Nhãn

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Dương Kỳ Anh phù thủy bốc thơm thơ thủm Hoàng Quang Thuận – ô danh muôn đời.

Dương Kỳ Anh phù thủy bốc thơm thơ thủm Hoàng Quang Thuận – ô danh muôn đời.

Đỗ Hoàng (Theo vannghecuocsong.com)

Trong cuộc Hội thảo khoa học “ Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử
tháng 8 năm 2012” do Hội Nhà văn ViệtNam chủ trương, Tạp chí Nhà văn tổ chức, tôi được phân công việc đón tiếp khách khứa. Hội thảo định 9 giờ khai mạc, nhưng ví chờ nhà thơ Hữu Thỉnh nên gần 10 giờ mới tiến hành. ( Hội thảo thơ các tác giả, Hữu Thỉnh rất ít  khi đến kể cả Vũ Quần Phương, bạn Hữu Thỉnh nhưng Hoàng Quang Thuận vô danh tiểu tốt thì Hữu Thỉnh đến (!)).
Tôi đứng ở cửa hội trường Hội Nhà văn thấy Hữu Thỉnh bước lên không chào ai cả, mắt him him nghiêng ngó, bỏ qua các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng đứng quanh đó, bước nhanh đến chỗ Hoàng Quang Thuận ra vẻ thân thiết, vồn vả, tay đập đập vào vai Thuận và nói câu nói cửa miệng muôn thuở của Hữu Thỉnh:
-   Thật tuyệt vời, tuyệt vời!
Lúc này tôi mới biết người mặc com lê màu xi nhạt, dáng tầm thước vừa đang cáu ghắt những người xếp bàn ghế sai ý ông ta là Hoàng Quang Thuận. Hoàng Quang Thuận ngoài đời trông ánh mắt nét mặt gian manh chứ không phải béo tốt đầy đặn như mặt Phật trong ảnh ở các tập thơ (Gã lừa thiện tâm độc giả). Sau Hữu Thỉnh là Hữu Ước, ông ta vợ mới chết chưa quá 49 ngày mà vẫn đeo lon trung tướng đỏ lòm trên vai áo dáng rất điệu rất cu -lít, khệnh khạng bước lên lầu hội trường. Đúng là “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”!
Do mối quan hệ riêng của mình, Hoàng Quang Thuận mời được nguyên bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Chiến Thắng, các nhà dịch giả, nhà văn, nhà thơ: Nguyễn Văn Dân đen như Hắc Toàn Phong Lý Quỳ lúc đó phụ trách tạp chí Văn học nước ngoài, Trần Nhuận Minh từ Quảng Ninh lặn lội lên – nguyên Chủ tịch Hội văn nghệ Quảng Ninh, người giới thiệu thứ nhất Hoàng Quang Thuận vào Hội Nhà văn Việt Nam, Dương Kỳ Anh, nguyên Tổng biên tập báo Tiền phong, Nguyễn Hữu Sơn, Vện phó viện Văn học…

Nguyễn Dy Niên, Nguyễn Chiến Thắng không biết gì thơ phú cũng cao đàm khoát luận khen thơ thủm Hoàng Quang Thuận. Thật không biết xấu hổ trước các nhà văn nhà thơ ngồi dưới hội trường.
Sau lời bốc thơm của hai vị ngoại giao dốt nát thơ phú là đến lượt Dương Kỳ Anh lên phù phép. Dương Kỳ Anh nói lại ý trong bài viết “Cảm thức tâm linh trong thơ Hoàng Quang Thuận” in trong sách thơ Hoàng Quang Thuận và trong kỷ yếu Hội thảo của Tạp chí Nhà văn tháng 8 năm 2012 để mê hoặc người nghe.  Anh ta cao giọng Nghệ:
 “Tiếng mõ am xưa vua thiền định
Chim rừng buông cánh lằng nghe kinh
Hầu, vượn từng đàn ngồi chật cửa
Muộn vật từ bi cõi nhân sinh”
Những vần thơ nghe như của một thiền sư, của một thoát tục, của tự ngàn xưa vọng lại chứ đâu biết rằng đó là thơ của một G S, TS, Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông. (Giáo sư thật không, Tiến sỹ thật không, Viện trách nhiệm hết hơi hay viện chính thống của Nhà nước – Điều này chắc Dương Kỳ Anh tự phong hoặc Hoàng Quang Thuận tự phong?)
Bài thơ trên của Thuận thối không chịu được. Chim buông tức là chim nghe kinh mà chết. Kinh ấy đâu là kinh phật, kinh ấy là kinh của phù thủy Dương Kỳ Anh và kinh giả vờ Hoàng Quang Thuận (Chữ buông có một nghĩa nữa nghĩa là đến tận cùng rồi – buông mình, buông tuồng, buông thả buông tay…) . Rồi đến thơ bốn câu 28 chữ mà dùng không kiệm chữ kiệm lời. Đã dùng vượn thì thôi hầu. Mà hầu chỉ con khỉ là âm Hán – Việt. Thơ không sạch nước cản đến thế, như rứa mà Dương Kỳ Anh vẫn uốn lưỡi cú diều bốc thơm lên mây xanh!
Dương Kỳ Anh lại tiếp:
 “ Hoàng Quang Thận kể với tôi rằng trong một lần anh lên Yên Tử, trên đường thấy một người bán rắn, anh mua tất cả rồi phóng sinh. Một con rắn mào đỏ như lửa vừa bò vào rừng, vừa ngoái lại nhìn anh như thầm cám ơn…”
   Đêm ấy Đức Phật hiển linh và anh đã làm được một tập thơ, tập Thi vân Yên Tử trên một 100 bài (!)
 Và mới đây cuốn sách độc bản Thi vân Yên Tử dày 300 trang, nặng 120 ki lô gam đã đạt kỷ lục Châu Á.
Thơ của Hoàng Quang Thuận là thơ của anh mới vào nghề, ngô nghê tập viết, chưa sạch nước cản, thấy gì viết nấy, bạ đâu kể đấy, vừa vụng về, vừa ngu dại không hiểu chữ nghĩa, dốt nát văn chương,. ( Xin xem báo mạng các bài viết của Nguyễn Hoàng Đức, Đỗ Hoàng, Trần Mạnh Hảo, Minh Đức Triều Tâm Ảnh…)
Nhà thơ Dương Kỳ Anh đã học qua Đại học Tổng hợp Văn sao không biết thơ thiền các bậc đại nhân, thiền sư, thi sỹ  Lý, Trần, Lê…cả đời tâm huyêt chỉ viết được một hai bài về Yên Tử. Hoàng Quang Thuận là kẻ phàm phu tục tửu tài cán đâu mà làm một đêm trên 100 bài thơ tuyệt bút về Yên Tử. Dương Kỳ Anh quá táng tận lương tâm. Đúng là:
 “Nhìn mông hoa hậu si mê3
Dương Kỳ Anh để thơ khê cháy nồi”
(Ca dao mới)
Hãy đọc thơ của thiên sư thi sỹ in trong Tạng Thư là  Digo Khientse Rimpole (xứ Tạng):
Ta mong manh làn mây muà thu
Sinh tử nhòe như một màn mưa
Đời vụt qua trong giông chớp giật
Từ thác cao buông xuống cõi xưa”
(Đỗ Hoàng dịch thơ)
Và đây của Thi Phật Vương Duy đời Đường:
Bạc mạc hành dục mộ
An thiền chế độc long
(Mong manh chiều mau tối
Tu chùa trị rồng hung!)
(Đỗ Hoàng dịch thơ)
Hay Thiền sư  thi sỹ Huyền Quang chỉ mới có  một “Yên Tử sơn am cư”
“Am biếc thanh tiêu lãnh
Môn khai vân thượng bằng
Dĩ can Long Động nhật
Do xích Hồ Khê  băng
Bảo chuế vô dư sách
Phù suy hưu sấu đăng
Trúc lâm đa túc điểu
Quá bán bạn nhân tăng”
Đỗ Hoàng dịch thơ:
Ở CHÙA NHỎ TRÊN NÚI YÊN TỬ

Chùa xanh bên trời lạnh  
Cửa mở gặp tầng mây
Long Động ngày nắng chiếu
Hồ Khê giá còn đầy
Vụng về không kế lạ
Nhờ gậy đỡ thân gầy
Chim nhiều trong rừng trúc
Hơn nửa bạn với thầy!
Nhà thơ Hoàng Quang Thuận

Thần linh người ta viết như thế. Có thần linh nào mách bảo cho Hoàng Quang Thuận són ra những thứ tanh không ngửi được như Dương Kỳ Anh bốc thơm! Dương Kỳ Anh còn khoe Hoàng Quang Thuận  lấy gồ in thơ cho nặng tạ hai để được sách kỷ lục Châu Á. Chắc cơ quan kỷ lục ấy là một cơ quan rởm. Buồn cười hết sức, bỗng nhớ thơ Eptusenco ( nhà thơ Nga) viết:
Tiếc giấy gỗ rừng
Đem in thơ dở
Tiếc tia nằng vàng
Chiếu cành lá úa
Tiếc con thuyền rồng
Đắm trong lạch nhỏ
Tiếc bậc anh hùng
Sập mình xuống lổ…
Chưa hết Dương Kỳ Anh còn phù phép tiếp:
Hoàng Quang Thuận đưa cho tôi nửa tập giấy trằng tờ A4, bảo “ anh ký tên mình vào góc những tờ này cho em nhé”. Thuận cũng ký tên mình vào nửa kia của tập giấy. Chúng tôi đổi cho nhau. Thuận cầm tập giấy có chữ ký của tôi. Tất cả đều để trắng….
…Độ 4 giờ sáng, tôi tỉnh dậy đi ra sân thì thấy một bóng người mặc quần áo trắng mờ đứng bên bờ thung sâu…
Thì ra là Thuận.
Hoàng Quang Thuận chạy đến bên tôi nói như reo: “Anh xem này, em làm được trên 100 bài thơ hết số giấy anh ký rồi”…
…Chỉ ba, bốn tiếng đồng hồ , Hoàng Quang Thuận đã làm được 125 bài thơ, chữ viết nắn nót trên những tờ giấy mà tôi đã ký bên dưới… sau này in ra lấy tên là Hoa Lư thi tập.
Thưa với bạn đọc rằng: “ Tập Thi vân Yên Tử đã khắm không chịu được thì tập Hoa Lư thi tập nó còn khắm hơn nữa. Thật như  Nguyễn Công Trứ đã than:
 “Ngán thay cái mũi vô duyên
Câu thơ Thi xã, sánh thuyền Nghệ An”
Nay:
Buồn cho cái lũ bốc thơm
Thơ Hoàng Quang Thuận thối hơn mắm Chuồn”.
Phù thủy, táng tận lương tâm như Dương Kỳ Anh và  đám bốc thơm thơ thủm Hoàng Quang Thuận đến nước ấy thì không còn cách nào mà nói nữa, sẽ ô danh muôn đời!
Hà Nội, ngày 19 tháng 19 năm 2013
Đ.H

Nguồn: Bà Đầm Xòe

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét