Thượng nghị sĩ
Ngô Thanh Hải tại Paris: Tuổi trẻ phải tiếp nối
Tường An, thông tín viên RFA, Paris
2013-01-03
Như bản tin
của đài Á Châu Tự Do và cũng như nhiều cơ quan truyền thông Việt Ngữ trước đây
đã loan tải, ngày 25 tháng 9 vừa qua, ông Ngô Thanh Hải , một công dân Canada
gốc Việt đầu tiên đã được chính thức bổ nhiệm vào chức vụ Thượng Nghị Sĩ Liên
Bang của Canada.
Đừng quên nguồn gốc của mình
Ngày 30 tháng
12 vừa qua, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã công du sang Pháp để tiếp xúc với Cộng
đồng người Việt tại Paris và vùng phụ cận. Thông tín viên Tường An đã tiếp xúc
với TNS Ngô Thanh Hải để tìm hiểu những trải nghiệm của ông trong 3 tháng đầu
tiên trong Thượng viện Candada
Nguyên Thẩm
phán toà quốc tịch Ngô Thanh Hải là 1 trong 5 Thượng Nghị Sĩ mới được bổ nhiệm
vào Thượng viện Canada , trở thành TNS Canada gốc Việt đầu tiên của quốc gia
này. Canada có khoảng 250.000 người Việt, đa số dịnh cư sau năm 1975. Ontario, nơi ông Ngô Thanh Hải cư ngụ là tỉnh
bang lớn nhất Canada, có khoảng 100.000 người Việt đang sinh sống.
Sau khi đặt
bút ký tên nhậm chức ngày 25 tháng 9 để trở thành TNS liên bang, đại diện cho
tỉnh Ontario ông đã chọn tham gia vào Ủy Ban Nhân quyền và Ủy Ban Lập Pháp,
Hành Pháp của Thượng viện, ông cho biết về những khó khăn, những thách thức
cũng như những trải nghiệm sau 3 tháng làm việc như sau :
Lễ nhậm chức của thượng nghị sĩ Ngô Thanh
Hải. photo by NTH
« Khó khăn thì
cũng không khó khăn gì lắm vì mình ở trên Thượng viện thì mình chỉ phải thông
qua những đạo luật mà ở trên Thượng viện đưa lên. Riêng đối với vấn đề đấu
tranh Dân chủ cho Việt Nam thì mình thấy mình có 1 cái lợi là nằm trong Thượng
viện mình biết cách thức làm việc, biết cách thức tranh đấu, làm sao cho chính
phủ Canada biết đến vấn đề Việt Nam của mình.
Khi vừa nhậm
chức xong là tôi đã đi có thể nói là gần hết Canada rồi, tôi nêu lên một số vấn
đề, một số ý kiến mà tôi nói chuyện với một số cộng đồng người Việt ở nơi đó để
cho họ hiểu rõ thêm vai trò của TNS có thể làm gì được trong Thượng viện và
cộng đồng có thể làm gì cho chính phủ Canada để ý đến vấn đề Nhân quyền và Tự
do Dân chủ tại Việt Nam. »
Tôi tuyên thệ bằng tiếng Anh, sau đó tôi
tuyên thệ bằng tiếng Pháp và sau cùng tôi tuyên thệ bằng tiếng Việt. Cái đó là cũng
để nói lại cho con cháu chúng ta: thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba đừng quên nguồn
gốc của mình, dù chúng ta ở đâu ở cương vị nào thì chúng ta vẫn nên nhớ rằng
chúng ta vẫn còn là người VN.
TNS Ngô Thanh Hải
Candada có 308
dân biểu Hạ viện được dân bầu với nhiệm kỳ 4 năm và 105 Thượng nghị sĩ. Chức vụ
này do Thủ Tướng đề nghị lên Thống đốc Candada, được sự chấp nhận của Nữ Hoàng
Anh và là chức vụ suốt đời. Ông Ngô
Thanh Hải cho biết ông nhận được cú điện thoại lúc 11giờ15 phút ngày 4 tháng 9
từ thủ tướng Stephen Harper để hỏi ông có chấp nhận sự bổ nhiệm vào Thượng viện
hay không? Thời gian như ngừng lại với ông lúc đó. Khoảnh khắc chần chừ dù chưa
đến hai giây, nhưng đối với ông như cả một thiên thu. Ngày nhậm chức, ông đã
tuyên thệ bằng 3 thứ tiếng Anh Pháp và Việt, đây là điều chưa có tiền lệ. TNS
Ngô Thanh Hải cho biết lý do ông muốn tuyên thệ bằng cả tiếng Việt :
« Khi mà tôi
tuyên thệ bằng tiếng Anh, sau đó tôi tuyên thệ bằng tiếng Pháp và sau cùng tôi
tuyên thệ bằng tiếng Việt. Cái đó là cũng để nói lại cho con cháu chúng ta :
thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba đừng quên nguồn gốc của mình, dù chúng ta ở đâu ở
cương vị nào thì chúng ta vẫn nên nhớ rằng chúng ta vẫn còn là người Việt Nam »
Ông Ngô Thanh
Hải được biết đến như là thành viên năng nổ của cộng đồng người Việt tại Canada
và hải ngoại và là sáng lập viên, cựu Chủ tịch Công ty Gia cư bất vụ lợi
Ottawa. Ông cũng là đồng sáng lập Ủy ban Quốc tế vì Việt Nam Tự do, phân hội
Canada.Trước khi trở thành Thượng nghị sĩ, ông Hải là Thẩm phán đặc trách vể Di
trú và Công dân ở Ottawa từ tháng 12 năm 2007. Ông cũng là đương kim Chủ tịch
của Liên Minh Dân Chủ Việt Nam ( một tổ chức do Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thành
lập )
Đối thoại hay không với chính quyền VN
Thủ tướng Canada, Stephen Harper và thượng
nghị sĩ Ngô Thanh Hải trong buổi lễ nhậm chức. photo by NTH
Gần đây, có
nhiều phản ứng trái ngược chung quanh vấn đề có nên đối thoại hay không với
chính quyền Việt Nam. Với những người Việt gốc Hoa Kỳ, Pháp, Úc…v.v… đang giữ
những chức vụ trong quốc hội của chính quyền sở tại, về phương diện ngoại giao,
đó là một bổn phận của người đại diện quốc gia nơi mình cư ngụ, nhưng trên bình
diện một người tị nạn đã từng chạy trốn chế độ CS thì đó vẫn còn là một vấn đề
gây ra nhiều tranh cải. Là một TNS của Canada, một nước đã có quan hệ thương
mại với Việt Nam từ năm 1973 và là chủ tịch LMDCVN từ năm 2009, ông cho biết
quan điểm rõ ràng của ông như sau :
Chúng ta ở ngoài này chúng ta không có đối
thoại mà chúng ta phải nêu lên tiếng nói cho 90 triệu người dân trong nước, họ không
có cơ hội để nêu lên tiếng nói của họ.
TNS Ngô Thanh Hải
« Nếu tôi có
đại diện cho Canada đi công tác về Việt Nam , khi về đến Việt Nam tôi chỉ lo
việc thương mại, ngoại giao của đôi bên, thì là xong. Nhưng trên cương vị của
một người TNS Việt Nam tôi phải nêu lên vấn đề Nhân quyền , tôi phải nêu lên
vấn đề Tự do Tôn giáo. Với cương vị đó, mình phải đặt câu hỏi, mình phải đòi
hỏi CSVN phải tuân theo những vấn đề đó. Tôi là một TNS Canada gốc Việt, tôi không
có lý do gì để tôi đối thoại với CSVN cả.
Trên cương vị
đó, trách nhiệm của tôi là đòi hỏi CSVN phải thả tù nhân chính trị, đòi hỏi
phải có Tự do Dân chủ , phải có Nhân quyền. Đó là nhiệm vụ của TNS. Đối thoại
thì CSVN phải đối thoại với những nhà đấu tranh trong nước. Thành ra chúng ta ở
ngoài này chúng ta không có đối thoại mà chúng ta phải nêu lên tiếng nói cho 90
triệu người dân trong nước, họ không có cơ hội để nêu lên tiếng nói của họ. Nếu
mà có đối thoại, tôi nói với CSVN đối thoại với những nhà đấu tranh trong nước,
chúng ta ở hải ngoại chúng ta không có gì để mà đối thoại hết. Đó là quan điểm
của tôi. »
Thông điệp gửi giới trẻ
Sau khi nhậm
chức, TNS Ngô Thanh Hải đã đi hầu hết các tiểu bang tại Canada, ông đặc biệt
chú ý đến giới trẻ. Theo ông, thế hệ thứ nhất đã bỏ nước ra đi, đã lập lại cuộc
đời. Thế hệ đó đã đi qua. Bây giờ là thời điểm của thế hệ thứ hai. Họ phải biết
vì sao mà Cha Mẹ họ phải bỏ nước ra đi. Họ phải biết tiếp tục công việc đấu
tranh của thế hệ trước để sự hy sinh này không trở thành vô nghĩa. Chuyến công
du đầu tiên ra nước ngoài ngày 30/12 tại Paris, thông điệp của ông muốn gửi gấm
đến giới trẻ trong một buổi nói chuyện được tổ chức tại chùa Khánh Anh là :
« Con em chúng
ta phải hiểu rẳng : tại sao tôi ở đây ? tại sao Ba má tôi bỏ nước ra đi ? Tội
là ai ? Tôi là người Việt Nam , tôi là người Pháp gốc Việt, tôi là người Anh
gốc Việt, tôi là người Canada gốc Việt. Cái chữ « gốc Việt » của mình phải giữ.
Cái thế hệ đó phải tiếp nối chương trình đấu tranh Tự do Dân chủ mà Cha Ông của
các em đã đấu tranh từ xưa đến giờ. Có thể nó có 1 cái nhìn khác, nhưng mà
đường hướng đấu tranh về vấn đề Nhân quyền là con em mình phải tiếp tục. Đó là
nhiệm vụ của con em của mình. »
Theo ông sự
dấn thân của thế hệ trẻ tuy có, nhưng chưa đủ. Ông nói rằng sự phát triển về
kinh tế của Việt Nam không đi đôi với sự phát triển về Nhân quyền, bất công xã
hội còn quá nhiều. Một trong những phương pháp ôn hoà để đấu tranh cho Nhân
quyền tại Việt Nam là dùng lá phiếu của mình để lên tiếng, Ông khuyến khích giới
trẻ tham gia nhiều hơn vào chính trị và, thậm chí, tiến thêm một bước nữa để ra
ứng cử, thế hệ trẻ nên dấn thân vào chính trường sở tại để ở một mức độ nào đó
trở thành đại sứ cho 85 triệu người dân Việt Nam đang không được lên tiếng, ông
nói :
« Nếu được, các em dấn thân vào trong dòng
chính ở xứ sở nơi mình cư ngụ. Nếu các em đắc cử Dân biểu hay là Tỉnh hay là…,
chúng ta cũng có tiếng nói. Cái ảnh hưởng của chúng ta với 1 Nghị viên, với 1
Thượng nghị sĩ rất là mạnh trong xứ mà nới chúng ta cư ngụ. Cái thứ hai, nếu
chúng ta không vô được dòng chánh, chúng ta có lá phiếu, chúng ta tranh đấu
bằng cái lá phiếu để yêu cầu vị Dân biểu đại diện cho mình nêu lên nhưng yêu
cầu của mình cần. »
Trong buổi nói
chuyện với cộng đồng Paris ngày 31 tháng 12 vừa qua, ông cũng nói lên ưu tư của
ông :
« Cái ưu tư hiện nay của chúng tôi là trong
nước, thế hệ trẻ đã đấu tranh rồi, nhưng mà đấu tranh cô đơn, không có ai yểm trợ thì sẽ rất là bơ
vơ, thì thế hệ trẻ ở hải ngoại có bổn phận đứng lên đảm nhận vai trò yểm trợ
thay cho thế hệ số 1 »
Anh Linh, một
người trẻ có mặt tại đó rất tâm đắc với những chia sẽ của TNS Ngô Thanh
Hải :
Cái ưu tư hiện nay của chúng tôi là trong
nước, thế hệ trẻ đã đấu tranh rồi, nhưng mà đấu tranh cô đơn, không có ai yểm
trợ thì sẽ rất là bơ vơ, thì thế hệ trẻ ở hải ngoại có bổn phận đứng lên đảm
nhận vai trò yểm trợ thay cho thế hệ số 1.
TNS Ngô Thanh
Hải
« Sau khi tôi
tham gia lắng nghe thì tôi thấy tất cả các điểm TNS đưa lên rất là hợp lý, đứng về phương diện cá nhân, tôi rất là tán
thành. Tất cả những câu hỏi mọi người đưa lên thì TNS trả lời trả lời rất là
thích hợp cho hoàn cảnh của cộng đồng của người Việt hải ngoại. »
Nhà văn Trúc
Giang lúa 9, đến từ Đức quốc thì nhận xét :
« Thì mình thấy thứ nhất, đúng về cương vị
người chính trị gia như ông thì mình thấy ông trả lời rất dè dặt và khéo léo
với tư các một người chính trị gia, thì mình biết như vậy. Nhưng mình hiểu tình
yêu nước của ông qua những sự quan tâm của ông cũng như câu nói của ông ấy là
ông không có đối thoại với CSVN, mình cũng rất là hài lòng. »
Ộng Ngô Thanh
Hải quê tại Sa-đéc, tốt nghiệp cử nhân giáo dục tại đại học Sorbonne, năm 1970
trở thành nhà ngoại giao trẻ nhất của VNCH ở tuổi 24 trong ngạch Tham vụ ngoại
giao năm 1973 là Tùy viên báo chí của tòa đại sứ VNCH tại Thái Lan và năm 1975
ông và gia đình sang tị nạn tại Canada, 4 người con : 3 gái,1 trai của ông đều
trở thảnh luật sư tại quốc gia này. Hiện nay Canada có 2 Dân biểu gốc Việt
thuộc đảng đối lập, TNS Ngô Thanh Hải thuộc đảng Bảo thủ. Nhưng dù thuộc đảng
nào đi chăng nữa. Tân Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải vẫn mong rẳng ông là TNS Canada gốc Việt đầu
tiên, nhưng sẽ không phải là người cuối cùng.
Nguồn: RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét