Bernhard Schlinks
Văn hóa
của chúng ta có chịu nổi hay không?
Nhà văn- Luật gia nổi tiếng Bernhard Schlink nhận định người Đức sau 20 năm tái thống nhất vẫn ẩn chứa nhiều hiểm
họa. Ông lo lắng về những khu vực đang bị bần cùng hóa hàng loạt và thiếu sự chăm
lo của chính sách xã hội Sau đây là cuộc trò chuyện của Daniel Schreiber với Bernhard Schlink đăng trên Tạp chí Cicero số tháng 10 năm
2010 tại CHLB Đức.
(Thế Dũng & Thiên Trường dịch từ Cicero tháng
10 năm 2010)
Thưa
ông Schlink, ông là giáo sư đại học đầu tiên của CHLB Đức nhận lời mời sang
Đông Đức giảng dạy tại Đại học Humboldt. Hồi đó ông là một tiểu thuyết gia
trinh thám gặt hái được nhiều thành công, cuốn sách ông viết chung với Bodo
Pieroth về ‘Các quyền cơ bản’ được coi là mẫu mực của ngành luật. Vì sao ông
lại đến Đông Berlin?
Tôi
luôn trăn trở về việc nước Đức bị chia tách. Tôi thấy xúc động và bực bội vì
không thể đặt chân tới một phần căn bản của nước Đức. Thế giới của Bach, Goethe
và Humboldt, Brandenburg và nước Phổ từng tạo nên hình hài chính yếu của nước
Đức. Vào những năm bảy mươi, khi còn là
sinh viên trường Đại học Tổng hợp Tự do (ở Tây Berlin- TD), tôi có nhiều bạn bè
ở Đông Berlin, tất cả chúng tôi đều cảm thấy đường biên giới ngăn cách thực sự
là một nỗi bất hạnh cá nhân.
Hồi
đó ông đã bao giờ giúp đỡ các bạn bè người Đông Đức bỏ trốn chưa?
Tôi
có giúp một người bạn gái ở Đông Berlin
trốn sang Tây Đức. Hồi đó bức tường đã xây xong được nhiều năm, đã qua rồi cái
thời kỳ dễ dàng giúp người khác chạy trốn. Nhưng có những nhóm sinh viên vẫn cố
gắng làm điều đó, và có những người chuyên đi giúp đỡ những người trốn chạy.
Trong vài tháng, Đông và Tây Berlin tổ chức những buổi du lịch cuốn tuần sang
Prag, bạn gái tôi dùng giấy tờ CHDC Đức để xuất cảnh và dùng giấy tờ Tây Đức để
nhập cảnh vào Tiệp Khắc. Tôi có được giấy tờ cần thiết từ hai gã lưu manh vận
măng tô làm bằng lông lạc đà, ngón tay đeo nhẫn to xù, đi trên một chiếc xe
Mercedes đàng điếm có mái xếp lớp.
Chúng
đã tìm ra được các công chức Berlin
bán cho chúng số giấy tờ cần thiết ấy– và chúng lại bán đi tiếp – với giá 5.000
mark, một con số khổng lồ đối với một sinh viên hồi đó. Toàn bộ sự kiện đó
giống như cưỡi ngựa phi qua hồ Bodensee. Nhiều
tuần sau đó, khi bạn gái tôi đã sống ở Tây Berlin, thành viên nhóm sinh viên
chúng tôi bị bắt khi tiếp tục tuồn giấy tờ qua biên giới; và nhiều năm sau khi
họ được trả tự do, chúng tôi được biết là bạn gái tôi đã bị theo dõi lúc chạy
trốn. Cơ quan an ninh đã cho bạn gái tôi xuất cảnh để xem ai là người đứng ở
phía sau.
Ông
sống với cô bạn gái ấy trong bao lâu?
Mối
quan hệ kéo dài một năm. Có lẽ chúng tôi đều không hiểu rõ điều gì đang đè nặng
lên tâm hồn mình. Cô ấy bỏ lại mẹ, các chị em gái và người bà, những người đã
nhiều năm chung sống với cô ấy, còn tôi thì tự nhiên có nhiều trách nhiệm và
nhiều các khoản nợ hơn bao giờ hết. Tôi nhớ lại là mình hay thức dậy vào buổi
đêm và thấy cô ấy đứng trong bóng tối bên cửa sổ. Tôi hỏi: ‘Em sao vậy?’, và cô
ấy nói: ‘Không có gì’ – chúng tôi không chuyện trò được với nhau. Và tôi còn
quá non dại và ngu ngốc nên không hiểu được những điều gì cô ấy đang trải qua.
Từ
đó đã gần bốn thập niên trôi qua, nước Đức giờ cũng đã thống nhất được 20 năm
rồi. Ông có nghĩ là xã hội Đức đã gắn kết lại rồi hay không?
Tôi
không phải là người bi quan. Tôi không nói việc tái thống nhất là một vấn đề
lớn, nó chưa bao giờ là vấn đề lớn. Có quá nhiều cơ sở chung để tái thống nhất.
Nhưng hiện tôi là thành viên hội đồng quản trị Quỹ Meyer-Struckmann, quỹ ủng hộ
việc mở trường ở đồng bằng bang Brandenburg
và quan tâm đến các hoạt động cho thanh niên, tôi rất hay đến đó. Chính sách ở Brandenburg là đóng cửa
các ngôi trường không có đủ hai lớp ở mỗi khối và sáp nhập vào trường khác. Thế
là có những nơi không còn trường học nữa, và cũng không còn mối liên hệ văn hóa
và thống nhất nào giữa các ngôi trường nữa. Thất nghiệp hàng loạt, thi thoảng
có gia đình có đến ba thế hệ bị thất nghiệp. Cần phải có những nỗ lực lớn giúp
thanh niên làm quen lại với việc tập trung làm một việc gì đó để sau này tham
gia lao động, những nỗ lực mỏi mòn và đôi khi vô vọng. Những gia đình đã rút
khỏi đời sống lao động và xã hội, rút khỏi những mối liên hệ văn hóa và chính
trị này tuy sẽ không gây ra những cuộc nội chiến. Họ không phải chịu khổ sở, họ
có đầy đủ máy thu hình, game máy tính và bia. Nhưng họ vẫn là điềm báo của một
xã hội đổ nát. Họ thực ra không phải là hậu quả của cuộc tái thống nhất, nhưng
là hiện tượng rõ rệt nhất sinh ra từ cuộc tái thống nhất. Xã hội của chúng ta
có đủ sức và lòng quyết tâm sửa chữa điều này chăng? Tôi không có ý nói mặt
băng dưới chân chúng ta có thể vỡ ra bất cứ lúc nào. Nhưng tôi cũng không rõ là
nó có đủ dày hay không.
Ông
cũng dùng hình ảnh này trong một bài tiểu luận về quá khứ của nước Đức. Trong đó
ông từng đặt câu hỏi: ‘Phải chăng lớp băng đã thật sự dày lên, hay chỉ là chúng
ta đã quên mất là nó mỏng manh thế nào thôi?’ Hiện tại ông sẽ trả lời câu hỏi
này ra sao?
Từ
lúc tôi viết tiểu luận đó đến giờ trí thông minh của tôi vẫn vậy. Dĩ nhiên là tôi
nhận thấy ở đây mọi sự đều ổn thỏa. Nhưng có một sự ổn thỏa mà về thực chất lại
trống rỗng – một phép so sánh khác về mặt băng mỏng. Nhìn lại năm 1933 thật
đáng kinh hoàng khi thấy nhà nước và xã hội nhanh chóng sụp đổ ra sao – những
tổ chức không phải mới hình thành trong nền Cộng hòa Weimar, mà có truyền thống
từ thế kỷ XIX. Các trường đại học, tòa án, cơ quan quản lý, quốc hội, các tổ
chức công đoàn và thậm chí là một số phần của giáo hội đã nhanh chóng đầu hàng.
65 năm qua chúng ta không trải qua cuộc khủng hoảng lớn nào.
Chiến
tranh Lạnh không phải là tình trạng khủng hoảng, mà là cơ hội để nước Đức dễ
dàng phát triển dưới sự che chở của các nước Đồng minh. Khủng bố không phải là
một cuộc khủng hoảng thật sự, mà là vấn đề của cảnh sát. Cuộc tái thống nhất
không phải là khủng hoảng, trái lại thì có. Những cuộc khủng hoảng kinh tế là
thách thức, nhưng chúng bị chế ngự mà chúng ta không phải hi sinh gì nhiều.
Phải chăng không bị thiệt hại hoặc tránh được những cuộc khủng hoảng lớn như
vậy có nghĩa là lớp băng đã dày hơn lên?
Dĩ nhiên lịch sử không lặp lại.
Mọi thứ sẽ không sụp đổ như hồi đó. Nhưng các tổ chức và truyền thống xã hội
của chúng ta đã được củng cố chưa, tâm tính chính trị, luật pháp, đạo đức của
chúng ta đã trở nên đáng tin cậy hơn chưa? Tôi không biết nữa.
Tiểu
thuyết ‘Người đọc’ có nhiều độc giả và được
đánh giá cao của ông đã đưa ra một cách thức mới, về mặt nào đó điềm tĩnh hơn,
nhắc lại vấn đề Đệ Tam Đế chế. Phải chăng chỉ đến khi tái thống nhất người Đức
mới thay đổi văn hóa hồi tưởng của mình?
Đây
là một luận điểm hay. Cuộc tranh cãi của các nhà sử học vào những năm 80 về
tính đơn nhất và bất khả so sánh của việc Đức quốc xã tàn sát người Do thái giờ
đây lại mang vẻ khổ sở, thực chất là sai lầm. Các sự kiện lịch sử là đơn nhất
và đồng thời phải được so sánh với nhau để ta thấy chúng là quan trọng.
Cuộc
tái thống nhất đặt ra những vấn đề mới giúp chúng ta từ bỏ vấn đề cũ kỹ vô dụng
kia. Không phải là lịch sử đã hoàn tất – thế hệ đi sau mắc nợ thế hệ đi trước,
họ gắn với bố mẹ, thầy cô, các nhà giáo dục, các giáo sư bằng mối thân tình,
kính trọng và khâm phục. Đến thế hệ thứ ba thì khoản nợ này biến mất. Dẫu sao
thì quá khứ đó cũng vẫn là quá khứ của họ.
Thế
hệ thứ hai mà ông nhắc đến, bản thân ông cũng thuộc thế hệ này – với nghĩa rộng
nhất, là những người sinh ra khi cuộc chiến kết thúc, lớn lên ở Tây Đức và khởi
sự mối bất hòa văn hóa-chính trị năm 1968 -, cũng hoạt động chính trị và xã hội
rất tích cực vào thời điểm tái thống nhất. Giờ đây nhìn lại ông đánh giá chuyện
đó ra sao?
Tôi
thấy các ủy viên công tố, quan tòa, giáo sư và phóng viên Tây Đức có vấn đề khi
đặt ra ý nghĩa của cuộc tái thống nhất – những người chiến thắng của lịch sử,
đôi khi thái độ của họ vô cùng kỳ quặc. Tôi nhớ lại các bạn bè luật sư, quan
tòa và ủy viên công tố thực sự có ý nghĩ rằng: Giờ đây chúng ta sửa lại cho
đúng những gì thế hệ cha mẹ chúng ta đã mắc sai lầm sau Đệ nhị Thế chiến. Sau
khi thế hệ đi trước hồi đó đã không chuẩn mực về pháp lý, giờ đây chúng ta lại
lo làm sao sửa chữa những bất công của CHDC Đức – cứ như là có thể lấy lại được
những gì đã mất vậy. Tôi đã và vẫn đang nghĩ là việc xét xử những người lính
canh giữ bức tường và việc bầu cử gian lận không thích hợp với luật cấm sử phạt
hồi cố dựa trên hiến pháp.
Chúng
ta đã dùng các mánh khóe pháp lý để gian lận khi tranh luận liệu sự tuyên án
những bất công của CHDC Đức có đáng để gỡ bỏ luật cấm này, liệu có đáng thay
đổi hiến pháp vì nó không. Đã tìm thấy một sự lầm lạc, liệu CHDC Đức có phải là
một nhà nước phi pháp không và rốt cuộc tôi vẫn thấy nên thảo luận về điều đó.
Dĩ nhiên đó là một nhà nước gây ra nhiều chuyện bất công, công dân của nó đã
không đòi hỏi và thực hiện được các quyền của mình.
Nhưng nhà nước pháp quyền, theo định nghĩa cổ
điển, là một nhà nước trong đó các hành động của nó đều nằm trong khuôn khổ
pháp luật, và nói CHDC Đức là một nhà nước phi pháp là cũng có ý ám chỉ tất cả
các hành động của nó đều phi pháp. Nghĩ như vậy không chỉ là sai lạc, mà còn dễ
làm cho các công dân của CHDC Đức trước đây sẽ cảm thấy bị lăng mạ, miệt thị
hoàn toàn trong cái thế giới mà họ từng sinh sống. Ta nên bỏ qua toàn bộ cái
nhãn hiệu đó mà thảo luận về các vấn đề cụ thể - đó là con đường để tiếp tục
đối xử với quá khứ.
Nguồn: Tác giả gửi trực tiếp từ CHLB Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét