Chữ “nhẫn” hay chữ “nhận”
Kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hoàng
Minh Tường
Sự
kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi và đám tang của ông đã mấy ngày nay là đề
tài bàn luận sôi nổi khắp cả nước. Các cựu chiến binh và người về hưu, những
người từng có thời gian là “ lính Tướng Giáp” hoặc từng gặp gỡ Đại tướng, càng có nhiều chuyện giãi bày.
Ngẫm
lại cuộc đời của Đại tướng, người ta bàn nhiều đến chữ 忍“nhẫn”.
-
Ông sống được với các đồng chí của mình cho đến tuổi Trời 103 là nhờ ông biết
thờ chữ 忍 “nhẫn”: kiên nhẫn, nhẫn nhịn, nhẫn nại, thậm chí nhẫn nhục.
Mở
đầu cuộc bàn luận trong buổi thể dục
sáng của các cụ về hưu trong khu dân cư của tôi, là chuyên đề về Tướng Giáp và
chữ “nhẫn” .
-
Chữ 忍“nhẫn” trong chữ
Hán gồm chữ 刀“đao” ở trên và chữ 心“tâm” ở dưới.
Đao thọc vào tim mà vẫn sống bình thường là người biết tự kiềm chế, biết nhẫn
nhịn lắm. - Một cụ nói.
Cụ
khác chữa lại:
-
Trong các loại từ điển chữ Hán, như Từ nguyên, Từ Hải, đến Khang Hy, hoặc Từ điển Hán-Việt của Đào Duy
Anh, Thiều Chửu đều giải thích: chữ 忍“nhẫn” gồm chữ 刃“nhận”(chứ
không phải刀“đao” ở trên, chữ 心“tâm” ở dưới. 刃 “nhận” tức là
mũi dao nhọn.
Giáo
sư Nguyễn Đình Chú, nhà Hán học thâm
thuý, nhà sư phạm tài danh, từ nãy chỉ tủm tỉm cười, giờ mới nói:
-
Không phải chữ “nhận” mà cũng không chỉ có chữ “đao”. Các vị nhìn tinh ý mới thấy
một nét phẩy của bộ 丿“phiệt” dưới chữ 刀 “đao” không?
Đó là chữ 乂“Nghệ” ẩn (nguyên là chữ 刈 “ngải”, nghĩa là “cắt cỏ”). 乂“nghệ”( 刈 “ngải”), tức là tài giỏi, là trị vì, được dân yêu. Vậy
chữ “nhẫn” gồm ba chữ 刀,乂(刈), 心“đao”, “nghệ”,
“tâm” hợp thành. Giáo gươm đâm vào tim thì đau đớn, nhưng biết cách chế ngự, có
tài nghệ vượt qua thì được dân tin, dân yêu…
Mọi
người gật gù tâm đắc, cho là kiến giải cao sâu.
Một
cụ nói:
-
Thế thì chữ 忍“Nhẫn” này hợp với Đại tướng. Nhưng theo thiển ý của tôi, nếu
nói về Ông thì chỉ một chữ NHÂN, tức là chữ Người Viết Hoa là đủ …
Đợi
mọi người ra về, giáo sư Nguyễn Đình Chú kéo tôi lại, nói nhỏ:
-
Hôm qua hội 翹學會 “Kiều học” bọn mình vừa đến 30 Hoàng Diệu kính viếng Đại tướng.
Người đến viếng đông hơn sức tưởng tượng. Ông biết mình đã ghi vào sổ tang thế
nào không?
-
Dạ! - Tôi không dám trả lời mà chú ý lắng nghe.
-
Tất nhiên ngoài cảm xúc tiếc thương, ngưỡng vọng, lúc ấy tôi chợt nghĩ đến những
biến cố lịch sử của đất nước, như Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, Mậu
thân, Thành cổ Quảng Trị, Cải tạo tư sản ở miền Nam vv…, những sự kiện mà Đại
tướng Võ Nguyên Giáp (大將武元甲) không được trực tiếp tham gia, hoặc
bị vô hiệu hoá. Tôi có viết một câu thế này: …“ Trong những công lao vĩ đại của
Đại Tướng với Đất nước, còn có công lao này: Ông là
người đứng ngoài mọi sai lầm của lịch sử”.
Tôi
chắp hai tay lạy vị giáo sư, hậu duệ của
Đại công thần triều Lê, Nguyễn Xí , một nhà Hán học uyên thâm và mẫn tuệ bất chấp
tuổi tám mươi.
Hà Nội, 9/10/2013
HMT
Nguồn: Tác giả gửi trực tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét