HÓM HỈNH HÀI HƯỚC
TRONG TỤC NGỮ PHƯƠNG NGÔN CÁC NƯỚC
Lương Văn Hồng
ĐÔI LỜI CÙNG BẠN ĐỌC
HÓM HỈNH HÀI HƯỚC TRONG TỤC NGỮ PHƯƠNG NGÔN CÁC NƯỚC bao
gồm lời bình những câu nói châm biếm hài hước- trêu ghẹo nhau của nhiều nước
trên thế giới (kể cả Việt Nam) trên cở sở ba cuốn sách Internationale Titulaturen von Otto von
Reinsberg-Dũringsfeld (in năm 1863),
Phương ngôn Xứ Bắc của Nguyễn Văn
Bưu, Tục ngữ Việt Nam của Chu Xuân Diên
Ida von Dũringsfeld sinh ngày 12.11.1815 ở Militsch thuộc
vùng Schlesien, Đức (ngày nay thuộc Ba Lan)
Khi nhỏ, bà sống ở trang trại của mẹ, học tiếng romane và tiếng
slavơ (romanische und slawische
Sprachen) ở Breslau, Đức. Sau này bà học thêm tiếng Anh và tiếng Hà
Lan. Mới 14 tuổi bà đã làm thơ. Với bút danh Thekla bà in tập thơ đầu tay của
mình năm
1835. Tập thơ “Cho bạn” (Fũr
dich) in năm 1851 là tập thơ thứ hai của bà.
Bà nổi tiếng bởi truyện ngắn và tiểu thuyết.
Bà cưới Bá tước Otto von Reinsberg ngày 20.10.1845. Otto von Reinsberg sinh năm 1810. Họ sống với nhau hơn 30 năm, cùng đi du lịch
nhiều nơi, thường lưu lại vùng Bõhmen, Italia, Dalmatien, Bỉ, Thụy Sĩ và Hà Lan, cùng nghiên cứu văn hóa.
Hy vọng tập sách mỏng này
ít nhiều góp phần vào sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
TÌNH YÊU
Người Bồ Đào
Nha ví tình yêu như mặt trăng:
Tình
yêu như mặt trăng:
Nếu nó
không tăng,nó sẽ giảm.
Người Anh và người Đức ví người đẹp như bông hoa:
Hoa đẹp
bán hết nhanh (TN Anh)
Hoa đẹp
không đứng lâu bên đường (TN Đức)
Về tình yêu, người Hà Lan nói:
Sống không
yêu như một năm không có mùa hè.
Người Hung-ga-ry
diễn tả sức mạnh của tình yêu qua câu:
Không có gì là
không thể được trong giấc mơ
và trong
tình yêu.
Khi yêu nhau thì
hay nhớ nhau khi xa vắng nhau, về điều này người Ả Rập nói:
Sự vắng mặt
nhau là vôi vữa xây bức tường tình yêu.
Người Tây Ban Nha
cho rằng:
Yêu say
đắm và nhào bột cũng cần có thời gian.
Người Na Uy dùng muối để so sánh:
Ở muối và
tình yêu người ta chỉ thấy qúa nhiều
và qúa ít.
Người Trung Quốc
bảo nhau:
Đối
với những người đang yêu thậm chí nước
lã cũng ngọt.
Người Nga khuyên nhau:
Nên ăn trứng
tươi, thưởng thức tình yêu
thưở ban đầu.
Người Nhật bảo nhau tránh cảnh:
Ghen vì
tình và ghen ăn thật là khủng khiếp.
Người Đan Mạch cho rằng :
Cái
hôn là sứ giả của tình yêu.
Và họ dặn nhau:
Khi yêu chỉ còn một mắt,
khi căm giận thì mù hòan tòan.
Người Ý nói về tình yêu như sau:
Mới yêu ta nói về tương lai,
Khi hết yêu ta nói về quá khứ.
Với lối so sánh ít hơn nhiều, người Thụy Điển bảo:
Ôm một cô gái trong vòng tay
còn hơn ôm mười cô ở trong xe.
Người Pháp nhắc nhau phân biệt, vì:
Tình yêu và tình bạn trừ khử nhau.
Người Việt Nam mượn qủa cau để nói:
Yêu nhau cau sáu bổ ba,
Ghét
nhau cau sáu bổ ra làm mười.
Và tình cảm yêu ghét tới mức:
Yêu ai, yêu cả đường đi,
Ghét
ai, ghét cả tông ti họ hàng.
ĐÀN ÔNG, ĐÀN BÀ
Người Ả Rập ví đàn
ông như sông, đàn bà như biển:
Người đàn ông như sông Nil,
Người đàn bà như Địa trung hải .
Họ cho rằng, đàn bà
có sức mạnh tới mức :
Tiếng vỗ tay của hai phụ nữ phá xập
hai căn nhà.
Người Đan Mạch quý trọng phụ nữ ở chỗ thu vén gia đình:
Một người nội trợ tốt là người cố
vấn
tốt nhất của gia đình.
Người Nga nhắc nhau phải tôn trọng phụ nữ :
Phụ nữ không phải là cái đàn
Ballalaika
để ta chơi xong lại treo lên tường.
Họ khuyên nhau, đừng có nhẹ dạ tin ở những người “giòn cười, tươi khóc” :
Đừng tin người phụ nữ cười,
người
đàn ông khóc.
Người Pháp cho rằng, tính tình phụ nữ hay thay đổi :
Phụ nữ cười khi có thể cười,
và khóc như người ấy muốn.
Về tuổi tác, người Étôni nói:
Cô gái trẻ và lúa mạch cũng nhanh
già và cũ.
Người Ý diễn đạt điều đó bằng câu:
Đàn ông già như họ cảm thấy,
nhìn phụ nữ biết ngay họ già.
Người Anh cho rằng, sắc đẹp có thời của nó :
Sắc đẹp
phai tàn, còn lại nghèo đói.
Người Phần Lan nghĩ, có mạnh dạn mới có vợ:
Một người
đàn ông nhút nhát không
thể lấy được vợ đẹp.
Người Nhật sợ mất mùa như sợ có người vợ đoảng :
Một
người nội trợ đoảng chẳng khác
gì
suốt đời mất mùa.
Và họ nói, ngay phụ
nữ cũng ganh tị với nhau:
Người phụ nữ đẹp là kẻ thù của
những người phụ nữ xấu.
Người Anh và người Tây Ban Nha đều nhất trí, rằng chồng phải lưu ý không thì mất vợ, nhưng mỗi người nói một
cách,
Người Tây Ban Nha nhắc nhỏ nhau:
Phụ nữ và vườn cần có chủ.
Người Anh tuy phớt đời, nhưng mắt vẫn để ý :
Ai có vợ đẹp cần có nhiều hơn hai mắt.
Người Cuốc ở Tây
Ban Nha (Kurd) có con mắt tinh đời, họ nói:
Nhận ra người đẹp bởi dáng đi.
Đàn ông Ba Lan nhắn nhau:
Anh có thể làm theo ý muốn đối với người
phụ nữ trẻ , nhưng người đàn bà góa
làm theo ý mình.
Người Trung Quốc cho rằng:
Sắc đẹp của phụ nữ ba phần do tạo hóa,
bảy phần do trang điểm.
Người Triều Tiên cho rằng,
những người cùng cảnh ngộ dễ
thông cảm với nhau:
Chỉ có người đàn bà góa mới hiểu
điều
phiền muộn của một người đàn bà
chồng chết.
Người Séc cho rằng:
Nhà không có phụ
nữ như đồng cỏ không có sương sa.
Người Thụy Điển thấy phụ nữ nhạy cảm hơn nam giới:
Trái
tim của người phụ nữ thấy nhiều hơn
là
những cặp mắt của mười người đàn ông.
Người Bồ Đào Nha
cho rằng :
Khi ăn mặc đẹp thì không có phụ nữ nào xấu.
Người Ấn Độ nói:
Phụ nữ không chồng như đồng ruộng
không mưa.
Người Bun-ga-ry ví:
Nhà không có phụ nữ như giếng
nước
không có thùng (múc nước).
Người Việt Nam dặn nhau:
Dạy con từ thưở còn thơ;
Dạy vợ từ thưở bơ vơ mới về.
Cũng ý ấy, người Madagátca nói:
Vợ trẻ –đầu bếp tồi.
Người Việt Nam đánh giá con người qua việc làm:
Đàn bà không biết nuôi heo là đàn bà nhác;
Đàn ông không biết buộc lạt là
đàn ông hư.
Và nhận xét con người qua hình dạng:
Đàn ông rộng miệng thì sang;
Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà.
Người Do Thái nói:
Phụ nữ có vũ khí ở ngay bên
người.
Cũng ý ấy, người Việt Nam ví von:
Đàn ông quan tắt thì chày;
Đàn bà quan tắt nửa ngày nên
quan.
Có lẽ ai cũng nhất trí với câu tục ngữ tiếng Hindu :
Đẹp thực sự không cần đồ trang sức.
VỀ CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
Cái khó khăn bề bộn của gia đình được người Trung Quốc
diễn đạt bằng câu tục ngữ:
Cai trị một nước dễ;
Cai qủan một gia đình khó.
Nói đến gia đình người ta thường nói tới cảnh dì ghẻ con
dâu, người Do Thái cho rằng:
Dì ghẻ con
dâu cứ như hai con mèo ở trong bao.
Người Nga cho rằng, chẳng có gì qua được con mắt soi mói
của dì ghẻ:
Dì ghẻ có mắt ở cả sau lưng.
Người Séc nói thầm
với nhau:
Đánh mèo cứ tưởng là con dâu.
Người Việt Nam cho rằng, quan hệ dì ghẻ con chồng là quan hệ đố kỵ, không dung
hòa được:
Bao giờ bánh đúc có xương,
Bao giờ dì ghẻ có thương con chồng.
Người Đan Mạch khuyên:
Ăn cá nên ăn cá tươi,
Lấy vợ nên lấy vợ trẻ.
Cảnh chênh lệch tuổi giữa chồng và vợ được người Bun-ga-ri
ví von với câu tục ngữ:
Chú rể đã tới mà cô dâu còn mải chơi
búp bê.
Người Ba Lan coi
việc lấy vợ hệ trọng tới mức:
Đi chiến trận- cầu khấn một lần;
Đi biển – cầu khấn hai lần;
Lấy vợ- cầu khấn ba lần.
Ở Bắc Mỹ người ta khuyên nhau:
Mở to mắt khi lấy vợ,
sau đó nhắm nửa mắt lại.
Người Do Thái an ủi nhau:
Nếu ai cũng
tìm cô dâu đẹp thì những người
xấu sẽ ra sao ?
Và người Bantu cho rằng:
Lấy nhau cũng như bỏ rắn vào bị.
Ở đất nước đấu bò
tót –Tây ban nha- người ta nói với nhau:
Cô gái lấy
chồng vì ham tiền thì suốt đời chỉ
là người ở .
Và họ quan sát thấy, cô gái dù có kiêu căng, cong cớn thì:
Lấy chồng sẽ ngoan ngoãn.
Người Nga dặn nhau:
Lấy vợ không phải là chạy
thi,
Lúc nào anh cũng tới đúng lúc.
Trong quan hệ vợ chồng người Việt Nam khuyên:
Vợ chồng là nghĩa già đời,
Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt
hơn.
Và ca ngợi cảnh vợ chồng hòa thuận:
Vợ chồng như đũa có đôi.
Người Việt Nam ví cảnh vợ chồng mâu thuẫn, không muốn thấy
mặt nhau :
Vợ chồng như mặt trăng , mặt trời.
Và nếu vợ chồng biết hợp lực với nhau thì:
Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.
Người Đức triết lý:
Hôn nhân là Thiên đường và Địa ngục
Rồi họ giải thích:
Hôn nhân
được làm (tổ chức) ở trên Thiên đường,
Được thực
hiện và kết thúc ở dưới Trần gian.
Người Đức nhận xét:
Đám cưới
được tổ chức một cách êm đẹp,
Ồn ào
cãi cọ bắt đầu trong cuộc sống vợ chồng.
Cảnh trái ngược thường thấy là:
Đàn bà coi tiền xu như tiền đồng,
Đàn ông coi tiền đồng như tiền xu.
Người Anh nhận thấy, trong cuộc sống thường có sự bù trừ:
Chồng hiền lành ít nói có
người vợ đáo để lắm điều.
Người Ru-ma-ni ví cảnh đi bước nữa bằng câu tục ngữ:
Lấy vợ lần thứ
hai như cơm nguội hấp lại.
TUỔI TÁC, GIÀ – TRẺ
Người Nga cho rằng, thanh niên khỏe cơ bắp, người già mạnh ở kinh nghiệm đường đời:
Trẻ mạnh ở vai,
người già mạnh ở
cái đầu.
Người Việt Nam cho rằng, lớp trẻ sẽ khôn lên, người già
yếu đi theo tuổi tác :
Trẻ khôn ra, gìa
lú lại.
Người Nhật ví người già mà vẫn không khôn như trẻ lên ba,
người trẻ khôn sớm như người già trăm tuổi:
Có
những người già mà cứ như trẻ lên ba,
Có những đứa
trẻ khôn như người già trăm tuổi.
Cũng ý ấy, với lối nói hình ảnh, ở Việt Nam có câu tục ngữ:
Khôn từ trong
trứng khôn ra,
Dại dẫu đến già
vẫn dại.
Người Thụy Điển so sánh nhận xét:
Trẻ không yêu,
Gìa không khôn,
Một cuộc đời uổng
phí.
Người Ý nhận xét, tuổi nào có cái hay của tuổi đó, họ nói:
Trẻ xông xáo, già
khôn ngoan.
Họ cho rằng:
Chỉ có bươn trải
mới khôn lên được.
Người Pháp đánh giá người theo tuổi:
Bốn mươi là tuổi già của thanh niên.
Năm mươi là thanh niên của tuổi già.
Người Ý nhận xét, có người già trước tuổi, nhưng cũng có
người già nhưng sức sống lại trẻ:
Người ta có thể chết già với tuổi ba
mươi,
Và còn trẻ với
tuổi tám mươi.
Người Ác-mê-ni bảo:
Ai
kéo dài tuổi trẻ, sẽ rút ngắn tuổi già.
Ngay cả khi về già , nhưng đàn ông, đàn bà cũng không có
cùng nguyện vọng:
Đàn ông về già
cần được kính trọng.
Đàn bà về già cần có nề nếp.
Người Việt Nam nhắn nhau khi chúc người già và người trẻ:
Già sức khỏe,
trẻ bình yên.
Và trong cuộc sống gia đình thì:
Trẻ cậy (nhờ)
cha, già cậy (nhờ) con.
Người Pháp cho rằng, cùng trong một thời điểm, mỗi lọai
người lại nói theo nếp nghĩ của mình :
Trẻ nói điều mình làm;
Già nói điều mình đã làm;
Người điên rồ nói ý định định làm.
Người Ukraina nói:
Không phải những
người già chết, mà là những
người lười.
Người Đức quan sát và nhận xét:
Chúng ta già đi hàng ngày.
Và nói:
Tuổi nào có thú vui của tuổi ấy.
Họ nói, nghĩa vụ làm người ai cũng phải làm, không thể
tránh né điều đó trong suốt đời người:
Ai lúc trẻ
chưa làm thì phải làm lúc già.
Họ còn nói ví von:
Ai ngủ lúc
tuổi thanh xuân thì phải thức khi già.
CUỘC SỐNG, ĐỜI NGƯỜI
Người Hung-ga-ri
cho rằng, mọi cái sẽ đi theo cùng với
thời gian:
Cuộc đời, tiền và mỡ biến đi rất nhanh.
Người Triều Tiên lại tính năm ra ngày để nhắc nhở nhau:
Nên nhớ
rằng, sống trăm tuổi cũng chỉ là
36.500 ngày.
Người Slô-va-kia ví :
Đời người như hạt sương
trên lá.
Người Ả Rập cho rằng, cuộc đời ngắn ngủi như tuyết tan nhanh dưới ánh mặt trời:
Đời người chẳng
khác gì nắm tuyết dưới ánh mặt trời.
Và họ nói:
Cuộc đời như
ngọn lửa,
Nó bắt đầu với
khói,
Và kết thúc với
tro.
Nhanh hay chậm, nó đều có nhịp sống của nó, vì vậy người
Do Thái triết lý:
Ở đời, đi chầm chậm, người ta sẽ đẩy đi;
đi nhanh người ta ngáng chân
cho chậm lại.
Người Trung Quốc nói, đứng trước sức mạnh của thiên nhiên
như bão , lụt, động đất … thì:
Đời
người như ngọn nến trước gió.
Họ còn cho rằng, sung sướng cũng có nghĩa vụ của nó:
Họ
cũng là người- người sống trong nhung lụa
thì phải gánh trên vai mình nhung lụa.
Và ở đâu trên trái đất thì:
Tứ hải giai huynh đệ.
Người Pháp ví cuộc đời như củ hành tây:
Cuộc đời như củ hành,
Người ta khóc khi bóc từng lớp của nó.
Người Ả Rập ví cuộc đời như cái cầu mà ai cũng phải đi
qua:
Cuộc đời như cái cầu,
Người tốt người xấu đều đi qua cái cầu đó.
Họ cho rằng, phải sống cho ra sống :
Ai chưa bao giờ đi săn,
Chưa bao giờ yêu,
Chưa
bao giờ hưởng hương thơm các lòai hoa.
Chưa
bao giờ nghe thưởng thức những giai điệu
hay của
âm nhạc, thì đó không phải là người,
mà là một con lừa.
Họ nói:
Người tốt
nhất là người sống có ích cho mọi người.
Người Triều Tiên nói:
Người để lại tiếng thơm, hổ để lại da.
Cũng nói về hai hiện tượng ấy, nhưng người Việt Nam lại
nhìn sự việc từ góc độ khác và triết lý:
Hổ chết vì da,
Người ta
chết vì tiếng.
Con người hơn động vật ở chỗ biết suy tính, vì vậy hay lo
xa. Điều này người Trung Quốc nói bằng
câu tục ngữ:
Người ta khó mà sống thọ trăm tuổi,
nhưng cứ lo sẽ sống ngàn năm.
Người Nga nói, người ta có thể:
Nhận
biết con người qua vui chơi và du lịch.
Nhưng con người vẫn là bí ẩn, có những cái không dễ gì
nhận biết. Điều đó được người In-đô-nê-xia nói bằng câu tục ngữ:
Người ta có thể nhìn thấy mây trôi,
nhưng không thấy được ý nghĩ của con người.
Người Đức bảo nhau:
Người ta ăn để mà
sống,
chứ không phải
sống để mà ăn.
Những gì là ước vọng thì người Đức theo đuổi đến cùng, Họ
nói:
Chừng nào
còn sống, còn hy vọng.
Nhưng cũng có lúc họ đành thốt lên:
Người
ta phải chấp nhận cuộc đời như chính
bản
thân nó là như vậy.
ĂN UỐNG , NO - ĐÓI
Người Việt Nam cho rằng, cái gì cũng phải học:
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Và người hạnh phúc nhất là người ăn được, ngủ được:
Ăn được, ngủ được là tiên,
Không ăn, không ngủ mất tiền thêm lo.
Họ khuyên nhau sống giản dị:
Ăn lấy chắc,
mặc lấy bền.
Người Đức cho rằng, lẽ thường tình là:
Ai có mồm đều
muốn ăn.
Sự tập trung trong lúc ăn uống cũng là thói quen ở người
Đức, nên:
Phiền muộn sẽ quên đi trong lúc ăn uống.
Người Việt Nam diễn đạt nó bằng câu nói đùa nhắc khéo
người “quấy rầy” trong lúc đương ăn bằng
câu:
Trời đánh còn
tránh bữa ăn.
Ăn thường đi liền với uống. Người Đức khuyên nhau cần có chừng mực điều
độ trong ăn uống :
Không khát
mà uống,
Không đói mà ăn,
lăn ra chết
sớm.
Ăn uống phải là những việc có thật, không thể nhìn mà giải quyết được cơn đói. Trong khi người Ba Lan nói:
Không ai no vì miếng thịt rán vẽ.
Thì người Đức bảo:
Nhìn ăn không thể no được.
Và:
Người ta không đánh lừa được dạ dày.
Người Séc thấy, khi đói người ta sẽ thiếu sáng suốt:
Đói
là người cố vấn tồi.
Khi đói, ăn thấy ngon miệng nên người Đức bảo:
Đói là đầu bếp tốt nhất.
Tục ngữ Việt Nam có câu:
Đói ăn vụng, túng làm càn.
Để tránh cảnh ấy, người Việt Nam khuyên nhau:
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Rượu vang Pháp ngon nổi tiếng thế giới. Về uống người Pháp
nói:
Một ngày
không rượu như một ngày không có ánh
mặt trời.
Người Đức vốn tằn tiện, họ thích uống rượu ngon, nhưng
nói:
Rượu ngon mòn túi tiền,
Rượu tồi hại dạ dày.
Người Việt Nam nói, say rượu thì:
Rượu nhạt uống
lắm cũng say,
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.
Đó là chuyện thường nhật, vì khi đã say rồi :
Rượu vào lời ra.
Người Đức diễn đạt
cảnh say bằng câu tục ngữ:
Rượu ngấm trong người,
Lý trí nằm trong vò rượu.
Người Pháp sành rượu tới mức:
Rượu ngon không cần nhãn.
Người Ý và
người Đức cho rằng, không gì ngon ba ăn cá rán, uống rượu vang. Họ nói rất hình
ảnh:
Cá bơi ba lần,
trong nước, trong mỡ
, trong rượu.
Các “con sâu rượu”
Do Thái bảo nhau:
Chủ quán thích người nghiện rượu,
nhưng không
gả con gái cho.
Người Đức thú nhận:
Ai cũng thích hôn người đẹp.
Vì thế mới có câu:
Nữ chủ quán đẹp thì rượu cũng ngon.
Người Ả Rập cũng tán đồng ý ấy, họ nói:
Trà do người đẹp mời uống thấy ngon kỳ lạ.
Muốn cả hai là người Thổ Nhĩ Kỳ, họ coi:
Rượu ngon và đàn bà đẹp là hai của hồi môn
dễ chịu.
Người ta thường lấy cái dạ dày để nói no và đói. Người Séc nói:
Dạ dày là
cái đồng hồ tin cậy nhất trong các
lọai đồng hồ.
Đói không nhúc nhích được , nhưng no quá cũng khó mà
chuyển động được. Người An-ba-ni nhận xét:
Một cái dạ dày
lép kẹp không thể nhảy được,
Một cái dạ dày
no căng cũng không thể nhảy được.
Người Hung-ga-ri có cách thưởng thức cà phê:
Cà phê ngon phải đen như qủy đen,
Nóng như địa ngục,
Và ngọt ngào như cái hôn.
Về ăn có chừng mực, người Tây Ban Nha có câu:
Một chút vào buổi sáng là quá ít,
Một chút vào buổi trưa là đủ,
Một chút vào buổi tối là nhiều.
TIỀN CỦA, GIẦU – NGHÈO
Người Mông Cổ quan niệm:
Người giàu là người không có nợ ai,
Người hạnh phúc là người không có bệnh tật.
Người Na Uy cho rằng, bao giờ cũng có người giàu người
nghèo. Cuộc sống là như vậy:
Nếu mọi
người đều giàu thì chẳng ai chịu
chèo đò.
Cảnh đời nhiều khi éo le, người Việt Nam than phiền:
Đã giàu
thì lại giàu thêm,
Đã khó lại
khó cả đêm lẫn ngày.
Và dù giàu hay nghèo thì ai cũng phải lo:
Khó giữ
đầu, giàu giữ của.
Ở Ru-ma-ni người ta
thấy, người giàu không thể cảm thông
được với người nghèo bằng câu tục ngữ:
Người đi
ủng da bò không hiểu được người đi
giày tự làm.
Ở Sri- Lanca người
ta cho rằng, giàu chưa chắc đã sung
sướng, họ nói:
Người giàu có là nô lệ của của cải.
Lối nghĩ của người Do Thái lại khác, họ nói :
Keo kiệt không giữ được của cải,
mà chính của cải giữ anh ta.
Thú vui đặc trưng của người Do Thái là đếm tiền, nhưng họ chỉ hài lòng với trí
khôn trời cho từ lúc bẩm sinh, chứ tiền thì họ luôn muốn có nhiều hơn, họ bảo
nhau:
Không ai hài
lòng với số tiền của mình,
nhưng hài
lòng với trí khôn của mình.
Người nông dân Đức đánh giá giàu nghèo theo lối thực đơn
giản, nhưng là cái ai cũng nhìn thấy:
Người nghèo có con,
Người giàu có bò.
Họ nghĩ, người
nghèo phải cam phận :
Không ai quen thân người nghèo.
Họ đành phải sống theo cách của người nghèo:
Xu của người nghèo cũng là tiền.
Rồi người Đức nghèo khó tự an ủi:
Nghèo hay giàu, chết cũng như nhau.
Người Nhật ví :
Người không tiền như thuyền không buồm.
Người Ý dặn nhau
kín tiếng trong chuyện tiền nong với câu
tục ngữ:
Không ai nói về số tiền mình có.
Người Anh bảo nhau:
Đừng có chi tiền trước khi có tiền.
Người Nga đánh giá tiền theo cách:
Một đồng rúp được tặng thì thấy rẻ rúng,
Một đồng rúp do mình làm ra thì quí hóa.
Những tranh chấp cũng thường do chính đồng tiền gây
nên. Ở Ấn Độ có câu tục ngữ:
Tiền,
đất đai và đàn bà thường hay dẫn tới
tranh cãi.
Người Ả Rập đánh giá người giàu và nhà học giả qua câu tục
ngữ:
Vinh quang của người giàu nằm trong túi tiền,
của học giả nằm trong sách của người đó.
Họ thấy, những người được thừa hưởng gia tài rất yêu
thương người chia gia sản cho mình khi người này sắp gần đất xa trời:
Người giàu
được yêu thương nhất khi họ nằm
chờ chết.
TÔN GIÁO,
TÍN NGƯỠNG, NIỀM TIN
Người Pháp nói :
Tin (nhau) là sự
chắc chắn chẳng cần minh chứng.
Có được giúp đỡ đi
chăng nữa thì cũng phải làm chứ chẳng ai thay thế được mình, đó là ý nghĩ của
người Đan Mạch:
Trời có
giúp thì lái đò vẫn phải chèo thuyền.
Người Ả Rập theo đạo Hồi, dù ở đâu trên trái đất họ cũng
tìm cách hành hương về đất tổ Mekka, họ nói về sức mạnh của niềm tin với câu:
Mekka
chẳng xa xôi gì với người đi hành hương.
Người Nga dặn nhau:
Không phải tất
cả những người có giọng truyền cảm
đều là thiên thần.
Ở Stockholm , thủ đô của Thụy Điển, người ta rất tự hào về
những đường phố rộng đẹp thênh thang. Người dân ở đây khuyên chớ có buông thả
trong sinh họat, vì :
Đường xuống
địa ngục cũng to rộng như đường phố ở
Stockholm.
Thái độ thiếu tin tưởng, hơi coi thường người gần gũi quen
biết được người Việt Nam chép miệng nói:
Bụt chùa nhà không thiêng.
Cũng ý ấy, người Bồ Đào Nha nói:
Bụt chùa nhà không bao giờ làm nên điều kỳ diệu.
Người Ba Lan cho rằng, những lời giảng huấn của Tu viện trưởng rồi cũng rơi vào trong quên lãng, cái mà người ta còn
nhìn thấy là tòa nhà của Tu viện, họ
nói hài hước:
Tu viện sống (tồn tại) lâu hơn Tu viện trưởng.
Với óc thực tiễn, người Slôven khuyên nhau, tin thì cứ
tin-cứ cầu Chúa đi- nhưng cũng phải làm
mới có, họ nói:
Cầu Chúa cho được mùa,
nhưng đừng ngưng tay cuốc đất.
Họ còn nói với nhau:
Ai bị bắt ép phải đi nhà thờ,
người đó sẽ chẳng cầu kinh.
Người Đan Mạch cho rằng, thánh lớn, thánh con đều có thể
làm nên điều kỳ diệu , họ nói:
Thánh con cũng làm được điều kỳ diệu.
Người Nhật cho rằng, dù ở
dưới địa ngục thì những người quen biết nhau rồi cũng sẽ gặp nhau, họ
bảo :
Ở dưới
địa ngục chúng ta cũng gặp lại những
người ta quen biết.
TRI THỨC, HỌC VẤN
Người Mông Cổ vốn là dân du mục, nay đây mai đó. Họ nhận biết được nhược điểm của người ít
học qua câu tục ngữ:
Thông minh
mà không có học chẳng khác gì con
sông không có bờ bến.
Với lối nói ví von, giầu hình ảnh, người Ấn Độ so sánh:
Người không
có học sống lẫn trong những người có học chẳng khác gì quạ đứng chung với thiên nga.
Người Hung-ga-ri nhắc nhau đừng có nhầm bởi hình thức:
Không
phải ai đeo kính cũng là học giả.
Người Trung Quốc so sánh bằng cách chơi chữ tạo ra nghịch
cảnh:
Người biết chẳng nói gì,
Còn người nói chẳng biết tí gì.
Người Na Uy an ủi nhau:
Biết ít, quên ít.
Người Ru-ma-ni ví:
Kẻ côi cút là kẻ không có học,
chứ không phải là kẻ không có bố
mẹ.
Trong hòan cảnh nào người Do Thái cũng biết cách kiếm ra
tiền, họ cho rằng nghèo là do ngu dốt:
Chỉ có người ngu dốt là thực sự nghèo.
Người Nga nhắc nhau
đừng có đánh đồng sàng những người có
học:
Không phải ai có học cũng là nhà thông thái.
Và bảo :
Học nửa vời tệ hại hơn là không
có học.
Người Trung quốc thấy việc học hỏi là việc phải làm hàng
ngày, họ nói:
Hàng ngày nếu kiến thức không tăng thì
có nghĩa
là nó giảm hàng ngày.
Người Mông Cổ lấy
ít-nhiều để so sánh, họ bảo:
Người có học thì nhiều,
nhưng người có học làm được việc thì ít.
Người Ả Rập cho rằng:
Người không đi học chẳng khác gì chó
săn không có
người huấn luyện.
LỜI ĂN TIẾNG NÓI
Người Việt Nam rất coi trọng lời ăn tiếng nói. Có khi hạnh phúc đến chỉ vì những lời xe duyên đúng lúc:
Lời nói nên vợ nên chồng.
Nhưng cũng có khi , nói chỉ để mà nói, nói đấy, nghe
đấy nhưng quên ngay đấy:
Lời nói gió bay.
Người Việt Nam thường khuyên nhau:
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Người Hy Lạp ví:
Hành động là qủa, lời nói là lá.
Anh chàng Ivan Nga chân thật nói:
Một lời nói
thân thiện thích hơn là hộp pa-tê ngon.
Người Nhật nhắc nhau
khi đánh giá lời ăn tiếng nói với câu:
Một lời nói tốt
không phải luôn luôn là lời nói hay,
Một lời nói hay
không phải lúc nào cũng chân thành.
Nhưng họ bảo:
Một lời
nhục mạ nhọn bén như lưỡi gươm.
Ở xứ sở sương mù –nước Anh - người ta bảo nhau:
Người chẳng
có gì để nói thì lại nói nhiều nhất.
Người Triều Tiên cho rằng, nói đúng lúc đúng chỗ, thì nói
nhỏ vẫn có tác dụng như nói to, họ có
câu:
Những lời nói
thì thầm thì đi xa hơn những lời
nói lớn.
Người Trung quốc nhắc nhỏ nhau:
Những lời
nói cay đắng chính là một liều thuốc,
Những lời
nói ngọt ngào làm ta thấm bệnh.
Người Ả Rập nhận
xét:
Ai đau khổ về điều gì,
Người đó nói ra điều đó.
Họ rất thấm thía về tác dụng của lời nói, họ bảo:
Vết
thương kiếm đâm có thể lành,
Nhưng
vết thương bởi lời nói thì không.
Người Nhật biết
“dập tắt lửa” giận dữ bằng cách:
Một
lời nói khôn ngoan dập tắt lửa tốt hơn
thùng nước lạnh.
Người Anh bảo:
Ngòi bút mạnh hơn gươm giáo.
TIẾT KIỆM , BỦN
XỈN- HOANG PHÍ
Ở Kamerun người ta nói:
Tiết
kiệm không phải là bủn xỉn .
Người
Đức cho rằng:
Tiết kiệm là kiếm được .
Và họ
bảo nhau :
Tiết kiệm lần hồi rồi lúc khó có mà dùng .
Người
Việt Nam diễn đạt tiết kiệm bằng câu tục ngữ :
Năng nhặt chặt bị.
Thường tiết kiệm quá mức thành ra keo kiệt và không có tình.
Người
Mông Cổ nói :
Người keo kiệt có tiền,
nhưng không có bạn .
Với
lối nói hình ảnh, người Nhật bảo :
Người keo kiệt đốt móng tay mình để tiết kiệm
dầu đốt .
Người
Pháp nhận thấy :
Keo kiệt giống như ngọn lửa,
càng chất thêm củi nó càng bùng cháy.
Người Ả Rập có lối nói ví von :
Người keo kiệt là con lừa tải vàng .
Người
Ba Lan ví người keo kiệt với người ăn mày :
Người keo kiệt là một người ăn mày muôn thưở .
HẠNH PHÚC, BẤT HẠNH
Ở đất nước những anh lính chì –Đan Mạch - người ta nói:
Không ai hạnh phúc hơn những
người
luôn luôn hạnh phúc.
Người Ma-lai-xia nhận xét:
Hạnh phúc và bất hạnh cho ta thấy
bộ mặt thật của con người.
Người Hungary bảo nhau:
Người khôn không đợi chờ sự may mắn.
Người Nhật cho rằng,
không khí sinh họat gia đình có ảnh hưởng tới hạnh phúc:
May mắn chỉ vào nhà nào sống vui vẻ.
Ở đất nước của chàng Ivan
-Nga – người ta cho rằng:
Hạnh phúc và bất hạnh cùng chạy trên
chiếc xe trượt tuyết.
Ở đất nước của tháp Effel- Pháp - người ta cho rằng , hy vọng là cứu cánh của
những người bất hạnh, họ nói:
Hy vọng là bánh mì của những kẻ bất hạnh.
Người Do Thái so sánh:
May mắn mà không có trí khôn thì giống như
cái bao thủng đáy.
Người Việt Nam rút kinh nghiệm từ cuộc sống và nói:
Phúc chẳng (có) hai, tai chẳng một.
Và họ bảo :
Có phúc đẻ con biết lội,
Có tội đẻ con biết trèo.
Và họ tin:
Giàu tại phận, khó tại duyên.
Người Ả Rập biết rất rõ:
Nụ cười cần cho người như vườn cần tới
phân (bón).
Và họ nói:
Nụ cười và vui vẻ là
liều thuốc tinh thần.
Ở đất nước của núi Phú Sĩ – Nhật – người ta bảo nhau :
Cười không tổn hại ai cả.
Ở Bồ Đào Nha – nơi nhà hàng hải lừng danh thế giới xuất
phát đi vòng quanh thế giới vào những năm 1519-1521- người ta nhận xét:
Không có cuộc đời hạnh phúc,
Chỉ có những ngày hạnh phúc.
Ở đất nước của Vạn
lý trường thành - Trung quốc- người ta so sánh:
Một ngày vui tốt hơn mười năm sống.
TỤC NGỮ PHƯƠNG NGÔN
CÁC NƯỚC
Ở châu Âu
người ta nói:
Viết
theo kiểu Ý,
Hợm mình theo kiểu Tây Ban Nha,
Lừa dối
theo kiểu Hy Lạp.
Người Pháp nói với nhau :
Ăn cắp
vặt như người Mỹ,
Say xỉn
như người Ba Lan hay người Thụy Sĩ,
Ghen
tuông như người Tây Ban Nha,
Ưa cãi
lộn như người Đức,
Bủn
xỉn, xấc xược như người Ả Rập,
Kiêu căng , phản
trắc như người Tô Cách Lan.
Họ còn
lấy hình tượng của các lòai côn trùng để so sánh:
Dân Pháp cứ như bọ cho,
Không bao giơ có thể ở yên một chỗ,
Cứ nhảy từ chỗ này sang chỗ khác.
Còn dân Tây Ban Nha cứ như mò nấm,
Không thích rời khỏi nơi mình ở.
Dân Ý chẳng khác gì lũ rệp,
Nơi nào chúng đã ở,
Chúng để lại mùi tanh hôi của súc vật,
Của phản bội và đâm thuê chém mướn.
Dân Đức thì như những con chấy mà
người ta đặt lên bàn và lấy móng tay dí bẹp.
Ở vùng Bõhmen của Séc và ở Ba Lan người ta kể chuyện nguyên nhân của những cá
tính và những thiệt thòi qua giai thọai:
Chúa ném con qủy từ trên trời xuống,
xác nó văng khắp mọi nơi:
Đầu rơi xuống Tây Ban Nha,
Trái tim rơi xuống Ý,
Bụng rơi xuống nước Đức,
Tay rơi xuống Thổ Nhĩ Kỳ và Tarta,
Chân rơi xuống nước
Pháp.
Có lẽ vì vậy
mà người Pháp thích
nhảy nhót, khiêu vũ,
người Thổ Nhĩ Kỳ và
Tarta thích cướp bóc,
người Đức ham ăn,
người Ý ưa phản bội,
và người Tây Ban Nha kiêu ngạo,
người Slavơ không nhận gì ở cơ thể con qủy,
nhưng lúc bị quăng xuống con qủy
kéo luôn cả bàn tiệc rớt
theo nó,
chính vì người Slavơ chỉ nhận được bàn tiệc
rớt xuống nên hậu qủa của mọi tội lỗi
của người khác họ đều phải ráng gánh chịu.
Người Slavơ vốn không ưa người Đức- điều đó ai cũng biết.
Với giọng hài hước, châm biếm, người Séc gọi:
Con chuột
cống là giống chuột nhắt Đức.
Dân Slôvakia gọi:
Ếch là
con cua Đức.
Nhiều
vùng ở Bõhmen người ta gọi:
Cây ké là
cây hoa hồng Đức.
Chẳng
chịu thua, dân Đức nói:
Chỗ nào
có dân Slavơ tới,
đinh bắt
đầu run rẩy.
Dân
Slavơ đáp lại:
Đúng
vậy, nơi nào dân Đức tới,
Họ sẽ
nhổ hết đinh.
Người Việt Nam
cũng ưa dùng lối ngoa dụ như người Slavơ, người Đức, người làng Chằm nói ngoa với nhau:
Núi làng
Chằm cách ngọn răm tới giời,
Sông Kẻ
Nghe chỉ một lá tre tới biển.
Dân làng Chối cũng thích nói ngoa, họ bảo:
Cây đa
Kẻ Chối thiếu một đầu gối đến trời,
Con ngòi
Kẻ Xe bắc một cái que tới biển.
Lạc Thổ giầu có nhờ nghề vàng mã, Dân Lạc Thổ cũng chẳng
kém cạnh gì, họ nói :
Dốt Lạc
Thổ cưỡi cổ thiên hạ.
Người Ý gọi một cái
cười miễn cưỡng là:
Cười như
người Đức khóc.
Và họ nói dọa trẻ
con :
Tao cho mày cười theo kiểu Đức bây giờ !
Người Đan Mạch gọi
những người giận dữ lâu hay những
người đang nổi cơn tức giận với khái niệm :
Nổi cơn
thịnh nộ như người Đức.
Dân
Thụy Điển thường nói với nhau :
Dân Đức
làm tất cả cũng chỉ vì tiền;
Dân Thụy Điển làm tất
cả cũng chỉ vì rượu.
Người
Ý cho rằng, không có gì tệ hại bằng một
người Đức đã Ý hóa (mang cá tính của
người Ý), Họ nói:
Một
người Đức đã Ý hóa là một con qủy
hình người.
Dân
Anh lại nói:
Một
người Anh đã Ý hóa thì đúng là một
con qủy bằng xương bằng thịt.
Người
Moskau (Mát -cơ -va ) gọi dân Đức là “dân ăn dồi”, và họ nói với nhau:
Chỗ nào thái
dồi,ở chỗ đó có ngay dân Đức.
Bực mình về chuyện
đó, người Đức gọi dân Nga là “dân ăn
bắp cải” , còn dân Nga
bảo nhau:
Cô gái Đức không
biết nói,nhưng hiểu tất cả.
Người Kroat bảo:
Thà có
thù hận với người Thổ Nhĩ Kỳ,
còn hơn
là có tình yêu với người Đức.
Người Pháp ưa hài hước, họ tự chế giễu mình và nói về người khác cũng với giọng văn ấy:
Hoang đế của nước Đức là vua của các vua;
Vua của Tây
Ban Nha là vua của mọi người;
Vua của Pháp
là vua của lòai lừa;
Vua của nước
Anh là vua của lòai qủy.
Quan
sát mọi người, dân Ý bảo nhau:
Dân Anh là dân kiêu ngạo;
Dân Pháp lúc
nào cũng vội vã;
Ở Đức, mật
độ dân đông;
Dân Tây Ban
Nha qủy quyệt.
Người
Ý còn có nhận xét :
Dân Đức uống
để giải sầu;
Dân Pháp
ngồi tán gẫu khi có lo buồn;
Dân Tây Ban Nha ngồi khóc, mỗi khi có khó khăn;
Dân Ý đi ngủ để quên đi những lo lắng.
Những
người Pháp mà người Tây Ban Nha coi khinh, họ gọi là “Quân chó ghẻ ! “
Ở
Anh, những người khố rách áo ôm, họ để cho đi và gọi là “Đồ chó !”
Những ai từng thăm các xưởng thợ, nhà máy của Đức phải
công nhận , người Đức chăm chỉ và siêng năng.
Người Anh cũng biết việc đó, họ bảo:
Hiểu biết của người Đức nó hiện ở năm đầu ngón tay.
Trước mặt người nước ngòai, người Đức tỏ ra khiêm tốn,
nhưng họ nói với nhau:
Đàn ông Đức- con
người danh giá;
Tinh thần
Đức thật là cao qúy;
Trái tim
Đức là “ Đừng quên tôi”(tên một lọai hoa)
Lòng thủy
chung Đức an ủi qua ánh mắt;
Khô cứng,
nhưng cũng chẳng yếu mềm:
Đó là cách
ứng xử của người Đức.
Đề tài muôn thưở của con người là Cái đẹp, và trong những lúc rảnh rỗi người ta
thường nói về vẻ đẹp của phái yếu, cũng thông qua đó người ta nói ước vọng của
mình. Theo quan niệm của người Ý, người đẹp lý tưởng là người:
Eo người Flammen,
cái lưng người Đức,
Bàn chân người Genuese, cặp giò người Slavơ,
Tính hài hước của người Pháp,
Dáng đi của người Tây Ban Nha,
Vóc dáng người
Siena,
Bộ ngực người Venedig,
Đôi mắt người vùng Florenz,
Bộ tóc vàng óng người Pavia,
Lông mi người vùng Ferrera,
Nước da người vùng Bologne,
Bàn tay nhỏ
nhắn xinh xắn người vùng Verona,
Bước đi qúy phái và
nốt ruồi người Hy Lạp,
Hàm răng trắng đẹp người
Neapel,
Vẻ lịch thiệp của người thành Rom,
Vẻ dáng yêu kiều của người Mailand.
Người Đức vốn thẳng tính, ưa vẻ đẹp khỏe mạnh. Họ cho rằng
, người đẹp lý tưởng là người:
Nước da người vùng
Bõhmen,
Hai cánh tay người vùng Brawant,
Cặp vú người Schwaben,
Đôi má xinh của người vùng Spre,
Bụng thon của người Áo.
Dáng đi người Ba Lan,
Cặp giò người vùng Bayer.
Người Y qủa quyết, có ba thứ không để được lâu:
Chim để trẻ con chơi;
Cô gái trẻ sống bên người có tuổi;
Và rượu vang ở trong tay người Đức.
Người Tây Ban Nha thường nói với nhau:
Uống như người Đức.
Câu phương ngôn La Tinh đã chứng thực cho nhận xét đó:
Sự thật nằm trong rượu,
Nhưng người Đức đã tìm ra sự
thật,
và sẽ còn tìm ra nó.
Các dân tộc khác nhau đều thống nhất với nhau ý kiến:
Người Đức luôn luôn ở bên cảnh cái ly.
Tuy ở các vùng khác nhau, nhưng họ có chung một tập
qúan:
Người Sachsen, người Schwaben, người Franken:
Tất cả đều cụng ly.
Người Đức giải thích tập qúan đó như sau:
Chúa không bỏ rơi người Đức,
Không để họ đói,
nhưng để họ khát.
Sông Rhein là con sông
dài 1320 km , nó chảy qua nhiều
nước ở châu Âu, phần chảy qua nước Đức
là 865 km. Dọc hai bờ sông thường có
những vùng đồi trồng nho để làm rượu vang.
Trải qua hàng trăm năm kinh
nghiệm ,người Đức thấy, chất lượng rượu
hàng năm phụ thuộc vào mực nước sôpng Rhein, nên có câu:
Nước lớn, rượu chua;
Nước nhỏ, rượu ngọt.
Và đây là đánh giá chất lượng rượu vang các vùng ở Đức:
Rượu vang vùng Franken,
người ốm uống cũng được;
Rượu vang vùng Necker ,
rượu uống chơi thú vị;
Vua của các rượu vang:
Rượu vang sông Rhein.
Âm nhạc và hội họa là những “ngôn ngữ không lời”, chẳng
cần giải thích bằng lời người ta vẫn hiểu được nhau. Con người khi nghe giọng nói của nhau, mỗi người lại có nhận xét riêng
theo cảm nhận của mình. Hòang đế Karl V
của Đức hài hước nói:
Nói với Chúa bằng tiếng Tây Ban Nha,
Nói với người đẹp bằng tiếng Ý ‘
Nói với bạn bằng tiếng Pháp,
Nói với chim bằng tiếng Anh,
Nói với ngựa bằng tiếng Đức.
Giễu cợt với nhau bằng tiếng nước ngòai, người Ba Lan nói:
Qủi nhầm khi quyến rũ Eva,
Eva dẫn dắt Adam bằng tiếng Séc,
Chúa la mắng họ bằng tiếng Đức,
Thiên thần mắng họ bằng tiếng Hung
và đẩy họ ra khỏi thiên đường.
Về mình người Nga nói:
Chúa
ban phát cho chúng ta thừa thãi bánh mì
và một ngôn ngữ có vẻ đẹp tự
nhiên.
Người Ba Lan vốn
không ưa người Đức, họ nói:
Tiếng đức là ngôn ngữ của lũ dê
đực.
Ở Litauen người ta cứ tin rằng:
Người Đức không có tiếng nói,
Họ hiểu nhau qua những tiếng sụyt
sọat.
Nhớ tới thời
Napoleon chiếm đóng Ý và những
lời hứa trịnh trọng về sự tồn tại và về tự do cho nước Ý, người Y bực dọc về lời hứa hão của Napoleon, họ nói với
giọng mỉa mai:
Người Pháp không nói điều họ muốn
làm,
không đọc như họ viết,
và không hát theo nốt nhạc.
Người Đức và người Ba Lan không ưa cá tính của nhau,
người Ba Lan nói:
Hòa bình với người Đức chẳng khác gì
hòa
bình giữa chó sói và cừu.
Và bảo:
Chừng nào trái đất này vẫn còn thì người
Ba Lan không thể anh em với
người Đức.
Mỗi khi có gió lốc, người
Litauen bảo nhau:
Sứ giả của nước Đức đấy !
Họ không ưa người Do Thái trong các quan hệ giữa người và
người. Họ nói nhỏ với nhau:
Chỉ sau khi đã lừa dối
được người khác,
người Do Thái mới ăn.
Vốn không ưa lối tính tóan con buôn của người Do Thái,
người Đức nói:
Người Do Thái lừa dối cả khi họ cầu kinh.
Người Nga cả quyết:
Dân Do Thái có đủ khả năng
để đánh lừa chính
mình.
Dân Do Thái rất keo kiệt trong vấn đề tiền bạc, vì vậy ở
Ba Lan có câu:
Có bị lột da, người Do Thái cũng chang đưa tiền.
Người Ả Rập nói với giọng khôi hài về cách thức dìm gía của người Do Thái:
Muốn mua thịt với gía rẻ, dân Do Thái nói:
Thịt này đã thiu thối rồi !
Trong dân gian Ba Lan có câu:
Đừng tin chó đang ngủ !
Đừng tin người Do Thái thề thốt !
Đừng tin kẻ say xỉn lạy van !
Đừng tin đàn bà khóc !
Ở vùng Mailand của Ý người ta bảo nhau:
Đừng tin chó sói đang ngủ !
Đừng tin người Do Thái thề thốt !
Đừng tin đàn bà khóc.
Xứ Bắc là vùng đất văn hiến của Việt Nam, nó chứng kiến
cuộc sống hàng ngàn năm của người Việt
từ thời Bắc thuộc cho đến hết chặng đường phong kiến. Xứ Bắc là miền đất địa linh nhân kiệt, là quê hương của :
Một đống ông nghè,
Một bè tiến sĩ,
Một bị trạng nguyên,
Một thuyền bảng nhỡn…
Nơi người Việt Nam nhắc tới với niềm tự hào:
Thơ ông
Trạch, sách ông Đăng…
Vang
lừng đất Bắc, Tít bổng trời Đông.
Nổi tiếng đảm đang, quán xuyến là con gái Xứ Bắc, nhưng được mến mộ bởi chí khí nam nhi là
người Đàng Trong, vì thế có câu:
Nồi đồng
lại úp vung đồng,
Con gái Xứ Bắc
lấy chồng Đồng Nai.
Người Xứ Bắc và người kinh thành Thăng Long khéo tay, hay
làm, biết ăn ngon, mặc đẹp, câu phương ngôn sau nhắc tới điều đó :
Ăn Xứ
Bắc, mặc Xứ Kinh.
Người dân ở mọi miền đất nước khuyên nhau:
Ai lên
Xứ Bắc mà trông,
Đất lành gạo trắng nước
trong thay là.
phố của
nước Ý ,nhưng là thành phố hay được nhắc
tới trong phương ngôn của nhiều nước trên thế giới. Nhưng tất cả các dân tộc
đều nói:
Rom không phải xây xong trong một
ngày.
Mọi con đường đều dẫn tới thành Rom.
Ở Đức và ở Pháp
người ta nói:
Ở
Rom mọi cái đều bằng vàng ròng.
Ở
Rom mọi cái đều thỏai mái,
nhưng không phải cho kẻ không có
xu nào dính túi.
Người Đức khẳng định:
Gíao hòang ở chỗ nào thì đó là Rom.
Người Pháp nói với nhau:
Nhiều điều người ta nói về Rom là có thật.
Người Ba Lan bảo:
Rom cũng là trần thế và cũng có
người ở.
Người Đức cảnh báo nhau:
Ai ở Rom trở về,người đó tồi tệ
hơn trước.
Người Séc kể cho nhau:
Rom
còn xa lắm, nhưng ở Rom cái gì cũng đắt.
Còn người Tây Ban Nha kể:
Dọc đường tới Rom không có ngựa què, túi rỗng.
Một con dao cùn, người Đức nói hài hước với nhau:
Có thể cưỡi trên lưỡi dao để tới Rom.
Nếu mọi việc trôi chảy, người Đức cười nói:
Chuyện đó dễ như chạy trên đường tới Rom.
Nhiều nơi ở Việt Nam có những tập tục đã đi vào phương
ngôn , ca dao:
Ăn mặn Kẻ Nét,
Nói phét Yên Từ.
Dân làng Đồng Sòai huyện Quế Dương nghèo, họ “lạc quan
tếu” về cảnh ao tù nước đọng và giống
khoai bãi làng mình :
Đồng Sòai
ăn khoai nói phét.
Ba xã Khánh Ninh,
Vân Ninh, Yên Ninh là vùng đất trũng
nên có nghề chài lưới. Đồng đất
Mật Ninh cao ráo, dân sống sung túc, hay nghiện hút. Cảnh ấy được miêu tả qua
câu ca dao:
Ba xã có
lưới quăng chài
Mật Ninh hút thuốc kéo dài cổ ra.
Dân làng Cảnh Thụy sắc sảo, thạo buôn bán, không ai lường
gạt nổi họ, thương nhân( xưa hay đeo bị tiền) nơi khác đến thường bị thua
thiệt, nên họ nói:
Chơi
với Cảnh Thụy
Mất cả
bị lẫn quai.
Để dễ nhận biết
người và vùng họ sống, người dân có những câu nói rất hài hước châm biếm:
- Chân chì da ngà
Ắt là
Đại Tóan.
- Lẳng
khẳng chân cò
Đầu đội nón mo
Là người làng Chỗ.
- Oai óai
như phủ Khóai xin cơm.
Làng Kim Đôi huyện Võ Gìang có nhiều người đỗ đại khoa,
theo thuyết phong thủy, thì thế đất vùng này “bạch nhạn vô mao, sơn tận anh
hào” (bao giờ chim nhạn không mọc lông thì đất vùng này mới không sinh ra anh
hào nữa). Trong dân gian có truyền tụng
câu:
Bao
giờ rừng Báng hết cây,
(Sông
ngòi ở ) Tào Khê hết nước, đất này hết quan.
Người Anh tự coi mình là dân tộc thượng đẳng ở trên thế
giới,nhưng họ thấy mình cũng có điểm
yếu, nên tự diễu mình bằng câu:
Một người Anh chính thống không biết cái gì là tốt.
Khi thấy một người Anh say xỉn, họ nói:
Uống đến chết
như người Anh !
Và tự nhận :
Vua nước Anh là Diêm vương.
Họ nói với nhau:
Nước Anh là
thiên đường của phụ nữ.
Ở đất nước sương mù thường xuyên có mưa, người dân nước
Anh tả cảnh ấy với giọng hài hước:
Ở Anh, ai có miệng
sẽ chẳng bị cơn khát hành hạ.
Người Anh vốn không ưa người Schotten (Scốt-len), họ cho
người Schotten là nhẫn tâm và giả dối, họ có những câu tục ngữ như:
Gia3 dối như
người Schotten.
Nhẫn tâm như
người Schotten.
Người Schotten hay đi đây đó tới các nước láng giềng, nên
ở Anh có câu nói mỉa mai :
Với hòn đá
mài, một người Schotten vùng
Newcastle đi khắp thế giới.
Người Pháp tự hào
về thủ đô của mình, thay vì Rom họ nói:
Paris không
phải xây xong trong một ngày.
Ở Ba Lan người ta
bảo:
Paris là
thiên đường của phụ nữ,
Nơi để cho đàn ông chuộc
tội,
Và là địa
ngục của lũ ngựa.
Người Ba Lan rất đề cao tính trí tuệ của Paris, họ nói với
nhau:
Ai sinh ra
đã ngu đần thì cũng không thể
mua
ở Paris trí khôn.
Dân Pháp nói thêm vào ý trên của người Ba Lan bằng câu:
Có ở lại
Paris thì cũng chẳng bao giờ thành
giáo
hòang.
Làng Quậy xã
Liên Hà huyện Đông Anh đất trũng, làng Chủ ở Đông Ngàn Huyện Đông Anh là khu
vực đất cao, hai làng nằm cạnh nhau nên mưa nhiều thì Quậy lụt, Chủ đủ nước cầy
cấy, mưa ít thì Chủ bị hạn, Quậy cầy cấy
được, với giọng hài hước người dân hai làng nói:
Quậy ủ,
Chủ cười,
Quậy
cười, Chủ khóc.
Dân vùng Péronne ở
Pháp nổi tiếng là những “sâu rượu”, vì thế có câu truyền tụng trong nước Pháp :
Dân (Pháp)
ở mọi vùng đều sống ngăn nắp, nhưng
điều đó không có ở dân vùng Péronne.
Ở St. Michel có rất nhiều trai hến, nên ở Pháp người ta
nhắc nhau:
Đừng có bán trai hến cho người vùng St. Michel.
Năm 1338, nạn đói
hoành hành cả nước Pháp, dân thành phố Orléan đã được cứu đói bởi những chủ xối xay bột và những thợ làm bánh
mì của vùng Meung, họ đã đem tất cả lương thực họ có chở tới Orléan. Người dân thành phố này vui mừng
reo lên khi thấy đòan xe cứu đói:
Ra mà lấy bánh
mì, lừa vùng Meung đã tới !
Sau này người ta thường nói “lừa vùng Meung” để ám chỉ lòng tốt của một người nào đó và nó
làm ta liên tưởng tới lần đi cứu đói của những chủ cối xay bột và những thợ làm
bánh mì vùng Meung.
Ở Pháp có lưu truyền câu:
Ra vào thành phố Cháteaulandon tòan những
người có máu hài hước.
Vì người thành phố này ai cũng có “máu hài hước” như nhau.
Những đứa trẻ
vùng Chany thường khôn sớm trước
tuổi, những đứa trẻ như vậy người Pháp gọi là “lũ khỉ vùng Chany”.
Ở vùng Ponthieu người dân nói với nhau khi nhìn thấy một
người phụ nữ ăn mặc lôi thôi lếch thếch:
Đúng là đàn bà vùng Cambron,
Áo cho trong
quần lót.
Rượu vùng
Bretigny nổi tiếng là ngon bởi “rượu do
lũ dê nhảy đầm làm ra”. Thực ra người
Bretigny trồng nho và cũng hay uống rượu, khi
đã bén hơi men thì nhạc nổi lên và cả nhà cùng nhảy. Và người Pháp có
câu nói sau để nói về rượu ngon, họ bảo
đó là rượu:
Để rửa chân
ngựa.
Cũng ý ấy, người La Mã (Rom) bảo, đó là lọai rượu:
Để rửa
thừng buộc lũ cừu non.
Ở Việt Nam , rượu do người dân Xứ Bắc chưng cất gọi là
“cuốc lủi” , về lọai rượu ấy có những
câu :
- Ai về chợ
Vạn thì về,
chợ Vạn có nghề cất rượu, nuôi heo
- Rượu kẻ
Mơ, cờ Mộ Trạch.
- Rượu hũ
làng Ngâu, bánh đúc Trâu làng Tó.
- Rượu
ngon xưa vốn nghề nhà,
Hòang Mai, Vọng Thủy không qua rượu Vồi.
Nói tiếng Ý giọng chuẩn
là người ở Toscana và Rom, và lý tưởng là:
Người thành
Rom nói giọng Toscana.
Người vùng Bergmask
ăn nói hơi thô lỗ, nhưng họ là những người nổi tiếng khôn ngoan ở Ý, vì
thế trong dân gian có câu:
Bảy người Do Thái mới bằng một người Hy Lạp,
Bảy
người Hy Lạp mới bằng một người vùng
Bergmask.
Không kém phần khôn ngoan là người vùng Genues, người Ý nói:
Bảy người Do Thái cộng với một người
Florenz mới bằng một người vùng
Genues.
Lưu học sinh Việt Nam ở Nga thường nói với nhau:
Ba thằng Nga
mới bằng một thằng Do Thái,
Ba thằng Do Thái mới bằng một thằng Việt Nam.
Trong làm ăn, ganh đua, người Việt Nam nói:
Một – một ,
Nhật thua ta,
Ba Nhật – ba
ta, ta thua Nhật.
Người vùng Lombardai
trực tính trong ăn nói, không có rào trước đón sau, nên ở Ý có câu:
Cám ơn theo
kiểu vùng Lombardei
Dân vùng Neapolitan hay ba hoa nói khóac ,nhưng lại keo
kiệt bủn xỉn nên có câu:
Dân Neapolitan mồm to,nhưng có
bàn tay nhỏ.
Ở Venetian , người dân nói với nhau:
Dân Venetian
thích thánh ca và phụ nữ.
Phụ nữ thành phố thương mại và du lịch Florenz tỏ thái độ khó chịu khi có ai đó giáo huấn họ, vì thế có câu :
Luộc trứng,
trải khăn giường cho chó và giáo
huấn phụ nữ
Florenz là ba việc khó làm.
Ở Việt Nam , dân làng Đa Mai ngồi cả ngày vắt bún nên chai
đít, dân làng ĐÒ gồng gánh nhiều nên vai u
, dân làng Châu xuyên chuyên đi buôn chợ xa nên giò (chân) dẻo dai, vì
thế có câu ví:
Đít Đa Mai,
vai làng Đò, giò Châu Xuyên.
Câu nói so sánh ví von sau, nghe hơi thô, nhưng diễn tả
được đúng sự việc:
Gái Thị Cầu,
trâu Bố Hạ.
(Con gái Thị
Cầu đẹp, nghịch , nhưng khỏe như trâu vùng Bố Hạ)
Bạo tợn, nghịch ngợm là con gái làng Thanh Lâm xã An Thịnh
huyện Gia Lâm, nên có câu:
Con gái Thanh Lâm,
Hay đâm Ba
Tổng.
Câu phương ngôn sau đây khen con gái Dương Lâm giỏi nông
tang, thạo buôn bán:
(Ngon
như) Qúit Bo, (to như) bò Sỏi,(ngon như
) gỏi Dinh,
(To như ) đình
Nhã Nam,(ngon như) cam xứ Thái, gái Dương Lâm.
Làng Giao Tự xã Kim Sơn huyện Gia Lâm là vùng đất bãi nam
sông Đuống, nơi đây nông nghiệp phát
đạt, con gái có duyên:
Giao Tự lắm
bãi nhiều soi,
Nhiều con gái đẹp, lắm nơi
phải lòng.
Người Việt Nam có khướu văn, mượn lối chơi chữ (cậy – hồng
– cậy), người ta nói về con gái làng Kiêu Kỵ (Cầu Cậy) huyện Gia Lâm :
Con gái Cầu Cậy má đỏ hồng hồng,
Cũng muốn lấy chồng để mà
nhờ cậy.
Đáp Cầu và Thị Cầu
thuộc tổng Đỗ Xá – Võ Nhai (nay
thuộc thị xã Bắc Ninh) là hai địa danh nổi tiếng trai tài gái sắc:
Trai Đáp Cầu đi
thầu nuôi vợ,
Gái Thị Cầu đi chợ nuôi
chồng.
Từ đầu công nguyên, thổ dân Peru đã biết luyện vàng , bạc.
Vàng ở đây nhiều đến nỗi, khi người Tây Ban Nha tới Peru thì thấy vàng treo
trang trí dọc theo mái nhà, vàng khảm ở cửa, đâu cũng thấy vàng… Họ gọi Peru là
"xứ vàng". Cách đây hai trăm năm, người Pháp cho nước Peru có rừng vàng bể bạc. Vì vậy, người Pháp nào giầu có, người ta bảo:
Của
cải ấy có nhờ Peru.
Và cái gì không đáng giá là bao, người ta nói:
Cái
đó không phải là đồ của Peru.
Một người may mắn được hưởng của trời cho, người ta gọi:
Anh
đó là người Peru.
Một người ăn nên làm ra và giầu có nhanh chóng, họ bảo:
Anh
ta đào mỏ ở Peru.
Nhưng những tưởng tượng ấy sẽ mang lại thất vọng cho người Pháp nào bước chân tới Peru. Tới
cảng Kallao người Pháp ấy sẽ thất vọng kêu:
Peru
này không phải là Peru ( như anh ta từng
tưởng tượng).
Người Peru thường nói với nhau câu:
Lima
(thủ đô của Peru) là thiên đường của phụ
nữ,
Còn chồng của họ là những con lừa ở
địa ngục.
Ở Hà Lan người ta gọi người Đức là:
Anh chàng Michel.
Khi muốn tán tỉnh, nịnh thì người Hà Lan gọi người Đức là Moff.
Họ gọi người Anh là John Bull, người Pháp là Jean Foutre.
Ở Anh người ta gọi người Pháp là Dân ăn ếch.
Người ta nhận ngay ra người Pháp chính cống bởi 1. Cách hỏi giờ, 2. Cách hỏi người khác, 3.
Cách nói hứa hẹn, 4. Cách nói về tình ái. Nghe tiếng chuông đồng hồ là người Pháp hỏi
ngay mấy giờ rồi. Họ định hỏi gì thì ta
phải trả lời trước khi họ mở mồm hỏi.
Còn đừng có tin những lời hứa hẹn
của họ, họ chỉ làm những điều họ không hứa hẹn. Về tình ái, đó là thú vui lớn nhất của
họ. Họ nói đủ điều thuận lợi làm như họ
sẽ được hưởng những thuận lợi ấy. Vì vậy
mới có câu:
Người Pháp là nô
lệ của lời nói.
Ở Tây Ban Nha có ít lâu đài hơn ở Pháp, nhưng làng mạc cứ san sát bên nhau, người
Pháp gọi cảnh ấy là:
Sưởi ấm theo kiểu Tây Ban Nha
Một người Pháp nói
cà lăm, họ bảo:
Anh ta
nói tiếng Pháp như con bò Tây Ban Nha rống.
Ở Pháp có câu tục
ngữ:
Ba người Tây Ban NMha thành bốn con quỷ ở Pháp.
Ấn Độ là xứ đất rộng, người đông. Ở những vùng xa người ta thường nói:
Dehli còn xa lắm !
Cái tưởng chừng không sao tới được lại có thể thực hiện
được. Người Ấn Độ khuyên nhau:
Cứ
luôn mồm hỏi rồi cũng tìm ra đường tới Dehli.
Những hy vọng khi ra đi tan ngay như bong bóng xà phòng
khi họ đặt chân tới Dehli, thất vọng họ nói:
Tới Dehli để tìm việc, nhưng ăn
mày trở về quê nhà.
Người Iran chê dân
vùng tranh chấp Kaschmir:
Dân Kaschmir không có lập trường.
Người châu Âu gọi người Ấn Độ là "Dân ăn thịt
bò", trong khi đó người Iran gọi họ là "Người da đen". Ngưới Ấn
Độ tuy nghèo nhưng sài sang, họ nói:
Người đội
mũ (người châu Âu) tìm cách kiếm tiền,
Người quấn
sà-rông (người Ấn Độ) lại tiêu sài tiền.
Về vùng đất mầu mỡ giầu có Bareily, người Ấn Độ bảo:
Trời mưa
ra bạc ở Bareily.
Người Ấn Độ ở Bengalen nhận xét về người Qủang Đông Trung
Quốc như sau:
Người ở đó (ăn trầu) mồm đỏ.
Cách đây hai trăn năm,
người châu Âu nhận xét :
Ở Qủang Đông không có tuyết, cây
quanh năm
xanh
tốt, người Qủang Đông nhổ ra máu. (nhổ
bã trầu)
Một người tiêu sài hoang phí, người Trung Quốc nói :
Anh
ta tiêu sài cứ như là ông bố phụ trách
Ngân khố của hòang đế ở Vũ Hán.
Bắc kinh nằm trên
một vùng đất không mấy mầu mỡ, nhưng thủ đô Bắc Kinh nằm trên trục giao thông
đường bộ và đường thủy của đất nước rộng lớn, nên nó thuận tiện cho việc mang
hàng từ khắp nơi , nên dân Bắc Kinh nói:
Chẳng có
gì được sản xuất ở Bắc Kinh,
Nhưng ở
đây chẳng thiếu một thứ gì
Nguồn: Tác giả gửi trực
tiếp từ CHLB Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét