Đối thoại với các nhà lý luận
của Hội đồng lý luận Trung ương về Bản thể luận
Nguyễn Huy Canh.
Học thuyết
Marx-Lenin đã có nhiều hạn chế lịch sử và lỗi thời. Việc chúng ta vận dụng nó
vào trong đời sống chính trị đã
đem lại nhiều thất bại, và hệ lụy cay đắng. Đó là điều được rất nhiều người đã
thấy rõ, phê phán nó. Việc quyết tâm duy trì nó làm nền tảng cho lí luận và
hành động tổ chức thể chế, quản trị xã hội của đảng là một quyết tâm có tính
giáo điều, kinh viện và bảo thủ nặng nề và duy tâm...
Nhiều người đã
phê phán nó ở cấp độ “Hình nhi hạ học”, giờ đây tôi muốn nói đến điều cốt lõi
của hệ tư tưởng ấy.Triết học Duy vật biện chứng là thế giới quan của học thuyết
Marx-Lenin. Nó là nền tảng, là hạt nhân của lí luận ấy. Đó là điều mà Tổng bí thư với tư cách là
một GS-TS triết học, và các nhà lí luận trong Hội đồng lý luận Trung ương hẳn đã biết.
Học thuyết về
Vật chất được hiểu với tư cách là bản thể luận, tức là học thuyết coi vật chất
là nền tảng, là tính qui định chung nhất của Tồn tại, của Thế giới. Xin được
đặt câu hỏi với các vị, Marx, F.Engels
rằng: đã khi nào cho chúng ta biết rõ được vật chất là gì ở cấp độ phạm trù bản
thể học? Đã khi nào hai ông đã cho chúng ta biết về cơ cấu tổng quát của Tồn
Tại là gì? Chưa, chưa khi nào những nhà sáng lập này làm rõ được điều đó ?
Vì thế, căn cứ
vào đâu, học thuyết này nói: cây, con lừa, nước, mặt trăng.. là những dạng tồn
tại cụ thể của vật chất, là những cái riêng, là hình thái xác định của nó? Do
đó thế giới này là vô cùng, vô tận, và thống nhất ở tính vật chất? Đó là câu
hỏi thứ nhất tôi xin hỏi các vị ?!
V.I.Lenin, sau này nói Vật chất
là thực tại khách quan, được đem lại trong cảm giác. Nhưng đây chỉ là phạm trù
của Nhận thức luận. Và ngay trong nội dung này, trong phạm trù này, tuy ông có
thừa nhận việc “tràn” qua nhau, sự thâm nhập và tác động lẫn nhau giữa chúng
thông qua hoạt động thực tiễn, nghĩa là với ông, được nhìn qua góc độ bản thể
học (chưa được ý thức) thì, giữa chúng (vật chất, ý thức) không có sự phân
chia, tách rời tuyệt đối. Nhưng trong nội dung , trong giới hạn chật hẹp của
phạm trù nhận thức luận, ông vẫn coi giữa chúng có một sự tách rời tuyệt đối,
một sự phân chia trước-sau tuyệt đối giữa vật chất,và ý thức
Đây là một sai
lầm lịch sử của V.I. Lenin
vì như thế, thứ nhất, ông đã thực hiện việc tách đôi, tách rời một cách vô
thức, giữa bản thể học và nhận thức luận; thứ hai, ngay trong giới hạn chật hẹp
này của lí luận nhận thức cũng không thể có sự tách rời, phân chia tuyệt đối
trong ngoài, trước sau giữa chúng được. Vì sự tách rời này, nếu có sẽ không thể
nào so sánh được vật chất có trước, và bên ngoài đối với ý thức, bởi vì ý thức
được xem trong tình huống trừu tượng như thế thì không có tính thời gian, và
không gian và do đó nó là cái không cùng dãy, cùng hàng với vật chất để mà so
sánh.
Trong “Đời
sống hay khát vọng đa nguyên” (xem trên trang Basam) tôi đã phê phán những hạn
chế, sai lầm có tính lịch sử đó của triết học, và tư duy của các nhà sáng lập
ra nó.
Tôi xin hỏi
các vị: đâu là tính đúng đắn và đỉnh cao trí tuệ trong việc giải quyết vấn đề
đầu tiên, và cốt lõi này của triết học Duy vật biện chứng, cũng như của bản thể học, mà nói theo cách
nghĩ chưa đúng của tư duy truyền thống, là học thuyết về tính qui định chung
nhất của tồn tại?
Kính trình ông Tổng bí thư, tôi xin nói và hỏi với các
vị lí luận hàng đầu của đảng trong HĐLLTW: nếu các vị không phản biện được cách
đặt v/đ của tôi với những câu hỏi đặt ra, thì điều đó chỉ chứng tỏ các vị không
hiểu, chưa bao giờ hiểu được cách tư duy và nội dung triết học ấy, cái nền tảng
lí luận của nó như thế nào.
Không biết,
không hiểu được cái hạt nhân, cái nền tảng, cũng như cái sai lầm và lỗi thời
của nó thì như thế, các vị cứ tự cho mình là uyên thâm, rồi cố tình giương cao
ngọn cờ học thuyết Marx-Lenin bách chiến, bách thắng để bắt đảng CS và dân tộc
này đi theo trong Hiến pháp như một sự mặc định. Như thế là bá đạo, là cực
quyền và coi thường nhân dân cũng như các đảng viên của đảng nếu như không muốn
nói các vị cố tình mị dân…
Nếu tiếp tục
lối tư duy đó, các vì sẽ chỉ đưa đất nước này vào ngõ cụt không lối thoát mà
thôi…
N.H.C.
Nguồn: phamvietdao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét