Nhãn

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Từ sự hoang tưởng quyền lực đến những hành vi phạm pháp



Từ sự hoang tưởng quyền lực đến những hành vi phạm pháp

Thế Dũng

1.Sự cố khai hỏa.
Trước khi có  thông tin về cuộc họp của BCN mở rộng của CLB Thơ Berlin vào ngày 12.01.2014, ngày 09.01.2014, tôi nhận được được Thư ngỏ Email của anh Trần Mạnh Thái ( tức tác giả Liễu Châu) gửi cho 19 người khác ( trong đó có tôi).
Sau khi nhận được hồi âm của tôi * ( Phụ lục 1) anh Trần Mạnh Thái lại xoay sang căn vặn và yêu cầu tôi xuất trình cho anh Môn bài của NXB VIPEN. Anh viết:” Nhân tiện chúng ta trao đổi về việc này thì tôi cũng mạn phép hỏi anh luôn là: nếu không có gì phải bí mật thì anh có thể cho tôi được thấy môn bài của Vipen hay một văn bản gì đó chứng minh tại thời điểm này Vipen tồn tại hợp pháp và anh Thế Dũng là chủ của Vipen, Copy là đủ, được không nhỉ?”( thư ngỏ  Emai của TMT gửi TD ngày 17.01.2014).Tình huống xuất hiện sự lục vấn của anh Trần Mạnh Thái khiến tôi hình dung ra khuôn mặt đen đen của tác giả Liễu Châu. Từ chối trả lời câu hỏi ngoài thẩm quyền của tác giả Liễu Châu bằng cách im lặng, tôi linh cảm tới những sự cố không bình thường trong cuộc họp ngày 12.01.2014 sắp tới của BCNMR của CLB Thơ Berlin.
2.Từ lời kể của Tiến sĩ sĩ Sử học Peter Knost.
Tiến sĩ Sử học Peter Knost (www.vipen.de )
Pho to của Thomas Vollker
Linh tính của tôi không sai, khoảng hơn 2 giờ sáng ngày 13.01.2014, tại Hà nội, sau khi được Tiến sĩ Peter Knost (từ Berlin) thông báo qua Email về việc có 1 người đàn ông và 2 người đàn bà Việt Nam và một đứa trẻ tới tận nhà riêng ông, trong buổi chiều ngày 12.01.2014 để định mang đi 500 cuốn sách. Tôi sửng sốt nghĩ đến những chuyện không lành liên quan đến tập Thơ Việt ở Đức  do NXB VIPEN(www.vipen.de) vừa mới  xuất bản và phát hành tại Đức từ tháng 12 năm 2013.
Không biết ba người lạ mặt này là ai ?

Nếu là người đàng hoàng tử tế họ  phải báo cho tôi một lời. Tôi chỉ ủy quyền cho anh Sa Huỳnh trong việc nhận sách ( tài sản của NXB VIPEN) trong lúc tôi không có mặt ở Đức. Tại sao vậy?
Từ Hà Nội, tôi lập tức đề nghị Dr.Peter Knost, thuật lại sự cố kỳ lạ này.
Sau đây là Email  viết bằng tiếng Đức của Tiến sĩ Peter Knost (www.vipen.de) gửi cho tôi,
“…Sie haben vorher angerufen und gesagt, dass sie von Herrn Sa Huynh den Auftrag  haben, die Bücher bei mir abzuholen.
Sie sagten, sie kommen aus Lichtenberg und kennen die Gerlinger Str. nicht. Ich habe den Weg beschrieben. Sie sagten , sie sind in 1 Stunde hier.
Ich war misstrauisch und habe  Sa Huynh angerufen. Er sagte mir: Warte, bis sie bei Dir sind. Dann ruf mich noch mal  an.

Sie waren schon nach 20 Minuten hier, mit 2 Autos: 2 Frauen , 1 Mann, 1 Kind, insgesamt 4 Personen. Ich habe dann wieder Sa Huynh angerufen. Er sagte mir: Lass mich mal mit denen sprechen. Sa Huynh hat dann mit dem Mann mit roter Krawatte, der hier war, auf Vietnamesisch telefoniert.
Zugleich hat die eine Frau auf Deutsch mit einem telefoniert, den sie "Klaus" nannte. Die am Telefon sagte zu "Klaus": "ja wir sind da, das sind 240 Bücher bei einer Familie".

Die 4 Personen waren nicht in der Wohnung, nur im Hausflur. Dort lagen nur 240 Bücher und ein Protokoll für die Übergabe, von mir vorbereitet, aber  noch ohne zahl der Bücher und ohne  Namen  und Adresse des Abholers. 
Ich sagte: Bitte tragen Sie Name und Anschrift in das Protokoll ein und zeigen Sie mir Pass oder Ausweis. Die Frauen zögerten. Die am Telefon sagte zu "Klaus": "ja wir sind da, das sind 240 Bücher bei einer Familie".

Nach den Telefonaten sprachen die drei Erwachsenen kurz auf Vietnamesisch , dann sagten sie: Wir können die Bücher nicht nehmen, wir haben nicht so viel Platz im Auto. Das war eine Lüge, Platz genug gab es in den Autos. Ich weiss nicht, was Sa Huynh ihnen gesagt hat, doch ich glaube, sie wollten einfach das Protokoll nicht unterschreiben. Als sie gingen, fragte die Frau mich Ist VIPEN - Adresse hier oder in Marzahn, so wie es im Impressum der Homepage steht?? Ich sagte: Natürlich so wie es im Impressum der Homepage steht!
 ( Tạm dịch ra tiếng Việt : “Họ điện thoại cho tôi trước và nói là sẽ đến nhà tôi để lấy sách theo ủy nhiệm của anh Sa Huỳnh.Họ bảo họ từ Lichtenberg đến và chưa biết phố Gerlinger.Tôi mô tả đường đi. Họ bảo sau 1 giờ đồng hồ sẽ tới chỗ tôi. Tôi không tin và gọi ngay cho Sa Huỳnh. Anh ấy bảo tôi: Hãy chờ, khi họ tới nhà anh, hãy gọi cho tôi một lần nữa.
Hai mươi phút sau, họ tới nhà  tôi, với 2 ô tô, 2 phụ nữ, 1 người đàn ông, 1 đứa trẻ, cả thẩy là 4 con người. Tôi lại gọi cho Sa Huỳnh. Anh ấy bảo, để cho tôi nói chuyện với những người ấy.Sau đó Sa Huỳnh nói chuyện với người đàn ông mang cà vạt mầu đỏ, người đã xuất hiện ở nhà tôi bằng tiếng VIệt.Cùng lúc đó, người phụ nữ nói tiếng Đức qua Telefol với một người mà chị ta gọi là “Klaus”. Chị ta nói với “Klaus” qua Telefol rằng:” Vâng, chúng tôi ở đây rồi. Hiện đang có 240 cuốn sách tại một gia đinh”.
4 người đã không vào  trong căn hộ, chỉ ở hành lang nhà. Chỉ có 240 cuốn sách
nằm ở đó và một tờ  Biên bản giao nhận đã được tôi chuẩn bị; chỉ  có điều còn chưa ghi số lượng sách,  tên và địa chỉ của người nhận sách.
Tôi nói: đề nghị  các vị ghi tên và địa chỉ cá nhân vào Biên bản và  xuất trình cho tôi Hộ chiếu hoặc Chứng minh thư. Người phụ nữ lưỡng lự. Chị ta lại nói với  “Klaus” :
 “Đúng rôi! Chúng tôi đang ở đây, đúng  là có  240 cuốn sách tại một căn hộ.”
Sau khi gọi điện thoại,  ba người lớn nói với nhau một lát bằng tiếng Việt, sau đó họ bảo: Chúng tôi không thể mang sách đi vì ô tô không còn chỗ. Đó là một sự dối trá, ô tô của họ dư chỗ chứa sách. Tôi không biết Sa Huỳnh đã nói gì với họ, nhưng tôi tin rằng đơn giản là họ không muốn ký vào biên bản. Khi họ ra đi, người phụ nữ hỏi tôi : Địa chỉ của VIPEN ở đây hay ở Mahzahn, như là đã ghi trong Impressum của Homepage (www.vipen.de)?? Tôi bảo: Đương nhiên là như ở trên Impressum của Homepage ! (Email của Tiến sĩ Sử học Peter Knost viết cho Thế Dũng từ Berlin –TD dịch )
3. Xác nhận diện mạo 2 phụ nữ và 1 người đàn ông Việt tại hiện trường.
Sau khi đọc Email này, tôi đã  cho xác nhận diện mạo để tìm ra danh tính những người lạ. Kết quả nhận diện của Tiến sĩ P.Knost  qua những bức ảnh trên mạng khiến tôi xác định hai người phụ nữ lạ mặt đã tới nhà anh  chính là chị Phạm Như Anh và chị Lê Hoài Phương. Còn người đàn ông đeo cà vạt  đỏ đứng ở ngoài cùng bên phải trong một bức ảnh gồm 9 người trong  Ban chủ nhiệm mở rộng chính là anh Lê Xuân Đính. Vừa nhận chức Quyền chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ Berlin vào ngày 12.01.2014.  Còn  cháu bé đi theo tôi đoán là con của chị Lê Hoài Phương.
Khi nhận được bức ảnh này  Dr. Peter Knost xác nhận với tôi: người đàn ông đeo cà vạt đỏ đứng ngoài cùng bên phải đã tới nhà anh trong buổi chiều ngày 12.01.2014 cùng với 2 người phụ nữ ở bức ảnh kèm theo dưới đây.Anh chính là nghệ sĩ Chèo Lê Xuân Đính.
Ảnh có nguồn từ www.thoibao.eu ghi lại hình ảnh các thành viên của Ban chủ nhiệm mở rộng của CLB Thơ Berlin sau cuộc họp ngày 05.01.2014.
Qua tường thuật của Tiến sĩ P.Knost, tôi thấy trong những cú điện thoại gọi cho một ông “Klaus” nào đó chị Phạm Như Anh đã luôn cố ý lặp lại 2 lần câu: "Klaus": "ja wir sind da, das sind 240 Bücher bei einer Familie". Với cách diễn đạt này, có lẽ chị cố ý “diễn xuất” như thể chị đang báo cáo cho một tay thuế quan hay cánh sát hình sự nào đó để “dọa dẫm” P.Knost. Nếu quá sợ hãi trước “diễn xuất” của chị Phạm Như Anh thì có lẽ anh ấy đã giao nộp 240 cuốn Thơ Việt Ở Đức cho chị vô điều kiện. Đoán vậy vì tôi biết người đàn ông đang sống chung với chị Phạm Như Anh cũng có tên là “Klaus”.
Ngày 14.01.2014, qua Email Dr. Peter Knost xác nhận với tôi: “hai người phụ nữ lạ mặt” trong bức ảnh này và cháu bé gái đã đến nhà ông cùng với 1 người đàn ông Việt Nam lạ vào lúc 17 giờ 30 ngày 12.01.2014.
Ảnh này có nguồn gốc từ www.nguoiviet.de.Được đăng kèm theo bài giới thiệu về ngày ra mắt của Hội những quý bà yêu nghệ thuật ở Berlin do chị Phạm Như Anh chủ trì.
Từ trái sang phải: chị Lê Hoài Phương, Chị Phạm Như Anh, anh Klaus-bạn trai của chị Phạm Như Anh, Tổng biên tập Lương Đình Cường.Cháu gái đứng với chị Phạm Như Anh tôi không rõ tên.
Có thể do e ngại với 3 người Việt lạ mặt, Dr.Peter Knost đã cố ý không để người lạ vào hẳn trong nhà cho nên, sau khi nhận điện thoại của chị Phạm Như Anh, anh đã khuân luôn 240 cuốn sách ( gồm 20 bọc, mỗi bọc 12 cuốn) ra hành lang và soạn sẵn biên bản bàn giao. Tuy vậy, vì không tin lời chị Phạm Như Anh cho nên sau khi chỉ đường, anh đã gọi điện ngay cho Sa Huỳnh - người đã nhận sách lần đầu theo Ủy quyền của tôi… cũng bởi vì tôi đã dặn P.Knost không được giao sách cho bất kỳ ai ngoài anh Sa Huỳnh.
Qua lời kể của Tiến sĩ P.Knost rõ ràng anh Sa Huỳnh không hề có Ủy nhiệm ( Auftrag ) nào cho nhóm người đến nhận sách.Cho nên khi  P.Knost gọi lại cho Sa Huỳnh để xác nhận thực hư thì Sa Huỳnh bảo: khi nào họ đến thì anh gọi cho tôi một lần nữa”(Ich war misstrauisch und habe  Sa Huynh angerufen. Er sagte mir: Warte, bis sie bei Dir sind. Dann ruf mich noch mal  an).
Khi viết đến đây, tôi hỏi lại P.Knost:
-Từ khi trao đổi điện thoại cho tới lúc xuất hiện trong hành lang nhà anh, cả ba người này không ai tự xưng tên tuổi nghề nghiệp gì hay sao ?
Anh trả lời tôi qua Email bằng tiếng Đức:
Frau Pham Nhu Anh hat gesagt : Guten Tag, ich bin Frau Pham, ich komme um die Buecher abzuholen. Die anderen haben nur Guten Tag gesagt. Frau Phạm hat ihren Namen Pham Như Anh auf das  Protokol geschrieben, dann aber nicht weitergeschrieben. Dann kamen die Telefongespraeche, danach hat sie den Protokollzettel zerrissen – Email gửi TD của Dr.P.Knost »)
 ( Có nghĩa là:
 “ Chị Phạm Như Anh nói: Xin chào, tôi là Phạm, tôi đến để lấy sách. Những người khác chỉ nói: Xin chào ! Chị Phạm đã ghi tên chị ấy vào Biên bản nhưng rồi chị không tiếp tục viết nữa. Sau đó chị ấy đi tới nói chuyện điện thoại, và rồi chị ấy xé vụn tờ Biên bản” –TD dịch)
Như vậy, trong cuộc thu hồi này chị  Phạm Thị  Như Anh là người chủ động trao đổi với P.Knost bằng tiếng Đức và trực tiếp ghi tên vào biên bản giao nhận mà P.Knost đã soạn thảo sẵn.
4. Vì sao vụ thu hồi sách không thành ?
Căn cứ vào Biên bản của cuộc họp 12.01.2014 của Ban chủ nhiệm mở rộng của Câu lạc bộ Thơ Berlin, rõ ràng nhóm ba người do chị Phạm Như Anh và anh Lê Xuân Đính chỉ đạo đã cố ý tới nhà anh Peter Knost để  thu hồi sách. Hành vi này hoàn toàn khớp với nội dung biểu quyết 100% đồng ý đình chỉ phát hành và thu hồi toàn bộ 1000 cuốn Thơ Việt ở Đức của VIPEN đã được ghi trong Biên bản của cuộc họp mà anh Lê Xuân Đính chủ trì ( từ lúc 11 giờ 18 phút đến 13 giờ 40 phút).
Rốt cuộc chỉ vì  đề nghị phải xuất trình Hộ chiếu hoặc chứng minh thư, phải ghi tên, địa chỉ cá nhân và ký vào biên bản bàn giao thì mới được nhận sách của Tiến sĩ P.Knost mà vụ thu hồi ít nhất là 240 cuốn Thơ Việt ở Đức của chị Phạm Như Anh và hai cộng sự Lê Xuân Đính và Lê Hoài Phương đã bất thành ngay trong cuộc đánh úp đầu tiên. Nói là đánh úp bởi chị Phạm Như Anh  bảo sau 1 tiếng họ sẽ tới nơi: nhưng chỉ 20 phút sau chị và các cộng sự đã ập tới nhà Tiến sĩ P.Knost.
Bất thành vì họ chỉ muốn cướp không bằng cách “dọa dẫm” bằng 2 cú điện thoại cho ông Klaus nào đó để có thể thu hồi sách mà không hề phải xuất trình giấy tờ tùy thân, tên tuổi, địa chỉ cá nhân  cũng như tránh cả việc phải ký vào biên bản. Và vì thế, sau nhiều phút đắn đo và hội ý,  họ đã  quyết định từ chối vì ô tô không đủ chỗ ( Nach den Telefonaten sprachen die drei Erwachsenen kurz auf Vietnamesisch , dann sagten sie: Wir können die Bücher nicht nehmen, wir haben nicht so viel Platz im Auto – P.K.). Nhưng vị Tiến sĩ Sử học đã đọc ra họ khi anh nhận xét: Đó là 1 sự dối trá, ô tô của họ đủ chỗ chứa sách –( Das war eine Luege, Platz genug gab es in den Autos). Và anh đã nhìn thấy chị Phạm Như Anh xé vụn tờ biên bản giao nhận (mà anh đã soạn sẵn) để phi tang tên họ của chị. (…Dann kamen die Telefongespraeche, danach hat sie den Protokollzettel zerrissen – trích Email  của Dr.P.Knost gửi TD»)
5. Lời giải thích của Trưởng ban tuyển chọn Sa Huỳnh.
Do muốn  biết anh Sa Huỳnh đã nói gì với người phụ nữ và người đàn ông mang cà vạt đỏ tôi đã viết Email hỏi anh Sa Huỳnh. Và đây là lời giải thích của anh:
qua thư Email (18.01.2014)
Hallo lieber anh Thế Dũng, bây giờ về nhà mới đọc được thư anh.
Hôm 12.01.20104, sau buổi họp mọi người hỏi tôi nhận bao nhiêu sách. Tôi 
nói CLB đề nghị 500 quyển, anh Thế Dũng in 1000 và giao cho tôi nhận. 
Được giao lần đầu 516 quyển. Lần giao sau tôi không nhận được mà ông 
Peter Knost nhận vì tôi sau Giáng Sinh đi xa, và nhà tôi để 516 quyển là 
vừa, nhiều hơn cũng chật. Ông PK nhận đợt 2. Tôi có nói rằng nhà ông PK 
cũng chật (theo lời anh, vì vậy ông cũng muốn đưa về chỗ tôi. Tôi thì 
đã không muốn thế.
Chị Như Anh nói rằng nếu PK không có chỗ chứa, SH cũng không muốn nhận 
thêm thì đưa về chỗ chị ấy. Chị ấy sẽ bán giùm, nhưng yêu cầu tôi điều 
đình giá 5€/q để chị ấy dể bán và CLB Thơ có thêm tiền, vì nếu bán 10€ 
thì CLB có 5€. Lúc ấy tôi nghĩ không có vấn đề, vì như vậy cũng đỡ cho 
PK, mà nếu chị NA bán giùm được thì hay quá. Còn điều đình giá thì tôi 
sẽ bàn với anh.
Sau đó tôi có gọi cho PK lúc khoảng 13giờ15. PK đi chạy rừng (Jogging) 
nên chỉ gặp vợ P thôi, tôi hẹn gọi lại. Đến khoảng 14giờ tôi gọi thì gặp 
PK. Tôi trình bày sự việc, nói rằng sẽ có người lấy sách khoảng 18giờ. 
Lúc ấy tại chỗ họp chị Như Anh đề nghị anh LL Cẩn có xe to sẽ đi theo 
chị lấy sách.
Sau 14giờ tôi rời phòng họp đi họp chỗ khác vì một đề tài khác.
Khi ra về, PK có điện cho tôi nói có người tới lấy sách và nói rằng tôi 
phải quyết định giao hay không, vì PK trước đó hình như có liên lạc với 
anh, bảo rằng anh không giao cho ai ngoài Sa Huỳnh. Và PK đưa điện thoại 
cho tôi nói chuyện với Như Anh, tôi bảo nếu anh TD không đồng ý giao thì 
thôi đừng lấy. Như Anh đưa điện thọai tôi nói với anh Đính ở đó, tôi nói 
với anh Đính nếu TD không đồng ý thì đừng lấy. Nhưng nếu vẫn lấy sách đi 
chỗ khác thì anh Đính phải chấp nhận là Sa Huỳnh có quyền quyết định tối 
cao toàn bộ, như giao đi đâu và làm gì... Anh Đính nói rằng thôi như vậy 
thì anh sẽ không lấy sách, vả lại xe anh bé mà sách thì nhiều, anh chỉ 
đi với 2 phụ nữ "tay yếu chân mềm" là Lê Hoài Phương và Như Anh, thế thì 
thôi không lấy sách.
Sự việc đơn giản là vậy. Chủ yếu tôi nghĩ tốt chỉ muốn giải phóng mặt 
bằng cho PK, cũng như mong chị NA bán giùm sách. Còn ai mưu tính chuyện 
gì thì tôi không hề nghĩ tới anh ạ.
Thân mến,
Sa Huỳnh
18.01.201
Lời giải thích chân thành của anh Sa Huỳnh không thuyết phục nổi tôi tin chị Như Anh đến lấy sách chỉ để đi bán hộ. Chị đến lấy sách là để thực hiện cuộc thu hồi sách mà chị một trong trong những người đề xướng. Vì trong Biên bản cuộc họp  diễn ra từ 11:18 phút đến 13 giờ 40 phút ngày 12.01.2014 có những đoạn như sau:
 
…Anh Thắng cũng đề nghị thu hồi, không phát hành tập thơ này.
Chị Như anh phát biểu, BCN CLB thơ chưa ký Hợp đồng với VIPEN nên cần thu hồi lại tập thơ này.
Chị Phương đề nghị BCN nên thu hồi tập thơ này, chọn lọc lại những bài chất lượng và in một quyển khác để các tác giả  không thất vọng.
Anh Đính tổng kết ý kiến của mọi người là sẽ không phát hành tập thơ  này, không ra mắt tập thơ trong đêm thơ nguyên tiêu. BCN sẽ chịu trách nhiệm làm việc với VIPEN để giải quyết những vấn đề được nêu ra trong cuộc họp mở rộng hôm nay.
Chị Phương yêu cầu thu lại tập thơ, BCN nên rút kinh nghiệm và phải có trách niệm làm việc với anh Thế Dũng, không nên đẩy anh Sa Huỳnh chịu trách nhiệm một mình.
Anh Hưng đề nghị có thư  gửi anh Thế Dũng và có thông báo cho các tác giả.
Anh Sáng đề nghị cả 4 người trong BCN CLB thơ sẽ cùng đứng tên trong thư  gửi cho anh Thế Dũng.
Anh Đính tổng kết: Thu hồi tập thơ  không phát hành, các vấn đề còn lại BCN sẽ họp bàn hướng giải quyết, khắc phục
Anh Sáng đề nghị Biên bản cuộc họp hôm nay gửi cho mọi người phải có phản hồi chậm nhất sau 2 ngày.
Biều quyết về những quyết  định nêu trên: Đồng ý 100%.
Anh Cẩn đề nghị không tổ  chức đêm thơ. Anh Thắng cũng đề nghị không tổ  chức đêm thơ.
Mọi người trong cuộc họp đề nghị  BCN CLB thơ viết Văn bản yêu cầu VIPEN không được phát hành tập thơ, thu hồi các quyển đã in lại tạm thời cất kho chờ xử lý. Cách xử lý  cụ thể sẽ được BCN bàn bạc và xin ý kiến các tác giả hướng giải quyết sau.
          (Cuộc họp kết thúc vào hồi 13 giờ 40 phút ngày 12.01.2014- Trích Biên bản cuộc họp của BCNTBL ngày 12.01.2014 – Do anh Trần Mạnh Thái Thư ký 01 cung cấp qua Email)
Trong trích đoạn biên bản này,   anh Lê Xuân Đính, anh Nguyễn Huy Thắng, chị Phạm Như Anh và chị Lê Hoài Phương đều có ý kiến kiên quyết đình chỉ phát hành và thu hồi toàn bộ 1000 cuốn sách của VIPEN. Do đó ngay trong cuộc họp họ đã tranh thủ hỏi anh Sa Huỳnh để biết được có bao nhiêu sách cả thẩy và hiện sách đang ở đâu?  Và ngay sau cuộc họp họ đã khởi sự cuộc thu hồi bằng một cú điện thoại báo trước cho Tiến sĩ P.Knost. Mục đích của họ là mang sách đi chỗ khác và muốn làm gì với những cuốn sách ấy thì làm. Có lẽ chị Phạm Như Anh là người muốn mang sách đi nhất. Bằng chứng là lần thứ nhất chị đã mua chịu 20 cuốn Thơ Việt ở Đức với giá khuyến mại 50% là 200 Eurô vào ngày 29.12.2013. Lần thứ hai, chị đã nhận từ anh Sa Huỳnh 60 cuốn vào ngày 05.01.2014 với lý do để bán hộ. Nghe nói chị có hứa với anh Sa Huỳnh là sẽ chuyển 200 Eu vào tài khoản của VIPEN. Nhưng nếu có mặt ở Berlin tôi sẽ không bao giờ đồng ý cho chị Phạm Như Anh mua chịu 20 cuốn sách và nhận thêm 60 cuốn Thơ Việt ở Đức để bán hộ nhưng không trả tiền. Vì những kinh nghiệm cá nhân, từ những năm 90 của thế kỷ trước, tôi chưa bao giờ tin chị Phạm Như Anh có thể sòng phẳng trong chuyện tiền bạc.
Khi tới nhà P.Knost chị chủ động giao dịch. Chị là người đầu tiên và duy nhất ghi tên mình vào tờ biên bản nhận sách. Chỉ đến khi anh Sa Huỳnh nói chuyện với chị, chị trao máy để anh Sa Huỳnh nói với anh Lê Xuân Đính với hy vọng anh Đính sẽ cứng rắn trong cương vị Quyền chủ nhiệm Câu lạc bộ. Tuy nhiên khi anh Sa Huỳnh yêu cầu anh Lê Xuân Đính không nên xâm phạm tài sản của NXB VIPEN thì vụ thu hồi mới tạm ngưng lại.
Dù sao đi nữa, tôi phải cảm ơn anh Lê Xuân Đính khi anh đã chấp nhận đề nghị của Sa Huỳnh mà dừng tay thu hồi tài sản của NXB VIPEN..
6. Những cú điện thoại kỳ lạ trước, trong và sau vụ thu hồi sách không thành
Những hành vi hành pháp khẩn trương của chị Phạm Như Anh, anh Lê Xuân Đính và chị Lê Hoài Phương tại nhà P.Knost vào hồi 17 giờ 30 (ngày 12.01.2014) là những hành vi  có nguồn gốc từ Biên bản cuộc họp của Ban chủ nhiệm mở rộng ( BCNMR) của Câu lạc bộ Thơ Berlin ( từ 11:18 phút đến 13:40 phút ngày 12.01.2014)
Lúc đó tôi đang ở Hà Nội.  Họ không hề thông báo gì cho tôi. Rất may, vì tôi đã nhắc Tiến sĩ P.Knost rằng chỉ khi nào tôi có ý kiến cụ thể là giao sách cho ai thì mới được giao.  Và khi cần anh sẽ chỉ được giao cho anh Sa Huỳnh mà thôi.
Chắc chắn việc làm của ba con người đã trưởng thành ( drei Erwachsenen- từ dùng của P.Knost) trong Ban chủ nhiệm CLB Thơ mở rộng đã mang lại một ấn tượng xấu cho người đồng sự của tôi. Bởi, ngay từ ngày 08 và 09.01.2014, sau đó là ngày 16.01.2014, Tiến sĩ Sử học P.Knost đã nhiều lần nhận được những cú điện thoại kỳ quặc với  những lời lẽ nhắc nhở, răn đe vô lối của một người đàn ông Đức khoe mình đang sống với một phụ nữ Việt xưng danh là Neuhaeusel. Để tự vệ, P.Knost đã cung cấp cho cơ quan chức năng số điện thoại của N. ( sein Handy ist 0152 542 64 178 ) mà anh đã lưu giữ cùng với các nội dung nhắc nhở dọa dẫm kỳ quặc; với hy vọng cơ quan điều tra sẽ có câu trả lời người đàn ông Đức kia là ai và tại sao những cú điện thoại của y lại xuất hiện trước khi vụ thu hồi sách xảy ra vài ngày?
Tôi tin rằng đã có một mối liên quan chặt chẽ giữa những cú điện thoại của anh chàng người Đức kia  với việc 3 người Việt đã tới nhà Tiến sĩ P.Knost để thu hồi sách của VIPEN. Cho đến khi bài viết này sắp kết thúc, tôi được thông báo từ Berlin  rằng người đàn ông lạ xưng danh là Neuhaeusel lại chính là anh Klaus, bạn trai thương mến của chị Phạm Như Anh.
Như vậy, phải chăng chị Phạm Như Anh chính là chỉ huy trưởng của cuộc thu hồi sách của VIPEN vào ngày 12.01.2014 tại nhà riêng của Tiến sĩ Peter Knost. Như chị Lê Hoài Phương đã kể :”…Chỉ biết rằng, trước tất cả thành viên của buổi họp, ông SH gọi cho ông Peter Knost, mà ông SH thân mật gọi bằng Du này, rằng sẽ có người đến lấy đống sách còn lại. Và BCN CLB Thơ Berlin cử Chủ nhiệm LXD và Ủy viên Chấp hành NA, thành viên mở rộng LHP và phóng viên ĐĐ đến đó để lấy sách, thì chỉ được nhìn đống sách ở hành lang, và ông SH gọi điện bảo quyền quyết định về đống sách này thuộc về ông ta, SH, nếu CLB Thơ có lấy về cũng phải luôn luôn được sự đồng ý của ông. Chủ nhiệm LXD quyết định không đụng đến những gì ông SH bảo rằng đó là trong quyền sinh quyền sát của ông. Nghĩa là ông SH khẳng định ông là quyền chủ nhân của những cuốn sách đó, chẳng khác gì ông là thành viên của Nhà XB VIPEN vậy.
Sao lại thế được đây hả  giời.
Thật là kỳ lạ, khó hiểu quá đi mất.
Bên A thành bên B.
Địch thành Ta...
 ( trích Quyết định ngừng phát hành “Thơ Việt ở Đức”(1): Một Nhà xuất bản không có thật? –Lê Hoài Phương-www.nguoiviet.de-27.01.2014).
Theo lời kể và nhận dạng của P.Knost thì  vào hồi 17:30 ngày 12.01.2014 chỉ có chị Phạm Như Anh, anh Lê Xuân Đính, chị Lê Hoài Phương và một cháu bé gái xuất hiện tại nhà ông để lấy sách. Vậy cớ sao chị Lê Hoài Phương lại bịa ra thêm một phóng viên ĐĐ nào đó nữa ? Việc anh Sa Huỳnh đề nghị anh Lê Xuân Đính và chị Phạm NHư Anh không nên xâm hại tài sản của VIPEN là chính đáng. Cớ sao chị Lê Hoài Phương lại kêu lên : Sao lại thế được đây hả giời. Thật là kỳ lạ, khó hiểu quá đi mất. Bên A thành bên B. Địch thành Ta” ?
Tôi đề nghị chị Phạm Như Anh, anh Lê Xuân Đính, chị Lê Hoài Phương giải thích cho VIPEN và cả làng Thơ Việt ở Đức về câu chuyện bất nhã này.
Bởi chính cái quyết định đình chỉ phát hành và thu hồi toàn bộ 1000 cuốn sách vốn là tài sản của NXB VIPEN được thể hiện trong Biên bản cuộc họp ngày 12.01.2014  của Ban chủ nhiệm mở rộng của CLB Thơ Berlin cũng đã  là một hành vi  phạm pháp. Cho nên, dù mới dừng ở mức độ sách nhiễu nhưng hành vi mang mục đích xâm hại tài sản của NXB VIPEN trong vụ thu hồi không thành của  chị Phạm Như Anh, anh Lê Xuân Đính và chị Lê Hoài Phương hình như đã hội đủ dấu hiệu của tội hình sự. Bởi Buchverlag VIPEN là sở hữu chủ hợp pháp duy nhất của 1000 tập Thơ Việt ở Đức (www.vipen.de).
7- Tại sao lại có ngay hai bài báo phát lệnh đình chỉ phát hành và thu hồi Thơ Việt ở Đức ?
Không chỉ có thế, một tuần sau vụ thu hồi sách không thành tại nhà Tiến sĩ Peter Knost vào ngày 12.01.2014, ngày 19.01.2014, tác giả Nguyễn Huy Thắng cho đăng ngay bài viết Phải chăng tuyển tập Thơ Việt ở Đức vừa mới ra đời đã bị cấm phát hành? để tung tin độc địa nhằm chôn sống tập Thơ. Có rất nhiều nội dung sai lạc, vu khống trong bài viết của anh Thắng.Tại đây, tôi chỉ nêu một ví dụ. Sau khi tố giác hai bài thơ Tự vấn – và bài Mẹ Việt Nam – Không chỉ nhìn ra biển là nhạy cảm và để coi đó là nguyên nhân khiến cho cuốn sách bị thu hồi. Anh Nguyễn Huy Thắng đã than thở một cách thống thiết. Vậy Trưởng ban, Phó ban tuyển chọn làm nhiệm vụ “gác cổng „ ở đâu mà không loại ra để bây giờ đến nỗi chuyện đã rồi ?
Theo Thư Mời 14.03.2013 đã mặc định quy trình làm sách thì Chỉ có Ban tuyển chọn sau đó đến Chủ biên để chọn lại và biên tập lại kết quả của Ban tuyển chọn; sau đó trình báo lại cho Trưởng ban Sa Huỳnh. Sau khi Trưởng ban Sa Huỳnh nhất trí với đề xuất cuối cùng của Chủ biên thì Chủ biên toàn quyền đưa in. Quy trình làm sách này tuyệt nhiên không có Ban “gác cổng” nào và cũng tuyệt nhiên không quy định BCN CLB Thơ Berlin hoặc ông Chủ nhiệm CLB có thẩm quyền kiểm duyệt hoặc ký duyệt bản bông cuối để cho phép Chủ biên đưa vào nhà in.
Xin thưa,  anh Thắng lạc lõng và ấu trĩ quá:  tại trang 07, Mục 2- Điều 5 của Chương 1-Những quy đinh chung của Luật Xuất bản 2013 số 19/2012/QH13  đã ghi rõ: Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản. Như vậy ở Việt Nam  hiện nay cũng không có ban “gác cổng” ( tức Ban kiểm duyệt ) huống hồ chúng ta đang sống ở CHLB Đức.
Nếu anh Thắng thấy là hóa ra  chỉ có một mình Trưởng ban Sa Huỳnh  làm việc với Chủ biên để cho tập thơ ra đời đúng kế hoạch thì anh phải cảm ơn anh Sa Huỳnh chứ. Bởi, với vai trò Phó ban tuyển chọn, trong cả hai cuộc họp quan trọng giữa Chủ biên và Ban tuyển chọn vào ngày 12.03.2013 và ngày 01.05.2013 anh đều hứa sẽ đến nhưng rồi lại vắng mặt. Trong quá trình làm sách, ngoài việc tự nguyện gửi 7 bài thơ ( theo Thư mời) ,  anh là người làm rất ít nhưng lại phán rất nhiều, rất ác vì rất ấu trĩ.  Anh không xấu hổ khi hả hê viết thế này ư ?
“…Nhà thơ Lê Xuân Đính, quyền chủ nhiệm câu lạc bộ ( thay NT Thế Sáng mới chính thức xin từ chức ngày 12.01.2014, lúc đầu buổi họp) điều khiển cuộc họp đã đề nghị mọi người dân chủ thảo luận đưa ra chính kiến của mình về việc Phát hành hay Đình chỉ không phát hành Tuyển tập Thơ Việt ở Đức ? . Mỗi người một ý kiến nêu quan điểm của mình nhưng cuối cùng tất cả 100% biểu quyết thống nhất không phát hành và thu hồi toàn bộ số ấn phẩm Thơ Việt ở Đức do VIPEN đã in là 1000 cuốn. Trong 10 cánh tay giơ lên, 100% phiếu tán thành biểu quyết không phát hành ấy có cả cách tay của Trưởng ban tuyển chọn Sa Huỳnh.  Mặc dù (theo quan sát của chúng tôi) đó là quyết định rất khó khăn đối với anh trong lúc này!
Nói thì như vậy, nhưng chưa chắc hẳn là như vậy! Vì đó là  Quyết định của Ban chủ nhiệm CLBTBL khi họp mở  rộng ngày 12.01.2014.  Quyết định đó đã đụng chạm đến quyền lợi nhà xuất bản VIPEN mà thực chất là NT Thế Dũng!
Vậy nhà thơ Thế  Dũng sẽ phản ứng ra sao khi anh đang ở Việt Nam không có mặt trực tiếp trong cuộc họp này?
….”
PV. Nguyễn Huy Thắng - Thờibao.de
Nhân lúc tôi không có mặt trực tiếp trong cuộc họp vì tôi đang ở VN, viết thế, tác giả Nguyễn Huy Thắng muốn nhanh tay chôn sống Thơ Việt ở Đức trên báo mạng www.thoibao.eu. Nhưng anh quên rằng, ngoài 10 cánh tay, ít nhất cũng còn hơn 60 tác giả khác có quyền giơ tay phát biểu về chuyện nên hay không nên hoặc có được phép quyết định đình chỉ phát hành và thu hồi toàn bộ 1000 tập Thơ Việt ở Đức hay không?
Bài viết của anh Thắng đã không chỉ ra được những nguyên nhân chính đáng để giải thích  vì sao cuốn sách bị cấm ? Ai là người có quyền cấm ? Và ai là người đã ký vào Văn bản Quyết định cấm phát hành và thu hồi 1000 tập Thơ Việt ở Đức ?
Rốt cuộc bài viết “ném đá” không thèm giấu tay giấu mặt của tác giả Nguyễn Huy Thắng đã khiến  cho hơn 70  tác giả có mặt trong tuyển tập và cộng đồng thơ nhanh chóng nhận ra một sự thật ghê rợn: Ban chủ nhiệm mở rộng ( BCNMR) của CLB Thơ do chị Phạm Như Anh và một số thành viên khác thao túng đang muốn thể hiện quyền sinh quyền sát đối với  tuyển tập Thơ Việt ở Đức.
Cho nên Nguyễn Huy Thắng đã viết xanh rờn: 100 % phiếu tán thành biểu quyết thống nhất không phát hành và thu hồi toàn bộ số ấn phẩm thơ Việt ở Đức do VIPEN đã in là 1000 cuốn. Trời ạ, viết thế, anh tưởng anh sẽ giúp Chị Phạm Như Anh thu hồi và chiếm đoạt ngay được 1000 cuốn sách ư ? Nhưng vấn đề là ai  sẽ cấp giấy phép để BCNMR  của CLB Thơ Berlin được quyền ra quyết định và phát lệnh đình chỉ phát hành và thu hồi sạch bách sách của VIPEN ? Với bài báo này, anh Thắng đã thể hiện  rõ sự hoang tưởng ấu trĩ về   quyền lực đình chỉ và thu hồi của BCNMR của CLB Thơ Berlin.
Dù tựa đề bài báo của anh Nguyễn Huy Thắng chỉ là một câu hỏi, một nghi vấn; nhưng anh đã cho đăng cùng với những dấu hỏi đen xì lên trang bìa 1 của cuốn sách.
Người  làm báo chín chắn và tử tế sẽ không hành xử như thế. Bởi hành xử như vậy, người viết bài đã coi thường hơn 60 tác giả khác có mặt trong tập Thơ. Đã chắc gì gần bảy mươi tác giả khác đã cảm nhận 2 bài thơ Tự Vấn và Mẹ Việt Nam – Không chỉ nhìn ra biển của tôi giống như  anh Nguyễn Huy Thắng và như Chị Lê Hoài Phương?
Bài thơ Tự vấn của tôi đã được dịch ra tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Tây ban nha và đã được in trong nhiều tuyển tập thơ quốc tế. Tôi đã từng trình bày bài Thơ này trong nhiều đêm Thơ quốc tế bằng tiếng Việt và các thi  sĩ Đức đã  đọc nó bằng tiếng Đức với một tâm thế cảm kích và trân trọng.
Bài Mẹ Việt Nam- Không chỉ nhìn ra biển đã được nhiều trang báo mạng đăng ngay sau ngày diễn ra cuộc biểu tình chống Trung Quốc của đồng bào Việt Nam tại CHLB Đức ở Posdamer Platz 09.07.2011. Việc Trưởng ban tuyển chọn Sa Huỳnh đã chọn ngay từ vòng đầu hai bài thơ nói trên của tôi là xác đáng. Bởi mục tiêu của Tuyển  tập đã được ghi trong Thư mời là cố gắng: lưu giữ lại những vang động âm thầm đầy sử tính của tâm trí Việt ở Đức.
Nhưng chưa hết, ngày 27.01, chị Lê Hoài Phương lại tiếp tục cho công bố trên www.nguoiviet.de bài viết: Quyết định ngừng phát hành “Thơ Việt ở Đức”(1): Một nhà xuất bản không có thật ?
Sau khi xách động hận thù ta- địch giữa tôi và  anh Sa Huỳnh:”Một bên là SH - Cựu sinh viên miền Nam Cộng hòa và bên kia là VTD, Cựu chiến binh Quân đội nhân dân Việt Nam…”, sau khi tự xưng mình là Tứ thập lục phương Sư muội về Thơ Đường, chị Lê Hoài Phương hào hứng lôi kéo vào bài viết những cộng sự của chị; như một Sư Huynh MT (Trần Mạnh Thái ?!) kiên trinh, một bà NA ( Phạm Như Anh ?! ), con Luật sư , cháu Chánh án, một nhà báo HT ( Nguyễn Huy Thắng), một Thám tử Lú Bú, một người hùng LXĐ ( Lê Xuân Đính?!) với lưỡi thần kiếm cực kỳ kỳ diệu trong tay ( là tờ www.thoibao.eu?)..v..v..cùng  vô số những bới móc việc cũ, những phân tích miên man lẫn lộn, những nhận định ấu trĩ,  rối rắm và  đặc biệt có  nội dung vu khống trắng trợn đối với cá nhân tôi và đối với tư cách pháp nhân của NXB VIPEN. Ví dụ chị đã viết như đinh đóng cột:
Thám tử Lú Bú điều tra trải qua nhiều khó khăn và đã báo cáo Kết quả mà chúng tôi đem trình làng rất ngoạn mục như sau: Kết luận ngắn gọn mà đơn giản:
Nhà Xuất Bản VIPEN không có môn bài ở đâu cả, đó là Nhà Xuất Bản ma, không có thật.
Và tất, tất cả những gì  anh Thế Dũng nói viết về nhà XB này đều là nói dối hết.
Có thể nói, tất cả các tác giả đã bị lừa.
Hoặc chị la lối vu khống tôi một cách vô bằng chứng:”Hãy tưởng tượng xem gan ông to đến thế nào, đáng phục thay, khi ông biết mười mươi là Nhà XB VIPEN hoàn toàn là mạo danh, mà ông vẫn dám vỗ ngực mà nhận ông là Giám đốc” (Trích: Quyết định ngừng phát hành “Thơ Việt ở Đức: Một Nhà xuất bản không có thật? Lê Hoài Phương-www.nguoiviet.de 27.01.2014”)
Hóa ra, chính bài viết của chị đã là một bằng chứng hùng hồn về sự ấu trĩ chính trị trong việc chị đã  xách động thù hận Địch-Ta giữa người Nam-kẻ Bắc của một nước Việt đã ngót 40 năm liền một giải. Không những thế, bài viết của chị còn là một bằng chứng sinh động về những hành vi phạm pháp và những hành vi vu khống của chị đối với tôi và đối với tư cách pháp nhân của NXB VIPEN.
Tội nghiệp cho chị Lê Hoài Phương vì chị đã không chỉ quá tin vào chị Phạm Như Anh người bảo lãnh cho chị được dự họp cùng BCNMR mà chị lại còn cả tin vào nghiệp vụ điều tra của Thám tử Lú Bú. Chị nên đọc cảm nhận số 36 của chị Đài Trang phát biểu về chị và Sư huynh Trần Mạnh Thái của chị đăng trên www.nguoiviet.de 29.01.2014.** (Phụ lục 2)
Để không lỡ lời lăng mạ chị vì tôn trọng hòa khí của cộng đồng thơ, tôi tạm nuốt vào lòng mình những phẫn nộ.
Nhưng, xuất phát từ hai nội dung rất hệ trọng trong bài viết của chị, tôi tiếp tục đề nghị chị Lê Hoài Phương công bố ngay lập tức Văn bản của cái Quyết định đình chỉ phát hành và thu hồi 1000 ấn bản Thơ Việt ở Đức cùng với chữ ký của những người ra quyết định để làm bằng chứng cho tựa đề bài báo của chị. Nếu chị Lê Hoài Phương không đưa ra được Văn bản gốc này thì xem như bài viết của  chị là một sự vu khống. Chẳng lẽ chính chị Lê Hoài Phương đã tự mình ra quyết định này?
Theo chị Lê Hoài Phương thì Thám tử Lú Bú đã kết luận VIPEN là NXB không có thật, NXB VIPEN không có môn bài, không có Giấy phép kinh doanh (Gewerbe-Anmeldung).
Bởi vậy, tôi đề nghị chị Lê Hoài Phương đưa ra  tên thật, địa chỉ của Thám thử  Lú Bú. Nếu chị không dám bạch lộ danh tính thật của Thám tử Lú Bú có nghĩa là  chính chị là người đã vu khống tư cách pháp nhân của NXB VIPEN.
Đồng thời, tôi cũng đề nghị chị Lê Hoài Phương nên cùng với anh Lê Xuân Đính, kiểm tra lại tư cách pháp nhân của Ban chủ nhiệm mở rộng vì Câu lạc bộ Thơ Berlin cũng là một Hội đoàn được  ràng buộc bởi luật pháp Đức.
Nếu quả thật Câu lạc bộ đã được đăng ký (e.V.) thì chị LHP phải kiểm tra lại Điều lệ của Câu lạc bộ. Xem xem việc Ban chủ nhiệm CLB Thơ Berlin thường xuyên phải mở rộng thành viên mỗi khi xẩy ra sự cố thì có đúng với Điều lệ hoạt động của CLB hay không? Và nếu như việc mở rộng thành viên BCN này là đúng với Điều lệ của CLB thì liệu các thành viên của Ban chủ nhiệm mở rộng tham gia cuộc họp ngày 12.01.2014 đã được toàn thể các thành viên khác của CLB thừa thận và ủy quyền đại diện cho họ hay chưa ?
Và ngay cả khi việc xuất hiện các thành viên của BCNMR nói trên là đúng với Điều lệ và đã được toàn thể các thành viên khác của CLB Thơ Berlin thừa nhận thì quyền lực của BCN mở rộng chỉ được dừng ở giới hạn nào ?
Thiết nghĩ, trước khi tung ra một Quyết định đình chỉ động trời như vậy, chị Lê Hoài Phương cũng cần phải kiểm tra xem theo Luật xuất bản của Đức( Verlagsgesetzes- VerlG) thì một tổ chức như Ban chủ nhiệm mở rộng của CLB Thơ Berlin có quyền đình chỉ và thu hồi 1000 ấn phẩm nguyên là tài sản của NXB VIPEN – hay không ?
Thám tử Lú Bú sẽ không bao giờ phản bội chị Phạm Như Anh và chị Lê Hoài Phương. Nhưng nếu chị Lê Hoài Phương không đáp ứng được yêu cầu của tôi thì bài viết của chị  đích thực là một chứng cớ hùng hồn của những hành vi vu khống, những hành vi phạm pháp.
Bài viết của chị ra quyết định đình chỉ phát hành và thu hồi toàn bộ sách của  VIPEN bằng kết quả điều tra của Thám tử Lú Bú mà chị vẫn không xòe ra được Văn bản có chữ ký đích thực của người có quyền hành pháp đích thực thì chính chị là người đã có hành vi phạm pháp.
8- Mười câu hỏi và một diễn biến giả định.
Thưa cộng đồng Thơ Việt ở Đức.
Từ khi chị Phạm Như Anh ( Thư ký số 1), anh Trần Mạnh Thái ( Thư ký số 2) xuất hiện cùng với nhóm  thành viên mở rộng như anh Nguyễn Huy Thắng, chị Lê Hoài Phương,..v..v…tôi cảm thấy anh Lê Xuân Đính rất thụ động trong vai trò Quyền Chủ nhiệm CLB Thơ Berlin. Mặc dù anh đã dừng tay đúng lúc sau cuộc điện đàm với Sa Huỳnh để không xâm phạm tới số sách vốn là tài sản của NXB VIPEN nhưng rồi cuối cùng anh cũng đã có những hành vi không thấu tình mà cũng chẳng đạt lý. Tôi xin phép được tự hỏi mình và hỏi cả làng thơ mười câu hỏi sau đây:
1)Tại sao anh Lê Xuân Đính không đủ bình tĩnh để  tổ chức một cuộc họp toàn thể 73 tác giả có mặt trong tuyển tập, để họ cũng được cầm cuốn sách trên tay và cùng phân tích, phê bình và chất vấn những người làm sách về những điều bất cập một cách công khai để những giải đáp chính đáng có cơ hội được chia xẻ cùng nhau một cách thân mật và minh bạch?
2)Tại sao, sau ngày 14.01.2014, dù đã đang ở cố đô Huế, anh Trần Mạnh Thái vẫn phải nhiều lần nhắc nhở và đề nghị BCNMR phải gửi Biên bản cuộc họp ngày 12.01.2014 cho tất cả 73 tác giả có mặt trong THơ Việt ở Đức?
3)Tại sao chị Lê Hoài Phương lại mắng anh Sa Huỳnh là phản bội vì đã để lộ thông tin ? Các anh chị trong BCNMR muốn độc quyền cảm thụ thi ca hay muốn bưng bít thông tin để bạo hành thơ một cách độc đoán và mau lẹ?
4)Tại sao trong khi tôi không có mặt ở Đức, các anh chị BCNMR của CLB Thơ Berlin đã ập đến nhà người đồng sự của tôi với mục đích thu hồi 1000 cuốn sách vốn không phải là tài sản hợp pháp của các anh chị?
5)Tại sao, tiếp theo lá thư ngày 09.01.2013 của anh Trần Mạnh Thái là vụ thu hồi sách bất thành ngay trong ngày 12.01.2014 ?
6)Tại sao sau đó, bài báo của Nguyễn Huy Thắng và bài báo của Lê Hoài Phương đều có mục đích tiếp tục phát lệnh đình chỉ và thu hồi 1000 cuốn Thơ Việt ở Đức?
7)Tại sao người bạn trai tên Klaus của chị Phạm Như Anh lại chính là ông Neuhaeusel –người đã liên tục có những cú điện thoại nhắc nhở, dọa dẫm kỳ lạ đối với Tiến sĩ Peter Knost trước, trong và sau ngày 12.01.2014 ?
8)Tại sao câu chuyện thu hồi sách bất thành ở nhà Tiến sĩ P.Knost ngày 12.01.2014, bài báo tung tin độc địa của anh Nguyễn Huy Thắng trên www.thoibao.eu (19.01.2014) và bài viết không bằng chứng của chị Lê Hoài Phương, thành viên mở rộng được bảo lãnh bởi một thành viên mở rộng khác là chị Phạm Như Anh ( www.nguoiviet.de -27.01.2014) dường như đều được kích hoạt  từ nội dung biểu quyết trong Bản thảo chưa hoàn thiện của Biên bản cuộc họp ngày 12.01.2014 do anh Trần Mạnh Thái ( Thư ký 1) và chị Phạm Như Anh ( Thư ký 2) soạn thảo? ( *** Phụ lục 3)
9)Tại sao  trong cảm nhận số 38 chị Phạm Như Anh **** ( Phụ lục 4) lại vội vã bảo kê cho bài viết xách động hận thù, nhiều bới móc và vu khống của chị Lê Hoài Phương: đồng thời chị Phạm Như Anh đã vu khống trắng trợn tư cách pháp nhân của NXB VIPEN và xúc phạm tôi khi chị viết:
Câu chuyện thật rõ ràng, khi nhà  XB không có môn bài, thì không phải là nhà  XB và không thể in trên sách tên nhà XB và  lại còn gọi đó là một điạ chỉ  văn hóa đáng tin cậy.
Quả vậy, ở Đức có thể in bất kỳ sách nào không cần phải có nhà XB, cũng như có thể liên kết với bất kỳ ai,
Nhưng ở đây, thật đáng tiếc, anh đã không làm một cách chân thật và đàng hoàng như thế, mà như LHP đã tìm hiểu, anh Thế Dũng đã chọn con đường dựng ra Nhà XB VIPEN ở Berlin nhưng không đăng ký môn bài để làm việc này.
Vì sao, thì chỉ có anh TD mới trả lời được và thiết nghĩ  anh nên nhanh chóng trả lời cho các tác giả trong cuốn sách được biết.(Trích cảm nhận số 38 cho bài viết của LHP của PNA ngày 29.01.2014 trên www.nguoiviet.de).
Điều bỉ ổi kỳ lạ là cả hai chị Lê Hoài Phương và Phạm Như Anh đều đã xưng xưng viết ra và khẳng định những điều mà chính 2 chị cũng chưa tin là có thật. Vì sau khi không trả lời nổi những yêu cầu của tôi trong cảm nhận 15, 17, 45…( Phụ lục 5) cả hai chị đều căn vặn lại tôi về câu chuyện VIPEN có môn bài hay không? Trong cảm nhận 30, chị Lê Hoài Phương đã hỏi lại tôi bằng cách nhắc lại câu hỏi của Sư huynh Mạnh Thái của chị. Chị viết: Trên thực tế anh đã nhận được những câu hỏi rõ ràng từ anh MT. Nếu có thể thì anh TD hãy cho mọi người xem thẻ đăng ký thuế của NXB VIPEN được không ?
Kỳ lạ hơn là từ ngày 17.01.2014 cho tới  ngày 29.01.2014, tác giả Liễu Châu và hai chị thành viên mở rộng này đều nhất loạt xông ra lục vấn tôi về môn bài của NXB VIPEN. Khiến cho anh Trần Xuân Hồng phải lên tiếng: Các bác là ai, đại diện cho cái gì, mà đòi hỏi ông TD đưa giấy phép kinh doanh. Ngoài sở tài chánh, sở trật tự ra không ai có quyền kiểm tra giấy kinh doanh của ông TD, kể cả cảnh sát khi không có chát của tòa. Các bác cứ nói phét, thuê thám tử tư ra cơ quan công cộng kiểm tra- ai người ta trả lời các bác, khi không có chát của tòa. Ông TD không cần phải trình làng cái giấy phép kinh doanh của ông- trẻ con đâu mà phải trình. (Trích cảm nhận của Trần Xuân Hồng về bài Xin đừng bắt con phải chết của Phúc Nguyễn ngày 03.02.2014-www.nguoiviet.de)
Cảm ơn sự am hiểu luật pháp Đức của anh Trần Xuân Hồng. Xin thưa cộng đồng Thơ, cả ba vị TMT, PNA, LHP - đều không có thẩm quyền lục vấn tôi về chuyện này. Nếu các vị không đủ bằng chứng cho sự khẳng định của mình bằng văn bản thì các vị phải chịu trách nhiệm hình sự trước Tòa án vì những hành vi xúc phạm danh dự cá nhân và vu khống tư cách pháp nhân của NXB VIPEN. Vì đó là những hành vi  phạm pháp.
10) Phải chăng ngay sau cuộc họp ngày 05.01.2014 đã khởi  sự một cuộc phá hoại đầy mưu tính nhằm chiếm đoạt 1000 tập Thơ Việt ở Đức của một nhóm  thành viên của BCNMR  được tiến hành bởi chị  Phạm Như Anh cùng các cộng sự    Trần Mạnh Thái, Nguyễn Huy Thắng,    Hoài Phương,  Lê Xuân Đính và Thám Tử  Lú Bú ?
Không phải vô cớ mà thư ngỏ 09.01.2014 của tác giả Liễu Châu ( tức Sư huynh MT kiên trinh của chị Lê Hoài Phương) đã khai hỏa trước khi diễn ra cuộc họp của BCNMR có 3 ngày.
Như vậy, từ lá thư 09.01.2014 của anh Trần Mạnh Thái – một sự cố “khai hỏa”  đến nội dung biểu quyết của 10 cánh tay ghi trong Biên bản của Ban chủ nhiệm mở rộng của CLB Thơ Berlin ngày 12.01.2013 đã phát sinh ra vụ thu hồi sách bất thành tại nhà riêng Tiến sĩ P.Knost do chị Phạm Như Anh, anh Lê Xuân Đính và chị Lê Hoài Phương cố tình thực hiện ngay lập tức sau cuộc họp.
Và cũng từ những nội dung biểu quyết vượt quá quyền hạn hành pháp trong Biên bản của cuộc họp đó đã sinh ra hai bài báo phát lệnh đình chỉ và thu hồi 1000 tập Thơ của NXB VIPEN của tác giả Nguyễn Huy Thắng trên www.thoibao.eu ngày 19.01.2013  và của tác giả Lê Hoài Phương trên www.nguoiviet.de.
Đó là những hành vi phạm pháp.Tôi thử tưởng tượng ra một diễn biến được giả định:
Trước ngày họp, Sư huynh Trần Mạnh Thái của chị  Lê Hoài Phương khai hỏa bằng thư ngỏ 09.01.2014. Trong ngày họp 12.01.2014, trước sự hô hoán của anh Nguyễn Huy Thắng và chị Lê Hoài Phương về việc để lọt 2 bài thơ nhạy cảm của Thế Dũng đã làm cho Chủ nhiệm Thế Sáng buộc phải từ chức để rũ bỏ trách nhiệm. Sau đó, Trưởng ban tuyển chọn kiêm Phó chủ nhiệm CLB Sa Huỳnh không chịu nổi các chất vấn về vai trò gác cổng đã phải bỏ đi viết truyện  hài. Tiếp tục, nhóm thành viên mở rộng của BCN CLB Thơ Berlin được khích lệ bởi chị Phạm Như Anh, đã làm cho Quyền Chủ nhiệm CLB -Lê Xuân Đính cũng tá hỏa theo và Lê Xuân Đính bỗng dưng trở thành thanh bảo kiếm vì anh đang là Tổng biên tập www.thoibao.eu, nơi  Nguyễn Huy Thắng  ra đòn độc địa đòi chôn sống tập thơ vào ngày 19.01.2014 và sau đó 1 tuần chị Lê Hoài Phương ra tiếp một bài nữa nhằm bóp chết tập thơ, bóp chếp Thế Dũng và NXB VIPEN.
Sau khi liên kết các sự cố, liên kết các nhân sự, các tên tuổi cùng các hành vi liên thông liên đới, tôi thấy đó không phải là một chuỗi các biến cố ngẫu nhiên tùy hứng mà đó là những hành vi phối hợp dồn dập nhằm phá hoại Thơ Việt ở Đức và NXB VIPEN. Tôi đã sửng sốt bàng hoàng. Tôi sửng sốt bàng hoàng vì tin dữ đến trong lúc tôi đang hân hoan cùng với Thế Sáng và Sa Huỳnh  ráo riết bàn bạc nội dung Đêm Thơ Nguyên Tiêu và việc ra mắt sách vào ngày 15.02.2014 thì bỗng dưng nhận thông báo của Sa Huỳnh ngày 12.01.2014 cho cả làng Thơ. Vì thông báo này mà sau đó anh Sa Huỳnh  đã bị chị Lê Hoài Phương mắng là đồ phải bội vì đã không giữ quy chế ngậm miệng, quy chế không ai được phát ngôn của  cuộc họp kín ngày 12.01.2014. Như Anh Chu Văn Keng đã viết trong cảm nhận 18, sau khi đọc bài của chị LHP:” Cuộc họp ngày 12.01.2014 đã đạt được và đi đến thống nhất một số nội dung quan trọng, trong đó có quyết định: không ai được quyền phát ngôn, chỉ có anh Lê Xuân Đính được quyền thay mặt BCN sẽ ra thông báo sau…”
Tại sao lại như vậy, xin cộng đồng Thơ Việt  ở Đức hãy tự hỏi ?
Xin thưa, người tử tế đàng hoàng không hành xử như thế. Bởi khi hành xử như vậy BCNMR đã rắp tâm độc quyền thẩm định và  độc quyền  phát biểu về tập thơ trong lúc  hơn 60 tác giả khác chưa hề được cầm cuốn sách trên tay.
9- Từ sự hoang tưởng quyền lực  đến những hành vi phạm pháp.
Theo quy trình làm sách đã được mặc định bởi Thư mời  14.03.2013 thì ngoài trách nhiệm trình bầy toàn bộ bản bông điện tử cuối cùng cho Trưởng ban tuyển chọn Sa Huỳnh đọc duyệt lần cuối, Chủ biên không có bổn phận trình báo bản bông điện tử cuối cùng  cho 73 tác giả, cho hai Phó  ban tuyển chọn là anh Thế Sáng và anh Huy Thắng cũng như cho Ban chủ nhiệm CLB Thơ Berlin để xin ký duyệt trước khi đưa in.
Nếu phải làm theo quy trình như trên thì trước khi đưa in không những Chủ biên phải trình trình bản bông điện tử cuối cùng cho Trưởng ban tuyển chọn Sa Huỳnh mà còn phải trình cho  Ban chủ nhiệm CLB Thơ và phải có ký duyệt của ông Chủ nhiệm CLB Thơ sau khi ông này thông báo cho 73 tác giả để xin ý kiến. Như vậy, có nghĩa là Ban chủ nhiệm CLB Thơ là bố đẻ của Chủ biên và VIPEN. Xin thưa, quy trình đó chỉ diễn ra, khi mà Ban chủ nhiệm CLB Thơ Berlin sáng lập ra một NXB của riêng mình.
Theo Thư mời thì không có quy trình đó. Khi soạn Thư mời, chính tôi đã đề xuất Ban tuyển chọn gồm  Trưởng ban Sa Huỳnh và hai Phó ban là Thế Sáng và Huy Thắng. Như vậy, trong ban tuyển chọn đã có 1 vị Chủ nhiệm CLB ( Thế Sáng ) và 1 vị Phó chủ nhiệm ( Sa Huỳnh.) Cả ba vị đã đọc đi đọc lại và đã góp ý để tôi hoàn tất Thư Mời và cả ba đã thừa nhận vào ngày 12.03.2014.
Có nghĩa các vị đã thừa nhận ngoài Sa Huỳnh, Thế Sáng và Huy Thắng không ai có chức năng tuyển chọn hoặc biên tập bài vở cho TVOĐ. Thừa nhận Thư mời 14.03.2013, cũng có nghĩa là các vị đã thừa nhận vai trò Chủ biên của Thế Dũng và thừa nhận quyền xuất bản và phát hành của NXB VIPEN.
Ban chủ nhiệm CLB Thơ Berlin không phải là  cơ quan cấp trên, càng không phải là cơ quan chủ quản về mặt hành chính cũng như chuyên môn của VIPEN, cũng không phải cơ quan kiểm duyệt và  quản lý hoạt động xuất bản của NXB này. Cho nên BCN CLB Thơ Be rlin không có quyền kiểm duyệt cũng như quyền ký duyệt.
Có lẽ từ sự ngộ nhận cho rằng BCN CLB Thơ là bố đẻ của VIPEN của các thành viên BCNMR, đặc biệt của chị Phạm Như Anh, Nguyễn Huy Thắng, Lê Hoài Phương, Trần Mạnh Thái, Lê Xuân Đính đã dẫn đến sự hoang tưởng về quyền lực. Và sự hoang tưởng về quyền lực đình chỉ và thu hồi này đã dẫn đến những hành vi phạm pháp trong vụ thu hồi sách không thành ngày 12.01.2013 tại nhà riêng Tiến sĩ P.Knost và cũng đã dẫn đến những hành vi vu khống, những hành vi phạm pháp mà nội dung 2 bài viết của anh Nguyễn Huy Thắng và chị Lê Hoài Phương là những chứng cứ bằng văn tự không thể phi tang.
Thiết nghĩ, Ban chủ nhiệm CLB Thơ Berlin cần phải có một cuộc họp mở rộng tới cả 73 tác giả có thơ in trong Thơ Việt ở Đức. Xem ra, trong số họ có nhiều người sắc sảo, tử tế và đủ bản lĩnh giúp BCN CLB Thơ Berlin cùng với cộng đồng Thơ Việt ở Đức nhận diện sự thật.
Đó là sự thật về một cuộc phá hoại đầy mưu tính bắt nguồn từ sự hoang tưởng về quyền lực hành pháp.
Sau vụ thu hồi sách không thành của BCNMR của CLB Thơ Berlin tại nhà riêng của Tiến sĩ Peter Knost, sau những cú đánh hội đồng bằng văn bản song bút hợp bích của anh Nguyễn Huy Thắng và chị Lê Hoài Phương, sau những hành vi vu khống vô bằng chứng của chị Phạm Như Anh, chị Lê Hoài Phương và Thám tử Lú Bú vào Thơ Việt ở Đức, vào cá nhân tôi và NXB VIPEN, tôi đã tự phân tích, xác minh và khẳng định đó là những hành vi phạm pháp và vu khống trắng trợn.
Rõ ràng từ sự hoang tưởng về quyền lực hành pháp, sau cuộc họp ngày 05.01.2014, chị Phạm Như Anh và một nhóm thành viên mở rộng của BCN CLB Thơ Berlin đã liên tục có những hành vi phạm pháp đối với Tuyển tập Thơ Việt ở Đức và NXB VIPEN.
Những hành vi phạm pháp này, đã gây ra tổn thất lớn về danh dự, về vật chất đối với cá nhân tôi và đối với NXB VIPEN. Cá nhân tôi và NXB VIPEN sẽ không thể bỏ qua.
Đối với cộng đồng Thơ Việt ở Đức những hành vi phá hoại này đã gây ra hậu quả thương tổn tâm lý ghê rợn và nặng nề. Bài thơ Đừng bắt con phải chết của tác giả Phúc Nguyễn nói về số phận Thơ Việt ở Đức đau đớn vang lên ngay lập tức như lời tố cáo những kẻ bạo hành. Đã kịp lưu giữ được rất nhiều phản hồi của nhiều tác giả của Thơ Việt ở Đức sau khi chứng kiến sự bạo hành của BCNMR CLB Thơ Berlin đối với Thơ Việt ở Đức, tôi tin rằng, lịch sử phát triển cộng đồng Thơ Việt ở Đức sau này sẽ ghi nhận những  hành vi  như thế cũng đã gần như là tội ác.
10 – Lời ngỏ của Buchverlag VIPEN
Thưa  cộng đồng Thơ Việt ở Đức. Có thể nói cho đến ngày 20.12.2013, tôi và anh Sa Huỳnh cùng với anh Thế Sáng đã tận tâm –tận lực cùng nhau làm việc hết mình để   Thơ Việt ở Đức ra đời đúng hẹn. Đó cũng là hành động  để tri ân thiết thực đối với các tác giả đã nhiệt tình đóng góp bài vở một cách tự nguyện theo Thư Mời 14.03.2013.
Sa Huỳnh và Thế Sáng thì hao tâm tổn sức, tôi và VIPEN thì vừa tốn công tốn của mà rốt cuộc vẫn phải chịu “miệng lưỡi gươm giáo” vu oan giá họa các vị: Phạm Như Anh, Nguyễn Huy Thắng, Lê Hoài Phương, Thám tử Lú Bú…
Tuy vậy, tôi vẫn thấy hài lòng vì mình đã tận tâm và thành tín để hoàn tất bổn phận Chủ biên và trách nhiệm xuất bản, phát hành Thơ Việt ở Đức như đã hứa. Nếu như ngày 15.02.2014, CLB Thơ Berlin và VIPEN vẫn có thể cùng nhau  tổ chức ra mắt Thơ Việt ở Đức và phát hành tại chỗ như đã thông báo trong ngày 20.12.2013 thì tuyệt. Nhưng, cuộc ra mắt sách đã không  thành. Do, BCNMR của CLB Thơ không muốn thì đương nhiên, NXB VIPEN sẽ tự phát hành như nó đã, đang và sẽ làm. Bởi Thư mời đã khẳng định quyền xuất bản và phát hành cuốn sách này là duy nhất thuộc về Buchverlag VIPEN.
Khi tôi trở lại Đức, dựa vào thông báo của anh Sa Huỳnh, tôi sẽ kiểm tra lại tài khoản của VIPEN và chúng tôi sẽ hoàn trả lại số tiền cho một số tác giả đã chuyển vào Tài khoản của VIPEN với mục đich tham gia Đêm Thơ tại Viethaus vào ngày 15.02.2014. Sự cố này ở ngoài tầm kiểm soát của VIPEN, hiện nay, chủ tài khoản của VIPEN (là tôi) vẫn đang ở Việt Nam mong các tác giả thông cảm.
Tác giả nào đã chuyển tiền để mua sách sẽ nhận được  đủ sách của VIPEN qua đường bưu điện. Các độc giả có thể tiếp tục mua sách của VIPEN qua mạng www.amazon.de
Thưa cộng đồng Thơ Việt ở Đức,
Căn cứ vào Thư mời ngày 14.03.2014, cho đến ngày 20.12.2013, Trưởng ban tuyển chọn Sa Huỳnh và Chủ biên Thế Dũng cùng với các đồng sự của NXB VIPEN đã hoàn thành dự án Thơ Việt ở Đức. Đó là một kết quả mà tôi rất tự hào.
Kể từ ngày 20.12.2013, Thơ Việt ở Đức đã từng ngày từng giờ tới tay bạn đọc. Cũng kể từ đó, người  chịu  trách nhiệm trước pháp luật của nước Đức về nội dung của cuốn sách và người chịu trách nhiệm trả lời mọi phê phán của từng độc giả đối với nội dung của Thơ Việt ở Đức là tôi.
Edition VIPEN đã đầu tư mọi chi phí để xuất bản, quảng cáo Thơ Việt ở Đức đương nhiên quyền phát hành ấn phẩm này duy nhất thuộc về VIPEN. Và việc ghi “Bản quyền tiếng Việt
thuộc về Edition VIPEN” trong cuốn sách là hoàn toàn chính xác. Điều này thuộc về Bản quyền của nhà xuất bản (Verlagsrecht). Theo Luật xuất bản ( Verlagsgesetzes) của Đức, NXB không chỉ có quyền sử dụng Bản quyền tác giả để nhân bản và phổ biến mà còn có quyền bảo vệ Bản quyền tác giả trong ấn phẩm của mình.
Ngoài ý nghĩa bảo vệ Bản quyền tác giả ( Autorensrecht) của NXB VIPEN trong dòng ghi”
Bản quyền tiếng Việt thuộc về Editon VIPEN”, theo thỏa thuận ghi trong Thư mời thì 73 tác giả có mặt trong Thơ Việt ở Đức vẫn phải luôn luôn tự bảo đảm bản Quyền tác giả của mình và vì vậy họ hoàn toàn có thể tự do sử dụng tác phẩm của mình như họ muốn.
Bàn về vấn đề "Bản quyền" của Tuyển tập thơ”, chị Đài Trang đã có những ý kiến xác đáng khi chị viết :” Có 2 loại Bản quyền ở Tập thơ này:
1) Bản quyền của Tác giả: Khi Tác giả đồng ý và tự gửi thơ đăng báo hay sách. Đó chính là đã đồng ý trao bản quyền Tác phẩm cho Nhà xuất bản, cho phép in thành sách hay đăng báo bài thơ của mình, mà không cần tới hợp đồng giao kèo, vì anh đã tự gửi đính kèm qua E-Mail.
2) Bản quyền của Nhà xuất bản: Nhà xuất bản có quyền giữ Bản quyền trên cuốn sách mà mình xuất bản, chống bị sao chép, in lại làm tổn hại tới doanh thu của Nhà xuất bản khi tái bản sau này, vì mọi chi phí cho sách ra đời cũng không nhỏ.”( Trích cảm nhận 36 của Đài Trang www.nguoiviet.de -29.01.2014)
Sau ngày 12.01.2014, tác giả nào chưa nhận đủ sách nhuận bút đề nghị thông báo địa chỉ cá nhân cho các Email: sahuynh@kabelmail.de - the.dung@vipen.de hoặc peter.knost@berlin.de, chúng tôi sẽ có trách nhiệm chuyển sách nhuận bút tới tận nhà.
Thưa cộng đồng Thơ, khi tôi trở lại Berlin, chọn được ngày lành tháng tốt, NXB VIPEN sẽ tổ chức ra mắt Thơ Việt ở Đức tại thủ đô Berlin. Đó là một cơ hội hiếm có để chúng ta có thể trao đổi mạch lạc và chân thành với nhau về những chuyện thơ và những chuyện đời.
Đại diện cho Buchverlag VIPEN, tôi xin chân thành cảm ơn các tác giả đã tự nguyện gửi bài, chân thành cảm ơn Trưởng ban tuyển chọn Sa Huỳnh đã cùng tôi nghiêm túc tận tình xem duyệt nội dung, cấu trúc sách rất kỹ lưỡng đến phút cùng nhau đồng thuận trước lúc đưa in.
Rốt cuộc, tuyển tập Thơ Việt ở Đức đã được xuất bản và phát hành đúng kế hoạch dự kiến.
Cuốn sách đã và đang được phát hành hợp pháp tại Đức và Châu Âu từ tháng 12 năm 2013.
   Dù còn những hạn chế không thể tránh khỏi, nhưng Thơ Việt ở Đức đã thực sự là một bảo tàng văn hóa nho nhỏ vì cuốn sách đã lưu giữ được những vang động âm thầm đầy sử tính  của tâm trí Việt ở Đức. Dù bất luận thế nào, tuyển tập Thơ Việt ở Đức đầu tiên đã, đang và sẽ là  một giá trị văn hóa bất khả xâm phạm và Buchverlag VIPEN xứng đáng là một địa chỉ văn hóa đáng tin cậy
                                                                             Hà Nội ngày 09.02.2014
                                                                         Tức  10 tháng Giêng năm Giáp Ngọ
Nguồn: Nhà thơ Thế Dũng gửi trực tiếp từ CHLB Đức
(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét