Nhãn

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

Lũ quét đỉnh trời


         Lũ quét đỉnh trời

                                                                        Hoàng Minh Tường

                                      
                                           Nhà văn Hoàng Minh Tường

                                                         
                                              Bìa tiểu thuyết Thời của thánh thần
                  
Giữa lúc những trận mưa đầu tháng 8 năm 2008 ào ạt  như rót phễu hằng mấy đêm liền, giữa phố phường Hà Nội mà tưởng như bơi trên những dòng sông, thì tôi có tin vui từ nhà in: Tiểu thuyết Thời của Thánh Thần  đã in xong, đang vào bìa.

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

Từ video công an bắt gái mại dâm, nghĩ về Nhân Quyền


Từ video công an bắt gái mại dâm, nghĩ về Nhân Quyền

Phan Hoài Nam – Dân Làm Báo: Tiếng khóc nức nở của cô gái ở đoạn cuối clip là một tiếng chuông báo động về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Tiếng khóc làm nhói lòng những ai còn có chút tình người…
Trong một đoạn clip dài 1 phút 36 giây về cảnh công an Việt Nam bắt và lập biên bản 2 cô gái trong tình trạng lõa thể, ngoài ra còn có những lời lẽ và cử chỉ hết sức côn đồ:
             
          
0:07 – Con này mày đứng dậy tao chụp kiểu ảnh, nhanh, mày ấy, đứng dậy.
0:16 – Đứng dậy, đứng ngữa mặt lên, ngữa mặt lên, dơ hai tay ra, dạng hai tay ra hai bên, nhanh lên, ơ con này dang hai tay ra.
0:38 - Nhìn vào đây, quay mặt vào đây, dang hai tay ra, đm, quay mặt vào đây, chả nhìn thấy cái đ… gì .
1:03 – Đứng dậy, đứng sát vào tường, mày ấy, đứng dậy đứng sát vào tường kia kìa.
1:32 – Mày khóc cái gì ?

Ăn thịt người Tây Tạng

Tin tức trong ngày Ăn thịt người Tây Tạng

Dưới đây là những hình ảnh được lọt ra ngoài bằng một email từ Trung Quốc với ước mong phổ biến cho mọi người trên thế giới biết sự man rợ của chính quyền Trung Quốc đối với người dân Tây Tạng.

Cô gái trong hình bị “làm thịt” là một trong những người thuộc giáo phái Pháp Luân Công như trong email bằng tiếng Hoa cho biết là lò sát sinh nầy làm thịt luôn cả những người biểu tình Tây Tạng. Cô gái trong hình là một người biểu tình Tây Tạng Bị Bắt và bị chính quyền Trung Quốc “Làm Thịt” Cô ta tên là Trương Lợi Quyên.




                                     Cô Gái Bị Trói Tay Chân Chuẩn Bị Cắt Cổ
                

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Mạn đàm với nhà thơ Hữu Loan (phần 2)

   Mạn đàm với nhà thơ Hữu Loan  
                  (Phần 2)      

  • Một độc giả
    Nguồn Vietnamexodus


           Đây là một tư liệu thuộc loại quý hiếm về nhà thơ Hữu Loan - tác giả bài thơ Màu Tím Hoa Sim - đó là cuốn video mạn đàm với nhà thơ, được thực hiện ngay tại tư thất của ông ở tỉnh Thanh Hóa vào năm 2000. Lời yêu cầu của người gởi tặng cuốn video này là "hãy gìn giữ lại lịch sử đích thật của dân tộc Việt Nam".
           Đúng vào ngày thâu hình buổi mạn đàm, một nhóm đại biểu quốc hội VN đến tìm nhà thơ Hữu Loan, nhưng ông từ chối không tiếp. Đại biểu đứng ngoài hàng rào nói vọng vào trong lúc nhà thơ Hữu Loan ở ngoài vườn: "Ông khoẻ không?"
Nhà thơ Hữu Loan trả lời : " Nhìn thì biết! "
Đại biểu quốc hội hỏi tiếp: " Dạo này ông làm gì? "
Nhà thơ Hữu Loan đáp: "Tôi học làm người !"
Thấy không được tiếp, đoàn đại biểu bỏ ra về!
Trong buổi mạn đàm, nhà thơ Hữu Loan kể lại việc ông bị cấm đoán không được phép xuất bản các sáng tác của ông như thế nào. Ông đã nhiều lần bị ám sát hụt ra sao? Nhà thơ Hữu Loan nói gì về nhà thơ Nguyễn Duy? Ông phê bình thế nào về một vài nhân vật liên quan đến ngành văn hóa ở Việt Nam?
Chúng tôi xin chia buổi nói chuyện này ra làm hai phần. Phần 1 là phần âm thanh của cuộc mạn đàm của nhà thơ Hữu Loan. Phần 2 sẽ là vừa phần âm thanh và phần video  của cuộc màn đàm đó. Lý do vì chúng tôi cần phải có thời gian để chuyển phần hình ảnh từ video qua dạng Mpeg để có thể phát được trên mạng. Chúng tôi xin thành thật cám ơn một bạn đọc đã gởi tặng cuốn video hiếm quý này về nhà thơ Hữu Loan.

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

Chị Hà


 
             Chị Hà

                                               Truyện ngắn của Đặng Văn Sinh


  Cuối tháng ba, tôi về thăm quê. Quê tôi ở tỉnh Đông, nhưng gia đình đã chuyển vào vùng kinh tế mới ở Bảo Lộc, Lâm Đồng từ sau ngày miền Nam giải phóng. Tình cờ lúc qua đò Vạn tôi lại gặp bá Vần. Bá hỏi: "Anh về một mình?". Tôi đáp: "Vâng". Bá hỏi tiếp: "Anh về lâu không?". Tôi nói: "Thưa bá, cháu về được một tuần". Bá Vần nghĩ một lúc rồi bảo: "Thế thì ngày mai anh nên thu xếp đến thăm cái Hà. Nó đang nằm ở bệnh viện huyện. Bệnh nặng lắm, có lẽ không qua được".
Chị Hà là con ông bác ở chi trên họ Lê chúng tôi. Hồi ở nhà, chúng tôi cùng đi học với nhau, nhưng chị chỉ học hết cấp hai rồi nghỉ ở nhà làm ruộng. Tôi học xong đại học, được phân công về một tỉnh miền núi. Đã lâu hai chị em không gặp nhau.
Sinh ra làm kiếp người ở trên đời, nhất là trong thời tao loạn, cái cảnh gia đình chia phôi, thân quyến họ hàng tản mát, kẻ bắc người nam là chuyện không tránh khỏi. Miễn là, tuy xa nhau nhưng thỉnh thoảng vẫn nhớ đến nhau, nghĩ về nhau, những ý nghĩ tốt đẹp, những tình cảm chân thành là được. Tôi cũng có những kỷ niệm vừa ngọt ngào vừa cay đắng của thời thơ ấu ở quê hương. Theo dòng thời gian, những ký ức có thể phai mờ, nhưng bóng dáng chị Hà tôi không thể quên.
Chị lấy chồng từ năm mười tám. Chồng chị là anh Thỉnh, thuộc về dòng họ Nguyễn Đình. Anh Thỉnh ít nói, là người trung thực nhưng tính hơi khoảnh. Bố anh là ông bếp Cầu. Hồi Thế chiến thứ hai, ông đi lính tình nguyện và đã làm một chuyến viễn chinh bốn năm sang tận chiến trường Tây Âu. Ông xuýt chết cóng vì đánh dập mũi một tên đội say rượu. Tên quan ba người đảo Corse ra lệnh tống giam ông vào một cái  hầm băng lạnh đến ba mươi độ dưới không. Hồi Cải cách ruộng đất, nhà cửa, ruộng vườn chẳng đáng là bao, nhưng vì có "thành tích" đi lính cho Pháp nên ông vẫn bị quy lên thành phần phú nông kèm thêm cái tội tày đình là tay sai Quốc dân đảng. Vì thế, cứ mỗi lần Đội Cải cách tổ chức đấu tố địa chủ nào đó ở trong làng là ông và những người cùng cảnh lại bị trói thành một dây, buộc vào những chiếc cối đá thủng, quỳ xuống sân gạch để tận mắt nhìn các ông bà nông dân đấu tranh giai cấp.
Anh Thỉnh học cùng lớp với tôi. Anh học khá. Tôi thì học lớt phớt. Hồi ấy trọ học ở cạnh trường huyện, làm bài xong, anh con đi mò hoặc tát vét kiếm ít cua cá về nấu với cà chua xanh, mua năm xu một cân của bà chủ nhà tốt bụng cho chúng tôi ăn. Tôi lười học và ngại làm bài tập. Ngoài giờ học, tôi chỉ thích lên thuyền chơi với bọn thợ xúc cát giữa sông. Bọn xúc cát phần lớn còn trẻ, có những thằng không hơn tuổi tôi. Chúng sống lam lũ, bẩn thỉu, lênh đênh nay đây mai đó và có một kho từ vựng rất phong phú của nghề sông nước.Cả hai chúng tôi đều thi đỗ đại học. Tôi được đi, còn anh Thỉnh thì không. Nghe người ta kháo nhau, dù đã được hạ thành phần thời kỳ sửa sai nhưng lý lịch của anh vẫn có tỳ vết. Việc này phải đưa ra thường vụ đảng uỷ bàn tập thể chứ một mình ông phó chủ tịch phụ trách nội chính không dám giải quyết. Anh Thỉnh buồn. Mấy tháng sau anh theo người làng vào rừng cuốc hố trồng cây thuê cho lâm trường Cẩm Sơn.
Tôi học đại học được hai năm. Một hôm anh Thỉnh mượn đâu được chiếc xe đạp lên chỗ tôi .Anh bảo anh có ý định lấy vợ, nhân tiện đi chơi muốn hỏi ý kiến tôi, là chỗ bạn học cũ với nhau. Tôi hỏi: "Anh lấy vợ theo kiểu nào? Yêu hay gia đình cưới cho?". Anh bảo: "Cô Hà, con ông chưởng bạ Ngoạn, về đằng họ Lê nhà cậu". Tôi bảo: "Được, chị Hà là chị họ tôi, khi nào cưới tôi sẽ về". Anh bảo: "Đầu tháng một âm lịch. Dịp ấy đã cấy xong, lại có nhiều ngày tốt".

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

Vụ Vinashin, những con số sai biệt quá lớn

-->

  Vụ Vinashin, những con số sai biệt quá lớn


Nguyễn Vạn Phú

Đọc bản tin “Vinashin cần 2 năm để phục hồi” trên báo Tuổi Trẻ, thấy các con số sao không khớp nhau mà không thấy ai giải thích.

Ví dụ, trong ô “Tình hình tài chính của Vinashin”, báo viết theo nguồn báo cáo của Bộ Giao thông – Vận tải như thế này:

* Đến 30-6-2010:

- Tập đoàn có 289 công ty.
- Tổng tài sản: 104.649 tỉ đồng.
- Tổng nợ phải trả: 86.565 tỉ đồng.
- Vốn chủ sở hữu: 8.034 tỉ đồng.

* Sau tái cấu trúc đợt 1 (đến 30-8-2010):

- Tập đoàn còn lại 259 công ty.
- Tổng tài sản: 95.672 tỉ đồng.
- Tổng nợ phải trả: 76.241 tỉ đồng.
- Vốn chủ sở hữu: 9.615 tỉ đồng (trong đó tính cả phần cấp bổ sung tháng 10-2010 là 2.500 tỉ đồng).

Mạn đàm với nhà thơ Hữu Loan (phần 1)


         Mạn đàm với nhà thơ Hữu Loan        

  • Một độc giả
    Nguồn Vietnamexodus




Đây là một tư liệu thuộc loại quý hiếm về nhà thơ Hữu Loan - tác giả bài thơ Màu Tím Hoa Sim - đó là cuốn video mạn đàm với nhà thơ, được thực hiện ngay tại tư thất của ông ở tỉnh Thanh Hóa vào năm 2000. Lời yêu cầu của người gởi tặng cuốn video này là "hãy gìn giữ lại lịch sử đích thật của dân tộc Việt Nam".
Đúng vào ngày thâu hình buổi mạn đàm, một nhóm đại biểu quốc hội VN đến tìm nhà thơ Hữu Loan, nhưng ông từ chối không tiếp. Đại biểu đứng ngoài hàng rào nói vọng vào trong lúc nhà thơ Hữu Loan ở ngoài vườn: "Ông khoẻ không?"
Nhà thơ Hữu Loan trả lời : " Nhìn thì biết! "
Đại biểu quốc hội hỏi tiếp: " Dạo này ông làm gì? "
Nhà thơ Hữu Loan đáp: "Tôi học làm người !"
Thấy không được tiếp, đoàn đại biểu bỏ ra về!
Trong buổi mạn đàm, nhà thơ Hữu Loan kể lại việc ông bị cấm đoán không được phép xuất bản các sáng tác của ông như thế nào. Ông đã nhiều lần bị ám sát hụt ra sao? Nhà thơ Hữu Loan nói gì về nhà thơ Nguyễn Duy? Ông phê bình thế nào về một vài nhân vật liên quan đến ngành văn hóa ở Việt Nam?
Chúng tôi xin chia buổi nói chuyện này ra làm hai phần. Phần 1 là phần âm thanh của cuộc mạn đàm của nhà thơ Hữu Loan. Phần 2 sẽ là vừa phần âm thanh và phần video  của cuộc màn đàm đó. Lý do vì chúng tôi cần phải có thời gian để chuyển phần hình ảnh từ video qua dạng Mpeg để có thể phát được trên mạng. Chúng tôi xin thành thật cám ơn một bạn đọc đã gởi tặng cuốn video hiếm quý này về nhà thơ Hữu Loan.
Phần Vidéo :
         
                              Phần 1



                                              
  Nguồn: phusa.info

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

"Thời của thánh thần" dưới góc nhìn phản biện xã hội


     Thời của thánh thần dưới góc nhìn phản biện xã hội

                                                                                       Đặng Văn Sinh
Bìa sách "Thời của thánh thần"
                                     
Thời của thánh thần” là bi kịch của một gia đình thông qua tấn đại bi kịch của dân tộc, trong một thời kỳ lịch sử biến động dữ dội. Tất nhiên không thể phủ nhận tính luận đề khá rõ của tác phẩm nhưng nó lại được diễn đạt dưới hình thức sử thi mà điểm nhấn là những sự kiện quan trọng, được tái hiện bằng ngôn ngữ văn chương cổ điển cùng với lớp nhân vật khá điển hình trong suốt mấy chục năm, làm nên diện mạo khác thường của dân tộc Việt với cộng đồng nhân loại.

Vẻ đẹp của người phụ nữ qua Lịch sử mỹ thuật thế giới





Vẻ đẹp của người qua lịch sử mỹ thuật thế giới
              
Mỹ thuật là bộ phận kiến thức cơ bản về văn minh nhân loại. Các tác phẩm mỹ thuật là những nhân chứng, dấu tích hiển hiện rõ nhất các bước văn minh của con người. Dõi theo các tác phẩm mỹ thuật, chúng ta có thể thấy vẻ đẹp phụ nữ đã được hàng vạn họa sĩ khám phá, thể hiện ở hàng triệu họa phẩm ra mắt từ xưa tới nay; được thể hiện hết sức đa dạng, đặc biệt là phản ánh qua lăng kính của các thiên tài nghệ thuật.
Xin chọn lọc một số bức họa quý báu trong tài sản văn hóa của nhân loại từ giai đoạn Phục hưng đến nay để các bạn thưởng thức và thấy được hình ảnh người Phụ nữ đã được các danh họa cảm xúc và thể hiện qua nội tâm của mình như thế nào. Thông qua nhìn lại lịch sử hội họa thế giới, chúng ta có thêm một cách để chúng ta lần nữa chiêm ngưỡng và tôn vinh Phụ nữ.

                                             La Primavera, Sandro Botticelli (1482)

Tai họa bùn đỏ ở Hungary


Tai họa bùn đỏ ở Hungary: MỘT HỒI CHUÔNG CẢNH BÁO
Hoàng Nguyễn, từ Budapest

Từ 120 năm nay, công nghệ thế giới chưa tìm được phương thức hữu hiệu và đảm bảo để xử lý bùn đỏ, sản phẩm phụ của quá trình chế biến nhôm từ quặng bauxite. Và, thật trớ trêu, thảm họa sinh thái lớn nhất trong lịch sử chế biến Alumin - nhôm lại xảy ra vào sáng 4-10 qua tại Hungary, một quốc gia có truyền thống và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
                                          
                                        
                                                   Bùn đỏ, thảm họa sinh thái

Cơn lũ bùn đỏ
Vào hồi 12 giờ 10 phút ngày thứ Hai 4-10-2010, ở làng Kolontár  (tỉnh Veszprém, cách Budapest chừng 164km về phía Tây Nam), một trong 10 bể chứa bùn đỏ khổng lồ của nhà máy sản xuất Alumin TP Ajka (trực thuộc Tập đoàn Nhôm Hungary - MAL Zrt.) đã đột ngột bị vỡ, khiến hơn 1 triệu m3 bùn đỏ tràn ra ngoài.
Biển bùn này tạo nên những đợt sóng rất mạnh, có chỗ cao tới 2m, cuốn trôi cả nhà cửa, cầu cống, xe cộ, gia súc... Theo các số liệu cho đến sáng mùng 6-10, đã có 4 người chết (trong đó có hai trẻ em), 6 người đứng tuổi mất tích và chừng 120 người bị thương, trong đó có 8 người bị thương nặng.
Các làng xã, thị trấn lân cận (Devecser, Somlóvásárhely, Tüskevár, Apácatorna và Kisberzseny) cũng bị ngập trong bùn đỏ, chừng 400 người phải sơ tán từ khoảng 300 ngôi nhà tới các trường học, nhà văn hóa và các cơ sở hỗ trợ gia đình ở địa phương.
Bùn ngập đường ray xe lửa khiến giao thông hỏa xa bị đình trệ tại một tuyến đường: Hãng Đường sắt Quốc gia Hungary phải triệu xe buýt liên tỉnh đến thay thế. Tình trạng này được đánh giá là sẽ kéo dài nhiều tuần.
Các biện pháp khắc phục
Chỉ ít giờ sau khi thảm họa xảy ra, các quan chức cấp cao chính phủ như Phó Thủ tướng Navracsics Tibor, Bộ trưởng Quốc phòng Hende Csaba, Bộ trưởng Nội vụ Pintér Sándor và ông Bakondi György, Cục trưởng Cục Phòng chống Thiên tai Quốc gia đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác khắc phục.
                        

Vài ý nghĩ nhân hội thảo về thơ Tố Hữu


           
Vài Ý Nghĩ Nhân Hội Thảo Về Tố Hữu

Lại Nguyên Ân

                                        

1/ Kỷ niệm Tố Hữu (TH) năm nay, nhân 90 năm sinh, được tổ chức khá rùm beng: đã một buổi trình diễn thơ-nhạc tại Nhà hát Lớn hôm chủ nhật 2/10, lại buổi hội thảo tại ban Tuyên huấn TƯ hôm nay, 4/10. Làm lớn  nhân năm chẵn, lại nhân lễ ngàn năm Thăng Long, rõ rồi; nhưng liệu có phải vì cái uy của thơ TH đang suy trong công chúng? Nghe đôi nhà giáo đại học cho biết, sinh viên ngữ văn không thích làm luận văn, luận án về thơ TH. Không tin thì ban Tuyên huấn cho cán bộ nhân viên làm điều tra xem?
  2/ Đọc lại tài liệu giới phê bình nghiên cứu VN viết về TH, nhất là những gì viết từ 1955 đến 2000, bạn phải lưu ý… “trừ bì”, tức là phải lượng định mức độ phóng đại của những lời khen. Một đôi người chỉ khen cho phải phép trước kẻ đắc thời đắc thế, nhưng nhiều người thì khen thơ TH là khen cấp trên, đề lên tận lưng trời, là để kiếm lợi riêng, như cái tay phụ trách tạp chí của Viện nọ dám viết rằng TH làm chức càng cao thì thơ càng hay! (trong khi Xuân Sách nhận xét đúng hơn: nhà càng lộng gió thơ càng nhạt!). Thơ TH đã từng đem lại tiền bạc, học hàm học vị cho không ít nhà giáo, nhà nghiên cứu, – điều này có thật, nhưng “chất lượng khoa học” của sự phê bình nghiên cứu trước đây về thơ TH thì nay cần phải trở thành một đối tượng nghiên cứu khảo sát, đừng có mặc nhiên trích dẫn vô tư.
  3/ Giá trị thực sự của thơ TH ra sao? Có sống sót được với thời gian không? – là những điều người ta nên nghĩ tiếp.
Tôi cho rằng thơ TH có thể có tình giai cấp, tình dân tộc, nhưng không có tình nhân loại.
 Không có tình nhân loại là ý thức, là chủ ý của nhà thơ TH, người đã ra lệnh cho toàn giới lý luận và sáng tác văn nghệ ở miền Bắc phải loại bỏ tình nhân loại, bác bỏ chủ nghiã nhân đạo (humanisme) cả về lý luận lẫn thực tiễn, bảo nó là “nhân loại chung chung, nhân tính trừu tượng”, mang tính tư sản, cấm không ai được rơi vào quan niệm đó, nếu không muốn bị trừng phạt! Tự ông nói thơ ông là “đồng ý, đồng tình, đồng chí”, nghĩa là những ai không là “đồng chí” với ông thì không thể được ông thích, những ai không “đồng tình, đồng ý” với ông thì đều bị loại ra khỏi thế giới thơ ông. Bị nhà thơ thường dân ghét thì cũng chẳng sao, nhưng bị nhà thơ quyền uy đầy mình như TH ghét thì kẻ bị ghét sẽ khốn nạn từ thân xác đến tận tâm thần, như những cựu “đồng chí” Nhân văn-Giai phẩm đó!

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

Lũ Miền Trung, những hình ảnh ấn tượng


Lũ Miền Trung, những hình ảnh ấn tượng

Nguyễn Quang Lập


                                        
1-Lũ lụt đã qua, bây chừ mới bình tâm ngắm những hình ảnh ấn tượng. Ảnh tui sưu tập trên mạng không biết cuả trước đây.
                                         

2-Đây là ảnh ấn tượng nhất mọi mùa lũ. Ảnh của báo Tuổi trẻ. Báo Tuổi trẻ dạo ni đồng thuận hơi bị nhiều nhưng nghiệp vụ báo chí vẫn là số dách. Rất phục.
                                         
3- Đây là ảnh ấn tượng thứ nhì. Nó thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Ngập mô thì ngập chứ cái mấy cái loa không vẫn kiên cường không chịu ngập.
       

Việt Nam Văn hội đệ bát kỳ trích lục


       Việt Nam văn hội đệ bát kỳ trích lục

                                                                                      Đặng Văn Sinh
                   

                         Nhà văn Thùy Dương

Chị thành tâm mong muốn văn chương hãy đi cùng nhân dân rồi nêu ra một dẫn chứng khiến người cầm bút phải suy nghĩ. Ấy là 74% lợi tức xã hội do một thiểu số vài phần trăm những kẻ có thế lực mà phần lớn là tầng số dân nghèo lớp quan chức “đầy tớ dân” chiếm giữ, đại đa chỉ được hưởng 26% còn lại.

Sự cố tham luận

            Cho đến buổi chiều 04 / 8 / 2010, do phải chờ ban kiểm phiếu 7 tiếng đồng hồ để có danh sách đề cử Ban Chấp hành nên đã có 18 nhà văn được Đoàn chủ tịch mời đọc tham luận nhưng có đến 14 vị bị vỗ tay yêu cầu rời khỏi diễn đàn. Nhà văn Trần Thanh Giao đọc đầu tiên cũng là người đầu tiên bị đại hội vỗ tay không hoan nghênh mời xuống tuy bài viết của ông rất đúng đường lối chính sách của Đảng nhưng ngôn từ sáo rỗng, nặng về hô khẩu hiệu mà lại tràng giang đại hải, mất thời gian. Tham luận của tiến sĩ Phan trọng Thưởng thì nặng về học thuật của mỹ học  Xô viết những năm năm mươi bị vỗ tay mời xuống ba lần. Tôi nghĩ, trước khi lên diễn đàn đại hội chắc là ông viện trưởng này rất tự tin nhưng thật không ngờ, niềm tin ấy phản lại mình. Trong khoảnh khắc lúng túng, ông quay về phía Đoàn chủ tịch cầu cứu “ Hay là tôi nói không đúng”. Khốn nỗi Đoàn chủ tịch dường như cũng ở vào thế bị động, chẳng vị nào lên tiếng, nhà văn cố trấn tĩnh đọc tiếp được vài dòng thì tiếng vỗ tay lại ran lên từng nhịp, rất đều, rất lâu khiến ông chẳng còn đủ kiên nhẫn đứng trước micro. Giáo sư Phong Lê vừa lên bục đã hùng hồn tuyên bố “Nếu đại hội vỗ tay là tôi xuống ngay”. Ông vừa dứt lời thì bên dưới vỗ tay rào rào như là cố tình trêu ngươi vị cựu viện trưởng viện Văn. Ông sững người nhưng cũng giữ lời hứa, vừa nhớm chân bước xuống, Trần Đăng Khoa ngồi gần đó bảo:” Bác cứ nói đi”. Bài viết của Phong Lê mang tựa đề “Văn học với hiện thực hôm nay và sự đồng hành của hơn bốn thế hệ viết”. Cũng như những công trình nghiên cứu của ông trước đó, bài viết khá dài với những nhận định chung chung, ít thông tin thiết thực mà nặng về con số thống kê mang tính hình thức. Bài viết không tương xứng với danh xưng của một giáo sư mà chỉ dừng lại ở  trình độ một thầy giáo ngữ văn bậc trung học phổ thông. Tuy nhiên cũng phải ghi nhận ở ông niềm trăn trở về tình trạng đất nước đang bị thế lực ngoại bang đe dọa, về sự toàn vẹn lãnh thổ trong thời đại toàn cầu hóa. Tuy toàn văn của bài đã được đăng tải trên Văn nghệ quân đội số tháng 8 / 2010, nhưng đọc rồi  suy ngẫm, người ta vẫn thấy có cái gì đó không ổn trong cách diễn đạt. Có vẻ như ông đã già, bút lực mòn mỏi, không thoát khỏi được cái bóng của chủ nghĩa hiện thực XHCN đè nặng lên tâm thức từ mấy chục năm trước. Các nhà văn ở vào thời điểm hiện tại phải nói là khá nhạy cảm, hơn nữa thời gian tối đa cho phép chỉ là mười phút, diễn giả không lường trước điều này là bị stop ngay. Quả nhiên mới chỉ đọc được một phần ba bài, tuy với giọng rất hùng hồn, ngữ điệu sang sảng, vị giáo sư đáng kính, vẫn bị mời xuống bằng những tràng vỗ tay không mấy kính trọng. Cảm thấy bị xúc phạm vì đám cử tọa “thiếu văn hóa”, Phong Lê mặt sát khí đằng đằng, bước huỳnh huỵch khỏi diễn đàn chẳng thèm nhìn ai.
            Bài tham luận được đại hội hoan nghênh nhất là bài “Giao kèo với nhà văn” của Thùy Dương. Tôi thật ngỡ ngàng trước văn tài và dũng khí của nữ nhà văn đang là phó tổng biên tập một tờ báo có tên tuổi ở thủ đô. Đúng là “nói phải củ cải cũng nghe”. Bài viết của Thùy Dương ngắn gọn nhưng giàu thông điệp, xúc động, và cái chính là nắm bắt đúng nhịp thời đại, vốn là những vấn đề nhạy cảm đang ràng buộc một cách vô hình rất khó thoát ra được của người sáng tác. Đó là vấn đề tự do sáng tác của nhà văn, một thứ tự do đúng với nghĩa của nó chứ không phải thứ tự do ban phát hay tự do có định hướng. Chị cũng ngầm gửi đến những người cầm quyền một thông điệp về những giá trị truyền thống tốt đẹp đang bị băng hoại, những khát vọng cao cao cả dần dần mai một, thay vào đó là những giá trị ảo nhưng được tô son trát phấn, kích lên bằng những ngôn từ sáo rỗng. Chị thành tâm mong muốn văn chương hãy đi cùng nhân dân rồi nêu ra một dẫn chứng khiến người cầm bút phải suy nghĩ. Ấy là 74% lợi tức xã hội do một thiểu số vài phần trăm những kẻ có thế lực mà phần lớn là tầng lớp quan chức “đầy tớ dân” chiếm giữ, đại đa số dân nghèo chỉ được hưởng 26% còn lại. Hố ngăn cách giầu nghèo mỗi ngày một lớn. Xã hội đang phá vỡ, rối loạn mà nhà văn thì e ngại đang tự biên tập cái đầu của mình.

Từ Thanh Mai nghĩ về Pháp Loa thiền sư


                                                           
          Đặng Văn Sinh



            Từ Thanh Mai nghĩ về Pháp Loa thiền sư

                                                                                                  Tùy bút
                                 
Tam quan chùa Thanh Mai
            Lặng lẽ leo từng bậc dốc lên dãy Tam Ban, một mình trong rừng chiều nhạt nắng, tôi thầm nghĩ, gần ba phần tư thiên niên kỷ, trải bao thăng trầm lịch sử, cùng với sự xoay vần của trời đất, vạn vật đã biến đổi đến vô cùng. Khoảng thời gian ấy đủ để "mấy lần bãi bể thành nương dâu"( Kỷ độ thương hải biến vi tang điền)*, như lời tiên nữ Ma Cô nói với tiên ông Lã Động Tân trên đảo Doanh Châu trong "Thần tiên truyện". Tôi đi trong rừng thu, lá vàng rơi nhẹ cuốn theo làn heo may đầu mùa, thỉnh thoảng gợn lên những thanh âm xào xạc, nghe sao mà buồn. Đó là nỗi buồn chẳng rõ căn nguyên của một người cầm bút đã quá tuổi "tri thiên mệnh" đang thả hồn phiêu diêu vào tâm trạng hoài cổ. Dưới chân tôi là dòng suối nhỏ âm thầm luồn lách  chảy giữa thung sâu. Trên đầu tôi là những  ngọn thông già xòe ra tựa chiếc ô lớn, mọc lô xô, chạy vát từ con đường viền phần cực bắc thôn Thanh Mai đến lưng chừng núi rồi đột nhiên quặt sang phải,vẽ thành một vòng  cung xanh phản chiếu ánh tà dương lấp lóa.
            Lang thang trong rừng thông, một mình suy ngẫm. Lá thông khẽ rì rào, phảng phất mùi nhựa hăng hắc lan tỏa, dễ gợi cho tâm thức kẻ hành hương chạnh lòng nhớ về thời quá vãng.

Con đường quanh co, uốn lượn, luồn lách dưới tán rừng già, không ít đoạn dốc cheo leo, mệt đến đứt hơi nhưng đẹp như cổ tích. Tôi không thích con đường mới mở dù nó thẳng hơn, ngắn hơn, ít dốc và tiện lợi hơn cho khách thập phương. Đoạn đường mới này, nhìn từ xa, bệch bạc như một lát cắt vụng về, làm mất đi vẻ tự nhiên của dải rừng đầu nguồn, đã từ lâu, vốn rất hài hòa với cảnh quan ngôi chùa cổ. Ở đây là cả một vấn đề triết lý. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử, nhất là lịch sử tôn giáo mang tầm quốc gia, muốn lưu giữ được vẻ đẹp nguyên thủy truyền lại cho các thế hệ mai sau, không thể can thiệp thô bạo bằng những nghị quyết duy ý chí của một nhóm người thiển cận ở tầm văn hóa thấp mà phải có cái nhìn của những kiến trúc sư, những họa gia bậc thầy để nối dài, mở rộng, tạo chiều sâu không gian trong một tổng thể thẩm mỹ vừa đa dạng vừa tôn thêm vẻ linh thiêng.
                                               Rừng phong trên đường lên chùa



Chẳng biết người đặt nền móng đầu tiên cho công cuộc kiến tạo Thanh Mai thiền tự có phải là vị tổ thứ hai của thiền phái Trúc lâm hay không. Nếu đúng như thế thì quả Pháp Loa có "con mắt đạo" như Điều Ngự thiền sư đã nhận xét khi lần đầu gặp ngài ở hương Cửu La, lộ Nam Sách Giang. Dấu tích còn lại của  ngôi cổ tự được khởi công từ đầu thế kỷ XIV vẫn như còn ngổn ngang đâu đây, khiến cho những khách thập phương đa cảm, đa tình bùi ngùi nhớ đến một thuở huy hoàng của đạo Thích Ca thời Trần với hàng ngàn ngôi chùa, hàng vạn tăng đồ cùng các bậc thiền sư khuông quốc đạo cao đức trọng.

Từ "Tiếng hát sông Hương" đến công nghệ... mãi dâm


Từ "Tiếng hát sông Hương"
 đến công nghệ...mại dâm
                                                                                   Đặng Văn Sinh
                                                      
                                            Gái mại dâm Hà Nội (ảnh chụp từ Clip của Vietnam.net)
          Cách đây hơn bốn mươi năm, khi còn ngồi trên ghế nhà trường PTTH, có một lần, trong buổi ngoại khóa, chúng tôi được thầy Hoàng Bỉnh Nhu bình bài "Tiếng hát sông Hương" của "nhà thơ lớn" Tố Hữu. Thầy bị cụt một tay, người chỉ được một mẩu, đuôi mắt trái lại có mụn ruồi to đùng nhưng giảng văn thì cực hay. Dường như những khi đứng trên bục giảng, thầy đã hóa thân vào tác phẩm, để rồi, trong phút xuất thần, chuyển tải cái nhân sinh quan cộng sản của một ông râu xồm mãi bên trời Tây vào con tim ngu ngơ của đám học trò nông thôn, quần âm lịch, chân đất, vốn chưa có một chút khái niệm nào về loại nghề buôn phấn bán son.


    Theo sự phân tích rất logic từ mỹ học Marx - Lénine, thầy Nhu khẳng định, cô gái sông Hương là nạn nhân của chế độ thực dân phong kiến, bị dày vò cả thể xác lẫn tâm hồn. Tuy nhiên, nỗi ô nhục ấy sẽ mất đi, người con gái vướng vào kiếp nạn ê chề sẽ được hoàn lương một khi Cách mạng vô sản thành công. Chân trời mới sắp mở ra. Những thân phận bọt bèo, lạc loài sẽ được sống trong một xã hội công bằng, hạnh phúc, đầy hoa thơm quả ngọt. Cả lớp lặng đi. Một vài bạn gái len lén lấy ống tay áo quệt nước mắt. Ôi ! Sức mạnh của nghệ thuật. Chúng tôi cảm phục thầy Nhu một thì cảm phục Tố Hữu mười, bởi ông đã đem đến cho lớp trai trẻ dốt nát một cảm quan mới, một chân lý sáng ngời trong chế độ XHCN tốt đẹp có Bác, Đảng dẫn đường.
    Quả thật, bằng vào cái huyễn tượng về một tương lai xán lạn ấy, sau năm năm tư, (1954) Nhà nước ta đã tiến hành những cuộc tảo thanh trên quy mô lớn để bài trừ tận gốc những gì còn rơi rớt lại của nền văn hóa thực dân phong kiến trên nửa phần đất nước mà điểm nhấn của nó là nạn mại dâm. Các đối tượng hành nghề bị lực lượng công an thu gom đưa vào các nhà tù trá hình được gán cho danh xưng mỹ miều là "Trại phục hồi nhân phẩm". Tại đây, những chị em "cải tạo" tốt còn được "ưu tiên" chuyển sang lực lượng thanh niên xung phong hoặc nông trường quốc doanh trồng chè hay cao su ở vùng sơn cước. Và thế là, chỉ sau một kế hoạch ba năm, ngành Lao động - Thương binh - xã hội miền Bắc XHCN đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch triệt phá tệ nạn mại dâm. "Từ ấy"... mảnh đất ngàn năm văn hiến được xem như tuyệt giống "gái bán hoa"(!?). Thật là một kỳ tích mà chỉ có những người thật sự yêu chủ nghĩa cộng sản mới làm được.
    Cũng vào thời gian này, trên các phương tiện tuyên truyền chính thống, trong đó có cả những tờ báo lớn công bố số phụ nữ làm nghề mại dâm ở thành phố Sài Gòn dưới chế độ Việt Nam cộng hòa là ba mươi vạn (!?). Tất nhiên chúng tôi tin sái cổ. Lại dám không tin báo chí của Đảng à? Có họa là tên phản động hoặc kẻ mắc chứng tâm thần phân liệt mới có đủ bản lĩnh đặt dấu hỏi nghi ngờ. Sau này, khi non sông đã về một mối, các nguồn thông tin không còn bị ách tắc như trước, tôi có đọc một bài trên mạng Đối thoại mới hiểu con số ấy được người ta thổi phồng ít nhất là năm mươi lần. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Phách, tính vào thời điểm những năm sáu mươi, trừ cánh mày râu, cộng với các bà già trên sáu mươi cùng các cháu gái dưới mười sáu tuổi, thì tất cả phụ nữ Sài Gòn đều làm ... điếm nếu ta tin vào con số kỷ lục nặng về màu sắc chính trị kia.
    Sau ba mươi hai năm giải phóng miền Nam, tức là một phần ba thế kỷ, một nửa đời người, có vẻ như những kỳ tích chống tệ nạn xã hội đã đi vào dĩ vãng, đặt dấu chấm hết cho một thời vàng son. Chưa bao giờ và chưa lúc nào nạn mại dâm hoành hành dữ dội và đều khắp như lúc này. Không ít khách sạn tên tuổi với nhãn hiệu ba sao, thậm chí năm sao có hẳn một đường dây gọi gái. Các nhà nghỉ thường kèm thêm dịch vụ "tươi mát"  Mỗi nhà hàng karaoke đèn mờ là một động lắc thâu đem suốt sáng. Mỗi tiệm hớt tóc, gội đầu là một nhà thổ trá hình. Ngày trước "ra ngõ gặp anh hùng" thì ngày nay, mỗi khi bước chân ra đường toàn gặp lũ tham nhũng và ca ve. Các Tú Ông, Tú Bà nhan nhản khắp hang cùng ngõ hẻm, nhân danh thời mở cửa lại được các anh Hai, anh Ba, anh Tư, anh Năm... ngồi ngất ngưởng trên cao bảo kê, tha hồ bóc lột đám chị em chân yếu tay mềm. Đến lúc này, thi hào Tố Hữu, con chim đầu đàn của nền thơ cổ động Việt Nam, nếu còn sống, chắc ông sẽ phải viết lại "Tiếng hát sông Hương". Và ai biết đâu được, có khi nhà thi sĩ kiêm Trưởng ban Tuyên huấn, lúc hứng lên, ngự xe "Mẹc" dong ruổi "Nước non ngàn dặm" lại chẳng có một bồ nhí chanh cốm bên cạnh để tăng cảm xúc... Ta hãy nghe lại tác giả thương hoa tiếc ngọc bằng một bài thơ kết hợp giữa lục bát truyền thống với thể loại dân ca Huế và gieo bằng vần "eo", tạo ra một không gian nhẹ tênh, mang nét thanh thoát yêu kiều của sông Hương, đối lập hẳn với thân phận nhục nhã của cô gái làng chơi:
    Em buông mái chèo
    Trời trong veo
    Nước trong veo
    Em buông mái chèo
    Trên dòng Hương Giang
    Rồi tấm lòng cộng sản vô bờ bến của ông thương cảm người con gái đã hơn một lần lầm lỡ :
    Thuyền em rách nát
    Mà em chưa chồng
    Em đi với chiếc thuyền không
    Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!
    Nhưng điều đáng chú ý nhất là ông phó chủ tịch HĐBT (Hội đồng Bộ trưởng) tương lai đã thổi vào tâm hồn cô gái một ảo tưởng ngọt ngào, tạo cho cô niềm phấn khích vô bờ bến, nếu không bỏ nghề, dấn thân vào sự nghiệp cách mạng thì cũng nhẫn nại đợi thời cơ đến ngày được chiêu tuyết :
    Ngày mai bao kiếp đời dơ
    Sẽ tan như đám mây mờ hôm nay
    Cô ơi tháng rộng ngày dài
    Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng
   Trên dòng Hương Giang...