Nhãn

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013


Lời xin lỗi của Ngọc Châu

Chào anh Xuân Trường
Ngọc Châu CHÍNH THỨC CÓ LỜI XIN LỖI ANH vì đã xử sự vội vàng trong việc vừa qua.
Tiếc là cùng ở thành phố HP, cùng trong Hội HP mà tôi không có số mobile, email và số nhà của anh nữa nên không thể trao đổi trực tiếp trước với anh, giá làm được điều đó thì đã không có chuyện đáng tiếc xảy ra.
Nhưng tôi luôn là người biết phục thiện nên tôi xin lỗi anh.
Tôi cũng rút ra được một điều là từ lần sau BAO GIỜ CŨNG PHẢI TỰ MÌNH TÌM HIỂU KĨ RỒI MỚI PHÁT BIỂU, KHÔNG  DỰA VÀO Ý KIẾN CỦA AI KHÁC. (của anh Trịnh Anh Đạt hoặc bất cứ bạn thơ văn nào trong thành phố cũng như các tỉnh khác, hoặc "nghi án" đăng trên mạng như chuyện "muối dưa" ...)

Ai đạo thơ ai? Thế là đã rõ


Ai đạo thơ ai? Thế là đã rõ

            Phạm Xuân Trường


1. Thế là đã rõ như ban ngày, tôi không phải là thằng “ăn cắp” thơ của Ngọc Châu (NC). Xin cảm ơn anh Trần Nhương đã tận tình cập nhật hàng ngày, minh bạch chuyện không hay này phơi ra ánh sáng... đã tốn thời gian vào việc vô bổ nhằm trả lại danh dự cho tôi. Đọc Lời ngỏ của NC xem ra anh “nhân đạo” thật và anh doạ. May mà anh không đăng ở mạng vandanvn.netvanthoviet.com, chắc tôi phải xấu hổ thêm ngàn lần nữa. Và qua Lời ngỏ của NC, cả nước biết thêm “thành tựu” của anh (thực ra không cần, vì mục đích lời ngỏ là giải trình việc ai đạo thơ ai kèm một lời xin lỗi tôi và mọi người là đủ). Nhưng ở mục 4 Lời ngỏ của NC lại trách tôi và mọi người không đọc thơ in rời mà NC đã đọc khắp các CLB trong thành phố và in ở các trang Web... Mong NC thứ lỗi cho tôi. Tôi chỉ sinh hoạt có mỗi Câu lạc bộ thơ ở Cung văn hoá Việt Tiệp thôi. Còn anh dư thời gian đi cả trăm câu lạc bộ kệ anh (kể từ năm 1993 đến nay tôi không hề gặp mặt anh ở CLB thơ Cung văn hoá lao động hữu nghị Việt Tiệp). Nơi khởi thủy do nhà thơ Phạm Ngà, Trần Lưu, Kim Thoa... do Cung Văn hoá thành lập từ năm 1989 cho đến nay. Rồi NC lại trách nhà thơ Đỗ Trọng Khơi và nhà văn Đặng Văn Sinh dùng những cụm từ nặng lời với anh ấy thì lạ thật. “ NC không muốn làm to chuyện này” anh chỉ thông báo cho trannhuong.com biết. Thực ra không phải thế. NC đã gửi thư đi khắp các nhà thơ ở Hải Phòng để hạ nhục tôi...

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Bông hồng trắng tạ lỗi của thủ tướng Hungary



Bông hồng trắng tạ lỗi của thủ tướng Hungary

Võ Văn Tạo


Báo Tuổi Trẻ ngày 19-5 (tr 22) đăng bài “Hungari: cảnh sát bạo hành dân, thủ tướng phải tạ lỗi”, cho biết, theo gợi ý trên thư ngỏ của triết gia – nhà dân chủ cựu trào Tamás Gáspár Miklós (đăng trên nhật báo Dân Tộc Hungary – Magyar Nemzet), thủ tướng Hungary Orbán Viktor vừa đến nghĩa trang vùng Satu Mare trên lãnh thổ Rumani, đặt một cành hồng trắng có dây buộc màu cờ Hungary lên mộ ông Bara Józef – công dân Rumani gốc Hungary, thiệt mạng oan nghiệt do cảnh sát thị trấn Izsák (Hungary) bạo hành tại đồn, trong khi điều tra vụ mất cắp một chiếc cưa. Tại trang cá nhân của thủ tướng Hungary trên Facbook, một clip dài hơn 3 phút, cho thấy ông tự lái xe đến nghĩa trang, không có vệ sĩ cũng như người tháp tùng.

Thơ vô lối Nguyễn Khoa Điềm khi về thường dân


Thơ vô lối Nguyễn Khoa Điềm khi về thường dân

    Đỗ Hoàng                                              

      Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những người làm thơ cổ động cho miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến hai miền Nam Bắc Việt Nam thập kỷ 50, 60, 70 thế kỷ trước có sự trợ giúp của nước ngoài ở cả hai phía. Nói cho đúng đó là cuộc nội chiến nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn của dân tộc Việt Nam bị các thế lực nước lớn giật giây chi phối cả đôi bên. Trong chiến tranh chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm xếp sau các nhà thơ khác như Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy…Khi Nguyễn Khoa Điềm làm quan to thì thơ ông mới to theo, trước đó mấy ai biết ông.
 Thơ của thế hệ này là thơ tuyên truyền một chiều, một phía cho cuộc đánh nhau vì quyền lợi phe nhóm.
Lạ lùng cuộc đời nay
Đến văn chương cũng đĩ
Loài người làm khổ thay
Cái chiến tranh vô nghĩa!
(Tâm sự người lính 1973 – Đỗ Hoàng)
 Chiến tranh dù nhìn ở góc độ nào cũng là nỗi đau muôn kiếp của nhân dân cần lao. Các bậc thánh nhân ngày trước bất dắc dĩ mới dùng đến binh khí:
Nãi tri binh dã thị hung khí
Thánh nhân bất đắc dĩ nhi dụng chi
(Lý Bạch)
Binh đao ác độc vô cùng
Thanh nhân cực lắm mới dùng ai ơi!
(Túy thì ca – Đỗ Hoàng dịch)
Sư chi sở xứ
Kính cức sinh yên
Đại quân chi hậu
Tán hữu hung niên
(Lão tử)
Chỗ đóng quân lính
Gai góc mọc đầy
Đằng sau cuộc chiến
Đói khổ lắm thay!
(Đỗ Hoàng dịch thơ)
 Những người tham gia cuộc chiến hai miền họ cũng không thoát khỏi áp lực của thể chế, vừa do văn hóa, do tầm nhìn, tầm nghĩ hạn chế nên cả một thế hệ nói theo bài bản định sẵn, viết sẵn hay áp nà, nói lấy được. Những câu chưởi địch không đau, không phải thơ,  kiểu chưởi hàng tôm, hàng cá:
Thành phố mọc như nấm độc những xnách-ba (snack -bar)
Mỹ và đĩ
 (Con gà đất cây kèn và khẩu súng – Nguyễn Khoa Điềm)
Hay:
Chỉ cần sự bảo chứng của đô la và súng máy
Cùng cái đầu tối tăm của Giôn xơn, Ních Xơn đặt vào trên đấy!
(Giặc Mỹ - Nguyễn Khoa Điềm)

Việt Nam – cuộc thảo luận bị hủy bỏ, những câu hỏi về quan hệ Việt-Nhật


Việt Nam – cuộc thảo luận bị hủy bỏ, những câu hỏi về quan hệ Việt-Nhật

Ari Nakano

Báo Asahi Shimbun Ngày 25 tháng Sáu năm 2013

 

Ari Nakano Giáo sư Đại học Daito Bunka

Ari Nakano là giáo sư tại Đại học Daito Bunka. Bà là nghiên cứu sinh tại đại học Keio và đoạt bằng Tiến sĩ tại đây. Các lĩnh vực chuyên sâu của bà là Chính trị, Ngoại giao và Nhân quyền ở Việt Nam.
Năm nay đánh dấu năm thứ 40 thiết quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam. Khi thủ tướng Shinzo Abe thăm Việt Nam vào tháng Giêng, hai quốc gia khẳng định quan hệ hai bên đã nâng cao đến tầm “đối tác chiến lược” và đồng ý tiếp tục hợp tác xây dựng các nhà mày điện hạt nhân và phát triển các nguồn đất hiếm.
Thế nhưng, nhiều vấn đề đã xuất hiện liên quan đến những nguồn lực mới đây và việc phát triển năng lượng tại Việt Nam. Nếu chỉ nhìn đơn giản sự tiến bộ cho tới lúc này thì thấy có nguyên nhân lớn liên hệ tới việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở đây.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Ba Khựa và mèo


Ba Khựa và mèo

Thái Sinh

Vốn cầm tinh con chuột, nên Ba Khựa rất sợ mèo. Sợ đến nỗi mèo leo lên tận bàn thờ tha mất chiếc lưỡi bò trong ngày giỗ cha mà Ba Khựa vẫn không dám động tới một sợi lông của con mèo. Cho đó là điềm gở nên Ba Khựa mời thầy về làm lễ yểm bùa khắp nơi để chặn đường ma quỷ cho phúc lộc kéo đến đầy nhà, thực hiện được Giấc mơ Ba Khựa là chiếm được mấy cái ao ba ba nhà bác Thảo Dân mà bấy lâu Ba Khựa vẫn thèm khát. Mặc dù căm tức lũ mèo, Ba Khựa vẫn không thể làm gì được chúng, ngay cái tên mèo, Ba Khựa phải gọi tránh là “mẽo”.
Thầy phán rằng: Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, muốn trị được mèo thì phải chơi với mèo...Ba Khựa nghe thế gật gù cho rằng thầy phán như vậy là rất đúng. Tuy nhiên Ba Khựa vẫn không dám mua các “ông mẽo” về nuôi, mà chỉ dám mua các hình “ông mẽo” dán đầy nhà và trên bàn thờ. Bác Thảo Dân rất ngạc nhiên thấy trong nhà Ba Khựa hình mèo dán khắp nơi, hỏi thì Ba Khựa trả lời giọng bí ẩn: Mèo đen hay mèo trắng, mèo thật hay mèo giấy không quan trọng, miễn là đuổi được chuột đều tốt...Các “ông mẽo” giấy tôi rước về đây là để trị những con mèo nhọ mũi nhòm ngó món lưỡi bò mà tôi sẽ tiếp tục dâng lên bàn thờ tổ tiên...

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

CÙNG NHAU TA ĐI… NHẬP KHO


CÙNG NHAU TA ĐI… NHẬP KHO


Vẫn cứ vui chơi như mọi ngày...
Vẫn cứ vui chơi như mọi ngày…
 Dạo rày tự dưng bọn thế lực thù địch tung tin đồn nói xấu chế độ tốt đẹp của ta hơi bị nhiều.
Chúng liên tục tung tin sắp tới sẽ cho người nầy nhập kho, cho người kia đi giáo dục làm như chế độ ta được dựng lên là để chuyên đi bắt dân không bằng. Chúng đưa ra danh sách 4 người, rồi danh sách 5 người, rồi danh sách 10 người…và mới đây nhất, theo nhà văn đáng kính Nguyễn Trọng Tạo, từ Bắc Kinh gởi về danh sách đến 20 người. Nghe cái danh sách nầy, Nguyễn Trọng Tạo phải thốt lên: Bắt hết nhân dân thì sống với ai.

Đông dược Trung Quốc chứa đầy thuốc trừ sâu


Đông dược Trung Quốc chứa đầy thuốc trừ sâu

Thụy My


Theo một nghiên cứu của tổ chức Greenpeace được công bố hôm nay 24/06/2013, thì các thảo dược truyền thống được tiêu thụ tại Trung Quốc để chữa bệnh thường bị ô nhiễm thuốc trừ sâu với một tỉ lệ rất cao.
Greenpeace cho biết, một số thuốc trừ sâu có trong Đông dược mà tổ chức bảo vệ môi trường đo lường được cao gấp mấy trăm lần so với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hiện nay của Liên hiệp châu Âu. Bản báo cáo mang tên “Đông dược Trung Quốc: Thuốc tiên cho sức khỏe hay hỗn hợp thuốc trừ sâu?” ghi nhận rằng các thảo dược dùng trong Đông y, thường gọi là thuốc Bắc, hiện đang được nhiều triệu người trên thế giới sử dụng.

Có những điều không thể hiểu



Có những điều không thể hiểu

Đỗ Trường
(CHLB Đức)

Thời tiết Châu Âu năm nay, dường như hơi đỏng đảnh. Đã đầu tháng sáu, trời vẫn còn se lạnh. Mưa dầm mưa dề, không thối đất thối cát như ở quê nhà, nhưng đủ làm nước sông Elber dâng cao, tàn phá nhiều thành phố làng mạc của Đức và những nước có chung dòng chảy. Những ngày này, lại làm tôi nhớ đến Monaco và câu nói của Michal Bui: “ Mưa bão, lụt lội, chiến tranh bom đạn, dù xảy ra ở nơi nào, đất nước nào, thì cũng vô cùng tàn khốc. Nhưng chiến tranh mâu thuẫn trong lòng người còn tàn khốc, nguy hiểm hơn ngàn lần…“
Tháng tám năm 1995, tôi có ông cậu họ Đặng, Chef  nhớn của quận Ba Đình Hà Nội, sang Paris học hay thăm quan gì đó ở trường hành chánh mấy tháng. Ông điện bảo, học hành gì, cỡi ngựa xem hoa thôi, tôi sang lúc nào cũng được. Lúc đó, tôi có vợ chồng anh Nguyễn Thế Cường, nguyên đội trưởng lao động ở Werdau, hiện là Phó tổng giám đốc một công ty thuộc Bộ Nông Nghiệp, cũng từ Việt Nam sang. Tôi rủ anh sang Paris và đi Manaco thăm bà bác theo chồng là sỹ quan Pháp về nước từ những năm 1940. Buổi tối Paris, chỗ ông cậu tôi có cả anh Cù Huy Hà Vũ ở đó. Hàn huyên với nhau một đêm, hôm sau chúng tôi đi tiếp tục chặng đường 1000 cây số đến Manaco.
Từ trên Autobahn(đường cao tốc) ngồi trong xe, nhìn xuyên qua những tấm kính ngăn tiếng ồn, Manaco lọt thỏm trong tầm mắt. Vương Quốc 36 ngàn dân, rộng chừng 2 cây số vuông này, có con đường chính chạy dài, một mặt phố, như hai cánh tay ôm lấy biển. Ngoài xa, đoàn tầu rực lên ánh đèn màu lọt qua ô cửa và có những con sóng bạc vỗ nhẹ dưới chân tầu, cứ ngỡ đó là khu phố mới, xây trên miền đất trắng. Phố đã vào đêm, tôi kéo cửa kính, gió chợt luồn vào xe, mát dịu. Để xe chầm chậm, nhẹ lăn trên đường, tôi vục tay vào trong gió, cảm giác như được chạm vào làn da của… thuở yêu đầu. Từng tốp khách du lịch, chẳng cần chiếu đệm, nằm phơi mình, hứng gió trên hè đường. Thành phố lặng yên, nghe tiếng thở của sóng. Với tôi, Monaco có lẽ là Vương Quốc sạch và đẹp vào bậc nhất hành tinh này.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Đôi lời với bạn Ngọc Châu về hiện tượng đạo thơ...


Đôi lời với bạn Ngọc Châu về hiện tượng đạo thơ...

       Đặng Văn Sinh


Đọc bài của bạn Ngọc Châu trên trannhuong.com, tôi càng đau lòng  cho giới văn nghệ hiện nay khi mà tình trạng đạo ( nguyên văn chữ Hán nghĩa là ăn cắp) thơ xảy ra như cơm bữa, nhưng có điều lạ là, mọi người lại coi đó như chuyện thường ngày ở huyện. Cứ vài tuần, trên các phương tiện thông tin đại chúng, cả báo viết lẫn báo mạng lại xuất hiện một vụ scandal, khiến công chúng giật mình bởi, một đất nước anh hùng  "thắng ba đế quốc to", có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc như Việt Nam mà lại xảy ra nhiều vụ trộm...văn chương đến thế. Tuy chưa có hân hạnh được đọc tác phẩm của Ngọc Châu, thậm chí cũng không biết Ngọc Châu là ai, nhưng thấy bạn  tự giới thiệu là nhà văn - dịch giả Hải Phòng thì tôi nghĩ chắc bạn là người chính nhân quân tử. Mà đã là chính nhân quân tử thì cách hành xử phải đàng hoàng, nhất là đối với bạn văn chương.
Bức thư Ngọc Châu gửi nhà thơ Trần Nhương rất ngắn, phần đầu mượn lời một ông Trịnh Anh Đạt nào đó nói rằng nhà thơ Phạm Xuân Trường ít vốn nên đôi khi phải ăn cắp thơ người khác, còn phần sau thì phân tích nguyên nhân, cuối cùng, để cho sự khẳng định của mình mềm đi, tác giả cho rằng có khi chỉ vô tình thôi. Nguyên văn như sau:
Có một lần Trịnh Anh Đạt nhận xét với Ngọc Châu  rằng anh Phạm Xuân Trường vốn liếng còn quá ít nên thường từ nọ "ăn thịt" từ kia (với ý nghĩa là các bài thơ thường lặp lại từ cũng như hình ảnh) và dễ bị lạm vào chuyện đạo thơ văn người khác (có khi chỉ vô tình thôi - đọc rồi không nhớ của ai, lúc mình làm thì mượn ý đó.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Số phận bài báo “triệu người vui, triệu người buồn”…




Số phận bài báo “triệu người vui, triệu người buồn”…
Ông Nguyễn Vĩnh, nguyên Tổng Biên tập báo Quốc Tế (nay là báo Thế Giới và Việt Nam), kể về một câu chuyện trắc trở xung quanh bài phỏng vấn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Ông Vĩnh kể đó là một trong những bài báo in trên Quốc Tế được xây dựng công phu nhất nhưng cũng lại là bài báo có số phận trải đủ cung bậc thăng trầm...
“Đăng và gỡ”…
. Xây dựng công phu nghĩa là thế nào, thưa ông?
+ Cuối năm 2004, anh em nghiên cứu chính sách đối ngoại bên ngoại giao và báo Quốc Tế được gặp ông Võ Văn Kiệt nhằm trao đổi một số vấn đề đối ngoại. Sau buổi gặp, một phó tổng biên tập được phân công chấp bút, lựa những điều ông Kiệt trăn trở và tâm đắc nhất để soạn lại thành một bài viết dạng phỏng vấn. Hướng nhắm tới là cột mốc quan trọng năm 2005: 30 năm ngày giải phóng miền Nam, rất thích hợp để phát đi một tín hiệu đối ngoại quan trọng từ một nhân vật nguyên là lãnh đạo cấp cao. Bài được gửi xin ý kiến và được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đồng ý cho đăng với kế hoạch thời gian sẽ đăng Quốc Tế số tết Ất Dậu 2005.

NGUYỄN DU SỢ AI?


NGUYỄN DU SỢ AI?

(Về bài thơ MỘNG ĐẮC THÁI LIÊN Của Nguyễn Du )

Vũ Bình Lục


採蓮
阮攸


蝶裙
採蓮棹小艇
湖水何浺瀜
水中有人影

採採西湖
俱上船
花以所畏

今晨去採蓮
約東鄰
不知不知
隔花

共知憐蓮
憐蓮幹
其中有真
牽連不可

蓮葉何青青
盈盈
之勿
明年不

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Người đàn bà họ Võ



Lê Anh Tuấn đang sống  tại CHLB Đức. Hiện tại tình trạng sức khỏe của anh không tốt, thường xuyên đau ốm bởi căn bệnh hiểm nghèo, nhưng với nghị lực đáng khâm phục, anh vẫn bền bỉ sáng tác văn chương, hy vọng góp tiếng nói nhỏ bé của một người Việt xa xứ với đất nước và dân tộc.
Lê Anh Tuấn chẳng những làm thơ mà anh còn viết truyện ngắn và tiểu thuyết. Văn của  của anh thấm đẫm tình người với những trăn trở, giằng xé nội tâm, nhất là với những nhân vật trong cuốn tiểu thuyết về người Việt Nam đi lao động ở CHDC Đức. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu  Thay lời tựa và toàn bộ Chương hai trong tác phẩm trên.
Đ.V.S.


Thay cho lời tựa



Cuộc đời là vậy, đời tựa như con sông, sông chứa đầy nước lạnh, cũng chứa đầy hơi ấm, có những lúc nước trong vắt, nhưng nhiều lúc nước lại đục ngầu vì chứa đầy rác rưởi, cũng như trong một đời người có những lúc ta hạnh phúc, nhưng những khoảng khắc đó sao nó lại thực sự ngắn ngủi và trôi đi nhanh quá như thế vậy.
Thưa qúy vị,
Tác giả là người viết còn rất trẻ, quá trẻ với chưa đầy một năm kinh nghiệm viết lách. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay- đứa con tinh thần đầu lòng nên không tránh khỏi những sai suất, vì vậy tác giả mong qúy vị độc giả lượng thứ, bởi tác giả không có tài văn chương mà viết lách là  vì"cực chẳng đã", phải viết để đấu tranh giành lại sự sống vì chẳng may mang bệnh nan y( bệnh u não bậc IV- không còn bậc nào cao hơn nữa!). Cũng có thể nói rằng tác giả không có sự lựa chọn nào khác hơn là phải tham gia tích cực trào lưu văn học "Không Gục Ngã" để đấu tranh giành lại hoặc kéo dài sự sống -  "VIẾT LÁCH LÀ SỰ SỐNG" và "CÒN VIẾT LÀ CÒN SỐNG" vì tác giả là người rất yêu đời, yêu thể thao, yêu tất cả mọi cái đẹp trên đời này. Rất may là trước khi lâm bệnh "thập tử nhất sinh" tác giả đã chịu khó học và  vì vậy có thể sử dụng thành thạo vài ngôn ngữ "Phương Tây" và đã "lang thang hành khất" “nay đây mai đó”gần nửa đời người - cái mà đã làm giầu  thêm một chút cái chân trời kiến thức vốn rất bé nhỏ cuả một đời người. Cuốn tiểu thuyết "Chung Một Mái Nhà" phần nào  chỉ phản ánh được một góc  rất nhỏ cuả những gì tác giả đã được nghe, được đọc, vì rủi ro hay nhờ diễm phúc mà được trải nghiệm trong   một nửa đời người ngắn ngủi cuả mình.
Trong khi viết tác giả bị mờ mắt, mất thăng bằng  do bệnh u não bậc IV  nên hay mắc lỗi, rất mong qúy vị độc giả lượng thứ vì tác giả không có sự lựa chọn nào khác là viết với tất cả tấm lòng và đây chính  là câu chuyện đối với tác giả thì nhất thiết phải được viết! Nhất thiết vì nó mang cả chữ "TÂM" để tri ân một nửa đời người được yêu, được lao động, được làm việc  mà mình yêu thích  và cái tuyệt vời nhất là được sống đến khi cuốn tiểu thuyết đầu tay được xuất bản!
Cuộc đời là vậy, đời tựa như con sông, sông chứa đầy nước lạnh, cũng chứa đầy hơi ấm, có những lúc nước trong vắt, nhưng nhiều lúc nước lại đục ngầu vì chứa đầy rác rưởi, cũng như trong một đời người có những lúc ta hạnh phúc, nhưng những khoảng khắc đó sao nó lại thực sự ngắn ngủi và trôi đi nhanh quá như thế vậy!

HOÀNG SA ƠI, HOÀNG SA...


Lê Anh Tuấn
(CHLB Đức)


Kính thưa quý bạn đọc.
trước hết cho phép tôi -  một tác giả không tên(NONAME- AUTOR) được tiết lộ rằng tôi đang  thực sự phải "chạy đua với thời gian".Tôi được giới văn chương gọi là mù chữ vì chỉ có kinh nghiệm viết lách dưới 1 năm. Nhiều khi viết xong liều mạng cũng gửi nhờ anh em bè bạn đọc và phê bình giúp và đã nhận đựợc đóng góp phê bình của anh em bè bạn, trong đó có một người bạn thân rằng tôi viết hơi cẩu thả, sau đó tôi có đáp thư xin lương thứ vì lý do sức khỏe vì tôi yếu lắm rồi, ngồi biên soạn 1h là người đau đớn mỏi mệt, mắt mờ và bị quáng đi.
Bạn tôi cũng thông cảm và khuyên rằng nếu viết để giành lại sự sống"còn viết là còn sống" thì hãy cố gắng viết tiếp đi!
Vì giờ đây tác giả như chiếc tàu hoả tốc tạm dừng ở sân ga và có thể ra đi bất cứ lúc nào mà không hề biết!
 
Thỉnh thoảng tôi có cập nhật trang nguoiviet.de đọc tinNhững mảng văn chương gần đây(nguoiviet.de)  đã đẩy tôi đi đến quyết định là sẽ không viết tiếp nữa.Tôi viết thơ, văn bằng 3 thứ tiếng(Việt, Đức, Anh), nên tôi thấy thương tiếng Việt bị cưỡng bức một cách tàn bạo, chắc các tác giả vì "văn mình vợ bạn" nên không nhận ra!
Khi một người bạn thân khuyên và phê bình dù không vui nhưng tôi rất biết ơn bạn mình đã  góp ý chân tình. Tôi nhận thấy rằng khi mình không có tài thì không nên "xéo" vào cái "vườn hoa ngôn" đó một cách thiếu văn hóa làm gì. Là tác giả thì ít nhất tôi phải biết tôn trọng độc giả -  Người Việt mời nhau ăn đồ ngon chứ không bao giờ mờinhau đồ thiu thối cả. Văn chương cũng là thức ăn tinh thần!
Tôi nhận thấy rằng khi mình không có tài thì không nên "xéo" vào cái "vườn hoa ngôn" đó một cách thiếu văn hóa làm gì.

Khi một người bạn thân khuyên và phê bình dù không vui nhưng tôi rất biết ơn bạn mình đã  góp ý chân tình. 
Vì giờ đây tác giả như chiếc tàu hoả tốc tạm dừng ở sân ga và có thể ra đi bất cứ lúc nào mà không hề biết!
 
Xin trích đoạn tập thơ 50 trang A5 sắp xuất bản:

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Công an Hà Nội ra lệnh bắt khẩn ông Phạm Viết Đào



Ngày 13/6, Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội ra Lệnh khám xét khẩn cấp và Lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Phạm Viết Đào, sinh ngày 10/4/1952 tại Nghệ An; hiện thường trú tại số 02 hẻm 39/7/460 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Xem bài liên quan Phạm Viết Đào :
Ông Phạm Viết Đào có hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”
Quá trình thực hiện lệnh khám xét, bắt khẩn cấp, Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ông Phạm Viết Đào có thái độ chấp hành.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Đỗ Hoàng, người đi nhặt lại hồn thơ cũ





  Đỗ Hoàng, người đi nhặt lại hồn thơ cũ
          Đỗ Trường
        (CHLBĐức)
                       
Họ Đỗ nhà tôi ít có người tài, nên người làm quan không nhiều, viết văn làm thơ lại càng quí hiếm. Hôm rồi đại hội họ toàn quốc, nghe nói, có bác muốn hướng một số cháu thi vào trường viết văn, tương lai trở thành nhà văn, nhà thơ để cân bằng với các dòng họ khác. Nhưng có một số ý kiến lại cho rằng, chẳng có cái trường nào đào tạo được các nhà văn, nhà thơ cả, cứ để các cháu phát triển một cách tự nhiên. Thấy ý kiến này có lý, ngay sau đó, tôi viết thư cho bác Đỗ Ngọc Liên chủ tịch (hodovietnam.vn ) an ủi và đề nghị: Nếu thật sự xảy ra cuộc thi đấu văn thơ, khi họ Nguyễn có những Nguyễn Duy, Nguyễn Trọng Tạo… Họ Trần có Trần Mạnh Hảo, Trần Đăng Khoa…Họ Đỗ ta sẽ đưa Đỗ Hoàng ra tỉ thí. Theo đánh giá của nhà văn, triết học gia Nguyễn Hoàng Đức, Đỗ Hoàng của chúng ta, là một trong ba nhà thơ nặng vốn nhất Việt Nam hiện nay. Do vậy các bác cứ việc rung đùi, vểnh râu chờ kết quả.
Đỗ Hoàng sinh năm 1949 ở một làng quê nghèo thuộc tỉnh Quảng Bình. Bố ông nguyên là lính khố đỏ, đánh đấm ở An-gie-ri mãi không chết, quay súng về làm lính bộ đội cụ Hồ. Được một thời gian ngắn, ông bị chính đồng chí chỉ huy bắn chết từ phía sau, gán cho cái tội chạy trốn, hàng địch, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, yêu đương tình ái. Cái nghi án, nhọ như đít chảo này, quàng vào cổ Đỗ Hoàng, theo ông hết những năm tháng tuổi trẻ và còn rớt lại đến tận hôm nay.