếu nữ, chỉ biết cười. Chúng tôi ký vào vỏ chai uýt-xki đã cạn và giao cho Luyến đem về làm kỷ niệm. Chúng tôi tra hỏi Hằng Thanh về đề tài luận văn thạc sĩ của Hằng Thanh. Hằng Thanh nói:
– Em làm về Kiều.
Chẳng biết Tạo nói hay rượu nói:
– Luận văn về Kiều của em phải nói đến bao cao su. Không có là thiếu. Đấy, Kiều lăn lóc là như thế nhưng có mang bầu đâu.
Phải đến ba giờ chiều bữa ăn mới kết thúc. Trở về Hải Phòng tôi càng mong sách ra hơn lúc nào hết và lại cố quên thời gian bằng cách viết tiếp, cầy tiếp bài viết về Nguyên Bình, cố vượt qua đoạn khó nhất: Bình hoàn toàn từ bỏ công việc viết lách và cả chuyện ái ân, như một tu sĩ rời bỏ cõi đời, đi vào một lĩnh vực mà tôi mù tịt, với những thuật ngữ như khí công động, khai mở luân xa, chữa bệnh từ xa, rồi khơi dậy những tiềm năng của con người để sống, để tự chữa bệnh... Nhất định không nghĩ đến tập tiểu thuyết của đời mình chắc giờ đây đang được vận hành trong dây chuyền của nhà in, và lúc nào cũng nơm nớp một sự cố nào đó xẩy ra, một tin tức rụng rời nào đó sẽ đến. Thì lại có điện thoại. Chuông reo. Chuông reo vào lúc mười giờ đêm. Chuông reo lúc đêm khuya bao giờ cũng làm tôi giật mình.
– Em đây.

Đã thuộc giọng Luyến, tôi càng hoảng. Chắc chắn tin tức chẳng lành. Mà chẳng lành thật.
– Em đánh mất ảnh của anh rồi. Cả hai ảnh. Em đưa xuống nhà in. Bây giờ người ta để đâu tìm không thấy.
Tôi nghĩ ngay đến chuyện khác còn quan trọng hơn ảnh. Không có ảnh, chẳng sao:
– Đoạn trích in ở bìa bốn còn không?
Tôi hỏi mà lòng lo ngay ngáy. Bởi vì đó là những dòng chữ đã được giám đốc Bùi Văn Ngợi ký duyệt và tôi sợ rằng khó được duyệt lại lần thứ hai.
– Còn. Em vẫn giữ đây. Cả chữ anh Ngợi ký. Để có sách sớm, sáng mai em phải có ảnh xuống nhà in. Chín giờ mai em chờ anh ở nhà xuất bản.
Tôi chấp hành lệnh Luyến vô điều kiện. May. ảnh dự trữ tôi vẫn còn và vẫn nhớ nơi cất giữ. Sớm hôm sau tôi lên. Đó là một sáng Thứ Bẩy trước tết Canh Thìn. 23, 24 tháng Chạp gì đấy. Lại ô tô. Đường 5 đã là con đường đẹp nhất cả nước. Gió lọt qua khe cửa mở hé phía sau hất ngược lên. Buốt gáy. U cả đầu. Phải quay lại bảo người ngồi ghế sau đóng chặt cánh cửa kính. Trong ô tô “chất lượng cao” tôi cũng phải trùm cái mũ len tím than mới mua ở cổng nhà máy Len, kín mũi kín mồm kín tai chỉ để hở hai con mắt. Xe ôm năm đồng — nghìn. Thả tôi xuống 62 Bà Triệu. Lại mưa lắc rắc. Càng rét. Tôi lễ phép lột mũ, hỏi anh thường trực: Thưa anh, chị Lam Luyến từ sáng đến giờ đã đến đây chưa ạ thì được trả lời là chưa. Nhìn đồng hồ. 9 giờ kém 10. Cái đồng hồ của tôi có thể nhanh vài ba phút. Rét tím tái, run lập cập, tôi tạt vào một ngõ gần đấy tránh gió và hỏi bà hàng nước vỉa hè một chén nước trà nóng. Cầm chén trà, run. Nước sánh cả ra tay. Rét quá. Gió bấc thông thốc vào ngõ. Chén nước nóng trào xuống áo khi tôi đưa nó lên miệng. Không sao giữ yên được chén nước. Tay run. Chân run. Người run.
– Bà cho điếu ba số.
Tôi mới cai thuốc. Cai lần thứ bao nhiêu rồi. Đã quyết không hút lại nữa rồi lại hút. Điếu thuốc cũng chẳng làm ấm lên bao nhiêu. Đường Bà Triệu đã tấp nập hoa đào. Năm ấy đào nở sớm trong những ngày giữa tháng ấm áp, nên dù cuối tháng giở giời giá buốt Hà Nội vẫn đầy ắp hoa đào. Đào năm nay rẻ. Bà hàng nước nói vậy. Một người bán đào ghé vào quán nước trong hẻm chào tôi:

Hậu Chuyện kể năm 2000 (kỳ 12)




HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000
(Thời biến đổi gien)

Kỳ 12


Bùi Ngọc Tấn


Đúng là khó thật. Bởi vì một ngôi biệt thự như vậy không thể trao lại để nó là tài sản của một người dân thường nào đó. Lại càng khó khi tôi nghe người ta nói ngôi nhà ấy đã được chia cho hai ông Xuân Thuỷ và Nguyễn Thành Lê, cả hai vị này đều đã bán rồi. Cuộc đời luôn là như vậy. Mỗi người một số phận. Trong số những chiến sĩ tình báo của ta có những người chói lọi vinh quang như ông Nhạ, ông Ẩn, những người cuối cùng còn được hưởng ít nhiều quyền lợi tinh thần, vật chất — dù vẫn bị đối xử đầy cảnh giác cách mạng, bao vây, theo dõi… Cũng còn nhiều người chưa tiện ra ánh sáng. Có người bị quên lãng trong bóng tối. Nhưng chắc chắn hiếm người như anh Phổ. Tận tụy trung thành với cách mạng. Rồi bị cách mạng đầy ải gần hai mươi năm. Và cuối cùng khi mắt loà sắp chết, được minh oan trong bóng tối. Những người như anh cần phải có một tượng đài. Một tượng đài để mãi mãi ghi lòng khắc cốt không chỉ nỗi đau của một con người, nỗi đau của cả một dòng họ, mà còn để nhắc nhở từ nay không bao giờ được để xẩy ra những thảm cảnh tương tự.
Trong khi chưa có tượng đài cho Nguyễn Văn Phổ, tôi muốn giữ nguyên tên anh như một bàn thờ tưởng niệm anh mà không được. Cao Giang kiên quyết không đồng ý, vì đây là tiểu thuyết, anh nói vậy. Anh còn đọc cho tôi nghe câu chuyển tiếp cho mạch truyện khi Nguyễn Văn Phố không còn là con Nguyễn Văn Vĩnh, không còn là anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Nhược Pháp.( [1])
 Thế là tôi phải đổi hết tên bè bạn, chỉ còn duy nhất một tên Dương Tường. Nhưng tôi nghĩ nhiều người đọc nó vẫn nhận ra nguyên mẫu. Chẳng qua tôi muốn có một văn bản chân thực của một thời. Tôi muốn nhấn đến tính xác thực không ai chối cãi được của quyển tiểu thuyết. Cũng là một lời nhắn nhủ các nhà văn rằng các bạn ơi, các bạn bịa đặt ra nhiều điều giả dối quá chừng. Rồi cứ đi tranh luận với nhau về những học thuật cao siêu, hội thảo toàn những đại trí thức, đại văn hào, đầy suy tư trách nhiệm, tổng kết thành những cẩm nang chế tạo tiểu thuyết hay, mà quên mất điều cơ bản: Phải chân thực. Muốn chân thực phải dũng cảm. Lại càng phải dũng cảm khi nền dân chủ nước ta còn đang ở bước phôi thai.
Tôi mang bản thảo về Hải Phòng, sửa ngày sửa đêm với bao hy vọng. Không chỉ sửa tên người mà sửa cả tên đất. Để không chỉ định một tỉnh một thành phố, một địa phương nào cả. Như bến Bính thì sửa thành bến Tắm, Thuỷ Nguyên thì đổi thành Thanh Nguyên…Vừa sửa vừa nghĩ giờ đây chẳng ai được coi là nhà văn tiêu biểu cho một vùng đất nào. Như Nguyên Hồng từng được coi là nhà văn của những người vô sản lầm than Hải Phòng. Cái ông thị trưởng, ông đốc lý Hải Phòng ngày trước không đưa Nguyên Hồng vào tù, ra toà về tội đã vu cáo, bịa chuyện nói xấu thành phố ông ta cai trị thì cũng là lạ thật...

HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000 (Kỳ 11)




HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000
(Thời biến đổi gien)

Kỳ 11


Bùi Ngọc Tấn


Khoảng gần một tháng sau, tôi lại nhận được điện thoại của Luyến từ Hà Nội. Chỉ nghe mấy tiếng “a lô,  a lô” của Luyến tôi đã cảm thấy ẩn chứa một niềm vui kìm nén chỉ chực bùng ra. Anh có việc gì lên Hà Nội không, qua em. Nhiều tin đáng mừng. Chúng tôi đã thống nhất với nhau chỉ nói rất vắn tắt qua điện thoại. Cũng như tôi luôn nhắc Luyến tuyệt đối giữ bí mật bản thảo, chỉ những người trực tiếp đọc và duyệt được giữ thôi. Và mỗi khi đọc xong phải cho vào tủ khoá ngay. Sự nhắc nhở này về sau tôi mới biết là vô ích. Nước đổ đầu vịt. Luyến đã phô-tô nhiều bản đưa cho nhiều người. Vì yêu tập bản thảo, Luyến khoe với khá đông bè bạn, thậm chí còn đọc qua điện thoại cho một người bạn trong Đà Nẵng, tốn khá nhiều tiền cho bưu điện.
Tôi lên Hà Nội. Hà Nội luôn hấp dẫn tôi. Hầu hết các bạn chí cốt của tôi đều ở Hà Nội. Lên Hà Nội, tôi có thể nhận biết bao thông tin mà ở Hải Phòng tỉnh lẻ tôi không có được. Giờ đây tôi lên Hà Nội với niềm vui gặp bạn cộng thêm hy vọng về bản thảo nữa.
Xuống xe ô tô ở chân cầu Long Biên, nhẩy xe ôm tới Bà Triệu. Phố Bà Triệu rợp tán lá những cây cổ thụ thân thiết. Bao nhiêu kỷ niệm. Những đêm xuân mưa bụi, tôi và Vũ Lê Mai đạp xe thong thả trên phố vắng, nghe mưa trên tóc, những tối hè đi dạo cùng vợ tôi khi ấy còn là bạn là em, tiếng guốc trên hè như tiếng nhạc. Và tối đầu tiên ra tù về tới Hà Nội cũng đi trên con đường rợp lá xà cừ, lá sấu này. Đây rồi. Căn nhà 64 Bà Triệu. Đã bao nhiêu năm mới lại đặt chân tới đó. Ngôi nhà đầu tiên tôi sống và làm việc khi rời những gian tập thể của Đội Thanh Niên Xung Phong, bắt đầu cuộc đời làm báo viết văn. Tại ngôi nhà này, đời rộng mở trước mặt tôi. Tôi bước vào và thấy nó lạ lẫm làm sao dù vẫn mang số 64. Thấp bé, cũ kỹ, nheo nhếch. Nhưng tôi vẫn nhận ra. Tôi ngủ ở phòng này. Cái tin đầu tiên tôi viết là ở đây. Bài bút ký đầu tiên dài hai trăm dòng tôi viết là ở đây. Từ đây đi nhà hát Nhân Dân nghe Khánh Vân, Xuân Mai hát. Ăn Tết năm 1955 ở đây. Mồng 1 Tết tôi ngồi cho nữ hoạ sĩ Thục Phi ký hoạ, rồi hai chúng tôi đánh bi như những đứa trẻ...

Khai ấn phú



KHAI ẤN PHÚ

Cao Bồi Già

Cờ quạt rập rờn;
Trống chiêng văng vẳng.
Ồn ào bát nháo cùng nơi;
Xôm tụ lê thê cả tháng.
Ngó hội ấy hút người;
Trông đền kia khai ấn.
Vạn du khách ngóng chờ tự sương thẫm, nắng chửa hồng soi;
Ngàn quan dân chầu chực từ đất mờ, trời chưa sáng bảnh .
Tốn tiền tốn bạc, chẳng tiếc chẳng than;
Cực xác cực thân, không nề không quản.
Bởi dạ những ham cầu thăng chức thăng quan;
Lại lòng mưu dục tốc siêu giàu siêu phát.
Người người hăm hở cướp đoạt phúc Thần;
Kẻ kẻ lăm le tranh giành lộc Thánh.
Thùng “công đức” lễ lộc phình căng;
Túi “nhà đền” hào xu nặng khẳm.
Ngó lại Hoàng Thành Thăng Long ta đây :
Sao mà yên chịu hẩm hiu ;
Chẳng lẽ cam đành ế ẩm.
Đào đào cùi cũi hố bé hầm to, rặt chỉ bình vêu ấm sứt, không thứ chào mời;
Khảo khảo chăm chăm tầng này lớp nọ, toàn là nền cổ giếng xưa, chả chi rao bán.

BỜM và RƠM



BỜM và RƠM

Lê Xuân Đố

Tặng Nguyễn Khắc Phục
Bờm rằng Bờm vác sự đời
Nhẹ hều thiên hạ cõng vời nhân gian
Sống đời triết lý nửa gang
Mà đo tuốt luốt lạc quan qua ngày
Nắm xôi rượu gạo cầm tay
Tiếng cười Guinness vui vầy dân gian
Bờm rằng Bờm chẳng làm gàn
Thông minh tính đất khôn càn càn khôn
Xét trong kỷ yếu vô hồn
Rơm là ký giả mài mòn văn thơ
Xác thân hồn vía thực hư
Tình yêu nên tội loà mù an thân
Điên là liều thuốc tâm thần
Tĩnh ra giấy mực phân vân nỗi đời
Những khi hồn lạc phương trời

Chùm thơ khai bút




CHÙM THƠ KHAI BÚT CỦA PHẠM XUÂN TRƯỜNG
Phạm Xuân Trường


ĐÈN CÙ


“Khen ai khéo kết ối a cái đèn cù”
Lời bài hát
Ai làm ra cái đèn cù?
Vây quanh ngọn nến tít mù vòng quanh
Hình nhân người ngựa đỏ xanh
Một tầm tay với mà đành cách xa
Í a khỉ giấy trâu già
Trang kim hàng mã khác là tóc râu...
Ngày xưa các cụ thâm sâu
Trò chơi nhân thế bạc đầu mới hay
Đèn cù đời của hôm nay
Hình nhân ngủ gật vòng quay tít mù
Mỗi năm lại một Trung Thu
Nhìn đàn con rối gật gù vần xoay

Xuân 2016

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Dân trí Việt có thấp?

Dân trí Việt có thấp?
Hoàng Giang

Cuối năm 2015 Google Search công bố một loạt các “từ khóa” (key word) được tìm kiếm nhiều nhất trong năm tại mỗi nước. Dựa vào đó, dân tình Việt khẳng định rằng dân trí nước mình là vô cùng thấp, khi mà từ khóa đứng đầu là tên bài hát Vợ người ta, tiếp đến là hàng loạt các bài hát khác của ca sĩ trẻ Sơn Tùng MT-P và một số chương trình phim truyện truyền hình khác. Kết luận trên được rút ra vì đa số người so sánh với từ khóa tìm kiếm tại các nước khác như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… và hầu hết dân chúng các nước đó tập trung vào các vấn đề thời sự nóng hổi như ISIS, MERS hoặc ô nhiễm môi trường đất, nước. Thực ra thì bản thân tôi cho rằng những kết quả công bố như vậy chỉ mang tính chất “cho vui” chứ khó có thể rút ra được kế luận dân trí các nước thấp hay cao. Bởi vì cao/thấp thế nào thì cứ nhìn tổng thể sự phát triển của mỗi đất nước là quyết định được liền, không cần đến Google.

Những thế hệ lãnh đạo tài ba



Những thế hệ lãnh đạo tài ba

Sáu Nghệ

Kính thưa đồng chí chủ tịch!
-Được! Thoải mái nhé,
Tôi học lớp ba nên rất muốn nghe
Mọi vấn đề, trừ công tác tổ chức…

Sau một nhiệm kỳ hoặc hơn nữa:
Kính thưa đồng chí chủ tịch!
-Khoan! Trước phải kính thưa đồng chí nguyên chủ tịch,
Vì tôi từng là cấp phó của đồng chí nguyên chủ tịch.

Sau hai nhiệm kỳ hoặc hơn nữa:
Kính thưa đồng chí chủ tịch!
-Hãy khoan! Trước phải kính thưa hai đồng chí nguyên chủ tịch,
Vì tôi từng là thư ký của đồng chí nguyên chủ tịch.

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long



Thụy Khuê
 

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long
 Chương 4 
Tác phẩm của John Barrow (1764-1848)
 Phần 2 
Hành trình Bá Đa Lộc

Về Bá Đa Lộc Barrow viết trong chương IX:
"Trong thời gian Tây Sơn nổi dậy ở Nam Hà, ba anh em giết vua [Định Vương Nguyễn Phước Thuần] và tất cả những người bị bắt, gia quyến và tuỳ tùng; ở trong triều có một giáo sĩ người Pháp, tên Adran [tức Bá Đa Lộc, chức Giám Mục Adran], trong nhiều văn bản in trong tập "Lettres édifiantes et curieuses", tự nhận là khâm sứ của Giáo Hoàng ở Nam Hà.
Vị giáo sĩ này rất thân với hoàng gia và cũng nhận được nhiều ân huệ, ông đã lập ở đây một họ đạo và nhà vua, thay vì đán áp, lại che chở. Nhà vua rất tin tưởng ở người này, dù khác đạo, đã giao cho việc dạy dỗ người con trai duy nhất của ông, người sẽ nối nghiệp. [Chỗ này Barrow nhầm Nguyễn Ánh với Định Vương]. Adran, ngay từ những ngày lửa đạn đầu tiên của cuộc khởi loạn, đã thấy, ông và bạn hữu, muốn sống còn, phải trốn tránh.
Nhà vua đã bị địch bắt, nhưng hoàng hậu, hoàng tử, các con và một người chị hay em, được Adran cứu thoát. Nhờ đêm tối, họ rời xa kinh thành [Gia Định] và trốn vào rừng. Ở đấy, trong nhiều tháng, vị vua trẻ của nước Nam cũng như một ông Charles mới [chỉ Charles I (1625-1649) vua Anh và Ái Nhĩ Lan], trốn cùng với gia đình, không dưới lùm cây sồi rậm rạp mà dưới lùm đa hay bồ đề vì [thiêng] ở đây không ai dám xâm phạm. Một nhà tu công giáo tên Paul [Paul Nghị, tức Hồ Văn Nghị] liều mình đem đồ ăn mỗi ngày, cho đến khi [quân đội đi lùng] không còn tìm kiếm nữa và sau cùng được lệnh rút về.
Sau khi quân thù rút lui, những người đi trốn trở về Sài Gòn, dân chúng kéo nhau đến dưới cờ của vị vua chính thức, được họ tôn lên làm vua dưới tên của cha ông, vị vua cuối cùng, Caun-shung.
Cùng thời điểm này có chiến hạm Pháp do một người tên là Manuel điều khiển, đậu ở Sài Gòn cùng với 7 tầu buôn Bồ Đào Nha và rất nhiều thuyền buồm và tầu Trung Hoa. Theo lời khuyên và sự giúp đỡ của Adran, hạm đội Bồ nhập trận [đánh Tây Sơn] với khí giới được trang bị bí mật, tấn công chớp nhoáng hạm đội địch đậu ở Qui Nhơn. Gió mùa thận tiện. Đoàn chiến hạm xông vào vịnh nơi hạm đội địch đang bỏ neo bất động. Được cấp báo, quân địch lên tầu, đổ xô ra đánh, chiến hạm Pháp thua, người Pháp không tiếc lời ca tụng lòng dũng cảm [của Manuel]. Bọn chỉ huy tầu Bồ bỏ chạy tuốt sang tận Macao. Ông hoàng trẻ tuổi tỏ ra cam đảm và điềm tĩnh nhưng vì ít quân đành phải rút lui" (Barrow II, t. 200-202).

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

“Hỗn độn” như là tiểu thuyết sắp đặt dưới dạng những ký hiệu văn hóa…



“Hỗn độn” như là tiểu thuyết sắp đặt dưới dạng những ký hiệu văn hóa…

Đặng Văn Sinh


Bất cứ ai lần đầu tiếp xúc với “Hỗn độn”* cũng sẽ bị mất phương hướng vì  tác phẩm được phối hợp bởi nhiều loại văn bản khác nhau theo trình tự phi tuyến tính rất đặc trưng của thi pháp tiểu thuyết Hậu hiện đại. Tuy nhiên, “Hỗn độn” không hoàn toàn được viết theo khuynh hướng Hậu hiện đại. Nó là sự tổng hợp của nhiều thể loại khác nhau, trong đó, ngoài Hiện thực cổ điển, Hiện thực huyền ảo, còn thấp thoáng phong cách Liêu trai dưới dạng ẩn dụ với nhiều cấp độ khác nhau. Nói cách khác, với “Hỗn độn”, Nguyễn Khắc Phục có tham vọng biến tác phẩm của mình thành sản phẩm đa khuynh hướng, một thứ “hỗn độn” cả về lý thuyết lẫn thực hành như là sự thể nghiệm chưa từng có về “công nghệ sắp đặt”, bởi vì theo cách suy nghĩ của nhân vật chính Nguyễn Văn Rơm “hỗn độn” cũng là một thứ trật tự.
Về mặt bố cục, “Hỗn độn” được hình thành dựa trên dạng kết cấu mở giống như thực thể sinh động tiềm tàng thuộc tính đàn hồi, có thể bao quát được nhiều loại hình khác nhau mà không bị bão hòa cả về mặt sinh học lẫn cơ học. Logique của hệ thống văn bản này dựa trên sự tương thích giữa hoàn cảnh, tình huống và tâm trạng, bao hàm cả những khái niệm triết học mù mờ của dàn nhân vật nửa thực nửa hư.
Nếu những chỉ dấu về khuynh hướng Hậu hiện đại được hiển thị tương đối rõ nét qua 64 tiểu mục với hàng loạt tựa đề mà nội dung văn bản thường không ăn nhập với nhau, thì các chi tiết, tình tiết như một dạng tiểu tự sự lại diễn ngôn xen kẽ giữa tính nghiêm túc của loại chính văn với tính giễu nhại của loại phúng thích.