Nhãn

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Nhà văn Hoàng Quốc hải nói về tác phẩm "Thời của thánh thần"...

NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI NÓI VỀ TÁC PHẨM "THỜI CỦA THÁNH THẦN" CỦA HOÀNG MINH TƯỜNG ( CLIP )

         
                                           






 Mời đọc bài phê bình:
1/ "Thời của thánh thần" dưới góc nhìn phản biện xã hội
 2/"Thời của thánh thần dưới góc nhìn phản biện xã hội" (nhấn vào
Đặng Văn Sinh )

 Nguồn: YouTube

Lễ trao Giải thưởng Văn chương trannhuong.com (28/09/2011)

Lễ trao Giải thưởng Văn chương trannhuong.com (28/09/2011) 

Hôm nay 28/9, tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, lần đầu tiên trong lịch sử Văn học Việt Nam, đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Văn chương trannhuong.com

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Lục bát Phạm Xuân Trường

Phạm Xuân Trường – Người thổi bùng lên ngọn lửa đam mê vào lục bát hiện đại

                                                                                     Đặng Văn Sinh
Nhà thơ Phạm Xuân Trường
                

            Lục bát là hồn thơ dân tộc, mang đậm nét dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp, trải qua bao thăng trầm lịch sử, đã phát triển đến mức hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức. Chính vì vậy, nó được xem là sự thách thức với bất cứa ai muốn làm nên sự nghiệp của mình bằng thể loại văn vần này.
“Lục bát dễ làm nhưng khó hay”. Câu nói dường như đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các nhà thơ Việt Nam. Với Phạm Xuân Trường cũng không phải là ngoại lệ, cho dù anh đã xuất bản 4 tập thơ, trong đó chủ yếu là lục bát. Hành trình đi đến cái đích cuối cùng của lục bát là vô cùng gian nan. Không ít người thơ giữa đường đứt gánh, đành tạm chia tay  “hồn dân tộc” gá nghĩa với loại hình thơ không vần, nhất là bậc thang, hòng có đủ câu chữ để diễn đạt cảm xúc của mình.
Vốn là thợ cơ khí bậc 7/7, cái nghề xem ra chả liên quan gì đến “sự bút nghiên”, ấy thế mà như một thứ định mệnh, Phạm Xuân Trường ngẫu hứng xe duyên với lục bát, và, sau hơn ba chục năm lăn lộn trong cõi đời gió bụi, ngọt ngào thì ít, đắng cay lại nhiều, lục bát đã hơn một lần làm nên gương mặt nhà thơ “thảo dân” mà câu “ Cỏ may khâu kín chân trời/ Thơ buồn nẫu cả nụ cười gái quê” như là một dấu ấn đóng vào lý lịch văn chương của anh.
Đặc điểm lục bát Phạm Xuân trường là anh sử dụng đến nhuần nhuyễn thể loại ca dao truyền thống, phát huy tối đa các biện pháp tu từ, gieo vần chuẩn xác, ngắt nhịp câu linh hoạt tạo nên nhạc điệu phức hợp, thanh âm mềm mại, uyển chuyển  hoặc chát chúa, dữ dội.

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Kẻ chiếm dụng thời gian của Thượng Đế

     Kẻ chiếm dụng thời gian của Thượng đế

                      Truyện ngắn của Đặng Văn Sinh
                (Trích trong tập truyện ngắn cùng tên do NXB Dân Trí ấn hành tháng 8 năm 2011)

            
            Thời nhà Hạ, ở vùng thượng lưu sông Hàn có một nước tên là Kỳ Văn. Kỳ Văn là tiểu quốc chưa đầy chục vạn dân nhưng lắm bậc hiền tài. Một trong những người như thế là pháp sư Vệ Tử. Ông trước đã từng tu trong núi Chung Nam ba mươi năm liền không ra đến ngoài. Sau khi đắc đạo, Vệ Tử hành cước đến phương Nam, làm cái am nhỏ trên núi Bạch Điểu, học trò tìm về thụ giáo có đến hàng nghìn. Thuở ấy, cai  trị vương quốc là một ông vua ngu tối, không những ham mê tửu sắc, sủng ái bọn nịnh thần mà còn hay gây chiến tranh với các nước láng giềng để mở rộng bờ cõi. Thượng đế và các thần trên trời đều biết cả nhưng do hàng tháng, vào những ngày sóc vọng, nhà vua đều làm lễ hiến tế những sơn hào hải vị cùng đồ châu báu, gấm vóc quý giá nên các vị không nỡ xuống tay trừng phạt.

Sách mới của Đặng Văn Sinh

Sách mới của Đặng Văn Sinh



Tháng 9 năm 2011, tôi vừa có tập truyện ngắn mới  Kẻ chiếm dụng thời gian của Thượng đế do nhà xuất bản Dân trí ấn hành. Đây là tập truyện ngắn thứ 6, có thể xem như một tuyển tập truyện ngắn Đặng Văn Sinh.
Vì sao tôi lại xuất bản tập truyện ngắn ở nhà Dân trí là có nguyên nhân của nó. Cách đây chừng hai năm, NXB Lao động in cho Đặng Văn Sinh tiểu thuyết Bến Lở theo phương thức từ A đến Z, số lượng  1500 bản, được Lê Huy Hòa và Trần Dũng trả nhuận bút hơn 6 triệu sau khi đã khấu trừ 10% thuế VAT. Hôm tôi lên Hà Nội nhận nhuận bút và sách biếu tác giả, nhà văn Trần Dũng có gợi ý, nếu có tập truyện ngắn nào kha khá cứ gửi lên NXB sẽ lo. Mấy tháng sau tôi tuyển chọn trong số hơn 70 truyện ngắn đã đăng tải trên các báo và tạp chí trong vòng 30 năm, lấy 16 truyện gửi đến chỗ anh Lê Huy Hòa, giám đốc NXB Lao động. Chưa đầy một tuần, nhà văn Trần Dũng trả lời : “Tôi đã đọc, truyện rất ấn tượng nhưng chưa tìm được đầu ra, có thể phải chuyển sang một nhà xuất bản khác”. Tôi gọi điện cho Trần Dũng : " Nhà xuất bản nào cũng được, miễn là tác giả không phải bỏ tiền ra, vì số tiền in thời buổi đồng tiền lạm phát phi mã này cũng không phải nhỏ, mà tôi thì lúc nào cũng  “viêm màng túi”.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Đừng tiếc nuối những gì mà loài người đã bỏ đi!

Đừng tiếc nuối những gì mà loài người đã loại bỏ đi!
 11/09/2011

(Những người cộng sản Việt Nam nên đọc lại thật kỹ học thuyết Marx và Engels)
Hoàng Lại Giang

    Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc viết: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn nhất của đất nước …. Người ta sẽ không làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ.” Và trên tinh thần dân tộc ấy, năm 1945, sau khi giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp, ông đã đặt tên nước là Việt Nam – Dân chủ – Cộng hòa và sau đó vào năm 1951 ông thuyết phục những người cộng sản đổi  tên Đảng là Lao Động. Tên nước và tên đảng cho đến giờ vẫn được nhân dân trân trọng và bảo vệ . Đấy chính là lòng dân. Thời nào cũng vậy, lòng dân là cái không mua được, dù bất cứ giá nào. Lịch sử đã chứng minh qua nghìn năm đô hộ giặc Tàu và trăm năm đô hộ giặc Tây. Lịch sử cũng đã chứng minh khi lòng dân không yên  thì mọi thứ bạo lực chỉ là hành động cứu cấp cho một thứ quyền lực phi nhân tính, vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Lịch sử vẫn còn đó một Tần Thủy Hoàng, một Nero, nhà thơ bạo chúa, ở thời hiện đại là Hitler, là Staline, là Mao trạch Đông  là Polpot!

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Vì sao tội ác lên ngôi?


Vì sao tội ác lên ngôi?

Tống Văn Công

Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết người cướp của ghê rợn xảy ra cùng thời gian ở Bắc Giang và Bình Dương. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn thị Bình vốn là nhà giáo, bà bức xúc “rung chuông về giáo dục nhân cách.” Nhiều vị tiến sĩ tâm lý vào cuộc. TS Thạch Ngọc Yến có bài viết Thiếu vách chắn trước cơn bốc đồng, cho rằng các vụ này có “mẫu số chung là: Họ có một quá khứ không bình thường. Có thể là sự xáo trộn trong gia đình, là tuổi thơ bị bỏ rơi…” PGS-TS Lê Trọng Ân có bài Người lớn hãy làm gương, với mở đầu “Ông bà ta dạy: Con dại cái mang. Do đó con cái hư hỏng, cha mẹ phải xem lại mình..” Nhà báo Cao Tuấn có bài Sức mạnh kháng thể, “khái quát hơn cái ác có vẻ như đang ẩn hiện khắp nơi”. Thế nhưng ông lại nhận định: “Nó là sản phẩm “quái gỡ” (nhưng không nhiều) của một xã hội đang vận động đi lên-các yếu tố cũ, lạc hậu chưa mất hẳn và yếu tố mới, tiến bộ chưa định hình…Xét về mặt triết học, đây là thời kỳ chuyển tiếp không dễ dàng đối với bất cứ xã hội nào”. Lạ lùng là ông khuyên đừng “quá chú tâm truy tìm gốc rễ của những hiện tượng quái gỡ, hãy dành nhiều thời gian hơn để thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng lành mạnh”. Thật không khác nào trước con bệnh ngặt, lại khuyên thấy thuốc chớ chẩn đoán bệnh, mà hãy khuyến khích họ vui chơi, chạy nhảy!

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Tọa đàm văn học

Tọa đàm văn học:
Tiểu thuyết “Lửa đắng” của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn
 Đặng Văn Sinh


 
Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và nhà văn Nguyễn Bắc Sơn (Ảnh: Phan Hữu Đố)

Sáng 5 tháng 9 năm 2011, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức cuộc tọa đàm về tiểu thuyết “Lửa đắng” của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn tại số 9 Nguyễn Đình Chiểu. Đây là cuốn tiểu thuyết đoạt giải ba trong cuộc vận động viết tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ III chào mừng Đại lễ ngàn năm Thăng Long.
            Chủ trì buổi tọa đàm là nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Nguyễn Khác Trường và nhà văn Nguyễn Bắc Sơn. Tiến sĩ Lê Thành Nghị, chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình Hội Nhà văn Việt Nam đọc lời đề dẫn. Các nhà phê bình Phong Lê, Phương Lựu, Trần Đình Sử, Phạm Xuân Nguyên, các nhà văn Nguyễn Hoàng Sơn, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Khắc Trường ... phát biểu cảm nhận về tác phẩm dưới những góc nhìn khác nhau nhưng đều thống nhất quan điểm đây là cuốn tiểu thuyết luận đề chính trị, ít nhiều đã có bước đột phá vào “vùng cấm”, được bạn đọc nhiệt tình đón nhận. Trong số những ý kiến phát biểu (không có văn bản), nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đã có những nhận xét sắc sảo, rất chính xác về việc nhà văn Nguyễn Bắc Sơn trong quá trình viết phải đối thoại với chính mình. Nhà văn Hoàng Minh Tường thì cho rằng, một số nhân vật trong “Lửa đắng” thuộc hiện thực giả tưởng. Nhà phê bình Trần Đình Sử nhận xét đây là cuốn tiểu thuyết viết theo phương pháp Hiện thực XHCN, một phương pháp gần như đã bị loại bỏ vì bản thân nó còn nhiều bất cập.
            Đáng sợ hơn cả vẫn là bài phát biểu tràng giang đại hải “hành” cử tọa của giáo sư Phong Lê. Ông GS này có tật đao to búa lớn, hễ cứ xuất hiện trong đám đông là y như muốn dạy dỗ người ta bằng thứ kiến văn “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”. Riêng ông chiếm trọn 45 phút với đủ thứ trên giời dưới biển hầu như chẳng ăn nhập gì với nội dung cuốn sách. Ở Đại hội Nhà văn vừa qua, GS Phong Lê đã bị các đại biểu nhiều lần vỗ tay “mời” xuống, nhưng có vẻ như ông không muốn và cũng chẳng cần rút kinh nghiệm, cho dù biết rời khỏi diễn đàn đúng lúc cũng là một thứ văn hóa. Giáo sư Phương Lựu chỉ thua GS Phong Lê về thời gian, nhưng cũng không kém ông cựu Viện trưởng Viện Văn học về những lý thuyết sáo rỗng, cũ mèm, sặc mùi mỹ học Xô Viết của “đồng chí” Staline cùng hàng loạt trích dẫn kinh điển. Thật không hiểu, cho đến giờ này mà ông vẫn cố tình vận dụng những thứ đã lỗi mốt ấy vào việc minh định một tác phẩm văn học thời đổi mới.

                   
                Toàn cảnh buổi tọa đàm (Ảnh: Phan Hữu Đố)

            Các nhà văn Đặng Văn Sinh, nhà văn Tô Đức Chiêu và PGSTS Bích Thu đọc tham luận. Các bản tham luận đều xoay quanh vấn đề Cải cách hành chính và chống tham nhũng mà “Lửa đắng” đã đặt ra. Đây là những vấn đề nhạy cảm trong giai đoạn hiện nay, có làm được hay không cần phải có thời gian và sự quyết tâm của những người có trách nhiệm ở tầm vĩ mô. Dưới đây là toàn văn bản tham luận đọc tại cuộc tọa đàm của nhà văn Đặng Văn Sinh. 

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo trả lời phỏng vấn Đài RFA

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo trả lời phỏng vấn Đài phát thanh Á Châu Tự Do về Giải thưởng Văn học nghệ thuật... 

             
                
                     

Tác phẩm dự Giải thưởng HCM

Trong hai tác phẩm dự Giải thưởng Hồ Chí Minh 2011 của ông Hữu Thỉnh: Một tập thơ dở và một tập trường ca phạm quy

             Trần Mạnh Hảo
Bài viết này chúng tôi không nhằm nói về sự bất cập của các loai giải thưởng quốc doanh có tên là “Xin-cho” với quá nhiều tiêu cực đang được báo chí rầm rộ lên tiếng phê bình. Chúng tôi chỉ bàn đến một trường hợp cụ thể là nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, bí thư Đảng Đoàn hai tổ chức trên, đồng thời là thành viên chấm giải thưởng nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2011.

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

Người xứng đáng nhận hai giải thưởng

  Người xứng đáng nhận 2 giải thưởng Nhà Nước

                       Nguyễn Đình Chính


 “Tôi viết bài nay không  phải để góp thêm một tiếng than trời ơi. Tôi chỉ muốn nói về một người bạn của tôi , thi sĩ , nhạc sĩ  Nguyễn Trọng Tạo. Vào Google nháy mấy chữ tiêu chí của giải thưởng nhà nước văn học nghệ thuật. Đọc đi đọc lại nhiều lần, chưa cần so sánh với những  tên tuổi văn nghệ sĩ đã ẵm Giải thưởng Nhà Nước những lần trước, thì thấy ngay bạn tôi-  nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo rất xứng đáng được nhận giải thưởng nhà nước về  âm nhạc, và thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo cũng rất xứng đáng được nhân giải  thưởng nhà nước về thơ văn. Ảnh hưởng  thơ ca và âm nhạc của ông đối với xã  hội mấy chục năm nay như thế nào  thì tôi nghĩ  khỏi  cần phải nói ra đây…”

Hoan hô Nguyên Ngọc

Hoan hô NGUYÊN NGỌC

Vào lúc : 13:57 - 29/08/2011
Giải Nước, Giải Cụ hai phen
bác đều không nhận chỉ nhìn người ta
mất ăn mất ngủ cố mà
sưu tập thật đủ giải xa thưởng gần
mặc thơ nhẹ chẳng lệch cân
trường ca viết cố, chỉ cần dài thôi!