Nhãn

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Nhà Sử học người Đức: Trung Quốc và Việt Nam – Quan hệ láng giềng đầy trắc trở

Nhà Sử học người Đức: Trung Quốc và Việt Nam – Quan hệ láng giềng đầy trắc trở
 Dr. Peter Knost 

  (NguoiViet.de) Tại cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Berlin ngày 9/7/2011, Tiến sĩ Sử học người Đức Peter Knost đã tự mình lên bục đọc một bài viết rất hay về quan hệ Việt Trung, đặc biệt là  cái nhìn của một nhà sử học người Đức về  nguyên nhân xung đột mới đây trên Biển Đông. 
NguoiViet.de trân trọng giới thiệu nguyên văn bài viết này và cả bản dịch ra Tiếng Việt do dịch giả Nguyễn Thế Tuyền (Chemnitz, CHLB Đức) chuyển ngữ.
Tiến sĩ Sử học Peter Knost đang phát biểu tại cuộc biểu tình chống TQ ngày 9/7/2011 tại Berlin

Vài lời giới thiệu
Kính thưa các quý vị, xin quý vị cho phép tôi, một nhà sử học, trước hết lướt qua phần lịch sử để rồi sau đó  đánh giá và sắp xếp những sự kiện mới xảy ra gần đây, dưới con mắt của „người ngoài“ từ xứ châu Âu.
Đã từ nhiều thế kỷ, lịch sử Việt Nam và Trung Quốc rất ít khi có được tình láng giềng tốt đẹp. Tranh chấp xảy ra thường xuyên, vì người láng giềng to lớn luôn tìm cách thôn tính và muốn làm bá chủ một phần lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi những nhà sử học đã có lúc nghĩ rằng, thời đại ấy qua rồi, nhưng rất đáng tiếc chính sách của Trung Quốc hiện tại có vẻ như muốn làm sống lại những vấn đề tưởng chừng đã lui về dĩ vãng – lần này không phải trên đất liền mà là trên biển.
Nhìn lại quá  khứ
Lịch sử Trung Quốc xâm lăng chống Việt Nam có thể dò theo dấu vết từ hơn 2100 năm về trước, kể từ năm 111 trước Công nguyên, khi Trung Quốc chinh phục nước Nam Việt. Sau khi nước Đại Việt ra đời vào năm 939,  nền hòa bình đã tồn tại nhiều thế kỷ, tuy nhiên người láng giềng  phương bắc luôn luôn là mối nguy cơ cho dải đất Việt, cuộc thôn tính vào thế kỷ thứ 15 là một minh chứng.
Lần xâm lược gần đây nhất của Trung Quốc chống Việt Nam trên đất liền còn in đậm trong ký ức của chúng tôi: Sau khi quân  đội Việt Nam được cả thế giới hoan nghênh vì chiến công giải phóng Căm pu chia và lật  đổ chế độ diệt chủng Pol Pốt năm 1979, Trung Quốc bắt đầu chiến dịch chống Việt Nam, nhưng ngụy biện bằng „hành động trừng phạt“ để giảm bớt căm phẫn của dư luận.
Sau khi hiệp ước hòa bình giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết vào năm 1991, tưởng như tình hình đã bình thường hóa, thông qua quan hệ buôn bán ngày càng tăng giữa hai nước láng giềng. Nhưng cuộc tranh chấp vẫn tiếp tục xảy ra, hầu như nó không được sự chú  ý của dư luận thế giới cho đến mấy tuần trở lại đây. Nhưng lần này không xảy ra trên  đất liền mà là trên biển.
Ngay từ năm 1974 giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có những khủng hoảng dữ dội trên lĩnh vực ngoại giao xung quanh vấn  đề chủ quyền quần đảo Trường Sa. Bên cạnh Việt Nam và CHND Trung Hoa những nước và vùng lãnh thổ khác cũng lên tiếng đòi chủ quyền  đối với quần đảo này. Đó là Đài Loan, Phi lip pin, In đô nê xia và Brunei. Quần đảo Trường Sa nằm rất xa địa phận Trung Quốc, nó nằm giữa Việt Nam và Phi lip pin.
Năm 1980 giới lãnh đạo CHND Trung Hoa quyết định trực tiếp chiếm một số  đảo thuộc Trường Sa,  họ đã  huy động lực lượng hải quân và thực hiện chiến dịch đánh chiếm. Trong cuộc hải chiến năm 1988, hải quân Trung Quốc đã đánh chìm hai tàu Việt Nam và dùng quân chiếm 7 đảo ở Trường Sa. Trong trận chiến đó 70 chiến sĩ  Việt Nam đã thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc cho xây căn cứ quân sự trên mỏm Fiery – Cross. Theo nguồn tin Mỹ cung cấp, cho đến nay đã có khoảng 1000 lính đóng trên 10 hòn đảo mà Trung Quốc đã chiếm.
Tiến sĩ Sử học Peter Knost đang phát biểu tại cuộc biểu tình chống TQ ngày 9/7/2011 tại Berlin
Tham vọng bành trướng của Trung Quốc
Quan điểm của phía Trung Quốc là toàn bộ quần đảo Trường Sa và những đảo Hoàng Sa nằm ở phía bắc, cách bờ biển phía đông Việt Nam 325 km là một bộ phận của tỉnh Hải Nam. Mặc dù diện tích không lớn nhưng hiện tại hai quần đảo này là trung tâm điểm cho sự tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Lý  do được dự đoán là ở trong vùng này có  trữ lượng dầu mỏ và khí đốt rất lớn.
Trước sau như một, Trung Quốc vẫn đòi chủ quyền phần lớn biển  Đông và đã nhiều lần dùng vũ lực tấn công tàu thăm dò của tập đoàn dầu khí Việt Nam Petrovietnam – bất chấp công ước quốc tế.
Cái gọi là „Đường lưỡi bò chín đoạn“ do Trung Quốc tuyên bố  chiếm hơn 80% biển Đông, gói trọn quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc muốn chứng minh toàn bộ vùng biển giữa Hải Nam, Việt Nam, In đô nê  xia và Phi lip pin là vùng quyền lợi của mình. Điều  đó đã vi phạm luật biển quốc tế (Hiệp  ước về luật biển UNCLOS, 1982). Và đồng thời nó cũng không phản ánh tinh thần của Hiệp ước do chính Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN năm 2002 về quyền khai thác biển (Declaration on Conduct of Parties in the South China SEA, DOC).
Tranh chấp  đang xảy ra
Gần đây sự tranh chấp đã đạt mức độ căng thẳng đến kịch tính:
Ngày 26 tháng 5 năm 2011 hải quân Trung Quốc tấn công vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí  Binh Minh. Ngày 9 tháng 6 năm 2011 tàu quân sự Trung Quốc  đã cắt cáp  tàu thám hiểm „Viking 2“ của Việt Nam. Và vụ này cũng xảy ra trong vùng đặc khu kinh tế của Việt Nam, tức là trong vùng 200 hải lý cách bờ. Trong giới hạn  này, bất cứ nước nào cũng có quyền thăm dò và khai thác tài nguyên hợp pháp.
Ngày 8 tháng 6 năm 2011 thủ  tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố về  vấn đề này:
Việt Nam dũng cảm tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình, quyền tối thượng và thẩm quyền đối với lãnh hải và các  đảo của Tổ quốc.
Đài truyền hình trung ương Đức ARD đưa tin về vấn đề này ngày 15 tháng 6 năm 2011 trong mục „Sự kiện trong ngày“ (Tagesschau):
Mới cách đây mấy ngày lại xảy ra một vụ tiếp theo,  một tàu hải giám Trung Quốc đã cắt cáp của một tàu thuộc tập đoàn dầu khí Việt Nam. Hà Nội trả lời bằng công bố tập trận trên biển. Ở Hà Nội, hàng trăm người đã xuống đường để bày tỏ tinh thần đoàn kết với chính phủ của họ. Trước Đại sứ quán  Trung Quốc, những khẩu hiệu được ghép từ những chữ cái rời với nội dung:“ Chúng tôi, 85 triệu dân Việt Nam, phản đối những hành động của Trung Quốc gây ra trong vùng chủ quyền của chúng tôi“.
Sự hiếu chiến của Trung Quốc không những hướng mũi tấn công vào Việt Nam mà  còn tấn công cả các tàu của Phi lip pin và các nước khác ở Đông Nam Á. Ngay từ ngày 2 tháng 3 đã xảy ra vụ gọi là vụ Reed – Bank, trong đó một tàu thăm dò của Phi lip pin bị hai tàu hải giám  Trung Quốc đe dọa ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa và bắt phải ngay lập tức rời khỏi vùng này.
Tóm lại
Chính sách cố tình  khiêu khích nói trên đang gây nguy hiểm cho sự ổn định và an ninh của toàn bộ khu vực châu Á Thái Bình Dương và như vậy ảnh hưởng đến toàn thế giới. Chính vì thế, tình hình thời sự ở biển Đông đối với chúng tôi ở châu Âu xa xôi cũng là một đề tài quan trọng.
Tất cả các nước ASEAN hãy cùng với Liên Hiệp Quốc cần phải chặn đứng tham vọng bành trướng nói trên và bắt Trung Quốc phải tôn trọng những Hiệp ước mà chính họ đã cầm bút ký.
Tác giả: Tiến sĩ Sử  học Peter Knost (người Đức)
Nguyễn Thế  Tuyền (Chemnitz, CHLB Đức) chuyển ngữ
Sau đây là nguyên văn Tiếng Đức:
China und Vietnam – eine schwierige Nachbarschaft
Dr. Peter Knost, Historiker, Berlin
Einleitung
Sehr geehrte Damen und Herren, erlauben Sie mir – einem Historiker – zuerst einen kurzen Ausflug in die Geschichte, um dann die aktuellen Ereignisse aus der Perspektive von „außen“, von Europa aus, zu betrachten und einzuordnen.
Die Geschichte Vietnams und Chinas war im Laufe der Jahrhunderte nur selten von guter Nachbarschaft geprägt. Sehr häufig kam es zu Konflikten, basierend auf Versuchen des großen Nachbarn, sich die Vorherrschaft über Teile Vietnams anzueignen. Wir Historiker dachten, diese Zeiten sei überwinden, aber aktuell sieht die chinesische Politik leider so aus, als würde dieses alte Problem wieder einmal aktuell – dieses Mal nicht auf dem Festland, sondern auf dem Meer.
Rückblick
Diese Geschichte der chinesischen Aggressionen gegen Vietnam lässt sich mehr als 2100 Jahre zurückverfolgen, bis ins Jahr 111 v. Chr., als die Chinesen Nam Viet unterwarfen. Nach der Gründung von Dai Viet im Jahre 939 bestandviele Jahrhunderte Ruhe, dennoch doch blieb der Nachbar im Norden oftmals ein Risikofaktor für das vietnamesische Reich, wie z.B. die kurzzeitige Annektierung im 15. Jahrhundert zeigte. -
Die letzte Aggression Chinas gegen das vietnamesische Festland ist vielen von uns noch persönlich in Erinnerung: Nach der von der Weltöffentlichkeit begrüßten Befreiung Kambodschas durch vietnamesische Truppen, die 1979 das Terror-Regime des Pol Pot stürzten, startete China einen blutigen Feldzug gegen Vietnam, den es als „Strafaktion“ verharmloste.
Nach Unterzeichnung eines Friedensabkommens zwischen Vietnam und China im Jahr 1991  schien sich die Situation zu normalisieren. Zunehmende Handelskontakte wiesen auf normale Beziehungen zwischen Nachbarländern hin.
Doch der Konflikt ging dennoch, von der Weltöffentlichkeit bis vor wenigen Wochen kaum  beachtet, weiter. Er spielte sich aber jetzt nicht mehr auf dem Festland ab, sondern verlagerte sich auf das Meer.
Schon 1974 hatte es zwischen Vietnam und China eine heftige diplomatische Krisegegeben um die Hoheit über die Spratly-Inseln, über die neben der VR China und Vietnam auch andere Länder und Regierungen Ansprüche erheben: Taiwan, die Philippinen und Indonesien sowie Brunei. Die Spratly-Inselgruppe befindet sich weit entfernt von China, zwischen Vietnam und den Philippinen.
1980 entschied sich die Führung der Volksrepublik China zur direkten Besetzung einiger Spratly-Inseln. Dafür stellte sie ein Marinekorps auf und führte verstärkt Seemanöver durch.
Bei einem Seegefecht versenkte die chinesische Marine 1988 zwei vietnamesische Schiffe und besetzte mit Militäreinheiten sieben Spratly-Inseln. 70 vietnamesische Soldaten kamen dabei ums Leben. China baute dann auf dem Fiery-Cross-Riff einen Militärstützpunkt auf.Nach US-Angaben sollen inzwischen bis zu 1.000 chinesische Soldaten auf 10 von China besetzten Inseln stationiert sein.
Chinas Expansionsstreben
Aus chinesischer Sicht sind die gesamte Spratly-Inselgruppe und ebenso die kleinen Paracel-Inseln, die sich weiter im Norden 325 km östlich von Vietnam befinden, Teile der Provinz Hainan.Trotz ihrer geringen Größe stehen beide Inselgruppen aktuell Mittelpunkt des Expansionsstrebens Chinas, Der Grund ist vermutlich, dass man in ihrem Bereich große Erdöl- und Gasvorkommen vermutet.
Hai bản đồ do chính TS  Peter Knost gửi kèm bài viết cho NguoiViet.de
Territoriale Ansprüche Chinas zur See: Spratly- und Paracel-Inseln
China beansprucht ohnehin - ohne völkerrechtliche Basis - einen Großteil des Südchinesischen Meeres für sich und ist bereits mehrmals gewaltsam gegen Erkundungsschiffe des vietnamesischen Ölunterunternehmens Petrovietnam vorgegangen.
Die von China proklamierte sogenannte „9-streifige Rindszungenlinie“ umfasst mehr als 80% des südostasiatischen Meeres, inklusiveder Paracel- und Spratly Inseln.
China möchte das gesamte Meergebiet zwischen Hainan, Vietnam, Indonesien und den Philippinen als eigenes Interessengebiet darstellen. Dies verletzt das Internationale Seerecht (Abkommen über Recht auf das Meer, UNCLOS, 1982). Und dies entspricht auch nicht dem von China selbst unterzeichneten ASEAN- Abkommen  über die Meeresnutzung von 2002 (Declaration on Conduct of Parties in the South China SEA, DOC).
Der aktuelle Konflikt
Vor kurzem hat sich dieser Konflikt dramatisch verschärft:
Am 26 Mai 2011 stürmte die chinesische Marine in die Wirtschaftszone Vietnams, und durchschnitt Kabel des Erdölexplorationsschiffes Binh Minh 02 („Morgenrot“). Und am 9. Juni 2011 zerschnitten chinesische Militärschiffe die Kabel desvietnamesischen Explorationsschiffes „Viking 2“. Auch dieser Zwischenfall ereignete sich in der Exklusiven Wirtschaftszone Vietnams, also der 200-Seemeilen-Zone, die dem jeweiligen Staat die Erkundung und Ausbeutung der vorhandenen Rohstoffressourcen erlaubt.
Der Ministerpräsident Vietnams Nguyễn Tấn Dũng erklärte dazu am 08/06/2011:
„(Vietnam) bekräftigt unerschrocken weiterhin seine Souveränität, souveränen Rechte und Zuständigkeit auf Gewässer und Inseln des Vaterlandes.
Die ARD berichtete dazu am 15. Juni 2011 in der Tagesschau:
„Erst vor wenigen Tagen gab es den nächsten Zwischenfall, ein chinesisches Patrouillenboot durchtrennte die Kabel eines Petrovietnam-Schiffes. Hanoi antwortete darauf mit der Ankündigung von Seemanövern.Und in Hanoi gingen Hunderte Menschen auf die Straße, um sich mit ihrer Regierung zu solidarisieren. Vor der chinesischen Botschaft wurden Parolen skandiert. "Wir, die 85 Millionen Vietnamesen, protestieren gegen Chinas Vorgehen in unserem Hoheitsgebiet."
Die Aggressionen Chinas richten sich nicht nur gegen Vietnam, sondern auch gegen Schiffe aus den Philippinen und aus anderen Ländern Südostasiens. So wurde am bereits am 2. März sogenannten Reed-Bank-Zwischenfall am 2. März ein philippinisches Erkundungsschiff von zwei chinesischen Patrouillenbooten in der Nähe der Paracel-Inseln bedroht und aufgefordert wurde, die Gegend sofort zu verlassen.
Zwei Karte von Dr.  Peter Knost zur NguoiViet.de gesendet.
Fazit
Diese Politik der gezielten Provokation gefährdet die Stabilität und die Sicherheit in der gesamten Region Asien-Pazifik und damit in der ganzen Welt. Deshalb ist die aktuelle Lage im südostasiatischen Meer auch für uns im fernen Europa ein wichtiges Thema.
Alle ASEAN-Länder sowie die UN gemeinsam sollten dem Expansionsstreben entgegentreten und China zwingen, die von ihm selbst unterzeichneten internationalen Verträge auch selbst einzuhalten.
Tin liên quan:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét