Nhãn

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Lục bát Phạm Xuân Trường, lòng cảm khái và tinh thần phản biện...



Đặng Văn Sinh



Hai tập thơ mới xuất bản năm 2019 của Phạm Xuân Trường mang những cái tên rất chi là “khiêu khích”. Đó là “Kỳ hồ” và “Dị thảo”. “Dị thảo” thì có thể hiểu là loài hoa lạ, còn “Kỳ hồ” là gì? Trường hợp này, có vẻ như tác giả chơi chữ, cắt phần đầu của câu thơ “Lang bạt kỳ hồ, tái chí kỳ vĩ” ở bài 狼跋 “Lang bạt”, thiên 豳風“Mân phong” trong “Kinh thi” để đánh đố thiên hạ chăng? Nghĩa gốc của 狼跋其胡,载疐其尾  (Lang bạt kỳ hồ, tái chí kỳ vĩ) con sói bước tới dẫm vào yếm lông trước cổ của mình, lui lại vấp phải cái đuôi của mình, ám chỉ sự lúng túng, không biết làm thế nào. Như vậy, ở đây đã có sự hoán đổi nội hàm câu thơ cổ Trung Quốc qua mấy ngàn năm du nhập vào Việt Nam như sự ẩn dụ bản tính nay đây mai đó của chàng thi sĩ lúc nào cũng tôn thờ “chủ nghĩa xê dịch”.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

NGUYỄN DU, TRĂM NĂM TRONG CÕI NGƯỜI TA...



Đặng Văn Sinh


Với những chỉ dấu mang tính đặc trưng, tác phẩm “Nguyễn Du” của Nguyễn Thế Quang có thể xếp vào loại hình tiểu thuyết sử thi. Vì là sử thi nên tác giả có tham vọng muốn bao quát một giai đoạn lịch sử khoảng hai mươi năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ lịch sử dân tộc Việt đầy biến động với những cuộc xung đột đẫm máu giữa hai tập đoàn phong kiến Tây Sơn và Nguyễn Ánh sau khi vương triều Lê Trịnh đã cáo chung. Trên cơ sở ấy, tác giả chọn một lát cắt mang tính điển hình làm nền tảng cho quá trình triển khai nội dung cuốn sách.
Tuy nhiên, nội hàm “Nguyễn Du” thực ra không chỉ giới hạn trong phạm vi lát cắt. Cấu trúc tổng thể chỉ là phần cứng, còn trong quá trình diễn giải, tác giả lại khá linh động qua các thủ pháp hồi cố, nhằm kéo dài thời gian về trục quá khứ tạo nên những trường đoạn bổ sung cho các sự kiện đang diễn ra ở thời hiện tại. Các sự kiện lịch sử này bao giờ cũng song hành với cuộc đời nhân vật chính Nguyễn Du.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019


KÝ ĐINH QUANG ANH THÁI, NHỮNG KIẾP PHONG TRẦN...

Đặng Văn Sinh

Lần đầu được đọc tập ký hoàn chỉnh của nhà báo Đinh Quang Anh Thái, một tác giả người Việt hải ngoại, tự nhiên trong đầu tôi nảy ra sự so sánh với hàng ngàn vạn bài ký “mậu dịch” của hơn tám trăm tờ báo dưới sự chăn dắt của Ban Tuyên giáo Trung ương. Hóa ra, đó toàn là những sản phẩm đồng phục được chế tác bởi những tác giả, qua sự đào luyện của hệ thống trường ốc, trong đó, cá tính đã được mài nhẵn, tư tưởng được kiểm soát chặt chẽ, mọi phản biện xã hội đều bị giới hạn trong phạm vi cho phép, vì thế, cái gọi là ký ấy chỉ là những văn bản véo von ca ngợi, tự sướng của những cây bút thủ dâm chính trị, tự huyễn hoặc mình. Loại báo chí ấy chẳng những không có lợi, mà trái lại, rất có hại, bởi nó thực chất là dối trá, lừa phỉnh nhân quần. Dẫn chứng thì không thiếu, chỉ xin nêu ra trường hợp “Trong xà lim án chém” (hồi ký của Phạm Hùng) và “Bất khuất”(hồi ký của Nguyễn Đức Thuận), mà chính người được giao trách nhiệm viết là nhà văn Trần Đĩnh đã hơn một lần khẳng định là bịa đặt theo sự chỉ đạo...

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

RƯỢU THI NHÂN, CÁI NGÔNG TÚY LÚY CÀN KHÔN




Đặng Văn Sinh


Những ngày cuối cùng của năm Mậu Tý, Nguyễn Lâm Cẩn trình làng tập thơ mới “Rượu thi nhân” do nhà xuất bản Hội Nhà văn cấp giấy phép. Đây là tập sách thứ chín của nhà thơ Xứ Nghệ, một thi phẩm khá độc đáo bởi tất cả đều có chung một chủ đề RƯỢU.
Tập thơ gồm 59 bài, trong đó 40 bài lục bát, 19 bài còn lại là thất ngôn, ngũ ngôn hoặc thơ tự do. Tuy cùng một nội hàm “rượu” nhưng cấu trúc văn bản và phong cách diễn đạt là “mỗi bài một vẻ”, mỗi bài đều có ít nhất một tứ chuyển tải tư tưởng thẩm mỹ đến với người đọc.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

“THƯỢNG THƯ BINH BỘ ĐẶNG TRẦN THƯỜNG”, MỘT CUỐN SÁCH CÓ GIÁ TRỊ HỌC THUẬT





Đặng Văn Sinh


Tháng 11 năm 2013, cuốn sách “Thượng thư Binh bộ Đặng Trần Thường” do nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc cấp giấy phép chính thức được phát hành. Đây là cuốn sách viết về một danh nhân họ Đặng Việt Nam do nhóm tác giả Đặng Văn Lộc, Đặng Trần Lưu, Đặng Đình Quang, Đặng Ngọc Thanh, Đặng Đình Thành và Đặng Đức Thư biên soạn.
Sách  được các tác giả biên khảo một cách cẩn trọng, trên tinh thần khoa học, bám sát lịch sử, tôn trọng sự thật nên có độ tin cậy cao như một sự tri ân đối với vị công thần triều Nguyễn, từng giữ chức Thượng thư Binh bộ, Hiệp Tổng trấn Bắc Thành, tước Thường Hiến hầu.
Sách dày 294 trang, khổ 14.5 x 20.5cm, được chia làm 3 phần. Phần1 nói về thân thế, sự nghiệp quân sự, chính trị và ngoại giao, phần 2 là Thơ văn của Đặng Trần Thường. Phần 3 là phụ lục kèm theo một số  ảnh chụp các sắc mệnh chiêu tuyết rửa oan, các bản ghi chép về hành trạng, gia phả, thơ, câu đối của ông.