Nhãn

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Người đàn bà họ Võ



Lê Anh Tuấn đang sống  tại CHLB Đức. Hiện tại tình trạng sức khỏe của anh không tốt, thường xuyên đau ốm bởi căn bệnh hiểm nghèo, nhưng với nghị lực đáng khâm phục, anh vẫn bền bỉ sáng tác văn chương, hy vọng góp tiếng nói nhỏ bé của một người Việt xa xứ với đất nước và dân tộc.
Lê Anh Tuấn chẳng những làm thơ mà anh còn viết truyện ngắn và tiểu thuyết. Văn của  của anh thấm đẫm tình người với những trăn trở, giằng xé nội tâm, nhất là với những nhân vật trong cuốn tiểu thuyết về người Việt Nam đi lao động ở CHDC Đức. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu  Thay lời tựa và toàn bộ Chương hai trong tác phẩm trên.
Đ.V.S.


Thay cho lời tựa



Cuộc đời là vậy, đời tựa như con sông, sông chứa đầy nước lạnh, cũng chứa đầy hơi ấm, có những lúc nước trong vắt, nhưng nhiều lúc nước lại đục ngầu vì chứa đầy rác rưởi, cũng như trong một đời người có những lúc ta hạnh phúc, nhưng những khoảng khắc đó sao nó lại thực sự ngắn ngủi và trôi đi nhanh quá như thế vậy.
Thưa qúy vị,
Tác giả là người viết còn rất trẻ, quá trẻ với chưa đầy một năm kinh nghiệm viết lách. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay- đứa con tinh thần đầu lòng nên không tránh khỏi những sai suất, vì vậy tác giả mong qúy vị độc giả lượng thứ, bởi tác giả không có tài văn chương mà viết lách là  vì"cực chẳng đã", phải viết để đấu tranh giành lại sự sống vì chẳng may mang bệnh nan y( bệnh u não bậc IV- không còn bậc nào cao hơn nữa!). Cũng có thể nói rằng tác giả không có sự lựa chọn nào khác hơn là phải tham gia tích cực trào lưu văn học "Không Gục Ngã" để đấu tranh giành lại hoặc kéo dài sự sống -  "VIẾT LÁCH LÀ SỰ SỐNG" và "CÒN VIẾT LÀ CÒN SỐNG" vì tác giả là người rất yêu đời, yêu thể thao, yêu tất cả mọi cái đẹp trên đời này. Rất may là trước khi lâm bệnh "thập tử nhất sinh" tác giả đã chịu khó học và  vì vậy có thể sử dụng thành thạo vài ngôn ngữ "Phương Tây" và đã "lang thang hành khất" “nay đây mai đó”gần nửa đời người - cái mà đã làm giầu  thêm một chút cái chân trời kiến thức vốn rất bé nhỏ cuả một đời người. Cuốn tiểu thuyết "Chung Một Mái Nhà" phần nào  chỉ phản ánh được một góc  rất nhỏ cuả những gì tác giả đã được nghe, được đọc, vì rủi ro hay nhờ diễm phúc mà được trải nghiệm trong   một nửa đời người ngắn ngủi cuả mình.
Trong khi viết tác giả bị mờ mắt, mất thăng bằng  do bệnh u não bậc IV  nên hay mắc lỗi, rất mong qúy vị độc giả lượng thứ vì tác giả không có sự lựa chọn nào khác là viết với tất cả tấm lòng và đây chính  là câu chuyện đối với tác giả thì nhất thiết phải được viết! Nhất thiết vì nó mang cả chữ "TÂM" để tri ân một nửa đời người được yêu, được lao động, được làm việc  mà mình yêu thích  và cái tuyệt vời nhất là được sống đến khi cuốn tiểu thuyết đầu tay được xuất bản!
Cuộc đời là vậy, đời tựa như con sông, sông chứa đầy nước lạnh, cũng chứa đầy hơi ấm, có những lúc nước trong vắt, nhưng nhiều lúc nước lại đục ngầu vì chứa đầy rác rưởi, cũng như trong một đời người có những lúc ta hạnh phúc, nhưng những khoảng khắc đó sao nó lại thực sự ngắn ngủi và trôi đi nhanh quá như thế vậy!
Xin kính mời qúy vị độc giả  đọc qua đoạn "độc thoại" để biết thêm về cuốn tiểu thuyết này ra đời như thế nào.
Xin đa tạ!
Tác giả: Có lẽ đó cũng là cái duyên. Tớ đã viết một mình chỉ bằng một tay gần xong cuốn tiểu thuyết này, dự định là 300 trang, thế mà nay đành mời cậu nhập cuộc cho vui!
Cái bóng: Tớ hỏi thật nhé? Nghiã là cậu đã viết sai bố cục như cậu muốn và bây giờ cậu bắt đầu lại từ lúc "loài người mới được hình thành" ư?
Tác giả: Không hoàn toàn là như vậy! Thế này nhé! Sách tớ đang viết đây là một cuốn tiểu thuyết, dự định là 300 trang. Một cuốn tiểu thuyết thì phải đáp ứng những yêu cầu nghiêm khắc cuả nó, từ bố cục đến bút pháp, phải giữ đúng "mạch tiểu thuyết" thì mới thành công và mới thực sự "hút hồn" được độc giả. Một tiểu thuyết hay bao giờ cũng có một nhân vật chính mang tính "người hùng" và phải kết thúc có hậu(Happy End). Các nhân vật trong cuốn tiểu thuyết và các chương phải được kết nối với nhau như  một cái mạng nhện để độc giả đi theo cái mạng nhện do tác giả dệt đó mà thôi!
Cái bóng: Thế có nghiã là cậu đã mắc lỗi hay viết không đạt lắm ngay trong lần đầu tiên?
Tác giả: Không hẳn là như vậy. nhưng nói là đạt thì không  hoàn toàn chính xác! Cậu cứ hình dung như thế này cho dễ hiểu. Với cuốn tiểu thuyết cuả mình tớ mời độc giả cùng tham gia một chuyến đi, có thể dài như cuộc đời cuả nhân vật chính, bắt đầu  đi từ trên nguồn, đi dọc cuộc đời tựa như đi thuyền trên con suối đẹp, đi ra sông và cái đích là đại duơng mênh mông, biển rộng bao la để độc giả dừng lại trong cái tự do vô tận đó để ngẫm nghĩ và chiêm mghiệm. Chỉ có như vậy thì độc giả mới thích và yêu cuốn tiểu thuyết mà thôi.
Cái bóng: Vậy thì trước đây cậu đã thực hiện ra sao?
Tác giả: Tớ đã không  hoàn toàn đạt được điều đó! Các nhân vật chính hầu như đều có cuộc sống quá  ư là ngắn ngủi, trước khi cuốn tiểu thuyết  kết thúc thì  họ đã ra đi hết cả rồi dù có được chở bằng con thuyền đầy tràn nhân văn và nhân hậu thì vừa mới ra đến sông thuyền đã bị lật nhào, tất cả đều ra đi.
Cái bóng: Giống như bi kịch ư? Ôi! Bi thương quá đi vậy!
Cái bóng: Văn chương không có gì khác là đưa NHÂN vào VĂN. NHÂN VĂN chỉ đơn giản vậy thôi! Nghiã là trong lần viết đầu tiên này cậu đã không đạt được điều đó, đúng không?
Tác giả: Vì thế cho nên tớ  bắt buộc phải bắt đầu lại một lần thứ hai, không nhất thiết phải từ nguồn, mà  sẽ từ con sông chẳng hạn  theo bố cục mới  hay hơn, phù hợp và lô gích hơn.
Cái bóng:  Tớ hiểu, hiểu rồi, nghiã là cậu đã quay chèo đúng thời điểm và đúng chỗ, nếu cậu khéo lái thì độc giả đã đọc những chương đầu khó nhận ra sự thay đổi! Để "chuộc lỗi", cậu thay "cái cũ" bằng "một cuốn tiểu thuyết mới" có bố cục mới  hay hơn, phù hợp và lô gích hơn, đúng không? Đúng là "vụng chèo khéo chống"!(1) có phải không?
Tác giả: Không đúng hoàn toàn như vậy, không nhất thiết phải  đi từ nguồn, mà  đi  tiếp từ con sông chẳng hạn  theo bố cục mới  hay hơn, phù hợp và lô gích hơn, nội dung được khai thác sâu hơn và đáp ứng nhu cầu cuả độc giả một cách thú vị hơn.
Cái bóng:  Thực ra, nếu tớ được phép nói thật thì việc làm cuả cậu trong hoàn cảnh đặc biệt cuả cậu hiện nay chẳng khác gì
"Dã tràng xe cát biển Đông
 Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì"(1)
Cái bóng: Tất nhiên tớ hiểu trong sáng tác cái cảm xúc văn chương có thể trở thành "định mệnh cuả tác giả", có nghiã là phải nhất thiết viết về đề tài "nóng" đã từng nuôi và ôm ấp bằng tất cả xúc cảm cuả trí tuệ sắc bén và tâm hồn thì nhất thiết phải cho đứa con tinh thần đó ra đời với vẻ đẹp thiên thần của đứa trẻ mới sinh ra, đúng không?
Cái bóng:  Cậu đã nghe về cái kiềng ba chân trong văn chương cuả một tác giả muốn đạt tới thành công, dù là  thành công nhỏ thôi chưa?
Tác giả:  Cậu muốn nói về kiến thức phong phú, sự trải nghiệm sâu rộng,  thấu đáo và tài năng nghệ thuật, đúng không?
Cái bóng:  Hoàn toàn đúng! Viết tiểu thuyết là việc rất khó đối với những tác giả trẻ như cậu vì tiểu thuyết  đòi hỏi phải có bố cục hoàn hảo, có thể nói là phải có một dự án Marketing khá tốt và tỷ mỷ như viết về đề tài nào và viết cho ai cùng với những ý tưởng muốn chuyển tải trong phạm vi cuốn tiểu thuyết đó. Có lẽ ý tưởng  là cái trụ quan trọng nhất của thơ văn. Không có nó thì không thể viết thành thơ văn được.Trong sân khấu và điện ảnh người ta gọi đó là câu chuyện(that's the story).Sau đó tất cả chỉ xuay quanh câu chuyện đó  mà thôi. Viết như thế nào là quyền của tác giả. Người viết phải sở hữu một chân trời kiến thức sâu rộng,  một trí tuệ sắc bén, phải có nguồn cảm xúc vô tận, phải  có khả năng sáng tạo  ra những nghệ thuật độc đáo cần thiết để tạo nên những mâu thuẫn  giống như cuộc sống thật và giải quyết những mâu thuẫn đó một cách tuyệt vời và thoả đáng. Hãy đừng bắt chiếc cái lão nông chỉ  đơn giản ôm cái xó nhà thì chỉ có thể viết chuyện gia đình mà thôi. Hãy nên lưu ý rằng gà mái không  hề biết gáy!
Tác giả:  Cái khó nhất là dẫn truyện, nhiều khi phải viết cả một trang trong khi thực ra chỉ muốn nói có một câu!Cái khó là cái móc xích giữa các nhân vật, hành động cuả họ để nảy sinh ra những mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó "đúng mạch cuả tiểu thuyết"    hút  hồn được độc giả và đồng thời để cho họ một khoảng tự do nhất định để suy ngẫm về nhân vật và diễn biến sự việc trong câu chuyện đang kể. Nói chung là không hề dễ chút nào! Chià khoá để mở chính là nghệ thuật viết, bút pháp đặc biệt  để làm nổi bật cái mà tác giả muốn nói. Khó mà làm được thì mới đáng nể phục và đáng để ngưỡng mộ chứ! Trong cuốn tự truyện cậu đã viết rằng muốn hút hồn được độc giả phải dùng nghệ thuật đặc biệt viết về những sự việc đặc biệt, đúng không?
- Mọi cái thường nhật đều nhàm chán mà người đời gọi là "nhạt phèo".
Tác giả:  Cậu muốn nói rằng trong nghệ thuật cũng có chấm điểm chứ gì?
Cái bóng:  Đúng vậy! Sau khi xuất bản nếu độc giả tấm tắc khen"Hay lắm, hay tuyệt!" thì tương đương với "ĐIỂM MƯỜI". Còn "CHÁN LẮM", "nhạt phèo" là ĐIỂM BỐN".
- Đối với tác giả còn qúa trẻ, với chưa đầy một năm kinh nghiệm  như cậu thì không bị ĐIỂM BỐN" là may rồi!
Tác giả:   Hình như cậu hơi bất công với kẻ mới vào nghề như tớ? Chính những người trẻ này mới tràn trề cảm xúc, ý tưởng và dự định tương lai vì nguồn cảm hứng vẫn đầy tràn chưa hề bị vơi đi tạo thành những lối mòn trong tư duy!
Vì tớ viết chỉ vì lý do "CỰC CHẲNG ĐÃ" nên ĐIỂM BỐN" cũng là tốt rồi! Sống để nhận "ĐIỂM BỐN" thì tuyệt vời qúa! Còn sống thì  vẫn còn viết tiếp, càng thêm nhiều kinh nghiệm càng tốt chứ sao?
- Kể cả viết câu truyện tưởng như là viễn tưởng, nếu viết hay thì bạn đọc vẫn thích đọc chứ!
.Cái bóng:   Vậy thì tớ nên gọi cậu là người "can đảm" hay là một người điếc không sợ súng bây giờ?Riêng sự lạc quan có một không hai khi đang đứng bên bờ vực của đời mình cũng là tuyệt vời lắm rồi!  Hãy cố lên!
Tác giả:  Mình thực sự thiếu cái chân thứ ba và thay vào đó mình trút cả tâm huyết và thổi hồn và dồn hết chữ TÂM  vào tác phẩm để thay thế cho sự thiếu tài năng.
Cái bóng:  Tại sao cậu không làm thơ? Tớ thấy những bài thơ cậu viết kèm cho tiểu thuyết cũng tạm được. Có thể gọi thơ của cậu là "THƠ LOẠN", nhưng khi đọc và ngẫm nghĩ tớ cũng thấy hay hay, Viết tiếp đi nhé! Đối với những người hơi có chút tài năng thì không thể thiếu được sự điên rồ!
Cái bóng:  Tốt nhất để tác phẩm ra đời hãy đánh giá là chính xác nhất! Nhưng tớ thấy cậu "thai nghén" qúa lâu! Thôi vì cậu là người ốm nặng! Cái"đặc biệt" sẽ "đẻ" ra  cái "đặc biệt"!
- Trong hoàn cảnh của cậu hiện nay thì theo tớ cậu phải thực tế hơn thì mới đến đích được. Vì "vốn" thời gian không nhiều nên tớ thấy cậu không nên viết kỹ càng qúa ví dụ như  cậunghe vài lần một bài hát hoặc đọc đi đọc lại những câu thơ cậu trích dẫn trong tiểu thuyết là không cần thiết, mặc dù tớ biết rằng cậu mắc bệnh nghề nghiệp vì đã có cả một phần ba đời người làm chuyên viên kỹ thuật.
- Trong văn chương thì hơi khác, phải thoáng một chút thì tác phẩm mới hoàn thành được! Chúc cậu chóng được cầm cuốn tiểu thuyết đầu tay cuả mình trên tay!
Tác giả:  Xin thú thực rằng mình hoàn toàn không có một chút tài mọn nào về thi ca cả mà tài năng và cảm hứng thơ là không thể thiếu đối với người viết thơ. Tuy rằng tớ hoàn toàn tin khi người đời nói rằng  "viết thơ phải viết bằng tim, chứ không phải hoàn toàn  viết bằng trí tuệ"! Người viết thơ nhìn đời qua cái lăng kính cuả  riêng cuả thi ca, nếu như khổ thơ truớc viết về nụ hoa thì khổ thơ sau phải để cho hoa nở đẹp!
- Con mắt của người thường và sự nhìn nhận của thi nhân qua lăng kính cuả thi ca hoàn toàn khác biệt. Cậu hãy hình dung  có một nhà nông suốt đời chăn vịt trong cái ao nhỏ cuả mình đã quá ư ngạc nhiên khi một ngày kia có một thi nhân đi qua và tặng ông một bài thơ viết về đàn thiên nga bơi trong hồ, thiên nga ở đâu ra vậy, chắc thi nhân  kia mắt quáng  lại nhìn gà ra vịt rồi!
- Nhiều người quan niệm thơ ca là đỉnh cao của nghệ thuật, là sự bám sát Luật Thơ - cái đó không phải lúc nào cũng đúng, theo tớ  thì thơ là đời,  là người, giống như người, một người có thể hình đẹp, một tâm hồn lớn  mang bộ quần áo đơn sơ thì vẫn thanh cao, vẫn đẹp trong khi một kẻ dốt nát,  đê tiện có vận complê đi giầy đánh bóng đi chăng nữa thì cũng không hề thay đổi. Nếu "THƠ LOẠN" của tớ làm ấm lòng người đọc thì điều ấy đối với tớ là qúy lắm rồi!
Cái bóng:  Cậu dẫn giải khá lắm! Vậy cậu hãy làm thơ đi!
Tác giả:  Tớ vẫn viết đấy chứ, nhưng "Chung một Mái Nhà" nhất thiết phải hoàn thành, bằng mọi giá! Kể cả khi tớ phải viết bằng máu, bằng sự sống của chính mình.
Cái bóng:  Không biết nói gì hơn nữa, tớ chỉ biết chúc cậu còn nhiều thời gian, chóng khỏe lại và thành đạt ước nguyện cháy bỏng cuả mình!
Tác giả: Cũng may là tớ được người bạn và người vợ phê bình và đóng góp kịp thời và đúng chỗ!
Cái bóng:  Lúc nào cậu cũng là nguời gặp may mắn. Chúc cậu chuyến đi thứ hai thương lộ bình an và thành công!
Tác giả:  Cảm ơn cậu rất nhiều! Nhất thiết phải thành công vì lần này  có cậu đi cùng tớ!
Cái bóng:  Rất hân hạnh! Ta cùng đi nhé!
Tác giả: Cái qúy nhất của con người là cái tâm. Từ cái tâm ta có thể làm nên một cuộc đời.
Tác giả: Nhân loại đều chung sống duới một mái nhà nếu ta sống với nhau, vì nhau và cho nhau thì cuộc đời này sẽ là thiên đàng thực sự!
Tác giả: Là tác giả, tôi trân trọng thề rằng tôi sẽ mang trọn tâm huyết cho lao động nghệ thuật và sẽ dùng mọi khả năng của mình để bảo vệ những người khốn khổ và những linh hồn đau khổ.
Author: As an author, I do solemnly swear that I would like to take full dedication for the art work and will use all my capabilities to protect the misserables and the suffering souls.

CHƯƠNG HAI

Đi lao động tại CHDC Đức

1

NGƯỜI ĐÀN BÀ HỌ VÕ

Tên em là Võ Kiều Thi. Một cái tên đẹp thật tương xứng với người con gái đẹp. Phụ nữ Việt Nam mà cao một mét sáu mươi lăm là đẹp. Dáng em uyển chuyển. Có người nói vậy là hơi đung đưa, nhưng mà đẹp. Em có một thân hình mềm mại và cân đối. Đôi chân dài và thẳng. Em có bàn nay nõn nà và mỹ miều. Bàn tay đẹp thế thì người đàn ông nào chả thích nắm. Tóc em đen lay láy, mềm, chảy dài như một con suối đẹp. Em có khuôn mặt thanh tú, hơi có nét kiêu nhưng lại rất đáng yêu. Hầu như trên khuôn mặt cuả em bộ phận nào cũng hài hoà cân đối, đẹp một cách khó tả. Giá như đôi môi đừng cong và cặp lông mày đừng xếch thì đó là một khuôn mặt đẹp hoàn hảo, tuyệt mỹ. Đôi mắt em hay liếc ngang. Chắc vì em đẹp, nếu nhìn thẳng vào mặt những kẻ cứ đăm đăm chiêm ngưỡng một cách trơ trẽn thì em sẽ xấu hổ. Nên để tránh những ánh mắt  trơ trẽn ấy, em chỉ liếc ngang thôi.
Em sinh ra ở Hà Nội, lớn lên trong một gia đình bán trí thức. Cha em làm nhân viên nhà nước, mẹ em làm nghề bán hàng, là cửa hàng trưởng. Nhà lại chỉ có hai chị em nên chẳng có thời buổi nào nhà em phải chịu cảnh túng thiếu như đa số người dân Việt Nam thời đó.
Ngay từ khi còn là một thiếu nữ đang học phổ thông trung học, Kiều Thi đã là một hoa khôi nhờ có nhan sắc khá trội mà đã được rất nhiều bạn khác giới để ý rồi.
Kiều Thi có một cô em gái.
"Đầu lòng hai ả tố nga
Kiều Thi là chị, em là Kiều Nga"(11)
Vào thời bao cấp, cái gì cũng  theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ, quyền lợi.
Cũng may, Thi vừa tốt nghiệp phổ thông thì bố Thi, là một nhân viên  kế toán trong một cơ quan nhà nước cỡ trung bình  được nhận một tiêu chuẩn cho con gái đi mấy nước Đông Âu, may quá lại là đi CHDC Đức chứ không phải Tiệp Khắc.
Bố Thi có làm một bữa liên hoan gọi là  để trả ơn bề trên cuả bố đã giúp đỡ để  Kiều Thi được đi lao động hợp đồng ở CHDC Đức cũ.
Có hai bác ở cơ quan bố Thi đến ăn cơm. Cơm có gà tươi luộc, đậu phụ tươi rán ròn chấm mắm tôm rất ngon, rau muống sào tỏi.
Đó là một bữa ăn tuyệt vời những năm tám mươi.
Có cả một chai rượu nếp ngon cho bố và các bác.
"Tửu nhập, ngôn xuất(1)" nên bố Thi và hai bác tranh luận sôi nổi và vui lắm. Có phải lúc nào cũng có "bữa cỗ" như tối nay đâu.Thời đó Việt Nam còn nghèo lắm!
- Tuyệt vời quá! Chúc mừng ông! Thế là sắp có xe máy Mokick, xe đạp Mifa đi rồi nhé, lại có thêm it tiền sửa lại căn nhà bậc bốn cho nó khang trang hơn! Hơn cả tuyệt vời nhé!
Bác Đệ nói và vui mừng ra mặt.
"Ai ơi chớ vội làm giàu -
Thằng Tây nó tếch thằng Tàu nó qua"(38)
Bác Đoàn trầm ngâm nói tiếp.
- Người dân Việt Nam bị đặt vào cái kiếp muôn đời phải đối phó với giặc xâm lăng, đặc biệt là phải đối phó  với giặc phương Bắc!
-Đúng là do vị trí địa lý bất lợi, giáp giới với một kẻ khổng lồ, tham lam tàn bạo không lúc nào chịu bỏ âm mưu thôn tính người láng giềng nhỏ bé, Việt Nam phải ngàn năm chiến tranh tựa như David chống lại Goliath(39), David còn được chúa Trời ủng hộ để đánh bại Goliath, chứ Việt Nam chỉ có thể học hỏi kinh nghiệm của cha ông trong việc giữ nước.
Bác Đoàn phụ thêm:
- Sử sách đã ghi, năm 938 Trận Bạch Đằng là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do  vua Ngô Quyền chỉ huy đánh quân Nam Hán thua thảm hại trên sông Bạch Đằng. Kết quả, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của vua Ngô Quyền, quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi vẻ vang.
Trước sự chống trả dũng mãnh của quân dân Việt Nam, hơn quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối trên sông, và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết(40). Trí tuệ và trái tim Việt Nam sẽ thắng mọi quân xâm lăng dù nó hung hăng và tàn bạo đến mấy đi chăng nữa.
Bác Đệ nói rất hùng hồn:
   "Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
    Rành rành định phận tại sách trời
    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
    Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời" (41)
Trước lúc ra về bác Đệ  nó vui:
-Thế cháu đã học thuộc tiêu chuẩn đi lao động hợp đồng ở CHDC Đức về chưa? Bác Đoàn hỏi vui. cười vang lên làm Thi xấu hổ.
- Tiêu chuẩn là ít nhất một cỗ xe hiệu  Mokick, 2 cái xe đạp MIFA.Thêm nữa là vải luạ, giấy ảnh, phụ tùng xe đạp và áo lông cỡ người Việt Nam bao nhiêu cũng chưa đủ.
- Bác châm chước cho cháu là con gái! Giúp được gia đình chút nào là qúy chút ấy!
Bố Thi đỡ lời.
- Tôi không phân biệt con gái, con trai!
- Con gái còn đảm hơn con trai ấy chứ!
Bác Đoàn  đáp lại.
- Tiêu chuẩn là ít nhất một cỗ xe hiệu  Mokick, 2 cái xe đạp  hiệu MIFA.Thêm nữa là vải luạ, giấy ảnh, phụ tùng xe đạp và áo lông cỡ người Việt Nam bao nhiêu cũng chưa đủ..
- Chỉ có điều sau nội chiến chịu ảnh hưởng hoàn toàn cuả ngoại bang trong cuộc "Chiến tranh lạnh", đến nay chúng ta vẫn chưa hòa hợp, hoà giải dân tộc được. Dân có mạnh, có đoàn kết thì nước mới vững! Lòng vị tha, quên thù hận là đức tính cao đẹp nhất cuả con người vì đâu cũng là người Việt Nam cả! Việt Nam có đủ tiềm năng để sánh vai với các nước phát triền(51) trên thế giới, nếu như tài sản qúy báu nhất là trí tuệ Việt Nam và lòng tin cuả dân vào Vua. Muốn dân tin thì Vua phải đáng tôn trọng, minh bạch và thanh cao. Vua phải vì dân và đi sau dân chứ không phải đi trước dân thì dân mới phục và dân mới theo Vua.
Có nhà nghiên cứu đã mạnh dạn đề cập đến hai cuộc di tản đau lòng và lớn nhất trong lịch sử của đất nước Việt Nam.
Cuộc di tản thứ nhất xảy ra khi cuộc nội chiến hoàn toàn phụ thuộc vào ngoại bang kết thúc năm 1975 buộc quân Mỹ cùng Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà phải bỏ chạy cùng nhân dân ở  trong vùng chiến sự.
Cuộc di tản thứ hai xảy ra khi nhà cầm quyền áp đặt học thuyết quái gở vào một đất nước nông nghiệp, nghèo nhất nhì thế giới vào những năm Tám Mươi để nhân dân hoàn toàn mất tự do, để những bà mẹ hy sinh cả đàn con cho cuộc chiến tranh để rồi đói khổ chỉ còn cách lang thang chìa tay xin ăn để qua ngày mà thôi:
Cuộc di tản thứ hai này  đã gây ra hậu qủa cũng không kém phần thương đau như cuộc di tản thứ nhất năm 1975.Lần đầu chạy di tản vì mạng sống. Lần thứ hai chạy di tản vì mưu sinh, cũng vì sự sống!
Trong khi cuộc di tản thứ nhất đầy nước mắt, máu đau thương và tang tóc vì biệt ly, cha mẹ lià con, người thân lià nhau làm mồi cho cá mập thì cuộc cuộc di tản thứ hai cũng thảm khốc không kém gì lần trước, cũng  lại cái cảnh con lià cha mẹ, vợ chồng lià nhau để đi làm thuê trả nợ chiến tranh và kiếm miếng ăn qua ngày. Trong hai cuộc di tản đau thương này thì cái đau xót nhất là đất nước Việt Nam đã mất đi cái qúy nhất là chảy máu chất xám đến cực độ và  vì vậy nhân dân hoàn toàn mất lòng tin vào Vua.
Trong khi Lê Lợi(Lê Thái Tổ) đã cho xây Tháp Rùa ba tầng sau khi đánh đuổi quân xâm lược Minh ra khỏi bờ cõi để đền ơn thì nhà cầm quyền  sau khi "đất nước thống nhất"- Cầu Hiền Lương đã thông nhưng lòng người vẫn ngăn cách và  vì mải say sưa chiến thắng, vỗ ngực tự mãn và tranh chấp quyền hành và lũng đoạn, cướp bóc của nhân dân còn tàn bạo hơn cả thời kỳ thuộc điạ nên đã đẩy hàng chục ngàn trí thức sang Đông Âu và các nước Ả-Rập làm thuê  với đồng lương rẻ mạt để trả nợ chiến tranh. Là phe thắng, đúng theo luật chiến tranh thì họ phải lo hoà giải và đảm bảo cho đối phương thì họ đã hành động hoàn toàn trái ngược, vi phạm nhân quyền, vi phạm luật chiến tranh một cách nghiêm trọng.
Kỹ sư,cán bộ đại học phải đi làm nghề"culi" để nuôi sống bản thân và gia đình. Rất nhiều gia đình vì "xa mặt, cách lòng" đã ly tan một cách đau thương.
Trong khi chính quyền Phát-Xit Đức đã gây tội tày trời trong chiến tranh Thế Giới Thứ Hai mà họ vẫn còn nghĩ đến cuộc chiến tranh sẽ kết thúc và hoà bình lập lại bằng cách chuẩn bị cho khi hoà bình lập lại như lập trường năng khiếu "NAPOLA"(80) để đào tạo tầng lớp trí thức tiên phong phục vụ đất nước sau chiến tranh  nên hơn mười năm sau nhờ chương trình "Marshall-Plan(81)",  một nước Đức tự do, dân chủ và thịnh vượng được xây dựng lại. Nhiều người cựu học sinh của trường năng khiếu "NAPOLA"(80)  đã giữ chức chủ chốt như Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia sau này.
"Tôi đã thấy bạn tôi đi buôn trên đường phố Nga
Bạn tôi xây bao công trình cho Mỹ
Người Việt tài năng lang thang nơi đâu
Xa dấu quê nhà
Anh có đau không?
Chị có đau lòng không?
Tôi đã thấy người Việt năm xưa con Rồng, cháu Tiên
Thật thà yêu nhau xây dựng nước
Người Việt nào giờ đây lo toan riêng tư
Khôn quá hóa hèn
Anh có đau không?
Chị có đau lòng không?
(...)
Thôi, đừng hát, đừng mãi ngợi ca
Những lời hát nhàm chán
Ru quê hương ta vinh quang thăng hoa trong bao niềm kiêu hãnh
Mà quên đi áo cơm và hoa hồng! "
(Trích từ Bài ca Trần trụi của tác giả Trần Tiến)
- Trong lịch sử Việt Nam, thời kỳ phồn vinh cuả đất nước Việt Nam  chính là thời kỳ hưng thịnh cuả đất nước trong các triều đại mà Vua xuất chúng, dân đồng lòng.
"Nguyễn Huệ  là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào..(50)"
Bác Đoàn trầm ngâm nói tiếp
"An Nam chớ vội làm giầu
Thằng Tây nó tếch, thằng Tầu nó sang(38)"
Bố Thi chỉ ngồi gật gù đồng ý!
Hai bác lục tục muồn về.
Bố Thi nói to:
- Thế cô Thi đâu ra chào hai bác đi con!
- Cháu chào hai bác lại nhà ạ!
- Hai bác chúc cháu lên đường thượng lộ bình an, mạnh khoẻ và thành công nhé!
- Mời hai bác lại nhà ạ!
-Qúy hoá quá!
-Cảm ơn hai bác!
Bố Thi giơ hai tay ra bắt tay hai bác.
Những năm tám mươi người Việt Nam đối xử với nhau chân thật và nhân hậu lắm.

***

Việc đi lao động hợp đồng ở CHDC Đức  cuả Võ Kiều Thi "thuận buồm xuôi gió(1) tựa như được ấn định trước.
Đúng lịch hẹn Võ Kiều Thi  được hai bố mẹ đưa lên sân bay Nội Bài lúc ấy còn bé nhỏ và đơn sơ lắm, sau đi bằng máy bay cuả công ty hàng không Nga Aeroflot(Liên Xô cũ) sang thẳng Đông Berlin, xuống sân bay Schönefeld (CHDC Đức cũ) giữa buổi đêm có người đội trưởng dẫn đoàn đi và sau đó đi xe buýt về ký túc xá tại Khu nhà cao tầng phố Blasewitzer Str. Dresden.
Cuộc đời hình như đã định cho Kiều Thi một cuộc sống khi rời tổ ấm khá suôn sẻ.
Kiều Thi được phân về lao đông hợp đồng tại nhà máy "VEB Pentacon" Dresden chuyên sản xuất và lắp ghép máy ảnh, đứng đầu ngành của ngành công nghiệp  ảnh Đông Đức.
sẽ được tổ chức : nhà máy "VEB Pentacon" Dresden  được coi như là một công ty Đức đã bảo vệ và phát huy truyền thống ảnh cuả nước Đức, đặc trưng nhất là cuộc triển lãm "150 năm Photography - 150 năm của máy ảnh từ Dresden", được tổ chức vào mùa hè năm 1989 tại Đông Đức, đánh dấu và ghi nhận tầm quan trọng và ý nghiã đặc biệt của ngành công nghiệp ảnh Đông Đức.
Điều may mắn cho Kiều Thi  là làm lao đông hợp đồng tại nhà máy "VEB Pentacon" Dresden  chỉ đi làm hai ca, ca sáng và ca chiều, không phải làm ca đêm.
Ngày thứ Sáu, ngay sau giờ tan tầm, trời đột ngột đổ mưa như trút, Kiều Thi đang đứng chỗ bến tàu điện và bị ướt sũng.
- Em có về luôn không Thi?
- Chào anh Hiếu!
- Thì ra anh Hiếu, người Hà Nội, sống ở tầng Năm, nổi tiếng là giàu có và hay mở đài hết cỡ mỗi khi đi làm về vào buổi chiều đây! Kiều Thi  mỉm cười nghĩ thầm.
- Em không ngại thì mặc tạm cái áo khoác cũ cuả anh cho đỡ bị ướt?
Hiếu khẽ hỏi, cởi chiếc áo da đang mặc và khoác lên vai Kiều Thi .
- Cho đỡ ướt.
- Cảm ơn anh tàu điện sắp đến rồi!
- Thi cứ khoác tạm không ướt hết, run lên cầm cập rồi! Lạnh lắm không em?
- Cũng bớt lạnh rồi anh Hiếu ạ!
Thi  dịu dàng đáp và khẽ mỉm cười nghĩ đến cái mũi hếch cuả "người đồng hương".
Vừa tạnh mưa xong thì tàu điện số Bốn đến bến tàu điện.
Hiếu nhương cho Kiều Thi  lên tàu điện và đứng ngay cạnh cửa tàu điện.
Tàu điện về đến  khu nhà cao tầng phố Blasewitzer Str. Dresden. Hiếu và Kiều Thi  xuống tàu đi vào khu nhà ký túc xá cao tầng phố Blasewitzer Str. Dresden.
Hai người đứng đợi phiá trước cầu thang máy. Hiếu bấm nút gọi thang máy. Kiều Thi  cởi chiếc áo khoác da đưa lại cho Hiếu:
- Cảm ơn anh rất nhiều! Nếu không có nó chắc em ướt như chuột lột rồi!
Hiếu bấm thang máy lên tầng Năm. Cả Hiếu và Kiều Thi  đều ở tầng Năm.
- Kiều Thi  vào phòng anh uống cốc chè cho ấm nhé?
Hiếu mời.
- Vâng!
Hiếu dẫn Kiều Thi  về căn hộ cuả mình, mở cửa căn hộ và mời Kiều Thi  vào phòng mình.
- Em đợi anh ra bếp đun nước pha chè một lát nhé?
- Anh cứ làm tự nhiên.
- Kiều Thi  thích uống loại chè gì?
- Cho em xin một cốc chè bạc hà cay nhé!
Thi nhìn căn phòng bày biện khá dễ coi. Kiều Thi  nhìn chiếc đài cát sét SHARP 777 và vô số băng cát sét để bên cạnh.
- Chắc anh Hiếu có nhiều nhạc hay lắm nhỉ?
Kiều Thi  tò mò hỏi.
- Em có thích nghe nhạc ABBA không?
Hiếu đi ra phiá chiếc đài cát sét SHARP 777, chọn cuộn băng ABBA, mở ngăn cát sét, đưa cuộn băng ABBA vào, đóng lại và mở băng.
- ABBA em cũng thích, nhưng em thích nghe "BoneyM" hơn.
Kiều Thi  nhỏ nhẹ đáp lại.
- "BoneyM"  anh cũng có.
- Để anh mở cho em nghe!
Nói rồi Hiếu thay cuộn băng "BoneyM", mở băng và đi ra bếp pha  hai cốc chè bạc hà cay.
Hiếu mang hai cốc chè bạc hà cay vào phòng để xuống bàn và đưa một cốc mời Kiều Thi :
- Mời em!
- Cảm ơn anh! Chè thơm và ấm quá!
- Anh Hiếu nấu ăn một mình?
- Không anh ăn chung với hai người bạn cùng căn hộ.
- Ngày mai anh Hiếu sang nhà em chơi. Em ở căn hộ số 515 ngay cạnh thang máy!
- Thế thì tuyệt vời quá, uống chè đi em kẻo nguội. Hiếu đáp.
- Anh có điã nhạc này "Celine Dion & Bee Gees - Immortality", chắc là em cũng thích?
Hiếu lấy cái điã hát đưa mời Kiều Thi xem.
-Sao có cả điã hát vàng ư anh Hiếu?
- Đúng, đĩa này người ta cũng gọi là điã hát vàng.
- Nó cũng chính là điã hát gốc(MASTER RECORDING) để từ bản điã hát này người ta sao ra và bán đại trà.
- Điã hát hát vàng này đắt hơn điã hát đen rất nhiều, nhưng chất lương hoà âm tuyệt vời và hơn hẳn điã hát đen rất nhiều, em ạ.
- Anh mời em nghe thử nhé? Nói rồi Hiếu mang cái điã hát vàng ra chỗ đặt máy điã hát, khéo léo rút cái điã hát vàng ra  khỏi vỏ và đặt lên máy điã hát. Sau khi Hiếu bật máy điã hát lên thì căn hộ vang lên tiếng hát nồng nàn tha thiết của đôi song ca Celine Dion & Robin Gibb - tiếng hát đã từng làm "vỡ tim" hàng triệu người nghe.
"So this is who I am,
And this is all I know,
And I must choose to live,
For all that I can give,
The spark that makes the power grow
 (...)
Immortality
I make my journey through eternity
I keep the memory of you and me inside
Fulfil your destiny,
Is there within the child,
My storm will never end,
My fate is on the wind,
The king of hearts, the joker's wild,
But we don't say goodbye,
We don't say goodbye,
I'll make them all remember me
Cos I have found a dream that must come true"
Nếu người Việt Nam  thường nói rằng":
"Đàn bầu ai khảy nấy nghe
Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu"
thì qủa là không sai!
Khi giọng ca đằm thắm, thiết tha của đôi song ca Celine Dion & Robin Gibb  vang lên quện vào tiếng nhạc thì cũng là lúc Hiếu và Kiều Thi bị "say tình". Ngây ngất như nuốt lấy từng câu hát Hiếu mở vòng tay đón Kiều Thi  vào lòng thì theo bản năng tự nhiên Kiều Thi  cũng đi đến bên Hiếu và dịu dàng ngả vào vòng tay ấm áp đó. Hiếu say đắm nhìn vào đôi mắt Kiều Thi đang lung linh và tìm đôi môi nóng hổi, nồng nàn ở đâu đây gần lắm.
Hiếu ghì đôi môi tham lam, thèm khát của mình vào môi Kiều Thi  và ngất ngây đắm chìm vào nụ hôn say đắm, ngọt ngào đến khó tả.
Thế là cái gì đến sẽ phải đến.Vẫn ôm chặt Kiều Thi vào lòng mình  và ngây ngất trong nụ hôn cháy bỏng, Hiếu vội vàng cởi khuy áo sơ mi ôm chặt lấy cơ thể tròn căng tràn trề  khát vọng của Kiều Thi.
- Đừng làm thế anh Hiếu, em sợ!
Trong khi Kiều Thi chân tay bủn rủn do sợ hãi hay vì bị kích thích thì Hiếu nhanh chóng và dịu dàng đưa cả khuôn mặt và cái mũi hếch của mình vào khám phá cái bộ ngực tròn căng của Kiều Thi - một cô gái đang độ hai mươi cái xuân xanh. Nếu người đời ví người con gái  đang độ hai mươi cái xuân xanh tươi như một bông hoa đẹp thì quả là không sai chút nào.
Nếu như trong truyện cổ tích "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" tả Bạch Tuyết  đẹp nhất trần gian thì bây giờ nàng Bạch Tuyết  đang đứng trước mặt Hiếu chứ không chỉ có  ở trong truyện cổ tích mà thôi.
"Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn"(82)
Chác rằng người đàn ông nào đang độ tuổi hai mươi lăm cũng sẽ làm như Hiếu. Thuắt một cái vẫn đang ôm Kiều Thi  giờ chỉ  còn mặc chiếc quần âu bó gọn thân hình tròn căng, chưa mặc áo vào lên giường và đè nghiến xuống như một con hổ vồ mồi. Vừa đè lên người Kiều Thi, Hiếu vừa cởi cái quần âu của Kiều Thi ra. Trong khi Kiều Thi dùng hết sức bình sinh để đẩy Hiếu ra thì sư việc đã xảy ra. Kiều Thi đột nhiên thét vang lên kêu đau và ngôi dậy đẩy Hiếu ra. Kiều Thi  nhìn xuống tấm đệm ga giường màu trắng có loang vết đỏ. Như chợt hiểu, Kiều Thi ôm mặt khóc nức nở:
- Anh đã hại đời em rồi!
- Cho anh xin lỗi!
- Anh yêu em! nói rồi Hiếu dịu dàng ôm Kiều Thi vào lòng mình an ủi:
- Đừng giận, cũng chỉ vì anh yêu em thôi mà!
- Không giận? Anh không bao giờ được bỏ em đâu nhé!
-Đừng bao giờ để em cô đơn!
- Không bao giờ!
- Anh xin hứa!
- Phải giữ lời hứa nhé, anh Hiếu? Kiều Thi  vẫn sụt sịt khóc.

2

TRƯƠNG HIẾU -  KIỀU THI
Năm giờ chiều.
Ký túc xá  tại Khu nhà cao tầng phố Blasewitzer Str. Dresden nhộn nhịp hẳn lên. Lúc này là giờ tan tầm, người lao động từ vô số các nhà máy trong và quanh thành phố Dresden đổ về khu nhà cao tầng.
Người Việt Nam lao động hợp tác thuờng được phân ở chung tại các căn hộ có 2 đến 3 phòng.Thường là hai hoặc ba người chung nhau một căn hộ có hai hoặc ba phòng, dùng chung một tủ lạnh, một bếp, một nhà tắm có phòng vệ sinh  ở bên trong. Căn hộ nào có ban công để phơi quần áo thì quá ư là may mắn, nếu không thì phải phơi quần áo ở  ngay trong phòng.
Khu nhà cao tầng đó nằm ở vị trí rất thuận tiện. Nếu ta hỏi người lao động hợp đồng Việt Nam về danh lam thắng cảnh Dresden thì khác gì vô tình bắt họ miễn cưỡng phải tham gia cuộc thi đố quá ư là khó.
Điều mà người lao động hợp đồng Việt Nam  ở CHDC Đức quan tâm nhất và họ cũng rất thông thạo là cửa hàng bán giấy ảnh, bán vải lụa, bán xe đạp, cửa hàng bán xe máy. Cái mà họ quan tâm nhất phải là xe Moped hiệu  Mokick, 50cm, sơn màu xanh nước biển  là được ưa chuộng nhất.
Xe 70 đến 90 phân khối không được ưa chuộng lắm.
Xuống đến cửa ra vào ở tầng trệt đi ra ngoài cửa là đã nhìn thấy ngã tư có bến tàu điện đi các ngả.
Đi rẽ ngay sang tay phải về hướng Nam là đi đến quảng trường Fetscher(Fetscherplatz), cũng đồng thời là bến đổi tàu điện.
Đi qua đó chừng 750 mét là đến Đại Công Viên Dresden(Großer Garten) rất đẹp và thoáng mát, đi dạo ở đó muà hè thì thích lắm.
Đại Công Viên Dresden(Großer Garten) còn gắn liền với lịch sử bi thương cuả thành phố Dresden ngay sau khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai  sắp chuẩn bị kết thúc. Vào đêm 13/02/1945,  dưới sự chỉ huy cuả Tư lệnh ném bom người Anh, Arthur Harris (1892-1984), 773 máy bay ném bom của Anh bằng hai đợt tấn công rải thảm bom cháy đã phá hủy hầu hết các mái nhà và cửa sổ cuả cả thành phố Dresden. Khoảng 650.000 quả bom cháy được ném xuống đã biến cả thành phố Dresden  hoàn toàn trở thành đống tro tàn. Nhà thờ Đức Bà(Frauenkirche)và theo tin không được công bố thì khoảng 60 ngàn dân Dresden chạy lánh nạn ở Đại Công Viên Dresden (Großer Garten)  bị bom Anh và Mỹ "thảm sát" trong đêm đó. Mặc dầu Dresden hoàn toàn nằm bên ngoài vùng chiến sự vào thời điểm lúc bấy giờ.
Phiá đầu và trong giữa công viên có hai cái quán phục vụ khách đồ ăn thức uống đặc trưng cuả vùng Saxôny(Sachsen), đi xuyên qua Đại Công Viên, sau đó đi qua đường là đến Sở Thú Dresden(Dresdner Zoo), điểm hút cuả các  vị khách nhỏ tuổi. Ngoài ra các bạn trẻ có thể đi khám phá vẻ đẹp cuả Đại Công Viên  bằng tàu hoả đi vòng trong Đại Công Viên(Parkeisenbahn).
Đi xuống cửa ra vào là nhìn thấy ngã tư đường, ngã tư tàu điện. Từ đó đi tàu điện số sáu đi về hướng Bắc là đến quảng trường Schiller (Schillerplatz) ngay bên cạnh Cầu Xanh (Blaues Wunder). Khác với Paris có những ba mươi bảy chiếc cầu qua sông Seine, Dresden "chỉ có" mỗi năm chiếc cầu qua sông Elbe, trong khi Dresden không hề kém hơn Paris về vẻ đẹp và sự tráng lệ là mấy. Sau khi thống nhất nước Đức, vì là di sản  vân hoá cuả thế giới, Dresden được tu bổ và xây dựng lại tráng lệ không kém gì vẻ đẹp ngày xưa, thời hưng thịnh nhất cuả nó.
Tên thật cuả cầu Xanh mà người dân thường gọi là Cầu Loschwitz ở Dresden.Cầu này kết nối các biệt thự, khu dân cư quận Blasewitz và quận Loschwitz. Quận Loschwitz có rất nhiều biệt thự đẹp, nó là khu tập trung giới thương lưu cuả cả thành phố Dresden.
Cầu Xanh đánh dấu cái mốc lịch sử trong nghệ thuật về kỹ thuật ở Đức.Cầu Xanh được hoàn thành vào năm 1893 và là một trong năm chiếc cầu  qua sông Elbe tại thành phố Dresden. Cầu Xanh được liệt kê là cái cầu lâu đời thứ hai ở Dresden đứng sau Cầu Marien(Marienbrücke). Nó là một trong những điểm mốc đáng chú ý tượng trưng của thành phố Dresden.Cầu Xanh được hoàn thành vào năm 1893 là một trong năm chiếc cầu của thành phố Dresden qua sông Elbe.
Dresden là một thành phố cổ kính, tráng lệ, người đời ví nó là hạt trân trâu cuả Đông Âu(35)
Khu phố cổ được xây dựng và tu bổ lại sau khi nước Đức thống nhất lại cổ kính, tráng lệ,  vẫn đẹp như thuở xưa.
Đó là nhà Thờ Đức Bà( nhà thờ Tin Lành)(36) được "cải tổ hoàn sinh"
 y nguyên như lúc mới được xây hoàn toàn chỉ bằng tiền quyên góp của những người hảo tâm trên khắp địa cầu - có một không hai trên thế giới!
Đó là  vô số viện Bảo Tàng, nhà thờ đẹp, nhà hát Ôpera "Semper", Viện Nghệ Thuật, Vườn cung Vua(36), vân vân và vân vân.Nếu có dành một tháng thì du khách vẫn chưa  thể khám phá hết những vẻ đẹp của thành phố Dresden cổ kính bên dòng sông Elbe hiền từ và diễm lệ.

 ELBFLORENZ
À ơi .. đây sông Elbe bên núi Borsberg xanh rờn
Bad Schandau ở tận trên nguồn
Trời xanh mây trắng phủ cành cây xanh
Ai về Elbflorenz thăm anh?
Non xanh nước biếc cố đô thành
Muốn leo núi Borsberg thì vượt cầu Xanh
Non xanh nước biếc, bức tranh hữu tình
Cố đô đầy ắp duyên tình
Muốn sang phố cổ đi  vào vườn Vua
Qua cầu Hoàng Đế cạnh con ngựa Vàng
Câu ca cổ Opera vẫn ngân vang
Hỡi cố đô xưa thuở nào, ôi sao tráng lệ, huy hoàng
Elbfrorenz, Elbfrorenz, hỡi cố đô ơi sao mà đẹp quá
Trên tường thành vẫn bức tranh kia
Qua biết bao triều đại cùng vết thời gian đã trôi qua?
Elbflorenz, Elbflorenz, huy hoàng, diễm lệ
Lúc đêm về, sông Elbe ngập mình trong ánh điện lung linh
Khi nhẹ bước qua cầu,  như đi cạnh bóng mình
Elbflorenz, Elbflorenz, sao mà thân quen quá
Có phải khách lãng du luôn để lại chút tình?
03/2013

3

TÌNH NỒNG
Ký túc xá tại Khu nhà cao tầng phố Blasewitzer Str. Dresden
Ký túc xá  tại Khu nhà cao tầng phố Blasewitzer Str. Dresden chủ yếu là người Việt Nam, chỉ có một ít là người châu Phi.
Từ ở tầng 5 chợt vang lên tiếng nhạc của Bee Gees mà ở cách xa 500 mét người ta vẫn còn nghe rõ.Nếu không có đài cát sét và không có cát sét nhạc hay thì nghe chút đỉnh còn được, chứ ngày nào cũng phải nghe thì chán và bực mình lắm.
Nhạc nhẹ được ưa chuộng vào những năm tám mươi là "Beach Boys","Roland Kaiser", "Modern Talking", "Robin Gibb" v. v.
Sở thích âm nhạc mỗi người một kiểu, hoàn toàn khác nhau chứ không phải ai cũng thích những "dòng nhạc" đó.
Được cái hay là người Việt Nam hay nể, kiên nhẫn và chịu nhịn.
Phải chăng đó cũng là văn hoá hay, đáng để người khác học?
Phật dạy:"Một điều nhịn, chín điều lành!", nên không có ai can thiệp hoặc tỏ ra khó chịu với Hiếu cả.
- Chắc thằng Hiếu đã về, đúng là chiếc SHARP 777 có công suất lớn thật.Mọi người bảo nhau:
- Nó lại sắp đưa người yêu đi chơi ăn tối đấy.
Trương Hiếu và Kiều Thi, hai người vừa đi thang máy xuống  và đi ra khỏi cửa.
- Thi, hôm nay em thích đi đâu?
- Mình ra quán Blockhaus gần gần chỗ con ngựa vàng(Goldener Reiter) đi anh, em thích vừa ngồi ăn vừa ngắm sông Elbe lúc ban đêm.
- Ừ đi nhé, anh cũng thích như em.
Hai người nhanh nhảu đi ra bến đợi tàu điện số sáu. Bản giờ tàu điện thì hai đứa thuộc lòng vì đi liên tục mà.
Hiếu chià tay ra đón tay Thi và kèo Thi vào sát mình.
- Tàu 6 đến rồi, đi lên tàu đi em.
Tàu 6 đến bến dừng lại. Cửa tàu mở ra. Hiếu đỡ tay dẫn Thi lên tàu ngồi xuống ghế. Hiếu đứng ngay cạnh Thi, tay bám vào thành ghế cuả Thi.
Thi quay lại ngẩng lên nhìn Hiếu cười duyên dáng:
- Sao anh nhìn em lạ thế?
- Mái tóc em đẹp quá!
-Em xinh quá! Ngồi một mình càng xinh!
Được lời như cởi tấm lòng(11).
Thi quay lại ngẩng lên nhìn Hiếu cười.
Cô nhìn khuôn mặt Hiếu, cái mũi hếch đến là ngộ sao hôm nay đáng yêu thế! Thi nghĩ thầm và khẽ mỉm cười một mình.
Tàu 6  dừng ngay ở bến Cầu Augustus(Augustus Brücke) ngay ở phiá truớc con ngựa vàng(Goldener Reiter).Đây là chiếc cầu nối trung tâm khu phố cổ Dresden(Dresden Altstadt) với phố Mới Dresden( Dresden Neustadt).
Hiếu nâng tay đỡ Thi từ trên tàu bước xuống và dắt Thi sang đường đi lên quán "Blockhaus".
Đến trước cửa quán, Hiếu mở cửa nhường cho  Thi đi vào trước.
- Hôm nay phải đợi một tiếng  mới có bàn rỗi vì khách quá đông!
Người tiếp tân nhanh nhẳu nói, xin lỗi và đi vào ngay.
Hiếu rút ví lấy tờ 20 Ostmark ra nhưng anh ta không để ý.
Thời CHDC Đức cũ, đi ăn quán không đắt lắm, nên quán nào cũng đông nghịt và phải chờ rất lâu, thường là từ một đến hai tiếng đồng hồ là chuyện rất bình thường.
Thời Đông Đức, người Việt Nam đi lao động hợp đồng duy chỉ có món ăn truyền thống là cơm với rau bắp cải trắng luộc chấm nước mắm xì dầu, gà non luộc hoặc rang mặn, cá chép rán hoặc kho mặn. Khác với những người lao động khác, Thi không phải vào bếp nấu những món ăn đơn giản đó. Vì Hiếu thường đưa Thi đi ăn ở trung tâm, hôm thì ra quán ăn sang trọng Blockhaus(30), quán gần chỗ con ngựa vàng(Goldener Reiter), hôm thì ra quán ỏ phố Praha ( Prager Str.)
Trước khi đi bao giờ Hiếu cũng mở toang cửa sổ và bật cái SHARP 777 lên hết công suất, nên ai cũng biết Hiếu và Thi sắp chuẩn bị đi trung tâm ăn tối.
Hiếu cũng là công nhân xuất khẩu  như mọi người khác, nhưng có gan buôn lậu thì dễ kiếm tiền hơn người khác.
Thời CHDC Đức cũ, lương công nhân bình thường chỉ được 600 đến 850 Ostmark.Đổi lậu sang tiền D-Mark(đơn vị tiền tệ CHLB Đức) với tỷ giá 1/5
Lúc bức tuờng sắp sụp đổ là 1/20( 20 Ostmark tương đương với 1 DM)
Hiếu vừa may quần bò phục vụ dân Đông Đức, vừa buôn lậu băng cát sét trắng,  nhạc thu lậu và đồng hồ điện tử đeo tay.
Trong ký túc xá tại Khu nhà cao tầng phố Blasewitzer Str. Dresden, nếu có khách mua, chạy từ tầng dưới lên tầng trên, mua đi bán lại cũng có vài trăm ngay lập tức.
Tiền đó lại được đổi sang D-Mark để vào Intershop(22) mua đồ xịn.Thời đó kiếm tiền sao mà dễ đến thế!

***

Đi ra khỏi ký túc xá, hai đứa hoàn toàn tự do.
Thi dựa vai vào ngực Hiếu, âu yếm ôm eo anh.
"Trầu này têm những vôi tàu,
Giữa đệm cát cánh, hai đầu quế cay(1)"
- Em nghe tiếng tim anh đập.
-Nó đang đập cho em, cho riêng em thôi đấy!
- Nếu được hiến tim cho em, anh cũng sẽ hiến vì như vậy em sẽ phải yêu anh suốt đời, chừng nào tim em vẫn còn đập!
- Ứừ, em không đâu! Suốt một đời người ư? Lâu quá đi mất!
Thi cười giòn tan, vui lắm.
Hiếu hơi trầm ngâm, mặt thoáng  một nét buồn man mác.
- Anh vừa nghe lời em nói hay đó chính là tiếng lòng em đấy?
- Trời ơi, ngốc quá!
- Em đùa cho vui. Anh không hiểu, không biết đùa à?
Thi dựa vào người Hiếu, ghì chặt Hiếu vào lòng mình, thật chặt.
Đúng một tiếng sau, người tiếp tân đi ra.
-Xin mời hai anh chị vào.
Anh ta khoan thai mở cửa, ngiêng mình mời khách vào rất lịch sự.
Anh ta đi trước, Thi và Hiếu bước theo sau.
- Anh chị thích bàn cạnh cửa sổ hay cạnh lối đi?
- Cạnh cửa sổ.
Thi đáp.Vì Hiếu lần nào cũng cho tiền nước(Trinkgeld)(36) khá hậu nên người tiếp tân  dẫn hai người đến cái bàn cạnh cửa sổ.
Anh ta kéo ghế ra cho Thi và giúp Thi ngồi xuống ghế.
- Xin mời anh chị!
Người bồi bàn đi ra gần bàn của Hiếu và Thi bên cạnh cửa sổ.
-Đây là bảng thực đơn!(Hier ist das Menü!)
-Anh chị có muốn đặt gì uống ngay không?
Hiếu nhìn sang Thi như muốn hỏi. Thi ngồi im lặng đang xem thực đơn.
- Xin anh cho chúng tôi có thời gian suy nghĩ. Ngay bây giờ chúng tôi chưa thích đặt gì! Cảm ơn anh!
Hiếu đáp.
Người bồi bàn cảm ơn và đi vào phía trong.
Còn lại hai người, Hiếu hỏi Thi
- Em thích dùng món gì? Em đã chọn chưa?
- Em có thích ăn cá hồi rán có bơ thực vật quệt ở trên không?Món này ăn cùng với khoai tây mới luộc có rau thơm rải lên trên tuyệt vời lắm.
- Anh thích dùng gì thì em cũng ăn món đó. Anh là sành ăn lắm đó! Đúng là món cá hồi rán có bơ thực vật quệt ở trên là it chất đạm, thơm ngon, dễ ăn, nhẹ nhàng vì đã chín giờ tối rồi còn gì.
- Em thích uống gì hay là mình uống rượu vang nhẹ, chỉ uống ly nhỏ vừa thôi!
Thi nghe thấy hấp dẫn quá. Thì em chiều anh vậy.
- "Thuyền theo lái, gái theo chồng(1)mà anh!"
- Cảm ơn em nhiều lắm!
Mặt Hiếu hớn hở, vui lắm.Sao tối nay lại đẹp đến thế!
Hiếu nhìn sang Thi. Thi nhìn vào mắt Hiếu, nhìn lâu lắm.
Cái ánh mắt cháy bỏng  đa tình lung linh ấy đã đốt cháy con tim Hiếu trong giây lát!
"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.(27)"
Hiếu vui lắm, cái cảm giác hạnh phúc dâng trào, hình như Hiếu đang ở chốn thần tiên.
Hiếu để tay nhẹ nhàng đặt lên bàn tay xinh đẹp của Thi đang để trên bàn ăn được trải khăn màu hồng sang trọng.
Hiếu nhìn xuống dòng sông Elbe nước chảy êm đềm trong ánh đèn đêm lung linh hư ảo.
Có phải đó là dòng sông trong thế giới thần tiên, còn đây có phải là quán ăn hết ưu phiền(28)? Hiếu thầm nghĩ.
- Anh chị đã chon xong món ăn chưa?
Người bồi bàn hỏi và vô tình đã làm giấc mơ đẹp cuả Hiếu đột ngột kết thúc.
-Chúng tôi thích đặt món cá số 20
Hiếu nhìn người bồi bàn  trả lời.
- Món cá hồi rán có bơ thực vật quệt ở trên ăn với khoai tây mới luộc có rau thơm rải lên trên ?
- Tuyệt vời!
- Món này cuả chúng tôi được khách hàng rất ưa thích.
- Hai suất cá số 20?
-Anh chị  muốn uống gì?
-Cho chúng tôi xin 2 ly nhỏ vừa rượu vang nhẹ.
- Riesling Auslese(29) ?
- Rượu trắng hay rượu đỏ?
- Rượu trắng ạ!
- Vâng, chúng tôi rất thích loại đó!
- Anh là người rất sành rượu vang, anh qủa là một nhà biết hưởng thụ tuyệt vời!
- Cảm ơn, anh quá khen!
- Tôi sẽ mang ra ngay.Nói rồi người bồi bàn nhanh nhảu đi vào phiá trong bếp.
Mười lăm phút sau người bồi bàn  quay lại, cái khay trên tay có một chai "Riesling Auslese" và 3 cái ly nhỏ vừa.
Anh ta đặt cái khay xuống bàn, hai tay đưa cái chai có buộc cái khăn màu hồng thành bông hoa ôm cái cổ chai rất đẹp về phiá Hiếu.
- Dạ vâng, xin cám ơn anh!Hiếu đáp.
Người bồi bàn dùng cái mở chai rượu vang và rút cái nút gỗ ra một cách khéo léo. Làm nghề bồi bàn cao cấp, tay phải khéo như xiếc.
Anh ta đặt cái cốc thứ ba để không lên bàn và rót "tráng trai" một cách hết sức khéo léo.
Sau đó anh ta rót ra nửa ly nhìn Hiếu và Thi. Hiếu làm hiệu"tôi nếm thử"
Anh ta đưa cái khay có nửa ly rượu vang vừa rót sang phiá Hiếu, tay trái anh ta vẫn giấu sau lưng mình một cách trang trọng.
- Xin mời anh!
Hiếu nhấm nháp và gật đầu cảm ơn:
- Cảm ơn anh, ruợu ngon và thơm lắm!
- Cảm ơn anh và chị.
Sau đó anh ta  rót rượu vào hai cái  ly nhỏ vừa, tay khẽ lắc cổ chai rất điệu.
-Xin mời
Người bồi bàn  đưa cái khay về phía Thi rồi sau đó đưa sang cho Hiếu.
Trong khi Thi và Hiếu cụng ly thì người bồi bàn đi vào phiá trong bếp.
-Một buổi tối quá đẹp, anh Hiếu!
- Cảm ơn anh đã dành cho em có được diễm phúc này!
- Thi ơi, anh phải cảm ơn em mới phải. Tối nay hoàn toàn thuộc về em!
-Chưa bao giờ anh thấy em xinh như tối nay!
Má Thi đỏ hồng, vì uống rượu nồng, vì bẽn lẽn hay vì hạnh phúc?
Hay là vì cả ba?
Thuắt một cái người bồi bàn  đã quay lại bàn với hai suất cá hồi rán có bơ thực vật quệt ở trên ăn với khoai tây mới luộc có rau thơm rải lên trên .
Anh ta đặt một suất xuống cho Thi và sau đó đi đến bên Hiếu đặt điã thức ăn nữa xuống.
- Mời anh!
- Mời chị!
-Chúc anh chị ăn ngon!
- Cảm ơn!
Cả hai người đều đáp lại.
Hiếu nâng ly cụng với Thi, đúng là tay chạm tay, mắt đã say!
- Chúc mừng và cảm ơn em đã dành cho anh một buổi tối rất đẹp như thế này.
- Chúc em ăn ngon!
- Chúc anh cũng như vậy!
Hai người cùng ăn rất ngon miệng.
Thi vừa ăn vừa ngắm phố cổ bên kia sông Elbe trong ánh đèn đêm.Đúng là gần như đôi uyên ương đang hàn huyên trong  truyện cổ tích.
Thi ngắm cái mũi hếch cuả Hiếu, sao đột nhiên tối nay cái mũi hếch ấy lại đáng yêu đến thế!
Xúc cảm cuả con người phụ thuộc vào từng thời điểm riêng cuả nó.
Mười giờ tối.
Đêm đã từ từ hạ màn.
Nếu ai đã từng yêu say đắm, yêu đến mức cuồng lên một thuở thì mới thực sự hiểu được sự tàn nhẫn cuả thời gian. Không tin thì nguời đời hãy ra ga tàu hoả vào đúng ngày chủ nhật. Một người tiễn một người. Một trái tim đưa tiễn một trái tim.Tàu đến rồi tàu lại đi để lại nỗi nhớ nhung khôn xiết và nỗi cô đơn đầy nhung nhớ thương yêu!
- Em muốn về chưa?
-Vâng, ta về đi anh.
Hiếu đỡ tay cho Thi đừng dậy phong nhã như một qúy ông.
Vì Hiếu và Thi là khách quen, nên người bồi bàn đã tính hoá đơn xong, tay trái cầm cái điã con, cái hoá đơn được kín đáo để dưới chiếc khăn hồng khá đẹp.
Hiếu nhận cái điã từ tay người bồi bàn  và cài tờ  50 Ostmark dưới chiếc khăn và đưa trả lại cái điã con cho người bồi bàn.
- Cảm ơn anh và xin chào!
-Chúc hai anh chị một buổi tối như ý!
- Chúc lại anh cũng như vậy!
Cả hai người đều đáp lại.Hiếu luồn tay quanh eo Thi một cách âu yếm. Một đôi tình nhân quá đẹp giữa cái thành phố nguy nga và tráng lệ này. Họ sánh vai ra bến tàu Sáu đi về.Thi  dưạ vào người Hiếu để cho Hiếu dẫn đi.
Vừa xuống đến bến tàu, tàu số Sáu đã chạy đến như có sự đặt trước vậy!
Tàu Sáu đến bến dừng lại. Cửa tàu mở ra.
Hiếu nâng tay đỡ Thi bước lên tàu lịch thiệp như một quý ông.
Tàu Sáu về đến bến đậu khu nhà cao tầng phố Blasewitzer Str. Dresden.
Tàu Sáu đến bến dừng lại. Cửa tàu mở ra. Hiếu đỡ tay giúp Thi xuống bến tàu. Cả hai sánh vai rảo bước về nhà.
Mười một giờ đêm.
Hiếu ôm eo Thi phấn chấn đi vào cửa, chào ông gác cỗng rất niềm nở
-Chào buổi tối!
-Chào buổi tối!
Cầu thang chạy xuống tầng trệt tựa như có đặt trước. Cửa cầu thang máy tự động mở. Hai người đi vào trong cầu thang máy.Hiếu bấm tầng Năm.
Tầng Năm.
Cửa cầu thang máy tự động mở. Hai người đi về căn hộ cuả mình. Hiếu mở cửa, đi và bật cái đèn ngủ và bật nhạc nhẹ vừa đủ nghe.
Hiếu giúp Thi cởi quần áo.
Hiếu tự làm đến khi chỉ còn bộ quần áo da trên người.Hiếu vội vàng bế Thi lên giường và mọi việc xảy ra như một giấc mơ đẹp. Hiếu nhắm mắt ngủ, khuôn mặt hơi mệt nhưng mãn nguyện, lâng lâng hạnh phúc. Hình như cái vị nồng ở quán ăn "Hết ưu phiền"(28) ban nãy đã bay mất đi một chút ít, Hiếu mệt quá đang thiu thiu ngủ thì bị Thi đột ngột dựng dậy.
"Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao(11)"
"Cùng giường khác mộng sao em ?
Tình ta đau đớn hơn đem tử hình!
Trăm muôn mơn trớn dục tình
Bằng sao được bóng in hình trong tim(31)!"
-Anh Hiếu
- Em đã kể cho anh bố em là kế toán viên, mẹ em là cửa hàng trưởng.
-Đối với họ cái gì cũng phải có chỉ tiêu, định mức, tiêu chuẩn, cái mà  sẽ phải hoàn thành sau một thời gian nhất định. Em sang lao động hợp đồng ở CHDC Đức đến nay đã được hai năm rồi. Chỉ còn hai năm nữa thôi là  trở về Việt Nam.
- Anh có biết tiêu chuẩn  khi từ CHDC Đức về là ít nhất phải có một cỗ xe Moped hiệu  Mokick, 50 phân khối, giá khoảng 2000 Ostmark, 2 cái xe đạp MIFA, phải là xe đạp nữ, màu xanh da trời kia, giá khoảng 400 Ostmark.Thêm nữa là vải luạ, giấy ảnh "ORWO", phụ tùng xe đạp và áo lông cỡ người Việt Nam không?
- Lúc khác nói chuyện này được không em? Để cho anh lo dần nhé!
-"Đại Phú do Thiên, Tiểu Phú do cần cù(1)"
- Không lúc khác, lúc khiếc gì hết!
- Em thích có hai cỗ xe Moped  cơ! Chỉ còn hai năm nữa là về, anh có lo được không để em còn liệu?
- Ở đây còn nhiều người tài và đẹp trai hơn anh cơ! Được lo cho em chắc họ  sẽ thích lắm!
- Thi, anh xin lỗi, em say rồi!
- Em không say đâu, nói thật đấy! Một  ly rượu vang nhỏ vừa làm sao mà say được! Anh suy nghĩ cho kỹ nhé!
Nói rồi Thi lăn ra ngủ ngon lành.

***

Vừa đi làm về. đi qua cửa Hiếu nhìn xem mình có thư không thì đúng như là linh tính báo trước, Hiếu đi về căn hộ hai phòng cuả mình và Thi lấy chiếc kéo, cắt cạnh và lấy bức thư ra khỏi phong bì:
"Anh Hiếu yêu qúy!
Trước hết em mong anh hãy bình tĩnh rồi đọc tiếp.
Bố đang ốm rất nặng do bị ung thư dạ dày, theo lời bác sỹ điều trị thì bố chỉ còn lâu nhất là một tháng rưỡi nữa thôi. Vì biết anh có người yêu rồi và hai anh chị cũng muốn cưới nhau nên bố dặn em nhắn hai anh chị về cho bố gặp mặt lần cuối.
Mẹ và em thương anh và bố nhiều lắm!
Hai anh chị cố gắng bằng mọi giá về với bố, anh Hiếu nhé!
Em gái thân yêu cuả anh
Thân ái
Em
Diễm My"
Đọc đến đây, lòng Hiếu thắt lại. Hiếu yêu bố lắm, ngày xưa, chủ nhật nào bố cũng đưa Hiếu và Diễm My đi xem phim ở rạp. Bố chiều các con mình lắm. Hết lòng chăm sóc cho gia đình mình và 2 đứa con. Bố không hút thuốc, không uống ruợu mà nay bị ung thư dạ dày, giai đoạn cuối, vì được phát hiện quá muộn nên không cứu chữa được nữa.
- Bố ơi, con thương bố lắm!
Hiếu nghĩ thầm.
Đợi Thi đi làm về, Hiếu mời Thi đi dạo một chút vì có chuyện quan trọng cần trao đổi với Thi.
- Anh vừa nhận được tin bố ung thư dạ dày,  ở giai đoạn cuối, vì được phát hiện quá muộn nên không cứu chữa được. Nhà thương đã trả về nhà cho mẹ anh và Diễm My.
- Bố anh muốn em cùng về cho bố gặp mặt lần cuối!
- Thế thì tốn nhiều tiền lắm với lại hai năm nữa mới được về mà anh.
- Cái đó anh sẽ lo!
- Nhưng anh tuyệt đối không được đụng vào số tiền em để dành chuẩn bị mua hàng để hai năm nữa về đâu nhé!
- Để anh vay mượn trả sau. Mình phải về với bố. Bố ốm nặng lắm!
Tối đến Hiếu đến bấm chuông căn hộ Lâm Quang Phạt ở quận Dresden-Zschachwitz.
 Lâm Quang Phạt ra mở cửa:
- Chào cậu Hiếu!
-Lại có việc gì hả?
- Em có việc khẩn và hệ trọng lắm. Chắc chỉ có anh Quang Phạt giúp được.
- Tớ đâu có phải là thần thánh?
- Cũng gần như vậy!
- Thế đi vào trong nhà đi em! Quang Phạt mở cửa cho Hiếu đi vào.
Đúng như "quy định" tiếp khách, Lê Diễm Mai  chỉ ra pha trà rồi rút lui vào buồng ngủ đọc sách ngay. vì theo "nề nếp" con cuả một vị tướng mà.
Quang Phạt rót chè mời Hiếu và hỏi:
- Có việc gì thế em?
- Em vừa nhận được tin bố em bị ung thư dạ dày, giai đoạn cuối, vì được phát hiện quá muộn nên không cứu chữa được.Phải về gấp anh ạ!
- Bố em hay bố Kiều Thi?
Quang Phạt cũng thích Kiều Thi vì Kiều Thi nhí nhảnh và cũng hơi lẳng lơ một chút, cũng hay hay.
- Khó nhỉ. Để anh suy nghĩ một lát nhé!
Nói rồi Quang Phạt đi vào trong bếp mở toang cửa bếp ra.
Lát sau Quang Phạt đóng lại ngay và đi vào phòng khách. Quang Phạt ngồi xuống bên bàn nhấm nháp ly trà và tươi cười vỗ đùi đánh đét một cái.
- Em biết ông Khánh Sứ vùng ở cùng nhà với em không?
- Biết chứ không thân anh ạ!
- Cần gì thân. Có "cái khác" sẽ thân!
- Thân thì còn kiếm gì được nữa!
- Hôm nọ Khánh Sứ vùng có hỏi anh nhờ mua giúp anh ấy cái xe máy.
- Em về chuẩn bị "hậu cần" rồi anh sẽ lo cho!
- Thế nhé. Thôi về lo việc đi em!
- Hai hôm nữa quay lại  đây nhé!
-Chào anh!
-Chào em!
Đúng hai hôm sau, Hiếu đến gặp Quang Phạt như đã hẹn.
-Thế thì bây giờ minh cùng đến nhà ông Khánh Sứ vùng nhé?
Hai người rảo bước đi đến căn hộ cuả ông Khánh Sứ vùng ở cùng nhà với Khu Hiếu ở.
Quang Phạt bấm chuông.
Ông Khánh Sứ vùng hỏi:
-Ai đấy?
-  Em Quang Phạt đây.
-  Mời em vào!
Ông Khánh Sứ vùng ra mở cửa:
-  Hôm nay em đưa Hiếu đến thăm anh.
-  Mời các bạn vào nhà!
-  Anh ạ, bố Hiếu bị ung thư dạ dày, ở giai đoạn cuối, vì được phát hiện quá muộn nên không cứu chữa được. Có lẽ phải về gấp anh ạ!
- Cái này khó đấy! Nhất thiết phải mang giấy chứng nhận cuả bệnh viện và điạ phương đến đây. Tôi còn phải hỏi ý kiến cuả bề trên!
-  Thôi hôm khác đến nhé!
Hai người chào ông Khánh Sứ vùng rồi xin phép ra về.
Ra ngoài cửa Quang Phạt nói với Hiếu:
-  Nghe chừng khó đấy! Bao giờ em về?
-  Nội trong một tháng anh ạ, nếu lo được vì bố em bị ung thư dạ dày, ở giai đoạn cuối, kíp lắm rồi!
-  Ừ để anh hỏi lại xem nhé!
-  Cuối tuần đến gặp anh!
- Cố gắng giúp em nhé, anh Quang Phạt?
- Có thể phải đi bằng nhiều "phương tiện" mới được việc đấy!
- Cảm ơn anh rất nhiều!
- Cuối tuần em sẽ đến gặp anh Quang Phạt!
Nói rồi Hiếu bắt tay Quang Phạt xin phép ra về.
Hiếu vừa đi khỏi, Quang Phạt đi vào bấm chuông căn hộ ông Khánh Sứ vùng.
 Ông Khánh Sứ vùng ra mở cửa cười nói:
-  Mời vào nhà!
Hai người thong thả đi vào nhà.
-  Anh có biết Hiếu giàu nhất khu nhà cao tầng phố Blasewitzer Str. Dresden đấy!
-  Nó vừa may quần bò phục vụ dân Đông Đức, vừa buôn lậu băng cát sét trắng,  nhạc thu lậu và đồng hồ điện tử đeo tay.
- Giàu có tiếng ở đất này đấy nhé!
- Để em "lái" cho! Quang Phạt nói vừa đủ hai người nghe.
-  Phải có người chết thì anh em mình mới có "tử tuất" chứ!
Ông Khánh Sứ vùng dí dỏm.
Quang Phạt nhỏ giọng nói thêm vừa đủ hai người nghe.
-  Nếu bố mẹ của người lao động hợp đồng ở CHDC Đức ra đi thường xuyên thì tuyệt diệu quá!
Ông Khánh Sứ vùng đắc ý
- Chí phải! Cậu nói quá chí lý!
- Quang Phạt, cậu và cái tên là sự thống nhất tuyệt vời!
- Tuyệt quá! Đúng là con ông tướng có khác!
- Muốn có thật nhiều tiền, người lao động hợp đồng ở CHDC Đức phải làm lậu, còn anh em mình chỉ làm việc chính đáng, công khai, hợp pháp thôi!
- Hoặc là cậu là con quan hay mang trong mình dòng máu làm quan!
- Quá chí lý, chí lý hơn cả chí lý!
Hai người cười sảng khoái, thật sảng khoái.
- Theo quy luật thì đồng tiền phải quay vòng, qua tay càng nhiều người càng hữu hiệu!
Đi làm Sứ vùng mới được hai năm, trong khi lương Sứ vùng  là 350 Ostmark một tháng do ĐSQ trả, ông Khánh Sứ vùng đã xây cái nhà ở quê to nhất huyện. Đấy toàn là công sức lao động, "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" cuả ông Khánh  Sứ vùng  trong thời gian đi công tác tại CHDC Đức cũ.
Để giữ cái tài sản khổng lồ đó, ông Khánh  Sứ vùng  đã "tậu" một con chó. Chó béc - giê Đức nên mọi người hay nhắc đến ông "Khánh Sứ vùng  và con chó".
Phải nói là ông Khánh Sứ vùng kiếm tiền quá giỏi! Giỏi hơn bất cứ một thương gia nào lỗi lạc nhất trên thế giới!
Quang Phạt chia tay ông ông Khánh Sứ vùng ra về để mai còn đi làm. Đây chỉ là "ngoại vụ" vì công việc được giải quyết ngoài giờ làm việc!
Hiếu về nhà kéo Kiều Thi ra bếp nói chuyện.
- Thi ơi, khó khăn lắm!
- Chắc phải đi bằng xe máy, xe đạp mới xong!
- Xe đạp lần này em mang về cho bố em. Em đã hứa với bố mẹ rồi!
- Để rồi sẽ lo. Sang phép anh sẽ lo đầy đủ cho em!
- Còn việc rất quan trọng là như mình đã kể chuyện cho gia đình, bố anh muốn chúng mình cưới nhau trước khi bố ra đi!
- Cưới chạy tang à! Em không thích đâu! Chắc gì anh đã mang lại hạnh phúc cho em?
- Anh không thể hứa cái gì xảy ra trong tương lai, nhưng anh xin hứa sẽ làm tất cả để xứng đáng với em và tình yêu cuả em dành cho anh!
- Để anh sang nhà anh Quang Phạt lo liệu để chúng mình cùng về lo cho bố!
Thế là Hiếu và Thi đã cùng nhau trải qua muôn vàn "muối mặn gừng cay(1)", vui sướng cùng nhau, đau khổ cũng có nhau.
Ngày chủ Nhật.
Tối đến Hiếu đến bấm chuông căn hộ Lâm Quang Phạt ở quận Dresden-Zschachwitz.
 Nguyễn Quang Phạt ra mở cửa:
- Hiếu đấy à?
- Mời em vào!
Đúng như người máy tiếp khách, Lê Diễm Mai chỉ ra pha trà rồi rút lui vào buồng ngủ đọc sách ngay  đúng theo "nề nếp" con cuả một vị tướng mà.
Quang Phạt rót chè mời Hiếu và hỏi:
- Có gì mới không em?
- Bố em đã đỡ chưa?
-Bố em bị ung thư dạ dày, ở giai đoạn cuối, kíp lắm rồi!
-  Em phải về ngay, anh ạ!
- Nghe chừng khó đấy Hiếu ạ! Bao giờ em muốn về?
- Càng nhanh càng tốt!
- Thế thì đi bằng một cỗ xe Moped hiệu  Mokick chắc là chưa đủ.
- Anh  Quang Phạt cố giúp em và gia đình em đi!
Hiếu giơ hai tay nắm lấy tay Quang Phạt cầu khẩn, giọng như gần khóc.
Quang Phạt đứng lên.
Hiếu cũng đứng lên, cho tay vào túi quần, lấy 1000 Ostmark toàn tờ Một trăm màu xanh nhét vào túi quần cuả Quang Phạt.
- Đừng làm thế em, anh không cầm đâu, em đang cần tiền lo việc!
-  Anh cố gắng cầm giúp em!
-  Thôi nhé, em đi về đi, anh sẽ lo giấy tờ. hộ chiếu và mọi thủ tục cho hai đứa về.
-  Mai em đến, anh sẽ trả lời sau.
-  Phải qua ông Khánh Sứ vùng  đã!
-  Em xin đa tạ anh Quang Phạt, ngày mai em đến ạ!
Nói rồi Hiếu bắt tay Quang Phạt xin phép ra về.
Hiếu vừa đi khỏi, Quang Phạt thò tay vào túi quần vẫn sờ thấy 1000 Ostmark mà  Hiếu vừa dúi vào ban nẵy.


3


BỨC TƯỜNG BERLIN SỤP ĐỔ
(Khối Đông Âu tan vỡ)(15)
Trong một bài diễn văn đọc tại Cổng thành Brandenburg cạnh Bức tường Berlin vào ngày 12 tháng 6 năm 1987, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã thách thức nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov là hãy phá bỏ Bức tường Berlin đi:
-"Hãy phá đổ bức tường này!" (Tear down this wall)(15)
Reagan đã thách thức hãy phá bỏ bức tường để biểu hiện nguyện vọng của Gorbachyov trong việc muốn mở rộng tự do trong "khối Xô Viết".
Vào ngày 18 tháng 10 năm 1989, nhà lãnh đạo Đông Đức Erich Honecker từ chức, và vào ngày 9 tháng 11, các nhà lãnh đạo mới của Đông Đức buộc phải nới lỏng sự hạn chế cho nhân dân Đông Đức rời khỏi quốc gia của mình, ngay lập tức nó dẫn đến sự sụp đổ hết sức nhanh chóng của Bức tường Berlin.
Điều đặc biệt là trong Khối Đông Âu, khác với Tiệp Khắc và Balan, chỉ riêng Đông Đức cũ  là không có"anh hùng cách mạng" như Lech Wałęsa(Balan) hay Václav Havel(Tiệp Khắc), Boris Nikolajewitsch Jelzin(LB Nga).
Thời điểm đó Gorbachyov là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô.
Mặc dù chính quyền Đông Đức hoàn toàn chịu trách nhiệm về bức tường Berlin, nhưng Hoa Kỳ luôn coi Đông Đức là một chính phủ bù nhìn của Xô Viết trong thời kỳ "Chiến tranh lạnh".
Đông Đức và Tây Đức đã thực sự là hai "cực điểm" cuả "Phương Tây" và khối Đông Âu "Cộng Sản"
Trong khi Hoa Kỳ đặt tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Pershing II (MGM-31B) ở phiá
...

L.A.T.
Nguồn: Tác giả gửi trực tiếp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét