Khu lăng mộ La quận công đang trở thành phế tích...
Đặng Văn Sinh
Tọa lạc trên sườn đồi thuộc thôn Dinh Hương, xã Đức Thắng (Hiệp Hòa - Bắc Giang), nhưng khu lăng đá gần như một phế tích Dinh Hương vẫn là một bí ẩn lớn, chưa mấy ai biết tới. Vì sao một quần thể kiến trúc điêu khắc đá hoành tráng, độc đáo thời Hậu Lê lại đang bị xâm hại và vùi vào quên lãng như vậy?
Đó là lăng mộ một quan đại thần họ Nguyễn, mà dân địa phương vẫn quen gọi là La Quý Công (thời Lê Trung Hưng) đã tự xây dựng cho riêng mình một khu lăng mộ bằng đá từ năm 1729, phải nói là vô cùng hoành tráng. Quần thể lăng đá Dinh Hương rộng gần 3ha, gồm 2 phần chính là phần mộ táng và phần thờ tự. Phần mộ táng hình vuông, diện tích gần 100m2 có tường vây bằng đá ong cao 1,9m. Mặt trước trổ 3 cửa vòm cuốn tò vò. Trước mộ đặt hai võ sĩ dắt ngựa đứng chầu, đối diện nhau qua đường Thần Đạo. Hình ảnh những võ sĩ dắt ngựa oai nghiêm, phong thái như để xua đi bao tà ma bảo vệ giấc ngủ ngàn thu cho vị cố thần Lê triều . Hình ảnh đó cũng làm người ta liên tưởng tới những tượng người, ngựa bằng đất nung bên Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng.
Sang đến phần thờ tự, 7 bậc bằng đá ong cổ kính để lên ngai thờ bằng đá xanh rất đặc sắc. Phía sau ngai có hai dòng chữ Hán nhỏ đối nhau. Bên phải là : 羅貴公生於戊辰年十月十一日申時( La Quý Công, sinh ư mậu thìn niên, thập nguyệt, thập nhất nhật, dậu thời), bên trái là :卒 於己巳年六月初九日卯時壽終考葬在買後處 ( Tốt ư kỷ tỵ niên, lục nguyệt, sơ cửu nhật, mão thời, thọ chung khảo, táng tại Mãi Hậu xứ) Hai người hầu và hai con nghê chầu bằng đá, có kích thước nhỏ nhắn, hoa văn rất độc đáo. Một điểm nhấn tinh xảo khác của lăng đá này có thể nói đến nghệ thuật chạm khắc công phu hai con nghê đá, hai con voi đá cỡ lớn, phục đối diện nhau qua đường Thần Đạo.
Nghê được trạm trổ với những vẩy lớn xếp lợp lên nhau, trên nền vẩy cuộn những ngọn mây lửa, sống lưng có mép răng cưa, trên đó lại có những cụm xoắn ốc nổi cao. Gần đó còn có hai bàn thờ đá hình chữ nhật, cao khoảng gần 1 m, khối đặc, chạm trổ giả bàn thờ thật. Xung quanh mặt bàn khắc văn kỷ hà lồng móc vào nhau đăng đối. Một nét độc đáo của nghệ thuật chạm khắc ở Lăng Dinh Hương là tả thực với khuynh hướng tự nhiên hóa. Tượng có kích thước lớn, hình khối mập, chắc, cứng cáp, giống như thật và tỉa tót một cách công phu.
Trên khuôn mặt của một võ sĩ cầm dùi đồng đứng canh ngoài cổng đã xuất hiện một miếng xi-măng gắn vào, làm biến dạng hoàn toàn so với nét ban đầu. Theo người dân địa phương thì hiện tượng này đã xảy ra cách đây 5 năm, do một số kẻ xấu vào lăng phá phách. Đó cũng là kết quả của việc không có người trông coi thường xuyên và tường, cổng của lăng cũng chẳng có. Sau khi sự việc xảy ra, người dân chung quanh đã báo lên các cấp chính quyền. Nhưng sự việc đã được giải quyết hết sức qua loa. Người ta cảm thấy khuôn mặt võ sĩ đá này chẳng có ý nghĩa gì, nên đành gắn tạm một miếng xi-măng to tướng để thay thế.
Bò vẫn cứ nhởn nhơ lang thang, gặm cỏ trong lăng. Trẻ con trong làng rủ nhau ra đây chơi đùa, nghịch ngợm, lấy phấn, ngói vẽ nhằng nhịt lên đầu, mình những võ sĩ dắt ngựa bằng đá. Chúng còn tô điểm lên đầu, mình những con nghê, voi đá đủ thứ hình thù quái dị. Phần mộ táng được xem là nơi linh thiêng nhất, thì hiện nay đang bị những loài cây dại bao phủ. Bàn thờ đá đã bị trẻ nhỏ biến thành những bàn đánh cờ, vẽ bậy. Những con vật, tượng đá hoen ố, thâm mốc theo thời gian. Nét chạm khắc tinh xảo trên đá đang mờ dần đi, thậm chí có tượng đá đã bắt đầu xuất hiện vết rạn nứt.
Khu lăng mộ đã và đang trở thành phế tích.
Sau khi được đọc bài viết về tình trạng xuống cấp của khu lăng mộ Dinh Hương trên báo "Thể thao và văn hóa", hai kẻ dỗi hơi, đồng thời cũng là hai friends quyết định làm cuộc điền dã theo kiểu "Tây ba lô", nghĩa là, móc trộm "hầu bao" của các bà xã nổi tiếng là "thần giữ của", "ngự" lên con xe máy cà tàng, quyết định tìm đến tận "tổ con chuồn chuồn" để "mục sở thị". Quả thật là một công trình kiến trúc cổ kỳ vĩ ngoài sức tưởng tượng của con người, xuýt nữa nhà thơ "Chiều Chát" lên "cơn co giật" vì choáng. Vì là khách không mời, lại chẳng phải loại công chức nửa ăn hại nhà nước thực thi chuyên môn bằng tiền "chùa" mặc dù chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, rất sợ các ngài lý dịch địa phương hoạnh họe theo kiểu " ....gà cậy chuồng", nên, vừa vào đến gia đình hậu duệ La quận công là ông Nguyễn Văn Viễn, hai gã lãng du đã trình ngay giấy chứng minh nhân dân và thẻ nhà văn do Hội Nhà văn Việt Nam cấp, đồng thời có ngay lời phi lộ " chúng tôi không phải dân săn tìm cổ vật...".
Thật may, vợ chồng chủ nhà vô cùng hiếu khách, ông Viễn chẳng những dẫn hai anh em ra thăm khu lăng, kiên nhẫn chờ chúng tôi gần hai tiếng đông hồ đọc từng dòng chữ Hán trên tấm bia cổ lập vào năm Vĩnh Khánh nguyên niên : 皇朝永慶萬萬年之元歲在己酉季冬轂日立碑( Hoàng triều Vĩnh khánh vạn vạn niên chi nguyên(1729), tuế tại kỷ dậu, quý đông, cốc nhật), mà còn sắp bữa cơm trưa khá thịnh soạn thết đãi. Thế mới biết, trên đời này không phải lúc nào cũng gặp kẻ thớ lợ, đểu giả mà vẫn còn những nhân cách đáng trân trọng cho dù họ rất nghèo, quanh năm phải nai lưng ra kiếm sống đồng thời còn phải nộp thuế để nuôi béo những "ngài" "tư bản đỏ", bất tài, thất đức nhưng giỏi đục khoét, nói phét thành thần, chuyện "đánh bóng" bộ mặt đã đứt hết dây thần kinh xấu hổ bằng những chuyến xuất ngoại.
Tuy nhiên, lúc từ Hiệp Hòa về thì không mấy suôn sẻ. Nhà thơ "Chiều Chát" thuận đường xuôi quốc lộ 1A, qua Cẩm Giàng về Quán Gỏi tương đối thuận lợi, dù có gặp mưa. Lãng Tử, tuy đã có một thời làm nghề khảo sát đường bộ nhưng khả năng định hướng quá kém, đến nỗi "bị lạc" mất hai chục cây số cả xuôi lẫn ngược, vì tìm mãi chẳng ra lối rẽ về Phả Lại, trong khi trời sập tối rất nhanh, gió mùa đông bắc kèm theo mưa lớn, sấm sét đùng đùng, nếu không có người chỉ dẫn thì dám chắc đêm ngày 23 tháng 10 năm 2008 sẽ phải ngủ ...ngoài đường .
Sốt ruột nhất là phải ngồi trú mưa trong một xưởng sửa chữa ô tô cuối thành phố Bắc Ninh. Mất đứt gần 2 tiếng đồng hồ. Xe bò được đến nhà thì lúc ấy đã 21h 28 ph, vội gọi điện cho "Chiều Chát" xem có an toàn không. Hóa ra "cụ" đã kịp tắm giặt và dùng cơm tối.
Thật là chuyến đi "bão táp".
Dưới đây là một số hình ảnh ghi được về cảnh quan khu lăng mộ La quận công, xin kính chuyển đến bạn đọc.
ĐVS
1- Đặng Văn Sinh và ông Nguyễn Văn Viễn trước ngai thờ La quận công
2- Tác giả trước ngai thờ La quận công
3-Tác giả và ông Nguyễn Văn Viễn, hậu duệ của La quận công trước án thờ
4- Ông Nguyễn Văn Viễn bên cạnh voi đá ngựa đá
5- Tác giả bên cạnh voi đá
6- Tác giả bên cạnh ngựa đá
7- Tác giả bên cạnh người hầu đá dắt ngựa đá
8- Người hầu dắt ngựa đá
9- Nhà thơ Nguyễn Đào Trường đọc tấm bia cổ
10- Tác giả đọc tấm bia cổ
11- Toàn cảnh tấm bia cổ
Đặng Văn Sinh
Tọa lạc trên sườn đồi thuộc thôn Dinh Hương, xã Đức Thắng (Hiệp Hòa - Bắc Giang), nhưng khu lăng đá gần như một phế tích Dinh Hương vẫn là một bí ẩn lớn, chưa mấy ai biết tới. Vì sao một quần thể kiến trúc điêu khắc đá hoành tráng, độc đáo thời Hậu Lê lại đang bị xâm hại và vùi vào quên lãng như vậy?
Đó là lăng mộ một quan đại thần họ Nguyễn, mà dân địa phương vẫn quen gọi là La Quý Công (thời Lê Trung Hưng) đã tự xây dựng cho riêng mình một khu lăng mộ bằng đá từ năm 1729, phải nói là vô cùng hoành tráng. Quần thể lăng đá Dinh Hương rộng gần 3ha, gồm 2 phần chính là phần mộ táng và phần thờ tự. Phần mộ táng hình vuông, diện tích gần 100m2 có tường vây bằng đá ong cao 1,9m. Mặt trước trổ 3 cửa vòm cuốn tò vò. Trước mộ đặt hai võ sĩ dắt ngựa đứng chầu, đối diện nhau qua đường Thần Đạo. Hình ảnh những võ sĩ dắt ngựa oai nghiêm, phong thái như để xua đi bao tà ma bảo vệ giấc ngủ ngàn thu cho vị cố thần Lê triều . Hình ảnh đó cũng làm người ta liên tưởng tới những tượng người, ngựa bằng đất nung bên Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng.
Sang đến phần thờ tự, 7 bậc bằng đá ong cổ kính để lên ngai thờ bằng đá xanh rất đặc sắc. Phía sau ngai có hai dòng chữ Hán nhỏ đối nhau. Bên phải là : 羅貴公生於戊辰年十月十一日申時( La Quý Công, sinh ư mậu thìn niên, thập nguyệt, thập nhất nhật, dậu thời), bên trái là :卒 於己巳年六月初九日卯時壽終考葬在買後處 ( Tốt ư kỷ tỵ niên, lục nguyệt, sơ cửu nhật, mão thời, thọ chung khảo, táng tại Mãi Hậu xứ) Hai người hầu và hai con nghê chầu bằng đá, có kích thước nhỏ nhắn, hoa văn rất độc đáo. Một điểm nhấn tinh xảo khác của lăng đá này có thể nói đến nghệ thuật chạm khắc công phu hai con nghê đá, hai con voi đá cỡ lớn, phục đối diện nhau qua đường Thần Đạo.
Nghê được trạm trổ với những vẩy lớn xếp lợp lên nhau, trên nền vẩy cuộn những ngọn mây lửa, sống lưng có mép răng cưa, trên đó lại có những cụm xoắn ốc nổi cao. Gần đó còn có hai bàn thờ đá hình chữ nhật, cao khoảng gần 1 m, khối đặc, chạm trổ giả bàn thờ thật. Xung quanh mặt bàn khắc văn kỷ hà lồng móc vào nhau đăng đối. Một nét độc đáo của nghệ thuật chạm khắc ở Lăng Dinh Hương là tả thực với khuynh hướng tự nhiên hóa. Tượng có kích thước lớn, hình khối mập, chắc, cứng cáp, giống như thật và tỉa tót một cách công phu.
Trên khuôn mặt của một võ sĩ cầm dùi đồng đứng canh ngoài cổng đã xuất hiện một miếng xi-măng gắn vào, làm biến dạng hoàn toàn so với nét ban đầu. Theo người dân địa phương thì hiện tượng này đã xảy ra cách đây 5 năm, do một số kẻ xấu vào lăng phá phách. Đó cũng là kết quả của việc không có người trông coi thường xuyên và tường, cổng của lăng cũng chẳng có. Sau khi sự việc xảy ra, người dân chung quanh đã báo lên các cấp chính quyền. Nhưng sự việc đã được giải quyết hết sức qua loa. Người ta cảm thấy khuôn mặt võ sĩ đá này chẳng có ý nghĩa gì, nên đành gắn tạm một miếng xi-măng to tướng để thay thế.
Bò vẫn cứ nhởn nhơ lang thang, gặm cỏ trong lăng. Trẻ con trong làng rủ nhau ra đây chơi đùa, nghịch ngợm, lấy phấn, ngói vẽ nhằng nhịt lên đầu, mình những võ sĩ dắt ngựa bằng đá. Chúng còn tô điểm lên đầu, mình những con nghê, voi đá đủ thứ hình thù quái dị. Phần mộ táng được xem là nơi linh thiêng nhất, thì hiện nay đang bị những loài cây dại bao phủ. Bàn thờ đá đã bị trẻ nhỏ biến thành những bàn đánh cờ, vẽ bậy. Những con vật, tượng đá hoen ố, thâm mốc theo thời gian. Nét chạm khắc tinh xảo trên đá đang mờ dần đi, thậm chí có tượng đá đã bắt đầu xuất hiện vết rạn nứt.
Khu lăng mộ đã và đang trở thành phế tích.
Sau khi được đọc bài viết về tình trạng xuống cấp của khu lăng mộ Dinh Hương trên báo "Thể thao và văn hóa", hai kẻ dỗi hơi, đồng thời cũng là hai friends quyết định làm cuộc điền dã theo kiểu "Tây ba lô", nghĩa là, móc trộm "hầu bao" của các bà xã nổi tiếng là "thần giữ của", "ngự" lên con xe máy cà tàng, quyết định tìm đến tận "tổ con chuồn chuồn" để "mục sở thị". Quả thật là một công trình kiến trúc cổ kỳ vĩ ngoài sức tưởng tượng của con người, xuýt nữa nhà thơ "Chiều Chát" lên "cơn co giật" vì choáng. Vì là khách không mời, lại chẳng phải loại công chức nửa ăn hại nhà nước thực thi chuyên môn bằng tiền "chùa" mặc dù chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, rất sợ các ngài lý dịch địa phương hoạnh họe theo kiểu " ....gà cậy chuồng", nên, vừa vào đến gia đình hậu duệ La quận công là ông Nguyễn Văn Viễn, hai gã lãng du đã trình ngay giấy chứng minh nhân dân và thẻ nhà văn do Hội Nhà văn Việt Nam cấp, đồng thời có ngay lời phi lộ " chúng tôi không phải dân săn tìm cổ vật...".
Thật may, vợ chồng chủ nhà vô cùng hiếu khách, ông Viễn chẳng những dẫn hai anh em ra thăm khu lăng, kiên nhẫn chờ chúng tôi gần hai tiếng đông hồ đọc từng dòng chữ Hán trên tấm bia cổ lập vào năm Vĩnh Khánh nguyên niên : 皇朝永慶萬萬年之元歲在己酉季冬轂日立碑( Hoàng triều Vĩnh khánh vạn vạn niên chi nguyên(1729), tuế tại kỷ dậu, quý đông, cốc nhật), mà còn sắp bữa cơm trưa khá thịnh soạn thết đãi. Thế mới biết, trên đời này không phải lúc nào cũng gặp kẻ thớ lợ, đểu giả mà vẫn còn những nhân cách đáng trân trọng cho dù họ rất nghèo, quanh năm phải nai lưng ra kiếm sống đồng thời còn phải nộp thuế để nuôi béo những "ngài" "tư bản đỏ", bất tài, thất đức nhưng giỏi đục khoét, nói phét thành thần, chuyện "đánh bóng" bộ mặt đã đứt hết dây thần kinh xấu hổ bằng những chuyến xuất ngoại.
Tuy nhiên, lúc từ Hiệp Hòa về thì không mấy suôn sẻ. Nhà thơ "Chiều Chát" thuận đường xuôi quốc lộ 1A, qua Cẩm Giàng về Quán Gỏi tương đối thuận lợi, dù có gặp mưa. Lãng Tử, tuy đã có một thời làm nghề khảo sát đường bộ nhưng khả năng định hướng quá kém, đến nỗi "bị lạc" mất hai chục cây số cả xuôi lẫn ngược, vì tìm mãi chẳng ra lối rẽ về Phả Lại, trong khi trời sập tối rất nhanh, gió mùa đông bắc kèm theo mưa lớn, sấm sét đùng đùng, nếu không có người chỉ dẫn thì dám chắc đêm ngày 23 tháng 10 năm 2008 sẽ phải ngủ ...ngoài đường .
Sốt ruột nhất là phải ngồi trú mưa trong một xưởng sửa chữa ô tô cuối thành phố Bắc Ninh. Mất đứt gần 2 tiếng đồng hồ. Xe bò được đến nhà thì lúc ấy đã 21h 28 ph, vội gọi điện cho "Chiều Chát" xem có an toàn không. Hóa ra "cụ" đã kịp tắm giặt và dùng cơm tối.
Thật là chuyến đi "bão táp".
Dưới đây là một số hình ảnh ghi được về cảnh quan khu lăng mộ La quận công, xin kính chuyển đến bạn đọc.
ĐVS
1- Đặng Văn Sinh và ông Nguyễn Văn Viễn trước ngai thờ La quận công
2- Tác giả trước ngai thờ La quận công
3-Tác giả và ông Nguyễn Văn Viễn, hậu duệ của La quận công trước án thờ
4- Ông Nguyễn Văn Viễn bên cạnh voi đá ngựa đá
5- Tác giả bên cạnh voi đá
6- Tác giả bên cạnh ngựa đá
7- Tác giả bên cạnh người hầu đá dắt ngựa đá
8- Người hầu dắt ngựa đá
9- Nhà thơ Nguyễn Đào Trường đọc tấm bia cổ
10- Tác giả đọc tấm bia cổ
11- Toàn cảnh tấm bia cổ
Khu lăng mộ của vị quận công này hoành tráng
Trả lờiXóa