Đằng sau vụ nổ súng ở Thái Bình
Vụ bắn súng
gây chết người tại Thái Bình hôm 11/9 hiện vẫn đang được điều tra làm
rõ.
Tuy nhiên báo
chí và dư luận cho rằng nó có một số điểm tương đồng với vụ Đoàn
Văn Vươn ở Hải Phòng, nơi người dân sử dụng vũ khí để chống lại
người thi hành công vụ liên quan tới lĩnh vực đất đai.
Đặc biệt ở
Thái Bình trong những năm 1980-1990 đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình về
đất đai, cao trào là đợt bạo động năm 1997 với sự tham gia của hàng
chục nghìn người.
Giáo sư Tương
Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, là người từng thực hiện
điều tra về cuộc biểu tình năm 1997. BBC đã hỏi chuyện ông nhân vụ
mới xảy ra ở Thái Bình.
GS Tương Lai: Thực ra vừa qua đã xảy ra nhiều vụ việc, như vụ
giáo dân ở Mỹ Yên, Nghệ An chẳng hạn.
Vụ này [ở Thái Bình] là hành động bạo liệt của
người dân, mà có lẽ họ đã bị dồn đến bước đường cùng, để rồi sau
khi gây nên sự kiện như vậy phải tự sát.
Tôi có cảm tưởng rằng đây đã là một trạng thái
báo động về hệ lụy của tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng. Bạo
lực mà gia tăng thì nó sẽ đẩy đến những đột biến không lường trước
được.
Vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng cũng vậy, khi hai
anh em ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý phải dùng súng đạn hoa cải để
chống lại lực lượng đã dồn bước họ.
Bị dồn vào chân tường, người ta không có cách nào
khác được thì phải xử lý như thế.
BBC: Thưa, tức là Giáo sư cho rằng việc sử dụng bạo
lực đang trở thành một xu hướng đáng báo động trong thời gian gần
đây?
GS Tương Lai: Đúng như vậy. Một khi trong xã hội lấy bạo lực
làm phương tiện để xử lý các vấn đề thì chứng tỏ cả hai phía [đều
lúng túng].
Về phía chính quyền thì bối rối, bất lực, không
tự̣ tin vào tính chính danh, chính nghĩa của mình để dựa vào pháp
luật mà cai trị dân nên phải dùng bạo lực để đàn áp dân.
Về phía dân thì họ phải dùng bạo lực với người
thi hành công vụ chẳng qua vì họ cũng bị dồn đến bước đường cùng.
Họ biết rằng họ đang đối chọi với một thế lực có súng trong tay,
đằng sau lại là cả một bộ máy nhà nước hùng hổ.
Không ai dại gì mà chui đầu vào chỗ chết hay là
manh động để phải đi tù. Nhưng tâm lý con người là 'con giun xéo lắm
cũng quằn', khi bị đẩy tới bước đường cùng, người ta dễ mất sự
sáng suốt và hành động bột phát này nói lên một quá trình tích
lũy từ lâu rồi, bây giờ mới bộc lộ ra thôi.
Ngẫu nhiên thì không thể có hành động đó.
BBC: Thái Bình cũng là nơi có đợt biểu tình lớn
của người dân hồi năm 1997 mà ông cũng đã có công trình nghiên cứu.
Nhìn vào sự kiện ngày hôm nay, ông thấy có điểm gì ông đã nhận xét
thấy từ cuộc biểu tình 1997 không?
GS Tương Lai: Thái Bình là vùng đất người ta cho là 'đất dữ'.
Thái Bình cũng là nơi có truyền thống cách mạng, lá cờ đầu về mọi
mặt.
Tiếng trống Tiền Hải năm 1930 đã từng có tiếng
vang ghê gớm. Rồi trong thực hiện nghĩa vụ quân sự (thời chiến tranh
chống Mỹ) là khẩu hiệu 'Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu
một người', Thái B́ình luôn đi đầu.
Thái Bình cũng tự hào là nơi có những người nổi
tiếng như người cắm cờ trên hầm de Castries [ở Điện Biên Phủ], trên
Dinh Độc Lập, bay lên vũ trụ... rồi cả các nhân vật lừng danh như
Tướng Trần Độ, v.v.
Tôi còn nhớ, khi làm báo cáo về tình hình Thái
Bình, trong dịp báo cáo với ông Phạm Văn Đồng, lúc ấy đã thôi mọi
chức vụ, tôi có nói một câu: "Thưa, đây không phải là mâu thuẫn
địch-ta gì cả, mà chỉ là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân".
Ông Đồng nghe chỉ đập tay khe khẽ xuống bàn, vì
lúc đó ông nhìn không rõ nữa, rồi sau nghiêm giọng nói: "Không có mâu thuẫn nội bộ nhân dân nào
ở đây cả".
"Đây là mâu
thuẫn giữa một bên là những nhà cầm quyền hư hỏng, thoái hóa, biến
chất, đè nén áp bức khiến dân không chịu được; và bên kia là dân
không chịu được nên đã nổi dậy đấu tranh."
"Phải phân
tích đúng mới tìm được giải pháp đúng."
Lời ông Phạm Văn Đồng khiến tôi nghĩ tới sự kiện
ngày hôm nay.
Nếu một nhà cầm quyền có trách nhiệm với dân,
vẫn nghĩ rằng Nhà nước này là của dân, do dân, vì dân, thì phả́i
thấy vì sao mà người dân uất ức đến độ phải dùng súng bắn lại rồi
tự tử. Họ không còn cách nào khác nữa.
Nếu nói là manh động thì cũng không sai, nhưng
nguyên nhân dẫn tới sự manh động này là quá trình dồn nén, tức nước
vỡ bờ.
BBC: Tuy nhiên cũng có
một khía cạnh khác của câu chuyện là các sự việc kể trên hầu hết
xảy ra tại các tỉnh miền Bắc thuần nông, quỹ đất hết sức hạn hẹp.
Liệu có liên hệ gì giữa nhu cầu phát triển, mở rộng đô thị, với mâu
thuẫn đất đai vì người dân bị thu hẹp môi trường sống không?
GS Tương Lai: Đúng là đồng bằng Bắc Bộ là nơi mà tỷ lệ
đất/người thuộc loại thấp nhất ở trong nước, mà có khi còn thấp
nhất thế giới nữa.
Nhưng tỷ lệ đất người mang tính kinh điển rồi, từ
xưa tới nay bất cứ nhà cầm quyền nào cũng phải nghí̃ làm thế nào
để vấn đề đất đai không trở thành nguyên nhân bùng nổ, để mà quốc
thái dân an.
Mâu thuẫn đất đai là mâu thuẫn từ ngàn đời rồi,
nên đổ rằng chỉ vì đất chật người đông mà xảy ra bạo động là không
đúng.
Những sự
việc như vụ ở Thái Bình vừa rồi cho thấy rằng nếu không giải quyết
một cách cơ bản các vấn đề quy định trong Luật Đất đai thì không thể
bảo đảm ổn định chính trị-xã hội được.
GS Tương Lai:
Bằng chứng là vừa rồi người ta còn mở rộng Thủ
đô ra gấp đôi, biến đất nông thôn thành đất đô thị một cách quyết
liệt, như ông Nguyễn Sinh Hùng còn lên tổng kết thành tựu xây dựng
nông thôn mới.
Vấn đề ở chỗ: Không có ở đâu tham nhũng lại ngon
lành như ở trong lĩnh vực đất đai.
Tấc đất là tấc vàng, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa
bóng. Và người ta cũng biết là không bền nên có 'ngoạm' thì phải
làm nhanh lên rồi 'chuồn', và do đó dùng mọi thủ đoạn để làm thế
nào 'ngoạm' nó dưới tất cả mọi danh nghĩa.
BBC: Như phân tích của Giáo sư thì có nguyên nhân bắt
nguồn từ cách hành xử của chính quyền. Nhưng ngược lại, liệu chính
quyền có thể cải tiến Luật Đất đai thế nào để có khung pháp lý
minh bạch hơn và trừng trị các tội phạm về đất đai một cách quyết
liệt hơn không ạ?
GS Tương Lai: Vâng, đó chính là vấn đề của các vấn đề.
Trước đây người ta định đưa Luật Đất đai ra thông
qua trước khi sửa đổi Hiến pháp, sau có áp lực nên họ lại lồng vào
Hiến pháp sửa đổi để rồi thông qua cả hai một lúc.
Nhưng những vấn đề cơ bản đề nghị sửa đổi trong
Hiến pháp vẫn không được sửa và giữ nguyên, thì Luật Đất đai cũng
theo lối mòn đó mà đi, vẫn giẫm chân tại chỗ.
Người ta vẫn kết luận đanh thép rằng đất đai là
sở hữu toàn dân và Hiến pháp không thể có tam quyền phân lập. Hình
với bóng đan vào nhau, Luật Đất đai nếu không đi liền với sửa đổi
Hiến pháp thì cũng không giải quyết được gì.
Tôi nghĩ nay phải thực hiện các kiến nghị về sửa
đổi Hiến pháp một cách mạnh mẽ và trung thực, phải dừng việc thông qua
dự thảo để thảo luận cho vỡ lẽ ra.
Những sự việc như vụ ở Thái Bình vừa rồi cho
thấy rằng nếu không giải quyết một cách cơ bản các vấn đề quy định
trong Luật Đất đai thì không thể bảo đảm ổn định chính trị-xã hội
được.
Nguồn: bbc.co.uka
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét