Thế Dũng, người đã kịp đến Berlin ngồi nấc
Đỗ Trường
Tôi có ông bạn là nhà thơ, cựu sinh viên khoa ngôn ngữ
trường đại học tổng hợp Mockau, hiện cư ngụ tại Nga. Hắn cũng là người chăm
đọc. Với hắn, ở Đức chỉ có Thế Dũng biết làm thơ. Chẳng biết hắn đùa hay thật
bảo, không hiểu tại sao, đọc thơ Thế Dũng, cứ như bị ma ám ấy, chúi đầu vào
đọc, chưa đến trang cuối cùng, không thể dứt ra được. Mặc dù rất thích và yêu thơ cũng như con
người Thế Dũng, nhưng tôi không có suy nghĩ cực đoan như nó. Cự lại với nó như
vậy, nhưng cũng phải thừa nhận, thơ của
Thế Dũng có một cái gì đó day dứt và ám ảnh, phảng phất tính thiền triết. Vì
vậy, đọc thơ của Thế Dũng, tôi cũng cảm thấy cực nhọc có lẽ không kém, như lúc
ông đang ngồi viết ra nó. Đọc, ngẫm nghĩ, chợt hiểu ra, sướng nhẹ cả người như
vừa chùm chăn ôm nồi nước xông giải cảm vậy.
Nếu như được phép đánh giá về các nhà thơ ở trong nước,
cũng như hải ngoại, tôi cho rằng Thế Dũng nằm trong số những nhà thơ, nhà văn
đa tài. Nhưng sự rong chơi, “tử“ về thơ của ông có lẽ chỉ xếp sau nhà thơ “Cây
Táo Ông Lành“ Hoàng Cát.
Hôm rồi ghé thăm vợ chồng nhà thơ Thế Dũng, trong thư
phòng có đôi câu đối rất đẹp. Thấy tôi ngẩn tò te nhìn, anh giải thích: Ông nội
anh, cụ Vũ Duy Hiệu làm nghề dạy học, nổi tiếng hay chữ. Học trò cụ, nhiều
người học giỏi. Có học trò sau khi đỗ đạt, đã viết tặng cụ đôi câu đối này, tỏ
lòng tôn kính:
Nhân Sư phong độ
thanh như ngọc
Học hải văn chương dũng tự trào
Cải cách ruộng đất cụ bị đưa ra đấu tố. Không chịu nhục,
cụ thắt cổ tự tử. Thơ văn của cụ bị các ông đội và ông bà bần cố đốt sạch. Tôi
bảo, chữ Dũng ở vế sau câu đối đã vận vào Thế Dũng ngay từ lúc chưa chào đời.
Thế thì, cái nghiệp văn chương của cụ, anh phải gánh tiếp là lẽ đương nhiên
rồi. Thế Dũng ca cẩm, một xã hội giao vào tay những kẻ đốt sách, làm sao khá
lên được. Thế Dũng, quả thật là con người cẩn thận, gia phả dòng họ Vũ được anh
chia kẻ, từng chi, ngành rất rõ ràng. Cụ nội anh, cụ Vũ Thu(1857-1927) là Hàn
Lâm Học Sĩ, được vua ban áo mũ, làm việc trong Quốc Tử Giám. Anh
bảo, nếu có điều kiện, sẽ về xứ Đông tìm lại di cảo và những gì còn liên quan
đến cụ.
Ngoài cái nền tảng nho học căn bản cha, ông, Thế Dũng cũng
chịu ảnh hưởng không nhỏ nền giáo dục tiểu tư sản thành thị từ mẹ. Chính sự pha
trộn nguồn gốc ấy, tạo cho Thế Dũng sau này, viết nhiều và đa dạng hơn. Người
đã hun đúc hồn thơ cho Thế Dũng chính mẹ ông, một nhà giáo mang đậm nét hoài cổ
đất Thăng Long. Do vậy, Thế Dũng đến với thi ca sớm, khá sâu. Ngay những bài
thơ đầu của ông, cũng được đánh giá chắc tay. Có người cho rằng, Thế Dũng thuộc
thế hệ nhà thơ sau năm 1975, nhưng tôi không nghĩ như vậy. Thơ của Thế Dũng đã
được đặt nền móng ngay từ khi ông còn ở ngoài mặt trận. Bằng chứng ông đã có
những bài, như: Nghĩ Về Cát, Ngọn Lửa Ở
Lại…đăng rải rác trên các báo, từ những năm 1974.
Cũng như những thanh niên (sinh nhầm thế kỷ) khác, Thế
Dũng buộc phải lao vào cuộc chiến. Một cuộc chiến, như một lần ông đã viết “ Kẻ
thù đâu chẳng rõ/ Chỉ thấy máu đẫm mặt nhau“. Và rồi sau cuộc chiến, Thế Dũng
vẫn còn sống để trở về. Dù ông đã là quan, nhưng là quan văn nghệ, nào đảng có
tin dùng. Trong cái bế tắc của cuộc sống, ông nhận ra sự ruỗng mục, giả dối của
xã hội đương thời. Với ông, tất cả chỉ còn là hư danh. Ông dám vứt bỏ tất cả,
bước lên con tầu vét (cuối cùng) để kịp đến Berlin ngồi nấc. Ông đã chợt nhận
ra, tuổi trẻ của ông và thế hệ ông đã bị đánh cắp. Người lính trong phim khóc
hay chính ông ngồi đó xót xa, đau đớn tột cùng của kẻ cô đơn và hét lên như con
thú hoang? Bài “Trung Đội Chỉ Còn Một Người“ là một trong những bài thơ hay nhất
trong tập thơ Từ Tâm của Thế Dũng. Bài thơ như là một chiếc áo vô hình, thít
chặt lại, nhưng ông đã tự lột cởi, gột rửa hết, để trở về như chính lúc mẹ sinh
ra.
“Tiếng chim đầm đìa máu đỏ
Suối vỡ lếnh
loang lửa nâu
Người rú trong
khói độc
Người nỉ non
trong cỏ nhầu
Người hộc lên vì
đạn lén..
Người quặn quoại
trong dao đâm
Người khóc như là
thú hoang
Tuổi mười tám bị
đánh lừa?
Kẻ thù ở đâu chưa
rõ
Chỉ thấy máu đẫm
mặt nhau
Chỉ thấy lương
tâm tan nát
Chỉ thấy vòng
tròn Thiện- Ác
Trong từng giọt
máu viễn chinh
Trung đội chỉ còn
một mình tôi
Kịp đến Berlin
ngồi nấc
Bao nhiêu trung
đội tan rồi
Rạp “Kosmos”
chiều nay…
một binh nhất
khóc..”
Mấy chục năm qua, chẳng biết Thế Dũng có tập thiền hay
không, nhưng thấy ông sống và viết tĩnh tâm lắm. Dường như lúc này, ông đã tìm
được cho mình một cách thể hiện mới. Đó là sự khúc chiết đầy hình tượng, xuyên
suốt tập thơ Từ Tâm gần đây nhất của ông. Cái triết lý, hình tượng ấy, đôi khi
làm người đọc khó hiểu. Phải thành thật mà nói, nếu ai không tĩnh tâm, khó có
thể đọc trọn vẹn thơ của Thế Dũng viết trong thời gian này.
Tôi hoàn toàn không có ý so sánh, nhưng chúng ta hãy đọc
lại bài Thu Điếu của Nguyễn Khuyến, đế thấy được cái hay cái tài, lấy động tả
tĩnh của cụ. “Cá đâu đớp động dưới ao bèo” Tiếng động cá đớp ở đây đã tan(rơi
tõm) vào cái không gian tĩnh mịch ấy, làm cho bức tranh mùa thu, càng vắng lặng
yên bình hơn. Có lẽ Thế Dũng đã học được từ tiền nhân chăng? Nên ông đảo ngược
lại, lấy tĩnh tả động. Thủ pháp này đã thể hiện đậm nét nhất qua bài thơ “ Hộ
Chiếu Buồn Những Biên Cương…” Những cụm
từ như, mùa thu câm, đồng hồ chết, cây đàn mất ngủ, hay tĩnh vật… tất cả tĩnh
lặng. Nhưng trong đó là sự xáo động mạnh nội tâm của những kẻ tha hương. Bài
thơ này, được Thế Dũng viết vào mùa thu sụp đổ của bức tường Berlin 1989, trong
tâm trạng khi ông trở về, người bạn cùng phòng đã ra đi. Căn phòng trống và ông
đã trở thành tĩnh vật. Vậy là có bao nhiêu những thân phận người Việt lao nô
(làm thuê) trong đoàn người chạy trốn? Và có thể nói, mấy ngàn năm dựng nước và
giữ nước, chưa bao giờ người Việt ly tan, sợ trở về quê hương, cố quốc đến như
vậy:
“Những bông hồng
chiều nay chỉ là Tạm Biệt
Hay đã là Vĩnh
Biệt với Berlin?
Em đã bay im ắng
như chim…
Và không lẽ em
không về quê nữa?
Sương chưa giáng
xuống tóc mềm thiếu nữ
Em buồn nôn nhưng
chưa chịu chán đời
Vẫn cố tìm một
chân trời huyền ảo
Một hào quang có
thật ở xa xôi?
Liệu có đủ không
gian và thời gian?
Để làm đàn bà để
làm nhi nữ…
Khi cát bụi lầm
chân người lữ thứ
Liệu có thể suốt
đời thanh thản hồn nhiên?
Mùa Thu câm trong
nhà trọ của em
Đồng hồ chết bên
cây đàn mất ngủ…
Ngọn nến cháy nửa
chừng xiêu xiêu đổ
Trên những xác áo
quần thành tĩnh vật âm u…
Vé trở về em gửi
lá mùa thu…
Khói thuốc di cư
mịt mù đêm giã biệt
Gió phi trường
lạnh ngắt rượu tha hương
Mặt hộ chiếu buồn
cười nhạt những biên cương!
Và không lẽ chiều
nay tôi không thành tĩnh vật!
Khoảng trống mà
em bỏ lại thật hoang đường
Và không biết
chiều nay em có cười u uất?
Khi tự hỏi: sao
mình cứ sợ hồi hương?
Những bông hồng
chiều nay đừng là lời Vĩnh Biệt…
Cho em tôi không
biệt xứ suốt đời…
Không thể cả đời
là Người ngoại quốc!
Em có về Hà Nội
nữa hay thôi?”
Thế Dũng có lần bảo, Đỗ Trường ơi! Đọc bài nào viết về
thân phận con người lưu vong của em, anh cũng thấy như vết dao đâm vây. Vâng!
Cái đau của cả chục truyện ngắn, một trăm tản văn của tôi cũng không đau, không
xót bằng một câu thơ đọc lên thấy xé lòng của anh. Nếu như văn học sử Việt Nam
có một Nguyễn Trọng Tạo đã gửi gắm tâm sự, tình yêu của mình vào chồn cáo, nồi
niêu, xoong chảo, thì văn học ở hải
ngoại này, chỉ có Thế Dũng mới dám đưa những câu cho là tục, là đại kỵ, như
ngừa thai, tuyệt chủng vào thơ của mình.
Đọc lên, ta gai gai, sởn sởn trong người, nhưng trong tâm trạng, hoàn cảnh này,
lại rất hay, rất thoát. Có lẽ, trong lúc u uất, tuyệt vọng lắm, nhà thơ mới cắn bút viết ra câu thơ cay
đến như vậy:
Lẽ nào
Chỉ một quốc tịch
khác
Đủ thoát khỏi uất
hờn
Lẽ nào
Ngừa thai cho
Tuyệt chủng
Kiếp lưu vong u
cuồng?...“ (Tự Vấn)
Có người cho rằng thơ của Thế Dũng trước đây, không sâu,
không trầm luân bằng sau này. Với tôi, điều này không hẳn đúng. Tôi yêu cái hồn
nhiên, trong trẻo trước đây trong thơ anh hơn. Vâng! có gì hay hơn, sảng khoái
hơn, khi ta được đọc những câu thơ:
“…Mắt chúng mình
ừng ực uống sông Ngân
Mắt chúng mình xanh ngắt nước Củu Long
Càng giông bão
sóng sông Hồng càng đỏ
Dẫu củ chuối,
lương khô và nước lã
Đã yêu sông phải
lên tận Kỳ Cùng
Kẻ hiểm độc đây
rồi. Máu đỏ đất Tam Lung
Chúng trắng trợn
hiện nguyên hình tàn bạo
Cởi trần mà bắn
thôi! Trời xanh kia là áo!
Đã trả kiếm cho
Rùa Vàng mà vẫn không xong…”
Nhà thơ Thu Bồn, cho rằng “Đến Bây Giờ Ta Vẫn Ở Bên Nhau”
là bài thơ tình yêu, tình đồng chí, tình yêu Tổ Quốc. Vâng! Đúng như vậy, nhưng
còn chưa đủ. Bài thơ này, Thế Dũng viết vào tháng 3-1979, khi giặc Tầu tràn
sang dày xéo biên cương Tổ Quốc. Ông đã nhân cách hóa hình tượng, như: Mắt
chúng mình ừng ực uống sông Ngân/…Càng giông bão sóng sông Hồng càng đỏ… Làm
bật lên cái khí thế hừng hực chiến đấu của người lính trước kẻ thù, khơi dậy
truyền thống quật cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Không hiểu tại sao khi đọc đến câu” Cởi trần mà bắn
thôi!Trời xanh kia là áo…” tôi lại nghĩ ngay đến cái chất sảng khoái, trường ca
“Đất Nước Hình Tia Chớp” và giọng đọc của bác Trần Mạnh Hảo. Đầu năm Qúi Tỵ vừa rồi, tôi gọi điện chúc tết
bác. Thăm hỏi, chúc tụng xong đâu đấy,
bác Hảo đọc liền tù tì mừng tuổi cho ba, bốn bài thơ, khai bút đầu xuân của
bác. Giọng vang lên trầm bổng như đang hát của bác, làm tôi giật mình cứ ngỡ
giọng của bác Thế Dũng. Không hiểu sao, hai ông này có giọng đọc thơ giống nhau
đến thế.
Đọc bài thơ “Cổ Loa Thành Bi Tráng Một Thời Vua” tôi cứ
ngỡ mình đang nghe lại bản giao hưởng bi tráng của dân tộc. Bài thơ được viết
cách nay đã 34 năm(1979), nhưng cái bài học xa dân, dẫn đến mất nước vẫn còn
mới, còn giá trị y nguyên. Nhát gươm chém con của Thục Vương, để giữ lại hồn
nước, cho đến nay đã có ai làm được? Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, cùng năm
1979, bài thơ này đã ghi âm và có lịch phát trên đài tiếng nói Viêt Nam. Nhưng
có lệnh trên phải dừng lại, bởi chỉ vì những câu “Vì thuở ấy dân phải ở quá xa
thành/… Thành tan nát bởi lòng người chia lẻ/ Những bầy tôi trung-Vương đã đuổi
đi đâu”. Thì ra thời nào cũng vậy, sự thật bao giờ cũng là kẻ thù của độc đoán
chuyên quyền:
“Khúc dạo:
Bao hưng phế trên
hành trình dân tộc
Nên thơ tôi âm
vọng tiếng bi hùng
Giữ đất nước có
trai làng Phù Đổng
Đổ Loa Thành tại
cả một triều vua
Với Nàng Mỵ Châu
Năm tháng ấy tan
hoang và thua trận
Cánh tay em buông
thõng. Không ngờ...
Tượng cụt đầu
nhưng hồn em còn đó
Nhắc bao điều tôi
muốn nói. Ngày xưa...
Ngày xưa..
…Lông ngỗng bay
ngơ ngác nẻo đường cùng
Tim em rung cờ
nghĩa những Bà Trưng
Máu lênh láng xói
mòn mơ với tưởng
Năm tháng ấy cả
tin và hẹn ước
Đổ Loa thành
không tội một mình em...
Với An Dương Vương:
Ôi đường gươm
tuyệt mệnh! Nói chi thêm?
Thế đất ấy xoáy
bao vòng sóng cuốn?
Rùa thông thái
thủy chung đành nuốt giận
Vì thưở ấy thường
dân phải ở quá xa thành…
…Cổ Loa Thàng
quấn quýt cuộc tình say
Trọng Thủy thế!
Trách gì không xuống giếng ...
Những nham hiểm
tàng hình trong lịch sử
Khéo khôn ngoan
hôn những nụ hôn vờ!
Không được nhìn
dung nhan Thục Vương
Người phút ấy
gươm lia như chớp mắt
Xé ruột chém con
để còn hồn của nước!
Núi Sông như
vương miện ở trên đầu...
Thành tan nát bởi
lòng người chia lẻ
Những bầy tôi
trung - Vương đã đuổi đi đâu
Người cao đẹp bởi
đường gươm tỉnh mộng
Đã vỡ lòng cho
trận thắng mai sau !
Vĩ Thanh:
Cổ Loa Thành! Bi
tráng một triều Vua ...
Phòng tuyến mới
bây giờ xây đã khác
Những thế trận
Bạch Đằng dâng sóng cọc
Nước non mình,
muôn thưở có Nhân dân !
Đã tên lửa! Quên
sao ngày lẫy Nỏ?
Sa cơ kia! Xin
nhớ, dẫu bao giờ...
Những Binh nhất
đang trở thành Tư lệnh
Vỡ lòng mình trên
kiếm máu năm xưa! “
Viết về đề tài thời sự và những nóng bỏng về biển đảo, Thế
Dũng vẫn viết nhẹ nhàng, rủ rỉ rù rì. Lời thơ giản dị, như là những câu nói
thường ngày. Nhưng ý nghĩa và sức mạnh, tôi cho là có sức lan tỏa lớn. Lời bồ
câu và em bé Việt Nam sống ở xứ người, làm lời thơ ông nặng trữu, nhưng bật lên
được cái khí phách của tuổi trẻ, cũng như chính sách nhu nhược của những người
ngồi trên. Hình ảnh Trường Sa, Hoàng Sa được gánh trên đôi vai bé nhỏ của em,
đọc lên cảm thấy xót xa và tủi hổ cho những đám đang tự ru mình, ru người như
tôi, như anh và như tất cả chúng ta.
Đọc đến tinh thần yêu nước Việt và bức tranh của em bé
mười một tuổi, sống ở nước ngoài làm tôi lại nhớ đến khí phách trên giường của
mấy bác nhạc sỹ nhạc xiếc ở Mỹ, nhà văn
nhà viếc ở Đức. Đời tư của các bác em cũng không lưu tâm. Nhưng mấy ngày nay
các bác chường cái đời tư, ôm các cháu kém ba, bốn chục tuổi của mình trên báo
trong và ngoài nước, hơi bị nhiều, thành ra nhiều kẻ nhòm ngó. Có thằng độc
mồm, độc miệng bảo, đúng là bọn trọc phú mới, mùi như hũ mắm thối không có nút
vậy. Em thông cảm cho các bác thôi, làm thằng đàn ông, thằng nào chẳng máu, kể
cả lúc hết xí quách, như các bác đang đến cuối con dốc U70. Nếu các bác có làm
phát dối già, cưới xin múc máy các cháu bằng tuổi con của con mình, thì cũng
nên kín kín một chút, kiếm cái nút bịt cái hũ mắm ấy lại. Hơn nữa các bác lại
là nhà văn đảng viên. Đảng viên, ai lại đi làm cái chuyện lệch với luân thường
đạo lý như vậy và sao chẳng giống gì với lời nói cái viết hàng ngày của các
bác. Em nhớ ngày chị Quỳnh(nhà thơ Xuân Quỳnh) còn sống kể. Hồi chị làm ở nhà
xuất bản, có ông nhà văn đảng viên cũng can tội gái gú. Cơ quan định chuyển ông
này về sinh hoạt ở tổ quần chúng phó thường dân chỗ chị, bị tổ của chị đuổi
thẳng cẳng. Đây không phải là cái thùng nước gạo, như các ông nhé!.
Nói thật, em cũng trên năm sọi rồi, nhiều khi nhìn mình
trong gương, giật mình đánh thót, cứ tưởng mặt giặc. Huống hồ các bác đã trên
dưới bảy mươi, dù kim cương, chuyền vàng có đánh lọng ở cổ, thì mồm miệng móm
mém, cái đầu trọc lốc của các bác, nhìn có khác gì hình nhân trên sân khấu hề
chèo. Thôi thì, báo chí cũng là tiền đóng thuế của dân, các bác ám chỗ thế là
đủ rồi, bây giờ nên trả lại tin ảnh cho bà con nông dân và các cháu đang cầm cờ
chống Tầu dưới đây nhé:
“…Liệu em có còn
ở Cheb hay đang ở Warzawa ?
Hình như em đã cùng tôi đi biểu tình ở Berlin năm
trước
Hồn em thổi những
cơn gió muôn phương về biển Đông
Trái tim em trong
ngực bồ câu mang hình đảo Cát Dài và Cát Vàng
Cương Quyết đã
mang về Biển Đông bằng lồng ngực Việt - gốc Pháp.
Em đang ở Berlin
? ở Budapest ? hay Wazsawa ?
Em là con lai hay
thuần máu Việt ?
Tôi đã thấy nhiều
triệu trẻ em vẽ chim bồ câu
nhưng chưa thấy
cánh chim nào nặng trĩu nỗi nước non
như đôi cánh chim
em nhọc nhằn gánh vác hai quần đảo
Thần máu Việt đã
nâng Hoàng Sa - Trường Sa lên hồn thơ giông bão
Lên đôi cánh chim
câu quả cảm can trường
3
Tôi đã từng ứa
nước mắt khi thấy những ngư dân nghèo Lý Sơn
phải nộp phạt
nhiều triệu đồng
cho những tờ biên
lai dày đặc chữ Tầu ngay trên lãnh hải Việt !
Tôi thấy trong
tranh em: một tâm hồn lớn.
Như nhiều người,
tôi cũng muốn biết tên em mà không thể
Lẽ nào em cũng sợ
bị bỏ tù ?
Lẽ nào em cố tình
ẩn danh để tránh họa biệt giam ?
đau thương thế
Việt Nam ?
Tang tóc vây
quanh đầu xanh ngực trẻ ?
4
Ơi bé gái tha
hương
Tâm hồn mười một
tuổi
Mà non
nước hai vai
Đôi cánh chim
nặng gánh
Cát Vàng và Cát
Dài
Hoàng Sa và
Trường Sa
Hồn bồ câu của em
là xót xa có thật
Mà em thì giấu
tên
Lời bồ câu của em
là nỗi đau có thật
Mà em không
xưng danh!
Nhưng không hề
mất khôn vì quá sợ…
5
dù đã giữ lại bản
gốc bức tranh
nhưng Andre
Menras (1) cứ băn khoăn vì không biết tên em!
đây chỉ là phiên
bản.
mà tôi sững sờ như
được soi gương
và chợt thấy xác
thân đầy gió biển:
Họa phẩm em như
một điều Hiến định
về chủ quyền biển
đảo Việt Nam
Thần hứng em là
thần khí Việt
Cội nguồn em là
linh khí Việt
Ngữ ngôn em là
sinh khí Việt
Em tên là Nguyên Khí ! - Việt Nam ơi…“
Có thể nói, nỗi buồn và sự cô đơn thường trực trong thơ
văn cũng như con người Thế Dũng. Tình yêu, gia đình đổ vỡ, con tầu vét(cuối
cùng) đã đưa ông đến Berlin. Nhưng những vết thương, nỗi cô đơn ấy vẫn cứ bám
chặt và ám ảnh ông. Chỉ đến khi gặp được Giai Nhân (người sau này là vợ ông) đã
kéo ông ra khỏi những tiếng nấc của cuộc đời. Và từ đó Thế Dũng được sống hết
mình với thi ca. Phải nói thẳng thế này, nếu không có sự giúp đỡ, đồng hành của
người vợ, Thế Dũng không có sự nghiệp thơ văn và thành công trong đời sống như
ngày hôm nay.
Có người bảo, Thế Dũng viết cả tập thơ tặng vợ, hèn chi
chả được vợ quan tâm giúp đỡ và cho tự do viết lách. Tôi nghĩ, điều đó chưa hẳn
như vậy. Như tôi, cả ngày úp mặt vào chảo, từ mười giờ sáng đến mười giờ đêm,
lại là trụ cột cứng của gia đình. Lúc không có khách mới dám kê lên Theke bia
để viết. Thế mà bà vợ vẫn theo dõi, cấm viết. Lần nào bắt được tôi đang viết
trộm, bà ấy cũng nghiến răng, viết với chả lách, bị treo Visa một lần rồi, chưa
tởn sao? Có lúc thấy tôi buồn buồn, đần mặt ra, có lẽ làm bà ấy mủi lòng, lờ đi
cho viết, nhưng thế quái nào cũng rình kiểm tra cho bằng được, xem viết gì. Đọc
xong, bà ấy phán, bài này viết xong, đưa cho tôi, cất vào tủ, khóa lại. Nhiều
lúc nghĩ, mình chỉ là thằng viết văn tép riu, hỉ mũi mà còn khổ hơn cả cảnh văn
chui, rượu chịu của bác Phùng Quán ngày xưa. Bác Phùng Quán chỉ cần chui vào
chòi cá giữa hồ là có thế giới riêng biệt. Mình bây giờ, bà trưởng ban tư tưởng
lúc nằm cùng giường, lúc huỵch một phát đã đứng sau lưng, làm thót cả tim. Tôi
nghi nguyên nhân bệnh huyết áp cao của mình cũng từ đây mà ra.
Khi tôi đọc những câu thơ tặng vợ của bác Thế Dũng:“ Cõi
người giam lỏng thi nhân/ Tôi giam tôi với Minh Tâm giữa đời/… Em sống chết trong tôi/
Không biết yêu em thì tôi đến/ cuộc đi này làm gì? Tâm ơi…
“
Thế là, tôi bắt chước bác Dũng, nghĩ mấy đêm liền viết
được bài thơ khá dài“ Đôi Mắt“ có những câu, rất bay bổng. Chờ đúng buổi sáng
đẹp giời, ăn sáng xong, lúc vui vẻ cafe, tôi đọc cho bà ấy nghe:
“ …Nếu là người
địa chất
Đi vào trong lòng
đất
Để khai thác tài
nguyên
Anh đi vào mắt em
Tìm bao điều chưa
nói
…Ôi! Đôi mắt của em
Là cả bầu trời
xanh của vũ trụ
Anh cứ đi tìm mãi
Dù có hết đời anh
Không bao giờ hết
được
Những gì trong
mắt em…“
Nâng tầm đôi mắt, với những câu nịnh đầm như vậy, tôi
nghĩ, thế nào bà ấy cũng phải mắc câu vào rọ, nới lỏng bới móc, kiểm soát một
chút. Mới đầu bà ấy có vẻ cảm động lắm. Lúc sau mặt bà ấy đổi sắc, không được,
mấy ông hâm hấp, thơ phú này, tư tưởng dễ bị diễn biến lắm. Từ nay, tôi vẫn
phải giám sát ông. Nhiều lúc nghi, hay
bà ấy có vấn đề, xúi bà ấy đến bác sỹ. Bà ấy quặc lại, ông điên à, tôi thể
thao, sport thế này, làm sao mà phải đến bác sỹ. Hay nhận thức bà ấy có vấn đề?
Cũng chẳng phải nốt, vì bà ấy học hành cũng khá, là cựu cầu thủ đội tuyển quốc
gia Việt Nam, nên đã đi thi đấu, tập huấn ở nhiều nước. Hơn nữa, bà ấy đã từng
huấn luận viên quốc gia, nên đã học qua tâm lý con người.
Viết ra điều này, bác nào có kinh nghiệm, truyền cho ít võ
đỡ, chứ tôi hết cách rồi. Nhưng có gì các bác rỉ tai thôi nhé, bà ấy biết tôi
có tư tưởng chống đối, là gặp đại hạn chứ chẳng chơi. Như hôm rồi, dấm dúi mãi,
tôi mới viết xong truyện ngắn“ Những Vết Thương Không Bao giờ Thành Sẹo“. Có
cảnh tả, trái tim mình hơi xao động trước người đàn bà hát. Thế mà, báo vừa
đăng lên, chẳng hiểu ai mách bà ấy đọc, vậy là tôi bị phạt hành chánh vì can
tội dao động tư tưởng, ngay tức thì.
Thế mới biết, bác Thế Dũng có hậu phương quả thật tuyệt
vời.
Tôi chỉ mới được đọc, tập thơ Từ Tâm và một số bài thơ
đăng rải rác trên các báo của Thế Dũng. Nên chỉ có một vài nhận xét nhỏ về ông,
không biết đúng sai thế nào. Nhưng cũng phải dứt khoát nói rằng, tôi thích cái
hào sảng hồn nhiên trong thơ của Thế Dũng của những năm bảy, tám mươi của thế
kỷ trước, hay những bài thơ ông viết theo thể tự do. Còn những bài thơ trìu
tượng, sẽ bị gò bó khi viết, bởi vì ông phải mất công gò ý, tìm từ nên rất kén
người đọc. Tôi tin rằng, với thời đại công nghệ cao như hiện nay, nhiều người
không đủ kiên nhẫn ngồi đọc và suy ngẫm những câu thơ trìu tượng trong tập thơ
Từ Tâm của ông. Nên tôi vẫn mong ông trở về với thơ tự do như bài “ Tên Em Là
Nguyên Khí..“ gần đây.
Leipzig tháng 4-2013
Đ.T.
Nguồn: Tác giả gửi
trực tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét