Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy phát hiện,
ngoài việc ký hợp đồng in 300 cuốn sách mỹ thuật theo giấy phép của Sở
Thông tin và Truyền thông cấp, ông Chương còn ký hợp đồng với Xưởng in
Báo Hải Dương in thêm 700 cuốn, hiện trong kho của Hội còn tới 500 cuốn
đang “đắp chiếu”.
Tuy số tiền UBND tỉnh cấp cho Hội
là gần 100 triệu đồng để in hai cuốn mỹ thuật và kiến trúc nhưng ông
Chương đã lập chứng từ khống để rút toàn bộ số tiền và chỉ in cuốn mỹ
thuật. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kết luận: “Việc in 700 cuốn sách mỹ thuật
không có giấy phép xuất bản, không bàn bạc, thống nhất trong thường
trực và Ban chấp hành Hội; việc nhập xuất sách mỹ thuật chưa đúng với
quy định hiện hành; giao kế toán cơ quan Hội quản lý kho sách là chưa
đúng với quy định quản lý tài chính, tài sản công. Những sai sót trên,
trách nhiệm thuộc về cá nhân ông Chương”.
Qua xác minh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh
ủy khẳng định: “Trong một số cuộc họp của cơ quan để xét tác phẩm được
hỗ trợ hàng năm, vấn đề tài chính có được nêu lên nhưng việc công khai
chưa thực hiện đúng quy định. Hàng năm, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ
chức thẩm định tác phẩm được hỗ trợ sáng tạo nhưng số tiền chi cho công
trình, tác phẩm không đúng với đơn giá theo quy định của Hội. Việc sử
dụng quỹ hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật để gửi tiết kiệm thu lãi là
không đúng nguyên tắc...”
Trao đổi với phóng viên, ông Lê
Huy Động, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương cho rằng: “Qua
quá trình kiểm tra, ông Chương có các thiếu sót, khuyết điểm, nguyên
nhân là do ngoài quản lý yếu kém, còn chưa thực hiện nghiêm túc quy chế
dân chủ trong cơ quan, gây nên sự thiếu thống nhất, thắc mắc, nghi ngờ
trong cán bộ, nhân viên cơ quan, ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ. Tuy
nhiên, chưa phát hiện ông Chương có tư lợi cá nhân”.
Gần 3.000 tấn thóc cho một... bức tranh?
Trong đơn phản ánh gửi Báo Kinh tế
nông thôn, ông Phạm Khải Hồng cho biết: “Năm 2008, UBND tỉnh giao cho
Hội làm chủ đề tài công trình tranh hoành tráng với kinh phí lên đến 1,2
tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện, ông Chương chỉ mời một số người
“thân cận” vào cộng tác, người có năng lực bị đẩy ra. Ngay cả trưởng ban
mỹ thuật cũng không được mời. Khi hoàn thành, bức tranh không có người
ký tên chịu trách nhiệm; tranh bị chuyển từ “tranh hoành tráng” sang
“mẫu tranh hoành tráng”, hai hình thức này khác nhau cả về hình thức lẫn
kinh phí thực hiện...”. Cũng theo ông Hồng, UBND tỉnh phải đầu tư tới
hơn 1,2 tỷ đồng nhưng hiện nay bức tranh vẫn đang “xếp xó” trong kho.
Trao đổi với chúng tôi, ông Chương
trần tình: “Tranh hoành tráng là đề tài khoa học mà Hội làm việc cùng
với Sở Khoa học - Công nghệ nên mọi khoản hỗ trợ, chi phí đi lại... đều
do Sở quyết định. Sau khi hoàn thành bức tranh, chúng tôi trả về cho Sở
Khoa học - Công nghệ quản lý. Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy như
thế nào thì tôi chấp hành như vậy”. Ông Chương cũng thừa nhận, bức tranh
có giá hơn 1,2 tỷ đồng hiện chưa được trưng bày.
Về nội dung tố cáo trên, ông Động
khẳng định: “Việc liên quan đến Sở Khoa học - Công nghệ và Sở Tài chính,
nên chúng tôi đã gửi công văn sang các sở đề nghị thanh - kiểm tra sự
việc. Tuy nhiên, đến nay chúng tôi chưa nhận được phản hồi từ phía các
sở...”.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng
tỉnh Hải Dương cần sớm vào cuộc làm rõ những kiến nghị, bức xúc của hội
viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương.
Thấy chúng nó tham nhũng cũng tập tọe đua đòi học tập và làm theo tham nhũng. Thật thảm hại cho tên Hà Huy Chương này.
Trả lờiXóa