NGUYÊN KHÍ
Tiểu thuyết của Hoàng Minh
Tường
12. QUỐC CỮU NGUYỄN PHÙ LỖ
Phượng
những tiếc cao diều hãy liệng
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi
(Tự thán – 50 - Quốc âm thi tập - Nguyễn
Trãi )
Lại nói về quan Nội mật viện
Nguyễn Phù Lỗ.
Trước ngày vua Lê Thái Tông
khởi hành đi kinh lý miền Đông và duyệt
binh ở thành Chí Linh, Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh đã nài xin nhà vua sắc phong
cho ông chú họ lên tước hầu và danh xưng Quốc Cữu. Nàng giở hết ngón nghề tình
ái, lại phô diễn hết vẻ đẹp đang độ xuân thì
của “gái một con trông mòn con mắt” để dẫn dụ, mơn trớn, chiếm đoạt, khiến
nhà vua như lên cung tiên.Trong vòng tay
ngà ngọc của mỹ nhân, cuộc mây mưa lại
quá nồng nàn say đắm, nhưng vua Lê Nguyên Long vẫn đủ tỉnh táo, chỉ hứa
với nàng sẽ xem xét.
Giám quan Đinh Phúc, vốn
được vua tin cẩn, nghe vua hỏi ý, liền can rằng:
- Bẩm Hoàng thượng. Đây là
việc lớn, liên quan đến nội tình triều chính. Hoàng thượng nên hỏi ý quan Thừa chỉ Hành khiển Nguyễn Trãi, sau
khi Người từ Chí Linh về. Bọn giám quan chúng thần cùng Thái phó Lê Liệt cảm
thấy gần đây Nội mật viện Nguyễn Phù Lỗ có chuyện khuất tất liên quan đến Hoàng
hậu và Hoàng Thái tử Bang Cơ.
Bọn giám quan Đinh Phúc muốn
nói đến là ông em ruột Đinh Thắng. Hai ông giám quan này vốn người trong họ với
Đinh Liệt, tức Thái phó Lê Liệt.
Việc ấy đến tai Thị Anh.
Hoàng hậu căm lắm. Nàng gọi ông chú họ cùng Nội quan Tạ Thanh, Đô giám Lương Đăng đến mật bàn. Thị
Anh nói:
- Bọn Đinh Thắng, Đinh Phúc
rồi sẽ vào hùa với Đinh Liệt, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Trịnh Khả, Trịnh Khắc
Phục… để chống phá mẹ con ta. Nghĩa phụ
và hai ông có kế gì không?
Lương Đăng thưa:
- Bẩm Hoàng hậu anh minh.
Nguyễn Trãi đã bị hạ thần làm mất mặt
trước Hoàng thượng và triều đình, tự
biết xấu hổ mà cáo quan về Côn Sơn, chuyến này dù Hoàng thượng có lời mời chắc
cũng không dám về triều. Ông ta vốn là người giỏi chiêm tinh, biết vận hạn của
mình. Lợi dụng điều này, tháng trước, một vị Trung sứ từ Bắc quốc sang, rất
tinh thông pháp thuật, thông tường thiên văn địa lý không kém gì Cao Vương ngày
xưa, vốn là bạn học từ Kim Lăng với hạ thần, đã ngầm theo kế của thần đến Côn
Sơn thăm dò và thuyết phục Nguyễn Trãi. Người này nói, tháng tám năm Nhâm Tuất
này, Nguyễn Trãi gặp sao Thái Bạch, La Hầu, bị đại hạn, khó toàn tính mạng.
Tạ Thanh nói:
- Không thể mang bói toán,
tử vi ra dọa quan Thừa chỉ được. Hồi tướng của nhà Minh là Thái Phúc sang hàng
Tiên đế ta, có nói với Nguyễn Trãi là y xem thiên văn thấy nước Nam bị sao ngưu
nuốt, khó bề mà thoát ra. Và y đã khuyên Nguyễn Trãi bẩm với Tiên đế hãy bãi
binh khỏi thành Đông Quan, chịu làm một thuộc quan của đại hoàng đế Tuyên Đức.
Nguyễn Trãi đã mắng thẳng vào mặt Thái Phúc và viết thư bắn vào thành Đông Quan
bắt Vương Thông phải ra hàng. Kế của quan Đô giám chỉ là trò con trẻ.
Thị Anh sốt ruột:
- Vậy ý ông là sao?
Tạ Thanh nhìn quanh, ra hiệu
đuổi hết thị nữ ra ngoài, rồi hạ giọng:
- Chỉ còn cách… trừ khử…
Lương Đăng rùng mình. Y bỗng
nhớ đến vụ Tạ Thanh dụ An Nam Quốc vương
Trần Cảo trốn khỏi Ninh Giang, rồi lừa
giết ngoài cửa biển. Tạ Thanh là một hoạn quan nhưng giết người như ngóe,
bọn đao phủ làm sao mà sánh được.
Tạ Thanh tiếp lời:
- Vụ việc Tiệp dư Ngọc Dao
sinh con ở chùa Huy Văn trót lọt, rồi lại ngang nhiên vượt qua lưới thiên la
địa võng của chúng ta để mang tên nghịch tử ra tận vùng hải khẩu, chứng tỏ phe
Nguyễn Trãi đã trù liệu chuyện này rất kỹ, đã ngang nhiên bóp mũi chúng ta mà
ta chẳng làm gì được. Ai dám chắc Hoàng thượng đến Côn Sơn sẽ không gặp mẹ con
Ngọc Dao ở đó? Khi đã gặp Hoàng tử Lê Tư Thành, nhận mặt chính giọt máu của
mình, lại có lời bình giải về giấc mơ tiên đồng giáng thế của Ngọc Dao thì việc
gì sẽ xảy ra? Một cuộc thay thầy đổi chủ tiếp theo đối với ông vua trẻ người
non dạ này là không tránh khỏi. Chỉ cần một sắc chỉ, số phận của Hoàng hậu và
Hoàng Thái tử Bang Cơ sẽ lại như bà thứ nhân Dương Thị Bí và Lạng Sơn vương
Nghi Dân…
Hoàng Hậu Nguyễn Thị Anh vã
hết mồ hôi. Nàng rít qua kẽ răng:
- Thế thì phải trừ khử. Các
ông phải làm điều này. Nếu vợ chồng Nguyễn Trãi không chết thì mẹ con ta sẽ
phải chết. Các ông phải cứu mẹ con ta.
Chỉ cần con ta làm vua thì các ông muốn gì cũng được.
Từ nẫy, Nguyễn Phù Lỗ chỉ
lắng nghe mà không hé một lời nào. Đến khi Hoàng hậu đưa ánh mắt như điên dại nhìn xoáy vào ông,
ông mới giật thót, nhớ đến chức phận của mình. Phù Lỗ cười nhạt, điệu cười như
muốn trấn an chính ông và mọi người.
- Không thể làm như ông
Thanh vừa nói được. Trừ khử Nguyễn Trãi lúc này thì có khác nào tự đưa đầu cho
đao phủ. Hãy nhớ rằng từ đây đến Chí
Linh và Côn Sơn, mỗi đoạn sông, bụi cỏ đều có tai mắt của quan Hành quân Tổng
quản Trịnh Khả canh giữ. Từ nay đến hết ngày Hoàng thượng kinh lý miền Đông,
không một con thỏ, một con cá nào thoát. Mà Trịnh Khả là ai?Hãy nhớ rằng con
người này từ thuở chăn trâu đã là một đứa trẻ khác thường. Tướng Ngô từ Tây Đô đến, gặp Khả đã muốn giết vì sợ sau
này trở thành đại tướng đánh lại quân Minh. Biết dã tâm ấy, Khả đã bỏ trốn.
Giặc giết Trịnh Quyện, bố Khả. Khả liền xuống sông vớt xác bố đem chôn, rồi lên
Lam Sơn theo vua Lê Thái Tổ, tham gia hội thề Lũng Nhai. Công lớn nhất buổi
khởi nghiệp là Trịnh Khả đã cùng Bùi Bị vượt sông lấy lại hài cốt cụ Lê Khoáng
về cho chủ tướng. Mười năm kháng chiến, Trịnh Khả luôn lập công đầu. Thời Lê
Sát lộng hành, ông ta quá chán nản, đã xin cáo quan, sau vì lời tâu của Nguyễn
Trãi, vua tiếc một công thần trung dũng, một đại tướng tài ba, giữ làm Tuyên úy
Lạng Sơn, rồi Tổng quản vệ Nam Sách. Đến khi Lê Sát, Lê Ngân bị tội chết, vua
lại cho đón Trịnh Khả về triều, trao nhiều trọng trách. Không có Trịnh Khả, một
mình vợ chồng Nguyễn Trãi cũng không cứu nổi mẹ con Tiệp dư Ngọc Dao. Đừng dại
mà vuốt râu hùm.
Giọng Thị Anh khẩn thiết:
- Vậy đành bó tay sao? Bọn
mi nỡ để mẹ con ta giống như Dương Thị Bí sao? Nghĩa phụ và hai ông phải làm gì
đi chứ?
Nguyễn Phù Lỗ biết Thị Anh
khi đã dùng đến phương ngữ xứ Thanh là người phẫn uất lắm rồi. Ông đảo mắt nhìn
quanh rồi rút từ tay áo ra một tập giấy dó.
- Hoàng hậu bình tâm. Vỏ
quýt dầy có móng tay nhọn. Đây là những bài thơ Nguyễn Trãi gửi cho bà Lộ những
ngày gần đây. Xin hãy nghe:
“ Hỡi
kẻ biên xanh chớ phụ người
Thức xuân kể được mấy phen
tươi
Vì thu cho nhẫn đầu nên bạc
Chưa dễ ai đà ba bẩy mươi…”
Và đây nữa:
“Loàn đan ướm hỏi khách lầu
hồng
Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng
Ngoài ấy dầu còn áo lẻ
Cả lòng mượn đắp lấy hơi
cùng.”
Ôi chao, đây mới thực là ai
oán:
“ Lầu xanh từ thấy khách thi
nhân
Vì cánh lòng người tiếc cánh
xuân
Mới trách thanh đồng tin
diễn đến
Bởi chưng hệ chúa Đông quân”
(1)
Hoàng hậu và hai vị thấy
chưa? Ai bảo Nguyễn Trãi không ghen?Ghen như thế này râu tóc sao không bạc
trắng? Để bà Lộ ở lại triều làm quan Lễ nghi Học sĩ, Nguyễn Trãi thừa biết rằng
mình đã để trứng cho ác, rằng bà Lộ vốn là
một tuyệt sắc giai nhân, lại đủ mùi cầm kỳ thi họa, gặp vị vua trẻ hào
hoa như Nguyên Long, lẽ nào không tìm cách quyến rũ để tìm đường thăng
tiến?Việc nhà vua quá sủng ái bà Lộ, đã chứng tỏ điều ấy.
Hoàng Hậu cắn môi, mắt tối
sầm. Nhìn sắc mặt nàng, Tạ Thanh nhớ
ngay tới cái lần nàng sai gọi cung thủ đệ nhất thành Lê Quốc Kha để đi giết Lê
Nguyên Sơn.
Lương Đăng nói:
- Việc cài ái thiếp ở lại
triều đình là mưu sâu kế hiểm của Nguyễn Trãi. Ông ta về Côn Sơn, nhưng vẫn
tiếc nuối cái chức Thừa chỉ Hành khiển của mình, vẫn muốn đặt một cái tai ở lại
nghe ngóng. Tôi lạ gì bọn hủ nho. Toàn một lũ hèn mạt xu nịnh. Có mấy người khí
phách được như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo. Kỳ thi tiến sĩ vừa rồi, chính tôi
tâu với thánh thượng đưa danh tính Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo vào sách vấn của nhà vua để xem có kẻ nào dám
mở mồm bênh vực họ không? Rõ ràng là Tiên đế trước khi băng đã rất ân hận vì
nghe lời sàm nịnh của bọn Lê Sát, Lê Ngân mà giết nhầm Xảo và Hãn. Cuối đời,
Tiên đế ân hận và đã chiêu tuyết cho họ, cho tìm con cháu bọn họ và cả Lưu Nhân
Chú để trọng dụng. Vậy mà cả một lũ văn thần mũ cao áo dài, từ Nguyễn Trãi đến
Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Phan Phu Tiên, Trình Thuấn Du, Phan Thiên Tước,
Bùi Quốc Hưng…, nguyên khí quốc gia cả đấy, mà có ông nào dám hé răng nói cho
bọn Hãn, Xảo một tiếng?Anh hùng xó bếp hết. Giả dối hết. Chỉ biết hót như khướu
và vẫy đuôi như khuyển, nhưng đến khi lâm sự thì dúm tứ túc, mặt như chàm đổ.
Bọn này chỉ sợ quyền lực và suốt đời nô lệ quyền lực. Như cái vụ điển nhạc, và
sắc phục triều đình đó. Nếu chỉ mình Lương Đăng này với Nguyễn Trãi thì còn cãi
vã nhau cả măm. Đến khi Hoàng thượng dùng quyền lực phán quyết thì Trãi sợ xanh
mặt, nghĩ ngay tới cái đận đã bị Tiên đế hạ ngục, liền giả vờ ốm yếu xin cáo
quan. Về Côn Sơn nhưng Nguyễn Trãi vẫn cài cắm Thị Lộ vào chức Lễ nghi Học sĩ
để có cớ quay về triều. Đó là một mưu kế thâm sâu chứ hoàn toàn không phải vì
chuyện tình ái như quan Nội mật viện nói. Tôi cũng nghe bọn thị nữ xầm xì.
Nhưng nghĩ rằng đó là miệng lưỡi thế gian
thêu dệt, chứ bà Lộ là người thế nào sao tôi không biết? Trong mắt bà Lộ, cõi
đời này chỉ có một Nguyễn Trãi. Hồi Tiên đế gặp khó ở Linh Sơn, Khôi Huyện,
người mà Tiên đế tin tưởng nhờ cậy chăm sóc Nguyên Long chính là bà vợ ông
Nguyễn Trãi. Bà Nguyễn Thị Lộ còn hơn cả nhũ mẫu. Làm sao lại có chuyện loạn
luân như vậy?
Quan Nội Mật viện bỗng bật
cười khục khục trong cổ họng:
- Đây chính là mấu chốt để
Nguyễn mỗ nảy diệu kế. Hai ông có biết
Nguyễn Trãi đã giúp Tiên đế thắng quân Ngô bằng cái gì không?
Tạ Thanh nhìn Lương Đăng.
Lương Đăng nói:
- Bằng chiến sách mưu phạt
tâm công.
Nguyễn Phù Lỗ nói:
- Quan Đô giám nói chí phải.
Nay Nguyễn mỗ dùng chính mưu chước của Nguyễn Trãi để đánh vào lòng ông ta.
Hoàng hậu và hai ông xem đây.
Nguyễn Phù Lỗ mở những tờ giấy
ra trước mắt mọi người.
- Đây là chữ viết của giám
quan Đinh Phúc, Đinh Thắng, đúng không? Tôi đã cho người tập viết từng nét giống như chữ của hai giám quan thân
cận của nhà vua, gửi cho Nguyễn Trãi, báo cho ông ta biết công việc hàng ngày
của quan Lễ nghi Học sĩ trong nội cung…
Lương Đăng và Tạ Thanh nhẩm
đọc và thất kinh. Thư mật báo với Nguyễn
Trãi. Toàn kể về chuyện thơ phú thù tạc
giữa Lễ nghi Học sĩ và nhà vua, chuyện
tình ý xa xôi giữa kẻ bề tôi trăng hoa dâm đãng với đấng quân vương trẻ tuổi phong tình…
Nguyễn Phù Lỗ nói tiếp:
- Không ghen tuông, dằn vặt
làm sao có những câu thơ hờn giận đau
đớn như thế? Kẻ liêm sỉ như Nguyễn Trãi,
khi biết vợ mình hư hỏng, bạc tình liệu có dám nhìn mặt thiên hạ, liệu còn dám
vác mặt về triều nữa không? Đó, đòn tâm công không cần đến gươm giáo mà giết
người như chơi. Xưa Khổng Minh Gia Cát,
chỉ phóng bút mà làm cho Chu Du tức uất khí mà chết. Nay, bằng những lá thư
ngụy tạo này, một là ly gián vợ chồng
Nguyễn Trãi, buộc ông ta không về triều cùng bà Lộ, hai là Nguyễn Trãi sẽ uất
khí, không chịu nổi nhục nhã , tự bóp vỡ tim mình mà chết.
Nguyễn Phù Lỗ nhìn ba người
đắc ý, rồi vẫy tay bảo họ lại gần:
- Nguyễn mỗ có mật kế này…
Ba người cùng chụm đầu nghe
Nguyễn Phù Lỗ thì thầm.
***
Ngay ngày hôm ấy, Hoàng hậu vào khóc lóc với
vua Nguyên Long, kể lể về giấc mơ đêm qua, rằng nàng mơ thấy Hoàng thượng bị
một con mãng xà quấn quanh người rồi phun nọc độc. Thị Anh quỳ ôm lấy chân đức
vua:
- Hoàng thượng hãy thương
lấy thần thiếp và ấu vương,nghĩ đến đại nghiệp của Tiên đế mà gìn giữ mình rồng. Xin Hoàng thượng cho thần
thiếp đi theo Người để được chăm sóc
long thể…
Nhà vua nghiêm sắc mặt:
- Ta chưa xuất quân mà nàng
đã nói điều gở, đáng xử tội. Nhưng ta
thể tình phu thê, cảm cái nghĩa nàng nghĩ đến ta, không chấp. Nàng là đàn bà,
biết gì về chuyện binh nghiệp? Hãy thay ta chăm sóc hoàng nhi và công việc nội
cung. Ta đã giao việc triều chính cho Nhập nội Tư mã Lê Liệt và Nhập nội Đô đốc Lê Xí. Mọi việc nàng phải
nhất nhất bàn với hai ông, quyết không được tự tiện…
Thị Anh đổi ý, nhưng cố nài
xin nhà vua phải cho Nội quan Tạ Thanh đi theo hầu xa giá, cho Nhập nội Thiếu
úy Lê Thận, vốn là phó hội chủ Lam Sơn hội, cùng quan Nội mật viện Nguyễn Phù
Lỗ đi tiền trạm, lo hầu Hoàng thượng, để phòng ngừa sự biến.
Nhà vua bảo:
- Việc này phải hỏi quan
Hành quân Tổng quảnTrịnh Khả.
Thị Anh lại rập đầu khóc
lóc:
- Nếu mọi việc đều trông vào
quan Thiếu bảo thì thiếp cầu xin Hoàng
thượng làm gì? Trịnh Khả với vợ chồng ông Trãi, bà Lộ thế nào, cả trăm họ đều biết. Nếu Hoàng thượng không cho
Phó Lam Sơn hội chủ Lê Thận và Quốc
Cữu đi tiền trạm xem xét lại nơi ngự của
Người thì thiếp đành chết trước mặt rồng
để bảo toàn chức phận…
Nói rồi Thị Anh toan đập đầu
vào cột rồng. Vua hốt hoảng đỡ dậy và đồng ý lời Hoàng hậu khẩn cầu.
Lê Thận và Nguyễn Phù Lỗ
lĩnh thẻ bài, treo cờ tiết, dẫn quân cấm
vệ trên hai lâu thuyền theo dòng Thiên Đức về Chí Linh. Dọc đường đi, lệnh cho thần dân hai bên sông,
đúng ngày 27 tháng 7 là ngày vua đi tuần miền Đông, các làng phải treo đèn kết
hoa, lập hương án hai bên sông để nghênh giá.
Bấy giờ, ở hành cung Lệ Chi
Viên, huyện Gia Bình, theo lệnh của quan Hành quân Tổng quảnTrịnh Khả, quan trị
nhậm địa phương đã cho sửa sang lại Minh Quang điện và dựng thêm tòa ngang dẫy
dọc, cùng lều trại để đón vua và quan
quân nghỉ qua đêm.
Theo mật chỉ mà Nguyễn Phù
Lỗ được biết, vua Lê Thái Tông và đoàn tùy tùng sẽ xuất phát từ Bến Đông vào giờ thìn ngày 27
tháng 7, xuống thẳng thành Chí Linh. Tại đây Người sẽ dự lễ duyệt thủy quân
vùng Đông Bắc, lễ khai trương hạm thuyền Hải Đông gồm ba trăm thuyền chiến có
trang bị súng thần công, hỏa tiễn và hỏa hổ. Đây là loại vũ khí mới nhất của
triều đình, mà thời nhà Hồ, Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng, con Hồ Quý Ly đã có
phương án sáng chế. Khi cha con Hồ Quí Ly bị bắt giải về Kim Lăng, giặc Minh
thu hết bản vẽ và khí cụ mang về. Đến khi Lê Lợi giành lại nước, đã chỉ dụ cho
bộ Công tìm người tài giỏi tiếp tục chế tác vũ khí. Đến nay súng thần công và
hỏa tiễn đã chế xong. Sau khi tổng duyệt đội thủy quân, nhà vua sẽ kinh lý vùng
cửa bể An Bang và kết thúc bằng chuyến thăm viếng Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Nếu
thời tiết ôn hòa, thuận buồm xuôi gió, tối mồng 4 tháng tám, Hoàng thượng sẽ
ngự tại Lệ Chi viên để sáng hôm sau trở về kinh, kết thúc cuộc vi hành.
Lệ Chi Viên, tục gọi là Trại
Vải, là một hành cung có từ thời nhà Lý. Sang thời Trần, con đường thủy lộ
Thiên Đức trở thành huyết mạch từ kinh đô ra vùng An Bang, lại có thang ấp của nhiều tôn thất nhà Trần, như An Sinh
vương Trần Liễu, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn…, có linh sơn Yên Tử của Trúc
Lâm tam tổ…nên hành cung ngày càng mở rộng và xây cất bề thế.
Khi Lê Thận và Nguyễn Phù Lỗ
đến Lệ Chi viên thì mọi việc chỉnh trang
đã xong. Điện Minh Quang nơi vua ngự lộng lẫy không kém chốn kinh kỳ.Vườn Lệ
chi đã qua mùa thu quả, nhưng tán lá vẫn mướt xanh, ôm lấy vườn quỳnh uyển với
những hòn non bộ, thuỷ đài, thuỷ kiều và muôn vàn kì hoa dị thảo. Cạnh nơi vua
ngự, tùy theo phẩm trật, thứ bậc, các quan tùy tùng đều có phòng ốc khang
trang. Riêng quan Hành quân Tổng quảnTrịnh Khả được bố trí một biệt phòng sang
trọng cạnh ngự tẩm.
Nội mật viện Nguyễn Phù Lỗ
xem xét hành cung, săm soi từng góc nhỏ, toan
tính từng tiểu doanh, đặc biệt là khu cấm địa, khu bố phòng, nơi dành
riêng cho quan ngự y, nơi cho bọn cung nữ, thị vệ…, rồi nói với quan Nhập nội
Thiếu úy Lê Thận:
- Không có biệt phòng cho vợ
chồng quan Thừa chỉ Hành Khiển Nguyễn Trãi là không xong. Chuyến này tiếng là
đi kinh lý miền Đông, nhưng thực ra là đức vua về Côn Sơn để đón Ức Trai tiên
sinh. Đích thân Hoàng hậu đã dặn kỹ tôi không thể để quan Thừa chỉ Hành khiển
và quan Lễ nghi Học sĩ ở nơi sơ sài được.
Lê Thận vốn xuất thân là dân
thuyền chài, dân võ biền, suy nghĩ đơn giản. Thấy Phù Lỗ nói vậy thì ngạc nhiên:
- Cần có biệt phòng riêng
cho hai người ấy ư?
Phù Lỗ nói:
- So với đức Tiên đế ngày
trước, bây giờ Hoàng thượng còn quí
trọng vợ chồng qua Thừa chỉ Hành Khiển gấp nhiều lần. Nếu không có thịnh tình của Hoàng hậu thì làm sao có
chuyến đi này của chúng ta. Theo ngu ý
của tôi, vợ chồng Ức Trai phải ở biệt phòng quan Hành quân Tổng quản Trịnh Khả,
sát bên vua để Người còn đàm đạo, hàn huyên….
Lê Thận gật gù:
- Ý quan Nội mật viện nói
chí phải. Thế thì chúng ta phải làm
ngay.
Nói rồi hai người cho gọi
quan nội hầu sắp xếp lại các phòng. Dành biệt phòng cạnh tẩm điện của vua cho
vợ chồng quan Thừa chỉ Hành khiển, bố trí một biệt phòng khác, gần quân doanh
cho quan Thiếu bảo Tham tri chính sự Trịnh Khả.
Viên Quản lĩnh mặt xanh mét,
run lập cập, thưa:
- Dạ bẩm, bản quan không dám
tự tiện thay đổi trái với ý quan Hành quân Tổng quản…Hôm qua ngài vừa phái
người qua đây thị sát…
Lê Thận trợn mắt, giận sôi
,giơ bàn tay vượn định nắm cổ viên Quản lĩnh. Phù Lỗ vội ngăn lại.
- Xin quan ngài bớt giận, để
tôi nói với tên vô lại này.
Nói rồi Phù Lỗ lấy thẻ bài
ra, giơ trước mặt viên quan trị nhậm:
- Ông chống lại lệnh vua,
chúng ta quyết không tha mạng. Cứ làm theo lệnh ta. Kẻ nào trái thượng lệnh,
cho phép ngươi tống ngục.
Viên Quản lĩnh dập đầu:
- Dạ, hạ quan xin tuân lệnh.
Hạ quan sẽ cho người đi làm ngay ạ.
Nhìn viên trị nhậm cun cút
bước đi, Phù Lỗ cười gằn, mãn nguyện.
Chú thích:
(1) Tích thị cảnh -5,10,12 - Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét