Đặng Văn Sinh
Những
chiếc bình trà nhỏ gốm hoa nâu của tôi đều do vợ chồng tiến sĩ Vũ Năng Thi và
Mai Anh tặng. Ngoài bình trà xưởng gốm Thi Nguyên còn tặng bình vôi, một sản
phẩm gốm mà ngày nay hầu như đã vắng bóng trên thị trường.
Vũ Năng
Thi là tiến sĩ silicate từng du học ở Nga thời kỳ Soviet. Anh đã làm chuyên gia
ở nhiều cơ sở sản xuất gốm sứ như Bát Tràng, Chu Đậu, nhưng cuối cùng thì
"tung cánh chim tìm về tổ ấm", cùng với phu nhân là nhà thơ Mai Anh
mở xưởng gốm riêng tại thôn Trại Gạo, thị xã Chí Linh, Hải Dương.
Gốm Thi
Nguyên giàu tính nghệ thuật, tư tưởng phóng khoáng luôn lấy sáng tạo làm tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm. Điểm khác người ở gốm Thi Nguyên là ở chất men. Đó
hoàn toàn là men bản địa, nghĩa là sử dung nguyên liệu sỏi đá tại chỗ, rất thân
thiện với môi trường bởi không sử dụng chì. Cách pha chế men của Vũ Năng Thi
cũng rất độc đáo. Anh có bí quyết công nghệ riêng và rất cẩn trọng trong quá
trình sử dụng các phụ gia cũng như điều chỉnh nhiệt độ lò nung. Có những sản
phẩm nung xong rồi vẫn còn phải ủ một thời gian men mới đẹp.
Trà đựng trong những bình gốm âm dương giao hòa như vậy có
thể giữ cả hương và vị rất lâu. Những bậc lão thủ của nghệ thuật thưởng trà xưa
nay thường rất khó tính trong việc chọn bình.
Tôi đã
được chiêm ngưỡng chiếc lọ cắm hoa sen cỡ trung bình, khá nặng, nung theo kiểu
Raku của người Nhật. Chiếc bình được tạo dáng vẻ cách điệu với lớp men nâu dưới
tác động của sự gia nhiệt kéo dài với thang nhiệt khác nhau tạo cảm giác như là
có nhiều lớp chồng lên nhau, biến hóa theo mỗi góc nhìn. Đã có nhà sưu tầm trả
đến $500 USD nhưng Vũ Năng Thi vẫn chưa muốn bán.
Đ.V.S.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét