ÔNG TRƯƠNG DUY NHẤT BỊ BẮT
26/05/2013 19:15
PHÚC LỘC THỌ BÀN VỀ BỨC ẢNH BỊ ÁP GIẢI RA MÁY BAY CỦA TRƯƠNG DUY NHẤT:
NGÊNH NGANG TRƯƠNG DUY NHẤT, ĐƯỢC ĐƯA RA MÁY BAY KHÔNG BỊ CÒNG TAY; CÁN BỘ ÁP GIẢI ĐẦU HƠI CÚI VÀ TỎ VẺ ƯU TƯ, TỐI TỐI... KHI ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ ÁP GIẢI BỊ CAN-BLOGGER TRƯƠNG DUY NHẤT ?! (ẢNH: TUỔI TRẺ )
(TNO) CHIỀU NAY 26.5, NGUỒN TIN THANH NIÊN ONLINE CHO BIẾT CƠ QUAN AN NINH ĐIỀU TRA, BỘ CÔNG AN VỪA TIẾN HÀNH BẮT GIỮ ÔNG TRƯƠNG DUY NHẤT (49 TUỔI, NGỤ TẠI TP.ĐÀ NẴNG) VỀ HÀNH VI LỢI DỤNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ XÂM PHẠM LỢI ÍCH CỦA NHÀ NƯỚC, QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA TỔ CHỨC, CÔNG DÂN THEO ĐIỀU 258, BỘ LUẬT HÌNH SỰ.
Sau khi thực hiện lệnh bắt Cơ quan an ninh điều tra cũng đã tiến hành khám xét khẩn cấp đối với ông Trương Duy Nhất (hộ khẩu thường trú và chỗ ở: số 25 Tống Phước Phổ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Quá trình bắt và khám xét khẩn cấp được Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an phối hợp với Công an TP.Đà Nẵng thực hiện.
Hiện tại trang blog Một góc nhìn khác do ông Nhất điều hành đã không còn truy cập được.
Được biết, ông Trương Duy Nhất có thời gian làm báo Công an Quảng Nam Đà Nẵng, sau đó chuyển sang báo Đại Đoàn Kết, thường trú khu vực miền Trung.
Ông Trương Duy Nhất "gia nhập" cộng đồng mạng bằng tuyên bố "bỏ viết báo, chuyển sang viết blog", và bắt đầu thu hút sự chú ý bằng các bài viết bình luận thời sự, nhưng dưới một góc nhìn khác, theo chủ ý Trương Duy Nhất.
Các bài viết của ông Trương Duy Nhất gây ra nhiều tranh cãi, thậm chí cả những cuộc "bút chiến" kịch liệt giữa các blogger.
Các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của ông Trương Duy Nhất để xử lý theo quy định của pháp luật.
T.U
Ông Trương Duy Nhất nguyên là nhà báo nhưng được biết đến nhiều hơn với tư cách là chủ của trang blog Một góc nhìn khác.
Nguyentandung.org "kể tội" Trương Duy Nhất:
- Bắt giữ ông Trương Duy Nhất
- Vì sao Trương Duy Nhất bị bắt?
- Trương Duy Nhất: Thiện tâm, xuyên tạc và cắt xén
- Một góc nhìn khác hay cặp mắt lác?
- Buồn thay cho “Một góc nhìn khác”
Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân [sửa]
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2 bức ảnh đồng hương xứ Quảng của Trương Duy Nhất xem có giống Trương không...
--------------------------------------------
Blogger Trương Duy Nhất bị bắt
Blogger có tiếng Trương Duy Nhất đã bị bắt hôm 26/5 tại Đà Nẵng và bị chuyển ra Hà Nội trong cùng ngày.
Báo Thanh Niên đưa tin Bộ Công an bắt ông Nhất vì có "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự."
Ông Nhất, năm nay 49 tuổi, nghỉ viết báo và chuyển sang viết blog Một góc nhìn khác từ đầu năm 2011 để có thể nói thẳng những suy nghĩ của mình.
Blog thẳng thắn chỉ trích đích danh các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần bị tin tặc tấn công và hiện cũng đang không thể truy cập được.
Tâm sự với độc giả khi chuyển sang viết blog, ông Nhất nói ông đã làm cho báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng 8 năm và sau đó có vài năm làm tại báo Đại Đoàn Kết. Ông Nhất đã nhiều lần bị Bộ Công an Việt Nam gây sức ép về những gì ông viết trên blog.
Blogger này từng chê Chủ tịch nước Trương Tấn Sang "hèn hạ" khi không dám nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật tại Hội nghị Trung ương 6 hồi cuối năm 2012. Ông Sang gọi người bị đề nghị kỷ luật là "đồng chí X".
Mới đây ông Nhất kêu gọi ông Nguyễn Bá Thanh từ chức Trưởng ban nội chính trung ương sau khi Ban chấp hành Trung ương bác đề nghị đưa ông vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7 hồi đầu tháng này.
'Khát khao thay đổi'
Một loạt các cuộc bắt bớ ở Việt Nam từ đầu năm 2012 được cho là có phần liên quan tới cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra trong đội ngũ cầm quyền cao cấp của Việt Nam.
Tại hai hội nghị trung ương gần đây nhất, Ban chấp hành Trung ương gồm 175 vị đã bác các đề nghị liên quan tới nhân sự của Bộ Chính trị, từ việc kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng cho tới việc đưa người được xem là đối thủ của ông, Trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh, vào Bộ Chính trị.
Trước khi bày tỏ sự thất vọng về ông Nguyễn Bá Thanh sau thất bại của ông này tại Hội nghị trung ương 7, ông Nhất từng có nhiều kỳ vọng vào vị cựu Bí thư Đà Nẵng:
Ông Nhất nói trong một phỏng vấn với BBC hồi đầu năm nay:
"Trong con mắt của tôi, thì ông Nguyễn Bá Thanh là một nhân vật cần có trong lúc này, kể cả về tính cách, lẫn tài năng và tư duy. Không chỉ riêng tôi, mà nhiều người tỏ ra rất hồ hởi trước 'hiện tượng Nguyễn Bá Thanh'.
"Người dân đang khát khao một sự thay đổi, đúng sai gì không biết, nhưng tình hình đã quá u ám, trì trệ kéo dài. Phải thay đổi, phải khác những gì đang có.
"Tôi cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh là người làm được việc, nếu giao việc cho ông Thanh thì ông sẽ là nhân vật ít nhiều mang lại sự đổi thay chứ không u ám như bây giờ."
'Viết điều cần viết'
Blogger Trương Duy Nhất thu hút được nhiều sự chú ý khi bỏ viết báo để chuyên tâm viết blog. Giải thích về quyết định này, ông Nhất viết hồi năm 2011:
"Trong nhiều năm liền, với chức phận là một nhà báo ăn lương, tôi luôn phải viết cả những điều không muốn viết.
"Ừ thì cũng như muôn vàn nhà báo khác thế thôi. Đó là những bài báo viết không cần suy nghĩ, không động não, không tư duy, viết khoán cho đủ chỉ tiêu bài vở nhận lương hàng tháng. Những bài báo vô thưởng vô phạt mà tự thân mình phải xấu hổ khi núp dưới bút danh khác.
"Nhưng: làm báo chả lẽ mãi như vậy? Trên trang blog của mình, tôi đã nhiều lần treo câu này “Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói". Đó là câu của cụ Huỳnh Thúc Kháng, người sáng lập đồng thời là chủ nhiệm tờ báo Tiếng Dân, sau này cụ được Hồ Chí Minh cử làm quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
"Tôi đã chọn cách của cụ Huỳnh trong nhiều năm khi giữ cho mình cái quyền “không nói (viết) những điều người ta ép buộc nói”.
"Nhưng đã đến lúc tôi chọn phương cách khác, lắc đầu nói không với cụ Huỳnh: Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì... nghỉ làm báo để viết được những điều mình cần viết!”
Ông Nhất chỉ là trường hợp mới nhất trong số hàng chục cây viết mà Việt Nam đã bắt giam trong vài năm qua.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới coi Việt Nam nằm trong số ít các nước bị coi là "Kẻ thù của Internet" do chính sách hà khắc của Hà Nội với các cây viết bày tỏ quan điểm ôn hòa trên không gian ảo.
Nguồn: BBC Việt ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét