Đặng Văn Sinh
Trừ Hồ
Diệu Bang và Triệu Tử Dương là hai Tổng Bí thư có tư tưởng cấp tiến bị nhà
chiến lược về các loài mèo hạ bệ, ba Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa, trước khi ngồi vào chiếc "ghế nóng" đều nghĩ ra
cho triều đại của mình một học thuyết với mục đích hợp lý hoá thể chế độc tài
toàn trị mà đảng CSTQ đã áp đặt với nhân dân của họ từ năm 1949.
Giang
Trạch Dân với 13 năm tại vị (6.1989 - 11.2002), có học thuyết "Ba đại
diện", một thứ triết lý nửa dơi nửa chuột nặng mùi Tuyên giáo, cho dù diễn
giải dưới góc độ nào thì nó vẫn là sản phẩm nguỵ tạo đầy mâu thuẫn. Hệ quả của
thuyết "Ba đại diện" là lấy việc đàn áp các hội viên Pháp luân công
và BUÔN LẬU làm động lực phát triển. Vụ bê bối chấn động Đại Lục vào thời điểm
những năm 90 của thế kỷ XX là tập đoàn buôn lậu Lại Xương Tinh dưới sự bảo kê
của Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Hồ Cẩm Đào
cũng không chịu lép vế trước người tiền nhiệm. Ông ta làm Tổng Bí thư kiêm Chủ
tịch 2 nhiệm kỳ từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 11 năm 2012 từng để lại nhiều
tai tiếng qua học thuyết kép "Phát triển khoa học" và "Xã hội
hài hoà". Các nhà phân tích chính trị đều cho rằng, cả hai thứ học thuyết
này đều rất vớ vẩn. Đó chỉ là những cái vỏ ngôn từ sáo rỗng, bịp bợm vốn là sở
trường của những người cộng sản Trung Quốc nói một đàng làm một nẻo.
"Thành tích" nổi bật nhất của Hồ Cẩm Đào là tạo ra hố sâu ngăn cách
giầu nghèo trong xã hội Trung Hoa và gián tiếp kích thích tệ tham nhũng trở
thành quốc nạn phá huỷ triệt để nền tảng văn hoá truyền thống. Những Chu Vĩnh
Khang, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch, Bạc Hy Lai, Cốc Tuấn Sơn... đều là sản phẩm
nảy sinh từ thời họ Giang và trưởng thành phát triển "rực rỡ" dưới
vương triều họ Hồ.
Tập Cận
Bình tiếp quản ngôi tôn từ tháng 11 năm 2012 cũng đã kịp loè thiên hạ bằng học
thuyết "Bốn toàn diện" và "Giấc mộng Trung hoa". Tuy nhiên,
kiểm chứng "trước tác" của họ Tập trong hơn 5 năm qua", các nhà
bình luận lại cho rằng, "Bốn toàn diện" thực chất là kế hoạch cấp tập
nhằm thanh toán triệt để phe phái Giang Trạch Dân nhằm chiếm địa vị độc tôn qua
chiến dịch "Đả hổ diệt ruồi". Còn "Giấc mông Trung Hoa"
không gì khác hơn là, dùng túi bạc rủng rỉnh và thứ "quyền lực mềm"
bành trướng lãnh thổ Trung Quốc sang các châu lục bằng mọi thứ mưu hèn kế bẩn
để giải toả không gian sinh tồn cho một đất nước có số dân vượt quá một tỷ ba.
Về danh
nghĩa, tác giả của các học thuyết này là ba ông Tổng Bí thư, nhưng thực ra, kẻ
vẽ rồng vẽ phượng ở hậu trường lại là một chính khách ẩn danh, mãi đến triều
đại Tập Cận Bình mới chính thức lộ diện như một yếu nhân là Vương Hộ Ninh, nhân
vật xếp hàng thứ năm trong "Thường uỷ" đảng CSTQ.Nhiệm vụ duy nhất và
quan trọng nhất của họ Vương là phải "đẻ" ra được những chủ thuyết
chính trị nhằm giải thích sự cần thiết và hợp lý của thể chế ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ
để nhân dân Trung Quốc và các chư hầu tự nguyện chấp nhận như là một quy luật
khách quan. Mà một khi đã là quy luật thì người dân tuyệt đối tin tưởng vào
ĐƯỜNG LỐI SÁNG SUỐT của Đảng, không phản biện, không biểu tình, mọi việc đã có
Đảng và Nhà nước lo.
Nghệ thuật
cai trị của các hoàng để Trung Hoa thời hiện đại về tổng thể cũng chẳng khác gì
cách cai trị của các hoàng đế thời phong kiến. Có điều là, ngày trước chỉ lấy
duy nhất tư tưởng Khổng Mạnh làm phương châm trị nước, còn ngày nay mỗi ông vua
lại nghĩ ra một chiêu thức mang nhãn hiệu cá nhân mình, nhưng tựu trung đều đi
đến mục đích cuối cùng là ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ mà 1300 triệu dân Hoa Hạ BẤT KHẢ
KHÁNG.
Đ.V.S.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét