Nhãn

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Tào A Man căt tóc tay đầu


       Tào A Man cắt tóc thay đầu

                        Giang Nam lãng tử

H
ôm qua nghe thời sự thông báo kết quả Hội nghị trung ương 6, bỗng giật mình nghe quen quen, bèn lúi húi giở bộ sách Tam quốc diễn nghĩa, thấy có nhiều điểm giống nhau kỳ lạ.
Hồi 17. Viên Công Lộ đại khởi thất quân
                Tào Mạnh Đức hội hợp tam tướng
dịch là  Viên Công Lộ hưng binh bảy đạo
                 Tào Mạnh Ðức hội tướng ba miền
Điểm giống thứ 1: Viên Thuật hội họp ba tướng đại diện ba vùng bàn kế sách, Hội nghị trung ương 6 cũng triệu tập đại biểu ba miền.
Thông báo Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI:
 Để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng và góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương cho toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất cao tự nhận và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét có hình thức kỷ luật khiển trách về trách nhiệm chính trị đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
  Kết quả là:
 “Sau khi thảo luận, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu quyết định không kỷ luật Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
 (trích bản tin Báo điện tử  ĐCSVN)
Còn đoạn văn sau đây trong Hồi 17 “Tam quốc diễn nghĩa” thực là hấp dẫn, đã kéo theo biết bao lời bình phẩm ngót 5 thế kỷ qua, Lãng tử còn nhớ nhân vật văn sĩ Hoàng đọc truyện Tam quốc trong “Đôi mắt” của Nam Cao vỗ đùi kêu lên “Giỏi thật, giỏi thật, tiên sư anh Tào Tháo”.
 (…)
Bấy giờ về tháng tư năm thứ ba niên hiệu Kiến An. Tháo lưu Tuân Úc ở lại Hứa Ðô, sai binh khiển tướng tự thống lĩnh đại quân kéo đi.
Khi quân đi qua một nơi lúa đã chín, dân thấy quân đến chạy trốn không dám ra gặt lúa.
Tháo sai người đi hiểu dụ hết cả phụ lão thôn quê cùng các quan sở tại rằng:
- Ta phụng chiếu vua, đem quân đánh giặc, trừ hại cho dân. Nay đang mùa lúa chín, bắt đắc dĩ phải khởi binh. Quân tướng lớn nhỏ đi qua những ruộng, ai dẫm lên lúa đều bị chém. Quân pháp thực nghiêm, nhân dân không việc gì phải lo sợ cả.
Trăm họ nghe lời hiểu dụ, chỗ nào cũng vui mừng ca tụng, kéo cả ra đường bái vọng.
Quan quân đi qua các ruộng lúa đều phải xuống ngựa, lấy tay đỡ từng bông lúa mạch, lần lượt truyền tay nhau mà đi, không ai dám dẫm bừa.
Tháo cưỡi con ngựa đang đi, bỗng có một con chim gáy ở trong bụi lúa bay vụt ra. Ngựa Tháo giật mình lồng lên, nhảy ngay vào trong đám lúa, xéo nát cả một vùng lúa mạch.
Tháo lập tức gọi hành quân chủ bạ truyền phải luận tội mình xéo lúa.
Chủ Bạ nói:
- Sao lại có thể kết tội Thừa Tướng?
Tháo nói:
- Ta đặt ra phép, ta lại tự phạm, thì sao chúng phục?
Liền rút kiếm toan tự vẫn. Các tướng vội vàng ngăn lại.
Quách Gia nói:
- Cứ như nghĩa sách Xuân Thu ngày xưa, thì pháp luật không áp dụng với người tôn quý. Thừa tướng thống lĩnh đại quân, sao lại tự sát?
Tháo dùng dằng một hồi rồi nói rằng:
- Có phải sách Xuân Thu có nghĩa thế, thì ta hãy tạm tha tội cho ta khỏi chết.
Rồi lấy kiếm cắt tóc mình vất xuống đất mà nói rằng:
- Cắt tóc để thay đầu!
Rồi sai người cầm nắm tóc ra, truyền bảo ba quân rằng:
- Thừa Tướng xéo phải lúa, đáng lẽ chém đầu làm hiệu lệnh. Nay hãy cắt tóc để thay!
Quân tướng nghe thấy đều rợn tóc gáy, không ai dám sai phép quân.
Ðời sau có thơ rằng:
Mười vạn quân hùng lắm bụng sao?
Một người ra lệnh cấm thế nào?
Thay đầu, cắt tóc, nghiêm quân pháp,
Trí trá Tào Man ấy mới cao!
Điểm giống thứ 2 là: Lãng tử bái phục đồng chí Tổng Bí thư đã sáng suốt học tập mưu trí người xưa vì đại nghĩa. Nếu Tào Tháo ngày xưa không “cắt tóc thay đầu” mà lại “cắt đầu” luôn thì làm sao hoàn thành sự nghiệp thu giang sơn về một mối, làm sao hoàn thành bá nghiệp ?
G.N.L.T.
Nguồn: BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét