Múa “vụng” nên bị “lộ” hàng!
Tô Văn Trường
Trước
đây khoảng 5 năm, số người hưởng lương hưu trí là 4 triệu người.
Nếu kiểm tra lại số liệu thống kê cũ xuất bản những năm 2005-2007, số người làm cho hành chính, hoạt động đảng, v.v năm 2005 không phải là 1568.5 mà thấp hơn nhiều (so với số của Tổng cục thống kê xuất bản hiện nay). Chắc chắn người ta đã “xào nấu” lại con số cho mục đích riêng của mình.
Nếu kiểm tra lại số liệu thống kê cũ xuất bản những năm 2005-2007, số người làm cho hành chính, hoạt động đảng, v.v năm 2005 không phải là 1568.5 mà thấp hơn nhiều (so với số của Tổng cục thống kê xuất bản hiện nay). Chắc chắn người ta đã “xào nấu” lại con số cho mục đích riêng của mình.
Theo tôi hiểu, con số những
người nhận lương của Nhà nước là:
1. Hành chính, công an, quân đội: 1,5 triệu.
2. Giáo dục: có thể đến 90% số 1,3 triệu (1 phần là giáo dục tư
nhân)
3. Một số công chức y tế, nghiên cứu, nghệ thuật 0,2
4. Hưu trí: 4 triệu
Tổng cộng 7 triệu.
GDP = 122 tỷ US, khoảng 40% là đầu tư, trong đó từ Nhà nước là
30%. Vậy đầu tư nhà nước là 122 x 0,4 x 0,3= 14,64. Nếu lấy đi 20% để trả lương
thì là 2,9 tỷ USD. Số này chia cho 7 triệu thì mỗi người được 418 USD. Nếu chỉ 1/2
hay 1/4 cũng đã tốt chán.
Có nhiều giải pháp để
tăng lương như rà soát tiết kiệm tối đa các khoản chi không cần thiết như đi
nước ngoài, hội họp, lễ hội, đầu tư vào các công trình chưa cấp bách, hiệu quả
kinh tế không rõ lại tác động lớn đến môi trường, mạnh dạn cắt giảm biên chế ở
nơi quá cồng kềnh, chồng chéo vv…
Nhìn ra thế giới ở các
nước, vấn đề ưu tiên số 1 chỉ trả lương ngân sách cho công chức là khu vực thực
sự cung cấp dịch vụ công cho dân. Ở ta trả cả cho Đảng và các khối đoàn thể -
chỉ lãnh đạo chung chung và hô khẩu hiệu ( “bình hoa tốn kém” như nhận xét của
Ts Lê Đăng Doanh), nên bộ máy phình ra hơn gấp 3 lần. Đây là nguyên nhân cốt
lõi nhất (thuộc lỗi hệ thống) khiến cho Chính phủ lúng túng không thể cải cách
tiền lương được. Ông Bộ Nội vụ cứ múa may thế thôi, không thuộc tầm của mình
cho nên nếu múa vụng mà hở bụng thì có lẽ chỗ này là chỗ “hàng lộ nhất”!
Vấn đề thứ hai
được đặt ra, tại sao cứ phải đầu tư nhiều công trình quá mức, toàn khủng và dàn trải, chưa cấp bách, chưa rõ hiệu quả, chậm
thu hồi, ngốn hết ngân sách?. Phải chăng các công trình này chủ
yếu là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, lãng phí, mà không ưu tiên cho việc tăng
lương theo thời hạn vừa đúng đạo lý, vừa hợp lòng dân?. Trong
khi đó, rõ ràng là đời sống của người làm công ăn Lương ngân sách không được ưu
tiên bằng các dự án (được hưởng %) nên người ta sẵn sàng trì hoãn lời hứa tăng
Lương khi gặp khó khăn. Còn nói tăng lương thì phải in tiền là cách nói thiếu
trách nhiệm chỉ làm tăng lạm phát, khổ người dân.
Trước
đây, tôi đã viết một số bài liên quan đến kinh tế như “Đường
sắt cao tốc kim tự tháp của Việt Nam”; “Đường sắt cao tốc và đằng sau các con
số thống kê”; “Bài toán kinh tế dự án Bauxite Tây Nguyên”; “Nợ công đại vấn đề”;
“Chỉ số GDP và ICOR” vv…để thấy sự khó tin của các con số biết “nhảy múa” ở
xứ ta. Nếu con số mà biết nói năng, không hiểu ông Bộ trưởng Vương Đình Huệ sẽ
đối đáp ra sao nhỉ? Nói chung, thống kê ở Việt Nam vẫn
còn mang nặng tính phụ họa cho chính sách của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ở đây,
vấn đề không may là Bộ trưởng họ Vương múa "vụng" nên bị "lộ”
hàng!
Việt Nam ta như đang trong “cơn sóng cả”, sóng lớn xô đẩy nền
kinh tế xã hội nghiêng ngã. Các chính sách ban
hành ra thay đổi như có bàn tay ai cố tình cười trên nỗi khổ của người dân và
doanh nghiệp, Ví dụ như chính sách về lãi suất ngân hàng cao nhất thế giới,
chính sách thu – chi ngân sách, chính sách đất đai, chính sách độc quyền doanh
nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo), chính sách “độc quyền vàng
miếng SJC” vv…. Ai cũng biết là “duy ý chí” nhưng chẳng nhẽ cứ im lặng và đành
bất lực đứng nhìn …
Viết
đến đây, tự nhiên thấy mắt hoa, đầu váng, quyết định đóng bàn phím vì nhớ lời nhắn
của Anh Bẩy Nhị, một người bạn đồng tâm: “Tôi
thật thông cảm và e ngại cho sức khỏe của anh. Bởi từ tôi suy ra mà biết: động
não nhiều quá, nhất là những vấn đề …thì tổn thọ ghê lắm anh Trường ạ! Cuộc sống đi tới chầm chậm, "lừng
lững" như nhà văn Nguyên Ngọc nói mà ta nóng lòng chạy trước nai lưng kéo chiếc xe đang đổ thì ích
lợi gì?”.
T.V.T.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét