Nhãn

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC VÀ CÁC HỌC THUYẾT CAI TRỊ


Đặng Văn Sinh

Trừ Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương là hai Tổng Bí thư có tư tưởng cấp tiến bị nhà chiến lược về các loài mèo hạ bệ, ba Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, trước khi ngồi vào chiếc "ghế nóng" đều nghĩ ra cho triều đại của mình một học thuyết với mục đích hợp lý hoá thể chế độc tài toàn trị mà đảng CSTQ đã áp đặt với nhân dân của họ từ năm 1949.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

TỪ CHUYỆN "THU GIÁ" ĐẾN LUẬT ĐẤT ĐAI




Đặng Văn Sinh




Thực ra cũng không nên chỉ trích nhiều về cụm từ "thu giá", là sản phẩm ngôn ngữ được sử dụng một cách ngẫu hứng của Bộ Giao thông vận tải. Tuy "thu giá" nghe thật khôi hài và phía sau nó dường như ẩn chứa mưu đồ gì khó hiểu nhưng mới chỉ dừng lại ở cấp bộ, còn những cụm từ, thậm chí thuật ngữ pháp luật quái gở, vô lý đùng đùng, do một Quốc Hội "đỉnh cao trí tuệ" phát minh ra từ mấy chục năm nay mà vẫn hiện diện giữa thanh thiên bạch nhật như chẳng có chuyện gì xẩy ra.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

THẬT HAY GIẢ HAI TẤM BIA LIÊN QUAN ĐẾN TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM?





Đặng Văn Sinh


Mấy hôm nay, một số tờ báo, trong đó có "Người lao động" và "VTV new", đồng loạt đưa tin, nhóm điền dã của tiến sĩ Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh, Trưởng khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội tìm được 2 tấm tại khu vực sát bờ sông thuộc thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, có liên quan đến thân thế và sự nghiệp Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

BỘ SƯU TẬP BÌNH TRÀ MINI




Đặng Văn Sinh

Những chiếc bình trà nhỏ gốm hoa nâu của tôi đều do vợ chồng tiến sĩ Vũ Năng Thi và Mai Anh tặng. Ngoài bình trà xưởng gốm Thi Nguyên còn tặng bình vôi, một sản phẩm gốm mà ngày nay hầu như đã vắng bóng trên thị trường.
Vũ Năng Thi là tiến sĩ silicate từng du học ở Nga thời kỳ Soviet. Anh đã làm chuyên gia ở nhiều cơ sở sản xuất gốm sứ như Bát Tràng, Chu Đậu, nhưng cuối cùng thì "tung cánh chim tìm về tổ ấm", cùng với phu nhân là nhà thơ Mai Anh mở xưởng gốm riêng tại thôn Trại Gạo, thị xã Chí Linh, Hải Dương.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

BÀ TỔ NGHỀ GỐM SỨ CHU ĐẬU LÀ MỘT NHÂN VẬT NGỤY TẠO (kỳ 3)





Từ "Bùi Thị hý bút" đến "Kỳ nữ xứ Đông", một sản phẩm hư cấu vụng về, thô thiển

Đặng Văn Sinh

Cái gọi là "Châm bàn chu hải khứ Bùi Thị Hý" do ông Tăng Bá Hoành ngụy tạo

Như hai bài trước chúng tôi đã chỉ ra, Bùi Thị Hý chỉ là nhân vật lịch sử tưởng tượng của ông Tăng Bá Hoành hoàn toàn với mục đích trục lợi.
Từ khi con tàu đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm được khai quật đến nay, cũng đã có một số bài viết đăng tải trên một vài tờ báo chính thống cũng như báo mạng "lề trái" lật tẩy trò ngụy tạo này, nhưng chẳng hiểu vì sao Viện Hàn lâm khoa học xã hội, trong đó có nhiều chuyên gia gốm sứ, cũng như các nhà quản lý chuyên ngành vẫn không có biện pháp xử lý dứt khoát.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

BÀ TỔ NGHỀ GỐM SỨ CHU ĐẬU LÀ MỘT NHÂN VẬT NGỤY TẠO (kỳ 2)




Đặng Văn Sinh




2 - phiến gạch nung bôi bác chân dung Bùi Thị Hý và những dòng chữ Hán lởm khởm
Sau khi cố tình dịch sai những dòng chữ Hán viết trên chiếc bình gốm hoa lam đang được bảo tồn trong Viện Bảo tàng Topkapi Saray ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), ông Tăng Bá Hoành cùng các cộng sự, được sự hỗ trợ nhiệt tình của một số quan chức vai vế tỉnh Hải Dương bắt đầu chiến dịch truy tìm nhân vật Bùi Thị Hý. Nhưng khốn nỗi, làm gì có mà tìm? Sau một thời gian đắn đo, cân nhắc họ mới nghĩ ra hạ sách, cho dù có phải đào bới, lật tung các tầng đất hay cưỡng bức lịch sử cũng phải tạo ra cho được một Bùi Thị Hý bằng xương bằng thịt, giống như trước đây đã từng hư cấu ra nữ tiến sĩ Hán học Nguyễn Thị Duệ làm vẻ vang cho nền văn hóa Xứ Đông

BÀ TỔ NGHỀ GỐM SỨ CHU ĐẬU LÀ MỘT NHÂN VẬT NGỤY TẠO (kỳ 1)




Đặng Văn Sinh







Gần đây Đoàn Chèo tỉnh Hải Dương công diễn diễn vở chèo "Kỳ nữ xứ Đông" trên sân khấu ngoài trời mà kịch bản lấy cảm hứng từ nhân vật phụ nữ "nổi tiếng" Bùi Thị Hý, được suy tôn là bà tổ của nghề gốm Chu Trang đã thất truyền từ hơn bốn trăm năm. Chu Trang ngày nay chính là làng Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách , tỉnh Hải Dương, từ lâu vốn chỉ được biết đến với nghề trồng cói dệt chiếu.