Nhãn

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Vì sao Hiến pháp mới (TQ) loại bỏ sự lãnh đạo của đảng?


Vì sao Hiến pháp mới (TQ) loại bỏ sự lãnh đạo của đảng?

Tác giả: Thảo căn Văn trích

Tạp chí Viêm hoàng xuân thu số 8 năm 2011, từ trang 6 đến trang 9, đăng tải bài viết của Cao Khải tiên sinh, nguyên Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu Ủy ban Pháp chế thuộc Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) về những nội dung cơ bản của Hiến pháp sửa đổi năm 1982 (Từ nay gọi là Cao Văn). Bài viết khiến cho chúng ta hiểu rõ, Hiến pháp mới vì sao không ghi Nước CHNDTH do đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lãnh đạo. Việc làm đẩu tiên của vị cựu Chủ nhiệm này là phân tích mối quan hệ giữa đảng và nhà nước, vốn trước đây chưa bao giờ được phân biệt rành mạch. Vì vậy, Hiến pháp trước năm 1982 gọi là Hiến pháp cũ, còn Hiến pháp đã sửa đổi vào năm 1982 gọi là Hiến pháp mới.
Tuy nhiên, sự khác biệt chủ yếu giữa hai bản hiến pháp, cho đến nay, không ít người vẫn còn hiểu rất mơ hồ. Trái lại, vẫn còn một số đối tượng, trước đây từng giành được quyền lực trong hệ thống chính trị độc tài, bằng mọi thủ đoạn tinh vi, ngoài miệng thì nói tán thành, nhưng trong lòng lại ngấm ngầm phản đối, cho dù nó đã có hiệu lực thi hành. Họ cố tình bám vào thứ hiến pháp đã bị phế bỏ, chọn ra những câu chữ sai lầm, rồi cho rằng đó mới là pháp luật chính danh, đồng thời ra sức tuyên truyền Hiến pháp mới nhượng bộ những “hồn ma phái cực tả” để cho chúng tiếp tục hoạt động.
Hiến pháp cũ nói rằng: Nước CHNDTH do đảng Cộng sản lãnh đạo là xuất phát từ ý nguyện tình cảm của chúng ta. Nhưng cứ theo lý lẽ mà nói, thì hiển nhiên đây là một sai lầm thô bạo, bởi sự thật là nó được áp đặt trắng trợn, bất cứ người dân nào cũng không tự nguyện chấp nhận nhưng đều không dám nói ra.
Tại Hội nghị lần thứ 3, Đại hội XI, với chủ trương thanh toán triệt để tàn dư những sai lầm  trong Cách mạng văn hóa (Văn cách), đã làm dấy lên toàn diện việc nhận thức một cách có hệ thống. Hội nghị đề cao nhận thức của mọi người đối với việc sửa đổi hiến pháp, từ đó, xã hội Trung Quốc đã có những chuyển biến tích cực.
Ở bất kỳ một nhà nước độc lập dân chủ được điều hành bằng luật pháp nào, vô luận đó là đoàn thể quần chúng hay tổ chức đảng phái đều phải thượng tôn pháp luật.  ĐCSTQ hẳn phải hiểu điều này, hẳn phải biết rõ nội dung hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật, không thể mâu thuẫn với pháp luật, càng không thể ra lệnh cho nhân dân. Trên thế giới, phàm đã là một nhà nước tự tuyên bố là thể chế dân chủ, nhất thiết không cho phép bất cứ tổ chức hoặc đoàn thể nào đứng trên nhà nước. Nếu có một tổ chức hoặc cá nhân hành xử như vậy, tất yếu nhà nước ấy sẽ biến thành phong kiến độc tài chuyên chế, thậm chí nhà nước nô lệ, do một hoàng đế hoặc một thái hậu cai trị. Đó chính là kiểu nhà nước chỉ có một người được nói (nhất ngôn đường), còn dân chúng phải im lặng, chịu đựng kiếp sống lầm than, chết đói hàng ngàn vạn người mà không biết kêu ai. Hậu quả của nó sẽ cực kỳ tệ hại, khi mà thời cơ đến, những người dân nô lệ cùng thân nhân của những kẻ đã chết, phẫn uất vùng lên đòi báo thù, lúc ấy nhà nước sẽ rơi vào tình trạng vô chính phủ với những diễn biến khó lường kể cả việc tàn sát lẫn nhau, đẩy dân tộc đến thảm họa diệt vong  do chính chế độ độc tài toàn trị gây ra.

Hiến pháp cũ trước năm 1975 có không ít điều tệ hại, mà tệ hại nhất là, văn bản hiến pháp chỉ có 30 điều, nhưng đã có đến 4 điều (điều 2, điều 13, điều 15 và điều 16) nhắc đi nhắc lại về việc đảng Cộng sản lãnh đạo. Ở điều 26, nói về “quyền lợi và nghĩa vụ của công dân”, cũng quy định là phải ủng hộ sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Trong nội dung hiến pháp sửa đổi thời Cách mạng văn hóa, người ta đã đưa vào những câu chữ cực kỳ hoang đường: Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân là ủng hộ Mao chủ tịch và người bạn chiến đấu thân thiết của người là phó chủ tịch Lâm Bưu, ủng hộ đảng Cộng sản Trung Quốc. Việc này cho thấy, một số cá nhân và tổ chức, nhân danh đảng Cộng sản, đứng lên trên nhà nước và nhân dân. Họ dùng luật pháp chế tài, bắt nhân dân không được ủng hộ các chính đảng khác ngoài đảng Cộng sản. Vậy, rốt cuộc, “quyền lợi của nhân dân” là thứ quyền lợi nào? Nói trắng ra, thì đó chính là hiến pháp của riêng hai người Mao và Lâm, trong đó, cái gọi là “nhân dân” chẳng qua cũng chỉ là thứ hiến pháp nô lệ mà thôi.
May thay, vận mệnh nhân dân Trung Quốc chưa đến bước đường cùng, ngày 13 tháng 9, Lâm Bưu bị hạ bệ. Sự kiện này chỉ càng phơi bày thực chất mâu thuẫn nội bộ dẫn đến việc thanh toán lẫn nhau của đảng Cộng sản Trung Quốc. Như vậy hiến pháp sửa đổi vừa được công bố đã bị vô hiệu hóa. Ý đồ đẩy nhân dân Trung Quốc trở lại thân phận nô lệ cho liên danh Mao Lâm chỉ còn là một trò hề, để lại tiếng cười cho hậu thế.
Chúng ta từng tuyên bố là nhà nước đa đảng hợp tác xây dựng chế độ, tuyên bố đảng Cộng sản là đầy tớ phục vụ nhân dân, vậy thì nhân dân nhất định phải là ông chủ. Thế nhưng, Hiến pháp cũ chẳng những quy định, ông chủ phải ủng hộ đầy tớ mà còn cho phép sự ủng hộ ấy bằng văn bản chính thức. Sự điên đảo và mâu thuẫn này há chẳng làm trò cười cho thiên hạ sao?
Trong những điều khoản của Hiến pháp cũ, tuy có ghi rõ quyền lực tối cao thuộc về “Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc” (Nhân đại), nhưng thực tế quản lý đất nước lại do những ông chủ thực sự là đảng Cộng sản Trung Quốc thao túng. Mọi hoạt động của họ không cần trình báo Quốc hội, cho dù Quốc hội là cơ quan bầu ra chủ tịch nước. Họ còn tùy tiện áp đặt các tội danh đối với các công dân, đẩy hàng loạt người vô tội đến cái chết thảm khốc. Những hành  vi trái đạo lý ấy không chỉ làm trò cười cho lịch sử trong quá khứ mà còn là nỗi sỉ nhục, hằn vào tâm thức dân tộc Trung Hoa vết thương vĩnh cửu trong tương lai.
Quốc phụ Tôn Trung Sơn từng nêu lên một vấn đề trọng yếu trong vận động cách mạng Tân Hợi, là phản đối một cách mãnh liệt Từ Hi thái hậu bởi chế độ “nhân trị”, một cá nhân khống chế cả một dân tộc. Nhưng năm trước đây chúng ta phát động nhân dân làm cách mạng cũng đã đề ra nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ Tưởng Giới Thạch. Lý do là họ Tưởng đã thực hiện phương châm “đảng trị”, đưa Quốc dân đảng thành thế lực duy nhất cai trị đất nước. Bất kể “nhân trị” hay “đảng trị”, phàm là độc tài chuyên chính đều là thế lực thống trị phản động bóp chết nền dân chủ.
Cao Văn nói, trước năm 1941, Đặng Tiểu Bình đã từng viết: Chúng ta phản đối Quốc dân đảng dùng đảng trị quốc theo kiểu một đảng chuyên chính, càng phản đối những di hại của Quốc dân đảng ảnh hưởng đến đảng CSTQ của chúng ta.
Hãy xem thời kỳ trước và trong Cách mạng văn hóa dùng loại hiến pháp có sự quy định đảng Cộng sản lãnh đạo. Việc này thực chất là lợi dụng pháp luật cưỡng bức nhân dân phải phục tùng đảng Cộng sản thực hành chế độ đảng trị. Trong bản báo cáo sửa đổi hiến pháp, Bành Chân đã chỉ rõ: Chúng ta phải thực sự tôn trọng pháp luật, phải đảm bảo cho mọi công dân nước ta được hưởng rộng rãi quyền tự do. Đồng chí Cao Khải từng tham gia các phiên họp Quốc hội, lại là người chấp bút sửa đổi hiến pháp, đã trực tiếp nghe các đồng chí Bành Chân, Tập Trọng Huân, Dương Thượng Côn, Bành Xung, cùng nhiều đồng chí lãnh đạo trung ương khác chỉ thị là, phải nghiêm túc tổng kết, nghiên cứu kỹ lưỡng kinh nghiệm lịch sử.
Để phòng ngừa Cách mạng văn hóa (gồm cả phản phái hữuđại nhảy vọt) cùng những hoạt động chính trị phản động quay trở lại, Trung Quốc cần phải kiện toàn pháp luật, kiên quyết thực hiện điều hành đất nước bằng pháp luật, kiên quyết phản đối nhân trị, kiên quyết phản đối dùng đảng cai trị đất nước. Trong cuộc họp tổng kết kinh nghiệm hoạt động của đảng, Hồ Cẩm Đào đã từng nói: Một chính đảng tiến tiến trong quá khứ không phải cũng tiên tiến trong hiện tại, hiên tại tiên tiến nhưng không có nghĩa là mãi mãi tiên tiến. Câu nói đó rõ ràng xuất phát từ thái độ khoa học, thực sự cầu thị.
Đối với Hiến pháp sửa đổi năm 1982, chính là sự coi trọng những lời giáo huấn nói trên. Tiếp nhận, sửa sai với phương châm tư tưởng cải cách giải phóng  là cơ sở để tiến hành mọi công việc. Vì thế, việc tu chính hiến pháp lần này, vừa phải kiên quyết loại bỏ những câu chữ sai lầm của Hiến pháp cũ như Trung Quốc do đảng Cộng sản lãnh đạo, hay nhân dân phải ủng hộ đảng Cộng sản Trung Quốc, còn phải đồng thời loại bỏ hẳn một số tên tuổi Karl Marx, Lenin, Mao Trạch Đông, mà kiên trì thực hiện quan điểm “nhân dân là trên hết” trong HIến pháp mới; cự tuyệt bất cứ chính đảng hoặc cá nhân nào đứng trên nhà nước và nhân dân.
Hiến pháp sửa đổi năm 1982 gồm 4 chương 138 điều, hoàn toàn sử dụng ngôn ngữ luật pháp có tính quy phạm. Từ đầu đến cuối, trong số hơn một trăm điều khoản đó, hoàn toàn không thấy xuất hiện các từ đảng Cộng sản cũng như các câu chữ do đảng Cộng sản lãnh đạo, lại càng không tái diễn những luận điệu sai lầm như giai cấp vô sản chuyên chính kế tục sự nghiệp cách mạng.
Hiến pháp cũ phủ nhận những giá trị phổ quát của nhân loại tiến bộ là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Trên thế giới, một khi đã thừa nhận nhà nước là của nhân dân thì mọi người đều phải tôn trọng nó như một nguyên tắc. Trong quá trình tu chính hiến pháp, các vị tiền bối cách mạng đã nhiều lần nhấn mạnh, Hiến pháp mới nhất định phải thể hiện được nguyên tắc này.
Từ đó, cần cảnh tỉnh mọi người, đến nay, vẫn còn một số phần tử luyến tiếc chế độ độc tài toàn trị, ra sức bới tìm những khe hở của Hiến pháp mới, dùng thủ pháp ngụy biện xảo trá, cả bí mật lẫn công khai, để ngăn chặn và xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân. Các vị tiền bối cũng đề xuất: “ĐCSTQ khẳng định, Hội đồng toàn quốc các dân tộc, các đảng phái dân chủ, các đoàn thể nhân dân đều nhiệt liệt ủng hộ và bảo vệ sự tôn nghiêm của Hiến pháp mới, đồng thời đảm báo cho Hiến pháp mới được thực hiện thuận lợi".

Người dịch:  Đặng Văn Sinh
Nguồn: Blog Sina.com



      新宪法为何取消“党的领导”

 

2011 8期《炎黄春秋》6~9页,刊登了离休老干部高锴【原全国人大常委会法制工作委员会研究室主任】对1982年宪法修改相关内容的文章(以下暂写作“高文”),它使我们明白了新宪法为什么不再写上“由中国共产党领导中华人民共和国”的道理
“高文”最先让人悟识的是:必须明确党和国家的关系。以前对这个关系的认识不明确,所以在1982年前还没有经过修改的宪法(以下称“旧宪法”)的提法,就与1982年修改过的宪法(称“新宪法”)大相庭径。然而这个差别的重要性,至今都还有许多人不明白。相反,某些从政治运动中取得了权势而成为独裁统治势力成员的人,却非常巧妙地在口服而心不服中仍然不愿意接受已经颁布多年的新宪法,甚至还在从已经废弃了的旧宪法中,拈取其中的错误词语,当作“法律准绳”去传播,让“极左阴魂”继续飘游。
旧宪法说“中华人民共和国由中国共产党领导”,这在感情上正合我们心意。但从文字到理论上琢磨起来,却显得横蛮而生硬而谁都不愿(不敢)说出来。
党的十一届三中全会在清理“文革”错误中,对这些问题,作了全面深入的统一认识。在提高了认识之后,对新宪法的修正,起了很重要的作用。
在任何一个独立而具有国家尊严的国度里,无论是哪个团体或什么组织,都必须尊重自己的国家、遵守国家的法律。中国共产党也必须这样:必须在国家法律的范围内活动,不能同国家的任何法律相抵触,更不能向国家和人民发号施令在世界上,凡是敢说自己是“愿意实行民主制度”的国家,都没有谁能容许其国土内的任何组织或团体凌驾于国家之上的。如果让某一个组织或团体凌驾于国家之上,这个国家就变为连资本主义制度都还不如的封建独裁专制之国了;假如让某一个人的权势凌驾于国家之上,这个国家就等于由皇帝或太后专权的封建制度甚至是奴隶制之国。这一常识正是我们以往所无法认清的。
不懂得这个常识,就会让某个组织甚至某一个人,为了个人的声誉与恩怨,随心所欲地找个借口,胡乱向国家和人民发号施令,把这个国家推向独裁统治(包括“一言堂”)的泥坑里,制造出饿死数千万庶民的“人为饥荒”来;更恶劣的是:为了妻妾要泄私愤闹报复,更不惜把这个国家推入制造大量冤假错案的无政府主义阴沟、推向随意进行打砸抢烧杀的大混乱、把国家玩成大浩劫的屠人场。如此下去,就会走向斯大林瓦解国家的悬崖
我们1975年前的旧宪法弊病不少,其中最主要的是:在只有30款的条文中,竟有四条(第2、13、15、16)在反复凿定“共产党领导”。在第26条中,还把“公民的权利和义务”也规定为:“必须拥护中国共产党的领导”。在文革期间修改的宪法条文,更荒谬地写道:“公民的基本权利和义务,是拥护毛主席和他的亲密战友林副主席,拥护中国共产党。”这里把人名摆在共产党之上;个人和组织,都凌驾于国家和人民之上用法律来规定公民不允许拥护自己所热爱的其他政党。这能算是“人民的权利”吗?说得直白一点:“这是‘毛林二人的宪法’”;而所谓的“人民”,也只不过是宪法规定的奴隶”而已。幸得中国人的命运还算不曾倒霉到透顶:“9.13”林彪折戟沉沙,这才暴露了权势角斗的内幕。如此“修出来”的宪法条文才没有被“盖章执行”、中国人才没有成为毛林们的奴隶而只留下这个笑柄。
我们既然宣称自己是“多党合作制的人民共和国”、宣称共产党是为人民服务的公仆。那就是说,人民才是主子。然而,旧宪法竟规定主子要拥护公仆,而且只准许拥护在文字上规定的公仆,这种颠倒和矛盾,岂非又是一支笑柄?
在旧宪法的条文上,虽然写了国家的最高权力是“全国人民代表大会”(人大)的字样。但是,在这个字样背后的实权,却由党的主宰者所操纵,所以,“无须告知人大”,就敢把人大选举产生的国家主席,胡乱扣上莫须有的罪名,活生生地把人弄死。这不单是前所未有的笑柄,更是中国亘古以来所未有过的耻辱、是中华民族永远残存着丢脸的疤痕。
国父孙中山先生,号召革命的要点之一,是反对慈禧太后那样恶劣地由一个人控制国家的人治制度;我们早年发动民众参加革命,提出要打倒蒋介石的重要理由之一,就是他搞一党独霸国家权力的“党治”,也就是“独裁专制”(即:独裁专政)。无论是“人治”还是“党治”,凡“独裁”都是扼杀民主的反动统治
高文说:邓小平早在1941年写的文章中就指出:“我们反对国民党以党治国的‘一党专政’,尤其要反对国民党的遗毒传布到我们党内来。”且看:文革前与文革期间,用宪法来规定“党的领导”,这在实质上就是利用法律,强制人民必须拥护共产党,实行以党治国。彭真在修改宪法的报告中明确地指出:“我们要从法律上和事实上,保证我国公民享有广泛的、真实的自由权。”高锴同志在参加全国人大的各种会议中,尤其在执笔修改宪法时,亲自聆听到彭真、习仲勋、杨尚昆、彭冲,以及众多中央领导同志,都指示要苦心思虑、认真总结、深入研究历史的经验教训
为了防止“文革”(按:也应当包括反右和大跃进)这类错误的政治运动的重演,就要健全法制,坚决实现以法治国、坚决反对“人治”、坚决反对“以党治国”。胡锦涛在总结党的经验时说:“一个政党过去先进,不等于现在先进,现在先进不等于永远先进。”这是用实事求是的科学态度来说的话。
1982年对宪法的修改,正是在重视了上述教训、接纳了拨乱反正和改革开放的思想为基础而进行的。因此在这次修正宪法中,才能断然删除旧宪法中所有关于中国由共产党领导”之类的词语、删除了“公民必须拥护中国共产党”的硬性规定,也删除了马克思、列宁、毛泽东这些个人的名字,使宪法坚持“人民至上”的原则。拒绝任何政党和个人凌驾于国家和人民之上
   1982年修订的宪法共有四章138款法律条文。这百多款条文,全部都用规范性的法律语言,在法律条文中,从头到尾都没有再使用“共产党”一词,也没有再出现“由某党领导”之类的语句,更没有“在无产阶级专政下继续革命”之类的错误论调。
      旧宪法否认全球一致地追求的公民在法律面前人人平等”的准则。在世界上凡是尊重人民的国家都重视了这一准则。新宪法在修订过程中,党的老一辈革命家们都在反复强调新宪法一定要体现这个准则
       在此,需要提醒大家:至今还有一些向往独裁统治的人,还在想要寻找新宪法的某个空隙,用虚假和伪装的手法,在明里和暗里,抵制和侵犯人民的民主和自由权利老辈们提出:中国共产党肯定会同全国各族人民、各民主党派、各人民团体一道,共同维护新宪法的尊严和保证新宪法的实施。..




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét