Nhãn

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

BÀI VĂN SÁCH KỲ ĐỆ TỨ CỦA Á NGUYÊN NGHIÊM XUÂN QUẢNG KHOA THI HƯƠNG TRƯỜNG HÀ NAM NĂM GIÁP NGỌ

 

Bài văn sách của cụ Nghiêm Xuân Quảng

    Dưới đây là bài văn sách kỳ phúc hạch, tức kỳ đệ tứ khoa thi Hương năm Giáp Ngọ (1894) của thí sinh Nghiêm Xuân Quảng với điểm số nội bình ngoại ưu. Quy chế của triều đình phong kiến rất nghiêm ngặt. Các quan chức phải tuân theo luật hồi tị, nếu gian lận sẽ bị xử tội, nhẹ thì cách chức, nặng có thể bị phạt trượng, tống giam. Quan địa phương không được tham gia bất cứ nhiệm vụ nào trong trường thi. Khảo quan chia làm hai ban ở hai nơi khác nhau gọi là “nội trường” và “ngoại trường”. Họ bị giam như phạm nhân, có lính gác suốt ngày đêm, mọi sinh hoạt đều ở trong phòng riêng cho đến hết kỳ phúc hạch. Cao Bá Quát có lần được cử làm sơ khảo khoa thi Hương. Trong khi chấm quyển, ông thấy mấy bài văn hay nhưng mắc lỗi nhẹ liền lấy muội đèn dầu lạc pha với son (các khảo quan chỉ dùng son, không được mang mực tàu vào trường thi) chữa rồi cho điểm “bình”. Việc này không qua được những cặp mắt soi mói của giám khảo ngoại trường, Chu Thần bị đóng gông hạ ngục, may không mất đầu mà chỉ phải phát vãng lên miền thượng đạo làm lính chăn ngựa.

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2021

THỬ GIẢI MÃ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT BÀI THƠ “HAI CÁI BÓNG TRÊN TƯỜNG VÔI TRẮNG”

 


Trước khi tìm được chìa khóa giải mã, mời bạn đọc cùng thưởng thức mấy dòng đầu ở bài thơ đã từng gây xôn xao dư luận một thời của Maria Hoàn Nguyễn:

kêu gì thế thạch sùng

ai bắt

nhịn ngày

cày đêm lụng bụng

chặc...chặc lưỡi

bắt muỗi

đuổi nhau thạch sùng săn lùng

vờ vịt

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

BẾN TẦM XUÂN

 Tạp bút


Làng Yên có một cái đầm rộng khoảng hơn hai mẫu nằm khuất nẻo về hướng đông nam xóm Trại. Chẳng biết do các cụ đời trước đào hay là sản phẩm tự nhiên do đoạn sông Yên đổi dòng mà đầm có hình thù kỳ quái giống cổ đôi hạc thờ trong hậu cung đình Cả nên dân làng vẫn quen gọi là đầm Cổ Hạc. Đầm Cổ Hạc không bao giờ cạn nước kể cả những năm hạn hán cháy đồng. Đây cũng là nơi cung cấp nguồn thủy sản dồi dào cho dân xóm Trại chỉ sau cồn Vành bên kia sông Yên.

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

BA LẦN TRÓI SỨ THIÊN TRIỀU, CHÉM TƯỚNG ĐUỔI QUÂN GIẶC VỀ ẢI BẮC

        Hoàng Quốc Hải

 

       Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, tháng 8 năm Đinh tỵ ( 1257 ) sứ Mông Cổ vào Thăng Long đòi gặp vua Trần Thái tông.

               Bất chấp các lễ nghi giao tiếp mà triều đình đã soạn sửa đón sứ, và cũng là nơi hai bên hội kiến tại điện Diên Khánh. Nhưng viên chánh sứ nằng nặc đòi cho cả đoàn gần hai chục đứa mặt mũi, y phục gớm ghiếc như một lũ ngựa hoang vào điện Thiên An. Quân cấm vệ ngăn lại, chỉ cho 3 tên qua Ngọ môn.

              Lại chỉ một viên chánh sứ được phép vào trong điện Thiên An. Hắn đi sồng sộc như một con ngựa sổng chuồng. Lính cận vệ đem ghế tới sát chân, y không thèm ngồi. Nom y tựa một thân cây chết đứng giữa nơi triều hội đông đúc các quan văn võ. Giọng oang oang, huơ chân múa tay, y nói:

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2021

TỔ TÔM, Ở TRONG CŨNG LẮM ĐIỀU HAY…

 


 

Tạp bút

 

 

Đầu năm 1974, tôi ở Quảng Bình ra, được Viện Thiết kế Giao thông cử về Hà Bắc tăng cường cho đội khảo sát thiết kế tỉnh. Sau khi xuất trình giấy tờ với ông Nguyễn Thơ, trưởng phòng tổ chức tôi đến gặp ông Nguyễn  Chấn, lúc ấy phụ trách mảng vận tải đường sông. Vừa nhớm bước vào phòng, chưa kịp chào hỏi, ông phó ty đã phủ đầu: “Biết chơi tổ tôm không?”. Tôi hơi bất ngờ với kiểu làm quen khá ngược đời này của một vị chức sắc ngành giao thông mới lần đầu diện kiến, nhưng cũng đủ bình tĩnh trả lời bằng ngôn ngữ giao đãi: “Dạ cũng biết chút ít ạ”. Ông phó ty nhướng mắt sau cặp kính lão dày cộp tiếp tục lục vấn: “Bất thực thiên khai ăn khàn trình phu là thế nào?”. Chuyện vặt. Thứ này ở Binh trạm 16 ngày nào tôi chẳng “luyện tay nghề”: “Thưa bác, nghĩa là trong tay có bốn quân bài giống nhau, người chơi dùng một quân ghép vào phu dọc, ba cây còn lại úp xuống chiếu như khàn, vẫn được tính là lưng. Trường hợp này trước khi xướng ù phải dậy khàn nhưng không cần trả chén. Quên dậy khàn sẽ phạm quy, chẳng những không được ăn tiền mà còn bị phạt”. Nghe đến đây, ông Chấn đứng dậy kéo tôi ra bàn uống nước, sau khi rít xong điều thuốc lào, ông phả khói mù mịt rồi bảo: “Cậu về bộ phận thiết kế bên phòng kỹ thuật. Chỗ chúng tớ đang thiếu một chân tổ tôm”…

Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

THƠ GIỠN HOÀN NGUYỄN, CÔNG NGHỆ TÁI SINH TIẾNG CƯỜI DÂN GIAN

 Đặng Văn Sinh 

 


Từ lâu nay  Hoàn Nguyễn Maria vẫn được xem là người đàn bà làm thơ có nhiều phong cách mà phong cách nào cũng để lại ấn tượng mạnh, tuy rằng đã hơn một lần chị có nhời với dân làng, mình chỉ là kẻ rong chơi trên miền chữ nghĩa. Riêng tôi nghĩ, đấy chỉ là cách nói hình ảnh, còn thực chất, cái kiểu rong chơi như Hoàn Nguyễn là nỗi khao khát cháy bỏng của không ít thi huynh, thi muội, hội viên của những hội văn chương sang trọng từ tỉnh lẻ đến kinh thành, chỉ mong có một hai câu thơ được thiên hạ nhớ đến. Hóa ra, cái nghiệp thi khách cũng gian truân lắm, không phải cứ nhãn mác đầy mình là thành ngay ông nọ bà kia nếu vẫn cứ tự sướng với type thơ xay lúa ý tứ nhợt nhạt, từ ngữ mòn sáo, cảm xúc hời hợt.

So với mảng thơ tình có yếu tố sex, hay gần hai chục bài Thị Mầu vừa chao chát vừa đong đưa, cái mà Hoàn Nguyễn gọi là thơ giỡn không phải dòng chính. Đó là loại thơ thường xuất hiện khi tinh thần Cô Dở bấn loạn hoặc tâm trạng buồn bực. Khá nhiều bài không đặt tiêu đề, thậm chí chỉ một cặp lục bát xuất thần trong khoảnh khắc, nếu không ghi kịp thời, ít phút sau là biến mất vô tăm tích.

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

THƠ TÌNH HOÀN NGUYỄN, KHỞI NGUỒN TỪ VÔ THỨC ĐẾN SỰ BẤT AN…


 


Đặng Văn Sinh 

 

Tôi thích danh xưng người đàn bà làm thơ mà Hoàn Nguyễn đã hơn một lần tự trào. Sự thật thì người phụ nữ công giáo này chưa bao giờ xem mình là nhà, thậm chí còn thêm bút danh Dở, Thơ của Dở để thiên hạ đừng chấp một nữ nhân dở dại dở khôn. Nói nhún nhường như vậy, nhưng có điều lạ là, ngay từ khi  lạc bước vào trường văn trận bút, Hoàn Nguyễn đã đem đến cho người đọc một giọng thơ khác với phần còn lại của chị em phái đẹp mà trước hết là ở ngôn ngữ nghệ thuật.

MARIA HOÀN NGUYỄN VÀ NHỮNG BIẾN TẤU THỊ MẦU…