VỀ
BÀI : Bốn "chuyện lạ" ở đât nước Nhật Bản
Trịnh Kim
Thuấn
Đọc bài Bốn
“chuyện lạ” ở đất nước Nhật Bản, trong đầu nảy ra những ý nghĩ so sánh 4
chuyện lạ ở Nhật Bản với một vài chuyện ở Việt Nam,
nhưng Việt Nam
ta không xem đó là chuyện lạ mà là chuyện bình thường, rất bình thường .
1./ Trung
thực
Ở Nhật, bạn
khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở
bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho
rẻ”.
Sự trung thực
của người Nhật, in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật
không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt
thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên
cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên
đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con
đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka...
cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.
Quầy thanh
toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ
"ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật,
toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% khi biết bạn là khách
nước ngoài.
Ở Việt Nam :
Chính vì ở
Nhật Bản không có người ăn cắp vặt, nhó lại
năm nảo, năm nao có vụ các tiếp viên hàng không, phi công Việt Nam ăn
cắp vặt ở Nhật bị bắt,
Cô Kiều Trinh,
phát thanh viên đài truyền hình TW (chuyên mục Văn Hóa) từng bị bắt quả tang ở
nước ngoài những hai lần nhờ nhân thân mạnh (mạnh chứ không phải tốt đâu nhé !)
được tha.
Một bà Tổng
Giám đốc Nhà máy bia đi công cán ghé Băng Cốc mua hàng quên trả tiền bị bắt….
Mới đây thì vụ
hôi bia, hôi nhãn ì xèo ……
2./ “No
noise” - không ồn ở Nhật Bản :
Nguyên tắc
không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều
phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông
trên đường. Osaka
bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay
trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay
lên xuống”.
Tại các cửa
hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt
máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh.
Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay,
quảng cáo với từng khách.
Ở Việt Nam :
Ngày chủ nhật
ngày 19/01/2014 các nhà yêu nước, nhân
dân đến tượng đài vua Lý Thái Tổ đặt tràng hoa, thắp hương tưởng niệm anh linh
các chiến sĩ hải quân tử trận trong trận chiến bảo vệ đảo Hoàng Sa dưới lằn đạn
của quân xâm lược Trung quốc, đoàn được đón tiếp bằng tiếng ồn chói tai của các
cây cưa máy đang cắt, xẻ các viên đá cùng với các bụi đá che lắp cả khuôn mặt
của ngài Lý Thái Tổ cùng với các loa của các đội dân phòng, nhân viên an ninh
chỉa thẳng vào tai các người yêu nước, các ký giả có mặt nơi ấy……
Ngày chủ nhật
ngày 16/02/2014 các nhà yêu nước , nhân dân đến tượng đài vua Lý Thái Tổ đặt
tràng hoa , thắp hương kỷ niệm ngày 17/02/1979 Trung quốc xua trên 600.000 quân
sang xâm lược, đánh phá 6 tỉnh biên giới phía Bắc, giết hại đồng bào ta và các
chiến sĩ ta đã anh dũng chiến đấu hy sinh trong trận chiến phi nhân nầy. Khi
đoàn người yêu nước đến thì vang dội tiếng hát bài hát “Con Bướm Xinh” (Nhạc Trung
quốc), cùng một số cặp khiêu vũ trước tượng đài nhằm cản trở đoàn người yêu
nước (35 năm ! Hãy nhảy múa ăn mừng của
Trần Mạnh Hảo)… Đoàn người phải chuyển đi dâng hương trước Tháp Bút ..
3./ Nhân
bản ở Nhật Bản .
Vì sao trên
những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo
ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để
phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
Ở Việt Nam :
Ở Chùa Dơi
(Sóc Trăng) thì các nhà hàng gần đấy có các món ăn, nhậu chế biến từ Dơi, Ở
Đồng Tháp người dân giăng câu hàng cây số trên mặt đất trong các ruộng lúa, đạt
loa giả tiếng kêu của chim, chim nghe tiếng chim bay ngang bị vướng câu, theo
phóng sự vùng Tam Nông, Tân Hồng chim bị bắt kiểu nầy vô số kể ….. Hội Chùa
Hương năm nay, xem trên Tivi các thú nai, hoẳng… được treo bán trong các tủ
kính công khai .
4./ Bình
đẳng ở Nhật Bản .
Mọi đứa trẻ
đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay
từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe
đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ
huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Việc mặc đồng
phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một
nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao
nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên
đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp
hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu
tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau
lưng mình chính là Thủ tướng.
Ở Nhật, nội
trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho
vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như
một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều
công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai
trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
Nhân vụ xếp
hàng, tôi nhớ lại chuyện em bé 9 tuổi người Nhật trong trận động đất và sóng
thần :
Tối hôm qua
tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực
phẩm cho những người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi
chú ý đến một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi.
Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt của em thì chắc
chẳng còn thức ăn nên mới lại hỏi thăm.
Em kể khi đang học ở trường trong giờ thể dục
thì động đất và sóng thần đến, cha của em làm việc gần đó đã chạy đến trường,
từ ban công lầu 3 của trường em nhìn thấy chiếc xe và cha bị nước cuốn trôi,
nhiều khả năng đã chết. Hỏi mẹ đâu, em nói nhà em nằm ngay bờ biển, mẹ và em em
chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe
hỏi đến thân nhân.
Nhìn thấy em
nhỏ lạnh, tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người em nhỏ. Vô tình bao
lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho em và
nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn
rồi, con ăn đi cho đỡ đói". Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người
cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu bé ôm
bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương
khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.
Ngạc nhiên vô
cùng, tôi hỏi tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời:
"Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát
chung cho công bằng chú ạ".
Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác khóc,
để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới
học lớp 3 đã có thể dạy tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một
bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh. Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã
biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là
một dân tộc vĩ đại
CHUYỆN XẾP
HÀNG Ở VIỆT NAM : Kể ra nhiều lắm , chỉ kể về hai vị lãnh đạo của nước ta thôi
.
Nguyên Ngài
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng .
11 giờ trưa
27-7-2010. Khách sạn Phương Đông, thành phố Vinh. Cửa vào thang máy có 3
khoang. Khoang chính giữa mở nhưng bị một tay bảo vệ mặc sắc phục vàng đứng ngáng
giữa chặn lại. Vài người bước vào liền bị bảo vệ lôi ra. Tất cả khách muốn lên
xuống phòng đều được hướng dẫn đứng xếp hàng chờ hai cửa khoang thang máy hai
bên.
Tôi ngạc
nhiên:
- Sao khoang
giữa mở mà không cho ai vào?
Tay bảo vệ thật thà:
- Đây là chuyên
khoang dành chờ Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng.
Cánh cửa
khoang giữa mở sẵn kia bị chặn lại làm “chuyên khoang” gần một tiếng, từ 11 giờ
đến gần 12 giờ trưa.
Bất ngờ.
Phó Thủ tướng
chứ có phải vua đâu mà vào ngủ khách sạn cũng phải chặn một thang máy làm
“chuyên khoang”, không dám đi chung với khách thường?
Ngài Phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải :
Theo Blog :Nguyễn Văn Tuấn:
Tôi vừa dự một
hội nghị chuyên ngành từ Phú Quốc về, và trong thời gian ngắn ngủi đó cũng được
nhìn thấy sự quan liêu và lãng phí ghê gớm trong các quan chức cao cấp ở nước
ta.
Hội nghị thu
hút khoảng 270 người đến tham dự, với sự tài trợ nhiệt tình của các công ti
dược. Khách sạn Sasco Blue Lagoon Resort được chọn làm nơi tổ chức, và khách
tham dự đã đặt phòng từ một tháng trước. Tưởng rằng đã đặt phòng thì chắc ăn sẽ
có phòng để ở, nhưng ở Việt Nam
“sự đời” không đơn giản như thế. Một số khách đến ngày hội nghị, đến nơi
check-in thì được biết là đã… mất phòng! Tại sao? Tại vì phái đoàn tùy tùng của
ông phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ra thị sát hay đi holiday gì đó ở đảo Phú
Quốc, và vì khách sạn là của Nhà nước, nên họ phải dành phòng cho tùy tùng của
ông phó thủ tướng, và tống cổ khách đi khách sạn khác. Một kiểu làm business
rất đặc thù của các công ti thuộc Nhà nước Việt Nam.
Chưa hết.
Khoảng 10 khách mời và diễn giả (speakers) của hội nghị từ Hà Nội cũng không
tham dự được, cũng chỉ vì người ta dành ưu tiên cho chuyến bay của ông Hoàng
Trung Hải. Cần nói thêm rằng những người này đã mua vé máy bay (Vietnam
Airlines) từ cả tháng trước. Nhưng bất chấp mọi qui luật business, Vietnam
Airlines vẫn lấy chỗ của các hành khách này để cho đoàn tùy tùng của ông Hoàng
Trung Hải! Một số còn “đau” hơn, vì họ đã bay vào Sài Gòn, nhưng đành phải bay
về Hà Nội chứ không có chỗ để đi Phú Quốc.
Tôi có cơ duyên được tạm trú tại
khách sạn Sasco Blue Lagoon Resort cùng với ông Hoàng Trung Hải, nhưng không có
cơ duyên diện kiến ngài. Tôi thường ăn sáng tại một nhà ăn có 2 tầng, và tôi
thường chọn tầng trên để nhìn ra biển. Nhưng vì sự có mặt của Hoàng Trung Hải
nên tôi và một số bạn bị đuổi xuống tầng dưới. Làm quan lớn cỡ như ông Hoàng
Trung Hải đúng là sướng thiệt vì được “ăn trên ngồi trước”, cũng là một hình
thức đóng vai các quan thuộc địa của Pháp ngày xưa mà Ba tôi thường kể lại.
Đến ngày ngài
phó thủ tướng Hoàng Trung Hải lên đường về Hà Nội thì lại là một sự kiện trên
đảo Phú Quốc. Xe quân đội biển số đỏ chận các nút đường, và xe công an biển
xanh hú còi, dọn đường cho xe của ngài đi.
Nghe nói ông
Hoàng Trung Hải và tùy tùng đi thị sát tiến độ thi công sân bay Phú Quốc. Nhưng
cũng có tin là ông ta đi thị sát công trình gì đó ở Hà Tiên rồi nổi hứng ra Phú
Quốc chơi. Nhưng dù là Hà Tiên hay Phú Quốc thì ông ta cũng chỉ tiêu ra vài
phút ngắm nhìn công trình, chỉ tay phía bên này, chỉ tay phía bên kia để phóng
viên chụp hình. Tính ra thời gian ông Hoàng Trung Hải lưu lại trên Phú Quốc chỉ
có một ngày, nhưng ông ta và tùy tùng ông ta đã gây ra biết bao phiền toái cho
người dân. Đó là chưa nói đến khoản chi phí rất lớn để lo cho ông ấy và tùy
tùng của ông ấy.
Xem việc của
nước người ta, Nhật Bản cũng da vàng, mũi tẹt, đất nước ở giữa biển, tài nguyên
nghèo nàn, thường xuyên bị động đất, núi lửa, sóng thần…. sau thế chiến lần thứ
2, Nhật Bản hoang tàn, cạn kiệt… nhưng với tinh thần dân tộc cao độ, chí quật
cường sau 25 năm (1970) đã phục hồi trở thành cường quốc ….Ngẫm lại đất nước
ta, kể từ khi thống nhất 2 miền Nam – Bắc đã là gần 39 năm, thời gian đủ dài
lắm rồi, đến nay thì sao ?
18/02/2014
Tr.K.T
Nguồn: trannhuong.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét