Nhãn

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Đôi điều trao đổi với giáo sư Phan Huy Lê

                         ĐÔI ĐIỀU TRAO ĐỔI VỚI GS PHAN HUY LÊ

                                                                         Nguyễn Hưng
                                                                                                                               
         Người viết bài này đã đọc rất kỹ bài Đôi điều cần trả lời của GS  Phan Huy Lê  trên báo Đại biểu Nhân dân ngày 06/4/2011 (nhằm trả lời bài Đôi điều về “nạn cống vải” của tác giả Lê Mạnh Chiến, cũng đăng  trên báo ĐBND ngày 13/01/2011). Cứ nghĩ rằng ông GS họ Phan sẽ bóc trần những luận điệu sai trái của một tác giả “to gan” đã dám đổ tội gian dối cho một GS nổi tiếng và đã  so sánh ông với những  “nhà khoa học” bất lương  đáng ghê tởm mà cả thế giới đã lên án. Nhưng, lại hoàn toàn thất vọng vì xuyên suốt cả bài, GS Phan Huy Lê không hề đụng chạm đến những lời tố cáo ông về  tội gian dối¸ được nêu một cách tóm tắt nhưng khá cụ thể trong bài Đôi điều về “nạn cống vải”. 
I.                  Lý do khiến GS Phan Huy Lê viết bài  Đôi điều cần trả lời
        Về “Nạn cống quả vải” và về thuật ngữ “thời đại đồng thau”, chúng tôi đã theo dõi các bài phản bác của tác giả Lê Mạnh Chiến ngay từ khi chúng mới xuất hiện trên tạp chí Thế Giới Mới hồi đầu năm 2003. Từ đó  đến năm 2008 các bài này còn được đăng ở 5 – 6 tờ báo và tạp chí khác với độ dài khác nhau, trong đó có báo Người ĐBND mà nay là báo ĐBND, nhưng không có ai phản bác. Mãi đến đầu năm 2009 mới thấy GS Phan Huy Lê lên tiếng trong bài Khởi nghĩa Mai Thúc Loan -  những vấn đề cần xác minh (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2 (394), 2009). Tiếc thay, GS Phan Huy Lê đã không thể bác bỏ bất cứ một ý kiến nào của tác giả họ Lê, nhưng để quyết giành phần thắng nên ông làm một cuộc “phản bác” rất kỳ lạ, bằng cách đưa ra vài ý nhỏ nhặt (nhưng vẫn đúng) của tác giả này và coi đó là toàn bộ luận chứng của ông ấy, rồi kết luận rằng lý lẽ đó là “thiếu cơ sở khoa học”.  Mặt khác, tuy vẫn đi đến một phần kết luận mà tác giả Lê Mạnh Chiến đã khẳng định từ đầu năm 2003 là “trong lịch sử, không hề có chuyện người nông dân nước ta phải gánh quả vải tươi sang kinh đô Trung Quốc để nộp cống” nhưng ông chủ tịch hội Khoa học Lịch sử vẫn tự nhận rằng (nguyên văn): “Nhưng theo kết quả tra cứu của tôi thì vào thời thuộc Đường, không tìm thấy một tư liệu đáng tin cậy nào về chế độ cống vải ở Giao châu hay An Nam, tức từ nước ta.”.
      Chính vì GS Phan Huy Lê đã “phản biện “ một cách lạ lùng như vậy nên tác giả Lê Mạnh Chiến đã lên tiếng tố cáo trong bài Đôi điều về “nạn cống vải” trên báo ĐBND  (Xem tại : http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=78&NewsId=200938). Ngoài ra, bài này còn phê phán rằng, tuy GS Phan Huy Lê đã phải thay mục từ “thời đại đồng thau” bằng mục từ “thời đại đồ đồng” (trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4), nhưng ông vẫn chưa hề công bố điều đó, vẫn tìm cách bào chữa cho khái niệm sai trái này.. 
       Rõ ràng, việc trả lời bài Đôi điều về “nạn cống vải” là rất cần thiết đối với GS Phạn Huy Lê. Đông đảo độc giả  đều  đòi hỏi và mong đợi điều đó.
        Ngay từ những dòng đầu tiên của bài Đôi điều cần trả lời, chính GS Phan Huy Lê đã nêu rõ mục đích của b ài này là vì, ông thấy “có trách nhiệm trả lời hết sức vắn tắt đôi điều cần thiết để làm sáng tỏ đúng sai, phải trái trước công luận”.  (Xem tại : http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=80&NewsId=208289)
II.  Yêu cầu đối với bài Đôi điều cần trả lời
       Với mục đích trả lời bài Đôi điều về “nạn cống vải”, việc duy nhất mà GS Phan Huy Lê cần làm là phải  trả lời một câu hỏi: sự tố cáo của tác giả Lê Mạnh Chiến là đúng hay sai.
      Nếu tác giả đó đã viết sai, đã xúc phạm ông công dân danh dự của thủ đô Hà Nội  thì ông công dân danh dự có quyền và cần phải tố cáo tác giả Lê Mạnh Chiến, ông có đủ lý do để đưa tác giả ấy ra tòa án. Trong trường hợp này, ông  Phan Huy Lê cũng có quyền yêu cầu báo ĐBND phải đính chính, phải xin lỗi mình và xin lỗi độc giả. Phải làm được như thế thì ông mới xóa  được tiềng xấu trong vụ này và giảm bớt tai tiếng về những vụ khác trước đây mà ông chưa thanh toán được.
       Nếu sự tố cáo của tác giả Lê Mạnh Chiến    đúng thì nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê phải thành khẩn và dũng cảm nhận tội lỗi trước nhân dân, đó là cử chỉ tối thiểu mà ông cần phải biểu lộ, vì việc này nghiêm trọng và tai hại hơn rất nhiếu so với chuyện dối trá của ông GS họ Hoàng (Hwang Woo-suk) bên Hàn Quốc và của ông Karl-Theodor zu Guttenberg, bô trưởng Quốc phòng Đức Quốc. Chúng ta đều biết rằng, ông GS ở Hàn Quốc vì tội phóng đại thành tích khoa học của mình (chứ không xuyên tạc lý lẽ  và không nhận vơ kết quả nghiên cứu của của ai cả) nên đã phải ra tòa án, bị đuổi khỏi trường đại học và bị cấm làm việc ở các viện nghiên cứu, tuy sự gian dối của ông ta chưa dẫn đến hậu quả gì. Còn ông bộ trưởng ở nước Đức bị công luận lên án kịch liệt vì khi viết luận án tiến sĩ, ông ta đã trích dẫn nhiều đoạn văn của người khác nhưng không ghi rõ xuất xứ, nên đã phải nộp lại bằng tiến sĩ, từ bỏ chức bộ trưởng cùng mọi chức vụ khác và phải lên ti vi để xin lỗi trước nhân dân cả nước và  cả thế giới hôm 01/3/2011, tuy mọi chức vụ của ông ta đều không phụ thuộc tấm bằng này.
   
III.              Về các luận điểm cụ thể trong bài Đôi điều cần trả lời
  
       Tuy GS Phan Huy Lê đã viết rằng  ông “có trách nhiệm trả lời hết sức vắn tắt đôi điều cần thiết để làm sáng tỏ đúng sai, phải trái trước công luận”, nhưng độc giả phải đọc một bài rất dài, đến hơn 3300 chữ mà vẫn không thấy ông đụng đến nội dung cốt lõi của bài mà ông cần trả lời và vẫn không vạch rõ  sự tố cáo của tác giả Lê Mạnh Chiến là sai ở điểm nào. Toàn bài của ông  gồm 4 điểm, được đánh số 1, 2, 3, 4. Chúng ta hãy lần lượt xem xét tất cả mọi ý kiến trong bài “trả lời”
1.     Về điểm thứ nhất: dụng ý xấu của Lê Mqạnh Chiến
     GS Phan Huy Lê cho rằng, việc coi ông là “người đứng đầu giới sử học trong mấy chục năm nay” chính là dụng ý “năng cao” để quy tất cả trách nhiệm vào một người mang tính đại diện rồi “hạ gục” ngay trên đấu trường; cách “tranh luận” đó thật xa lạ với hành xử văn hóa trên diễn đàn khoa học chân chính”. Ông  buộc tội tác giả Lê Mạnh Chiến là kém văn hóa, thiếu đạo đức trong tranh luận khoa học.
      Nhưng, sự thật thì tác giả Lê Mạnh Chiến chưa có dịp tranh luân khoa học với GS Phan Huy Lê. Từ đầu năm 2003 đến nay, tác giả này  chỉ phê phán sai lầm của giới sử học, trong đó có ông GS họ Phan, vị chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử suốt mấy chục năm. Mãi đến đầu năm 2009, GS họ Phan không thể tranh luận được  nhưng vẫn muốn tỏ ra rằng mình luôn luôn đúng nên đá nghĩ ra cách “phản biện” quái lạ nhằm lôi kéo những người chưa đọc bài của tác giả này. Bài Đôi điều về “nạn cống vải”  không phải là bài tranh luận khoa học, vì  mọi luận cứ khoa học đều đã được trình bày trước đó 8 năm. Nó chỉ có một  nhiệm vụ  là tố cáo GS Phan Huy Lê về tội “phản biện” giả vờ, gian trá, đánh lừa độc giả và mạo nhận kết quả nghiên cứu của ông ấy. Lời lẽ trong bài tố cáo không thể giống như trong tranh luận khoa học. Sự lên án đó nhằm vào kẻ gian dối, dẫu người đó đứng đầu hay đứng cuối giới sử học cũng đều phải lên án. Lời tố cáo trong bài ấy vừa mạnh mẽ vừa có sức thuyết phục. GS Phan Huy Lê hãy trả lời thẳng vào lời tố cáo ấy thì mới hợp với tiêu đề Đôi điều cần trả lời.
2.     Về điểm thứ hai: thuật ngữ “thời đại đồng thau
      GS Phan Huy Lê đặt câu hỏi: tác giả Lê Mạnh Chiến dựa vào đâu để cho rằng, khi biên soạn Từ điển Bách khoa VN, tôi (PHL) đã “cương quyết đưa thuật ngữ sai trái này vào” và đã bị GS Nguyễn Văn Chiển ngăn cản. Theo lời GS Phan Huy Lê, chúng tôi hiểu rằng ông đã cộng tác với GS Nguyễn Văn Chiển một cách suôn sẻ, với tinh thần trách nhiệm cao, có nghĩa là tác giả Lê Mạnh Chiến đã bịa đặt, đã viết sai sự thực. Nay GS Nguyễn Văn Chiển đã qua đời, hẳn là tác giả này hết đường chối cãi.. Nhưng độc giả có thể tin lời GS họ Phan được không? Tính không trung thực của ông GS này đã được vạch rõ trong bài Đôi điều về “nạn cống vải” mà ông đã không thể chối cãi. Ngoài ra, chúng ta còn biết rằng, trên tạp chí Tia sáng (số 9, ngày 5-5-2008), trong bài Người trí thức trước hết phải dũng cảm, khiêm tốn và trung thực (trang 3), Giáo sư Nguyễn Văn Chiển đã lên tiếng  như sau:   
     .. Nhưng có một câu chuyện hoang đường hay một chuyện bịa lịch sử dạy cho cấp I phổ thông: Mai Thúc Loan vì phải gánh vải tươi cống Dương Quý Phi mà cùng nông phu nổi dậy chống sự thống trị của nhà Đường. Câu chuyện phi lý đó đã được ông Lê Mạnh Chiến vạch ra từ mấy năm rồi thế mà vẩn được in trong nửa triệu SGK cấp I ....Điều ngạc nhiên là câu chuyện phi lý này còn được lặp lại trong những bộ SGK lớn hơn, ví dụ, trong tập I của bộ Đại cương lịch sử Việt Nam (trang 9)
        Trong bài Đôi điều cần trả lời,  GS Phan Huy Lê cho biết rằng chức tước của ông trong Ban biên tập Từ điển Bách khoa VN (Phó trưởng ban thứ nhất) cao hơn GS Nguyễn Văn Chiển (Ủy viên thường trực), nhưng  cả hai người đều cùng đứng ở chóp bu điều hành của Ban này (từ năm 1987), vậy mà GS Nguyễn Văn Chiển phải gửi thông điệp cho GS Phan Huy Lê qua một tờ tạp chí, điều đó chứng tỏ rằng, hai ông đã không thể trưc tiếp nói chuyện với nhau. Đọc bài của GS Nguyễn Văn Chiển, chúng ta hiểu rằng, từ năm 2003, khi tác giả Lê Mạnh Chiến công bồ bài Phải chăng “nạn cống vải” là nguyên nhân trực tiếp dãn đến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, trong đó đã bác bỏ sự kiện  “cống vải”,  GS Nguyễn Văn Chiển đã nêu ý kiến với GS Phan Huy Lê về việc đính chính sai lầm này của giới sử học, nhưng đã không đạt kết quả. Tiếp đó, cuộc chạm trán giữa  hai ông hồi năm 2005  để đi đến việc  xóa bỏ thuật ngữ “thời đại đồng thau” đã diễn ra trong điều kiện rất căng thẳng khiến từ đó về sau, hai người rất khó giao tiếp với nhau, kể cả qua điện thoại.
         “Thời đại đồ đá” hay “Thời đại đồ đồng” là những thuật ngữ của khảo cổ học, nhưng các thành tố của chúng như “đá” và “đồng” đều là những từ  hết sức phổ thông  Ở Việt Nam, từ “đồng thau” đã  xuất hiện từ xa xưa, chắc chăn  là từ nhiều thế kỷ trước khi các ông “tứ trụ” của sử học Việt Nam ra đời. Ai cũng biết rằng, “đồng thau” hoặc “thau”  là thứ vật liệu thường được dùng làm chậu rửa mặt, làm mâm ..., nó có màu vàng nhạt, tương đối mềm, dễ dát mỏng, không đúc được, khác hẳn với thứ đồng để đúc các công cụ lao động và vũ khí thời xưa (hiện nay thường dùng để đúc tượng, đúc chuông,.có tên là đồng điếu hay đồng đỏ, tương ứng với  bronze trong tiếng Anh và tiếng Pháp). Sự khác nhau về chất giữa hai loại đồng nay (thực chất là hai loại hợp kim của đồng) là ở chỗ, đồng thau (tương ứng với brass trong  tiếng Anh và laiton trong tiếng Pháp) có các thành phần chủ yếu là đồng và kẽm, còn  đồng điếu hay đồng đỏ thì có thành phần chủ yếu là đồng và thiếc. Bởi vậy, các nhà khảo cổ học Việt Nam  đã  sử dụng từ đồng thau để dịch từ bronze là hoàn toàn sai do không hiểu bản chất và công dụng của từng loại hợp kim đồng. Phải xóa bỏ thuật ngữ “thời đại đồng thau” trong khảo cổ học là  vì nó sai, nó phản khoa học, chứ không phải là  để “thống nhất thuật ngữ trong một bộ từ điển” như GS Phan Huy Lê đã biện bạch. Nếu muốn  có thuật ngữ chính xác hơn “thời đại đồ đồng” thì phải goi là “thời đại đồng điếu ” hoặc “thời đại đồng đỏ”. Có lẽ điều đó cũng không cần thiết lằm, chỉ cần hiểu rõ thực chất của từ ‘đồng” trong trường hợp này là đủ, nhưng nhất quyết không thể gọi là “thời đại đồng thau”. Phải chăng, GS Phan Huy Lê muốn sử dụng lại thuật ngữ “thời đại đồng thau” đầy sai trái?.
 
3.     Về điểm thứ ba : “nạn cống vải”
     Điểm này chiếm một nửa dung lượng của cả bài. Ở câu mào đầu để triển khai cuộc kể tội tác giả Lê Mạnh Chiến, GS P:han Huy Lê viết:
         Về “nạn cống vải” thời thuộc Đường liên quan đến nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, ông Chiến đã viết nhiều bài phân tích, phê phán, thách đố cả giới sử học đủ điều, nào là “bịa đặt”, “xuyên tạc” , “tà thuật”, “đánh lừa độc giả” ..., trong đó cũng quy trách nhiệm chủ yếu cho tôi.
      Tác giả Lê Mạnh Chiến đã nhiều lần phân tích “sai lầm của giới sử học”.  Như thế có phải là vơ đũa cả nắm hay không? Theo tôi thì không, mà rất chính xác và cũng không gây sự khó chịu cho ai  cả, bởi vì suốt gần nửa thế kỷ vừa qua, trong giới sử học tuy có không ít người đã vạch ra  nhiều sai lầm của ông Phan Huy Lê nhưng chưa có ai vạch ra sai lầm của thuật ngữ “thời đại đồng thau” hoặc của câu chuyện hoang đường  về “nạn cống vải”. Điều này phản ánh trình độ nghiên cứu của giới sử học và nếu suy rộng ra là của cả giới học thuật nước ta thì cũng vẫn đúng. Chúng ta không thể quy trách nhiệm cho người khởi xướng các luận điểm sai lầm trong khoa học, bởi vì ai cũng có quyền nêu lên ý kiến của mình. Nếu ý kiến đó là đúng và được mọi người thừa nhận thì người đó đã có đóng góp cho khoa học. Nếu ý kiến đó là sai thì người đó không có gì đáng biểu dương nhưng cũng chẳng có tội lỗi gì nếu ông ta không đem ý kiến sai của mình để rao giảng, nhồi nhét hoặc áp đặt cho người khác. Nhưng khi đã  phát hiện sai lầm thì phải sửa chữa, mà trách nhiệm đầu tiên là thuộc về những người có cương vị cao trong giới sử học (trong đó ông Phan Huy Lê có trách nhiệm rất lớn vì ông đã là đồng tác giả  của những quyển sách quảng bá những sai lầm ấy, thậm chí, còn tham gia vào một vụ bịa đặt cứ liệu lịch sử). Tiếp theo, các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy  lịch sử, các cán bộ quản lý ngành giáo dục rồi đến những người khác, ai cũng có trách nhiệm góp phần khôi phục sự thật lịch sử của nước nhà, tùy theo chức trách, cương vị của từng người mà thực hiện, nhưng ý thức trách nhiệm  thì ai cũng cần phải có. Cháu tôi là giáo viên dạy môn lịch sử cũng nhận thấy điều đó. Khi đọc các bài của tác giả Lê Mạnh Chiến, cháu cảm thấy xấu hổ vì nghĩ rằng mình dốt quá, và khi đã biết điều sai thì cũng chẳng làm được gì vì quá “thấp cổ bé họng”, lên tiếng cũng chẳng ai nghe mà còn mang vạ vào thân. Ông Lê Mạnh Chiến chẳng hạn, không phải là nhà sử học, không ai bắt ông ấy phải nghiên cứu lịch sử, nhưng vì quan tâm đến lịch sử dân tộc và  biết thực lực của mình nên ông đã thẳng thắn vạch rõ những sai lầm của giới sử học. Việc làm của ông ấy cũng là do trách nhiệm công dân thôi thúc. Liệu các GS sử học và nhà nước có lên án ông ấy về tội nhảy vào địa hạt lịch sử hay không?
     Trước năm 2009, chưa ai thấy tác giả Lê Mạnh Chiến quy trách nhiệm cho bất cứ người nào về những sai lầm mà ông đã vạch ra, lại càng không  có chuyện thách đố giới sử học đủ điều như ông GS họ Phan đã viết. Như thế thì báo chí khuôn phép ở ta mới đăng bài của ông ấy rất nhièu lần chứ. Chỉ từ sau khi GS Phan dùng “tà thuật” (tôi cũng thích dùng từ của tác giả này vì nó đúng quá) để đánh lừa độc giả và cướp đoạt thành quả của mình  thì tác giả Lê Mạnh Chiến mới chính thức lên án ông GS này, như độc giả đã biết. Và sự lên án đó đã được hưởng ứng, bởi vì GS Phan là người có trách nhiệm lớn trong việc sửa chữa các sai lầm ấy, nhưng ông đã không thực hiện trách nhiệm của mình, lại còn tìm cách đánh lừa độc giả.
       Một điều trớ trêu là, ở điểm thứ nhất trong bài Đôi điều cần trả lời, tác giả (PHL) cho rằng, ông Lê Mạnh Chiến coi GS Phan Huy Lê là “người đứng đầu giới sử học mấy chục năm nay” là có dụng ý xấu, nhưng đến điểm thứ ba này  thì ông GS họ Phan  lại coi việc lên án tội gian dối của ông ta bằng những  từ ngữ “bịa đặt”, “xuyên tạc”, “tà thuật”, “đánh lừa độc giả”... là “phê phán, thách đố cả giới sử học đủ điều”. Ở đây, GS Phan lại coi mình chính là giới sử học. Thật là “tiền hậu bất nhất”.
      Về vụ bịa đặt cứ liệu lịch sử trong sách Lịch sử Hà Tĩnh, đương nhiên là trong cả nhóm tác giả, ai cũng phải chịu trách nhiệm. Nếu xử sự một cách đàng hoàng thì ông Phan nên thay mặt cả nhóm thừa nhận trách nhiệm về sự việc đáng hổ thẹn ấy. Nhưng ông đã không làm được như thế, mà lại nói rằng chỗ ấy “không phải do tôi viết”. Chẳng lẽ ông viết trang nào thì chỉ biết trang ấy thôi ư? Viết sách thì hơi lâu nhưng đọc quyển sách 500 trang thì chăng tốn mấy công sức. Nếu ông không đọc hết quyển sách để góp ý với các đồng nghiệp khác thì ông chỉ là người viết để đếm chữ từng trang mà lấy tiền chăng?. Nếu  ông đã đọc hết quyển sách thì ông có phản đối việc bịa đặt cứ liệu ở đó hay không? Lẽ nào, cứ thu nhận thật  nhiều người vào nhóm lừa dối thì tội lừa dối của mỗi người chỉ còn là một khuyết điểm bé tí tẹo chăng? Tập hợp thành một nhóm để lừa dối thì cái tội ấy phải nhân lên chứ không thể chia nhỏ ra.
       GS Phan Huy Lê còn viết:
Giới sử học, trong đó có tôi, không muốn tranh luận với ông trên các báo chí không chuyên môn nhưng không hề né tránh vấn đề khoa học ông đã nêu lên trước công luận. Cụ thể là  ngày 8 và9 .11.2008, viện sử học và Đại học Vinh đã phối hợp tổ chức một cuộc Hội thảo khoa học mang tiêu đề “Mai Thúc Loan và cuộ khởi nghĩa Hoan châu” tại thành phố Vinh...
     Vâng, GS Phan Huy Lê  “không muốn tranh luận trên các báo chí không chuyên môn” thì ông cứ tranh luận trên các tạp chí ”Nghiên cứu Lịch sử” hoặc “Xưa & Nay”, như ông đã đăng bài “phản biện”  kia cũng được cơ mà. Hẳn là ông phải chuẩn bị trong  gần 6 năm để tổ chức  cuộc hội thảo nhằm gây thanh thế cho việc “phản biện” sau này. Nhưng thành quả của Hội thảo không bác bỏ được bất  cứ điều gì trong các luận cứ của tác giả Lê Mạnh Chiến, lại càng không dám đụng đến những cứ liệu luichj sử mà t ác giả này đã  tìm thấy từ các bộ sách lịch sử cơ bản nhất như  Hâu Hán thư, Tư trị thông giám, trong đó  cho biết cách bố trí các trạm ngựa khá dày đặc để vận chuyển quả vải từ Lĩnh Nam về kinh đô nhà Hán, chứng tỏ rằng không hề có cảnh những đoàn dân phu lũ lượt gánh quả vải tười đi bộ hàng vạn dặm.
 Tiếp theo, GS  Phan chép lại một đoạn dài trong bài “phản biện” giả vờ trước đây, với một mớ lỹ lẽ rối rắm về “nạn cống vải” nhằm gây nhiễu đối với những độc giả yếu bóng vía, nhưng không dám phản bác lời tố cáo trong bài Đôi điều về “nạn cống vải”
        Dường như cuộc Hội thảo  này đã giúp GS Phan Huy Lê thêm phấn chấn và dũng cảm để vài tháng sạu đó thực hiện cuộc “phản bác” giả vờ và nhận vơ thành quả của tác giả Lê Mạnh Chiến, rồi công bố trên tạp chí chuyên môn Nghiên cứu lịch sử và trên báo điện tử Diễn đàn (không phải là tạp chí chuyên môn) của người Việt tại Pháp. Chúng tôi chưa cần biết  ông Phan Huy Lê đã làm gì trong Hội thảo ấy, chỉ biết rằng cuộc “phản biện “ của ông (mà tác giả Lê Mạnh Chiến lên án) đã diễn ra sau Hội thảo ấy ba tháng. Hẳn là ông đã triệt để vận dụng “thành quả” của Hội thảo ấy.
       
4.     Về điểm thứ tư:  vấn đêf đạo đức
.   Có thể coi đây là phần kết luận của toàn bài Đôi điều cần trả lời, trong đó, GS Phan Huy Lê có lời răn dạy:  ”...còn trong nghiên cứu và tranh luận, không nên vội vàng tự khẳng định mình rồi ồn ào thách thức, phê phán mọi người, đòi hỏi phải công nhận thành tựu của mình. Đó là động cơ và thái độ xa lạ với lao động khoa học chân chính và phẩm chất của nhà khoa học thực sự”.
      Vâng, dùng một số từ ngữ để chỉ đúng tội trạng cần tố cáo thì bị quy kết là có “động cơ và thái độ xa lạ với lao động khoa học chân chính và phẩm chất của nhà khoa học thực sự”. Thế còn tội xuyên tạc lý lẽ của người khác, đánh lừa độc giả để giành phần thắng về mình rồi cướp thành quả nghiên cứu của người ta thì nên gọi là gì nhỉ??
    IV. Kết luận
        Chúng tôi đã nêu hết tất cả bốn điểm trong bài  Đôi điều cần trả lời mà ông Phan Huy viết để  làm sáng tỏ đúng sai, phải trái trước công luận . Ở đây, người đọc chỉ thấy ông biện bạch cho mình và kể tội đối thủ chứ không trả lời điều gì cả. Đòi hỏi quan trọng và duy nhất ở đây là vạch ró sự sai trái hoặc thừa nhận sự đúng đắn  của lời tố cáo trong bài Đôi điều về “nạn cống vải”, thì bị ông  né tránh. Đã thế, mọi lời biện bạch và kể tội đối phương đều gượng ép và trái ngược với thực tế.. Đó là một bài văn lạc đề có chủ đich nên rất  có vẻ hài hước. Phải chăng, vì thế nên nó đã được đăng ở  trang Văn nghệ của báo ĐBND, trong khi bài của tác giả Lê Mạnh Chiến thì được đăng  ở trang Văn hóa – Giáo dục   Tác giả của nó (ông Phan Huy Lê), sau khi vận dụng mánh võ “phản biện” giả vờ rồi tuyên bố rằng, lý lẽ của ông Lê Mạnh Chiến là “không có cơ sở khoa học”, thì  nay không phô trương mánh võ ấy nữa nhưng  vẫn nhắc lại những lý lẽ mập mờ bùng nhùng cũ rích của ông ta  về “nạn cống vải”. Ông chủ tịch Hôi Khoa học Lịch sử  đã cuốn cờ trên trận địa sử học, nay  chuyển sang biện bạch cho mình và phê phán đối thủ trên lĩnh vực đạo đức. Tiếc thay, đây lại là  nơi mà ông đang mắc một món nợ quá lớn.   Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, GS Phan Huy Lê đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về phẩm chất của ông, khẳng định thêm tính xác thực của lời tố cáo trong bài Đôi điều về “nạn cống vải”.
       Độc giả có thể kiểm chứng những luận cứ trong bài này bắng cách đọc lại bài Đôi điều về “nạn cống vải” của tác giả Lê Mạnh Chiến tại website:
và đọc cả bài  Đôi điều cần trả lởi  của GS Phan Huy Lê tại website
V.Vài lời nói thêm
     Ở đầu bài Đôi điềucần trả lời , ông Phan Huy Lê có ý nhắc nhủ rằng, việc thảo luận những vấn đề như “nạn cống vải” là thuộc lĩnh vực chuyên môn khá sâu, cần được trao đổi trên các tạp chí chuyên môn, cho nên báo Đại biểu Nhân dân mà đăng bài Đôi điều về “nạn cống vải”  là làm một việc không thích hợp. Vì vậy, chúng tôi gửi bài trên đây đến tạp chí Nghiên cứu lịch sử và tạp chí Xưa & Nay, những “tạp chí   chuyên môn” về sử học. Ngoài việc gửi bằng Email, chúng tôi còn gửi bằng thư bảo đảm, trong đó có yêu cầu frả lời qua Email về việc bài có được sử dụng hay không, nếu không được sử dụng thì xin cho biết lý do để khắc phục. Tuy nhiên, cả hai tạp chí đều không trả lời. Như vậy, gần như có nghĩa là bài của chúng tôi sẽ không thể đăng được trên mặt báo, mặc dầu họ không nêu lý do. Rõ ràng, đó không phải là cách xử sự của những người nắm được lẽ phải..
    

      Gần đây, blog  Phạm viết Đào có đăng bài  CÓ ĐÚNG KHỞI NGHĨA CỦA MAI THÚC LOAN NỔ RA NĂM 713 NHƯ PHÁT HIỆN CỦA GS PHAN HUY LÊ ?

      Qua bài ấy, chúng tôi được biết rõ thêm về mục đích và “thành công rực rỡ” của cuộc Hội thảo “Mai Thúc Loan và Khởi nghĩa Hoan Châu” diễn ra tại Nghệ An ngày 8 .11.2008. Có thể tóm lược như sau.
      Hội thảo này nhằm hai mục đích gắn bó mật thiết với nhau.
       Mục đích đầu tiên là nhằm khẳng định “phát hiện mới” của GS Phan Huy Lê và phe nhóm của ông ta trong việc “sửa chữa nhầm lẫn qua nhièu thế kỷ” của các bộ quốc sử khi viết về cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Điều đó sẽ nâng cao tầm vóc và ụy tín của “sử gia” Phan Huy Lê cùng những người phò tá ông ta. Việc này được thực hiện một cách trịnh trọng và tốn kém, với khá nhiều tham luận và không ít “cứ liệu lịch sử”. Khi đã đạt được mục đích nảy thì dùng “uy tín” của nó, dùng “sức nặng” của nó để thực hiện mục đích thứ hai là phê phán, bác bỏ luận cứ của tác giả Lê Mạnh Chiến về việc ông này đã bác bỏ câu chuyện hoang đường về “nạn cống vải” (trong đó, hàng ngàn dân phu lũ lượt gánh quả vải tươi đi bộ từ Nghệ An đến kinh đô Tràng An cách xa 6000km). Việc này thì phải cần đến tài đánh tráo của ông Phan Huy Lê kèm theo  vầng  hào quang của “phát hiện mới’,  vì nếu thảo luận được thì không phải nín nhịn  đén gần 6 năm (từ đầu năm 2003 đến cuối năm 2008).

        Kết quả của Hội thảo này thì quý vị độc giả đã thấy rồi đó. Việc bác bỏ luận cứ của tác giả Lê Mạnh Chiến thì đã thất bại rõ ràng qua lời biện bạch của GS Phan Huy Lê. Còn “phát hiẹn mới” của ông ta  thì chỉ là trò ngụy biện vụng về  mà bài CÓ ĐÚNG KHỞI NGHĨA CỦA MAI THÚC LOAN NỔ RA NĂM 713 NHƯ PHÁT HIỆN CỦA GS PHAN HUY LÊ ?  đã phân tích khá rõ, không thể chối cãi được nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét