Tướng đi đêm
Trần
Nhu.
Tặng
bà Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
N
|
gày 19 tháng 5, trong khi mọi người đang uống rượu
sâm-banh ở dinh Chủ tịch mừng sinh nhật bác Hồ, thì ở nhà riêng, Lê Đức Thọ gọi
điện thoại cho em ruột của y là Mai Chí, Đại tướng ngành Công an, bộ trưởng Bộ
Nội Vụ, yêu cầu hắn liên lạc với tướng Võ Nguyên Giáp, về việc chuẩn bị đi sứ
sang nước Tầu.
Trong khi Giáp đang điên đầu về cái chết
của hai viên Đại tướng là Lê Trọng Tấn, và Hoàng Văn Thái, cùng với việc mật vụ
của anh em Thọ bắt bớ hàng loạt các sĩ quan cao cấp trong Bộ Quốc Phòng, Bộ
Tổng Tham Mưu. Tinh thần tướng Giáp xuống thấp một cách tệ hại. Mấy đêm qua ông
không ngủ. Ông lấy thuốc an thần uống một liều cực nặng "ba viên"
định vào giường nghỉ, thì lại có tiếng chuông điện thoại reo rát tai. Ông cầm
ống nghẹ Đầu bên kia, vẫn giọng nói quen thuộc. Mặc dù biết nó đấy! Ông vẫn
hỏi:
- Ai? Xin cho biết quý danh?
Đầu bên kia:
- A lộ.. Kính chào Đại tướng, tôi Mai Chí
Thọ đây.
- À! Ra ông Bộ trưởng.
- Đại tướng khỏe chứ?
- Vẫn thường thôi.
- Tôi có việc cần muốn thảo luận với Đại
tướng.
- Có việc gì, xin ông cứ nói thẳng?
- Vâng, thưa Đại tướng: theo yêu cầu của Bộ
Chính Trị, muốn Đại tướng qua thăm hữu nghị Bắc Kinh, nhân dịp họ tổ chức Thế
Vận Hội Á Châu.
- Ồ! Xin lỗi ngài Bộ trưởng. Tôi hiểu rồi.
Xin ông thứ lỗi cho. Tôi không thể đi đâu trong lúc này. Nhưng tôi muốn biết
đây là ý kiến của Bộ Chính Trị, hay của ông Lê Đức Thọ?
Mai Chí, dịu giọng xuống:
- Thưa Đại tướng, đây là vấn đề chung của
Đảng.
- Nhưng tôi muốn biết ai đề xuất ra sáng
kiến này? Đầu bên kia:
- Dĩ nhiên ông Thọ.
Giọng bực dọc, Giáp nói:
-
Liệu có điều gì xảo trá trong đề nghị đó không?
Mai Chí phân bua:
- Thưa Đại tướng, tôi không nghĩ như vậy.
Đó là sáng kiến xây dựng.
Giáp chua cay:
- Tất cả sáng kiến của ông Thọ đều hay.
Những gì ông ta làm từ trước đến nay đều tốt. Tôi thành thật khen ngợi ông Thọ.
Tôi không có sáng kiến về ngoại giao. Nhưng tôi không thể tuân lệnh ông ta
trong việc đi Bắc Kinh. Tôi nghĩ, việc quan hệ với họ lúc này không thuận lợi,
không đẹp và không quan trọng.
- Thưa Đại tướng! Quan hệ với Bắc Kinh thời
điểm này có một tầm quan trọng thiết yếu hơn với các quốc gia khác. Và Đại
tướng nên hiểu rằng trước sau ông Thọ và tôi đều một lòng vì đảng, vì dân. Tôi
tin ông Thọ cũng như tôi, không có động cơ nào khác, ngoài việc phục vụ quyền
lợi chung của Đảng. Nỗi lo lắng duy nhất của ông ấy là sự tồn tại của chế độ.
Giáp cũng xuống giọng:
- Người Tầu đâu có ưa gì tôi. Nên quan hệ
với họ rất khó khăn. Họ còn cay cú về cuộc chiến tranh ở Căm-Bốt, và cuộc xung
đột với ta, ở biên giới mấy năm trước.
Mai Chí:
-
Tôi nghĩ, dĩ vãng và hiện tại luôn luôn khác nhau, nó phải biến chuyển theo con
đường của nó, theo đà của nó đến các mục tiêu, trên nguyên tắc mở đường cho
việc bình thường quan hệ ngoại giao giữa hai đảng trước kia căng thẳng. Và nhân
đây tôi cũng cho Đại tướng biết: ông Thọ vừa đi Moscow về nói cho tôi hay. Nội
bộ Điện Kremlin có thay đổi khi Gorbachev lên nắm quyền. Tay này giọng điệu y
hệt Khruchev, cũng điên cuồng chống Stalin. Và có vẻ nguy hiểm hơn nhiều trong
quan hệ đối ngoại, và đối nội. Nên việc gây dựng ý nghĩa quyền lợi chung giữa
ta và Trung Quốc có thể lập lại quan hệ thân hữu càng sớm càng tốt, càng có
lợi. Tôi mong Đại tướng chia xẻ nhận định này, trách nhiệm đặt lên vai Đại
tướng rất lớn, trách nhiệm trước Đảng, trách nhiệm trước lịch sử. Vậy một cử
chỉ hòa giải trong chuyến đi của Đại tướng là một bước ngoặt có ý nghĩa...
- Tôi đã nghỉ hưu. Tôi không đại diện cho
Đảng, Chính Phủ, Quân đội cũng không. Tôi không hiểu sao tôi phải đi Bắc Kinh?
Tôi không thể... Tôi không muốn. Giáp nói chậm.
- Ông Thọ và Bộ Chính Trị đều biết khó
khăn... Nhưng Đảng không cần gì khác, ngoài sự có mặt của Đại Tướng trong Đoàn
Thể Dục Thể Thao của ta đi dự Thế Vận Hội Á Châu.
- Thế thì cần gì đến tôi. Giáp nói.
Mai Chí: - Không, theo ông Thọ cho biết;
nhân dịp này Đại tướng có thể gặp gỡ một số yếu nhân trong Chính trị Bộ Trung
Quốc. Chuyến đi này rất quan trọng. Đảng khẩn thiết yêu cầu Đại tướng đị.
-Cụ thể về vấn đề gì? Giáp hỏi. - Đề nghị hợp
tác... bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Tôi thấy rất gay go.
Mai Chí: - Họ đã nhắn tin... và chìa tay...
Ông Thọ đã bắt được tín hiệu... rất tốt đối với tình thế hiện nay, hơn nữa nó
cũng nằm trong lĩnh vực quan tâm hàng đầu của Đảng.
Võ Nguyên Giáp: - Tôi là tướng! Khó nói
chuyện với họ về những vấn đề tế nhị như thế. Nhưng tôi biết một người có thể
làm được. Ông ta thừa uy tín, có khả năng. Đó là Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Mai
Chí sỗ sàng: - Vô tích sự! Ông ta mù lòa, đui điếc, nói năng lẩm cẩm quá đáng
rồi, để ông ấy đi, ông ấy sẽ bán cả nước.
- Vậy thì, ông Đỗ Mười, là hợp lý nhất.
- Lại càng tệ hơn. Không thể được, hắn điên
nặng, ai chẳng biết.
Vẻ khó chịu, thay đổi hẳn thái độ. Mai Chí
nói xẵng giọng như ra lệnh: - Đại tướng phải đi. Tôi nói vắn tắt, thẳng thừng
như vậy đó. Ông Thọ bảo thế. Hắn nhấn mạnh.
- Tôi cũng cho ông và ông Thọ biết. Tôi
không đi đâu cả.
Mai Chí phớt tỉnh hỏi lại: - Đại tướng có
muốn trực tiếp gặp ông Thọ không? Và có yêu cầu giúp đỡ gì trong chuyến đi Bắc
Kinh sắp tới không?
- Đã nói, tôi không đi.
Mai Chí: - Xin ngài lưu ý. Đây là chỉ thị
của ông Thọ. Không có viện dẫn lý do gì hết. Việc đã sắp xếp như vậy rồi.
Ý muốn sắt đá của Thọ được áp dụng trên tất
cả bình diện cả về đời sống tư riêng của các ủy viên trung ương Đảng! Và độc
quyền đàn áp chính trị là một phương thức để giữ quyền hành và duy trì trật tự
trong Đảng. Về phương diện đặc biệt này, Thọ khác... chỉ ở mức độ nào đó thôi
chớ không phải tuyệt đối.
Võ Nguyên Giáp, hiểu lệnh của Thọ, tức là
luật, nếu từ chối y sẽ lãnh đủ... Giáp bị kẹt và hết cách thoát, y ấp úng. Sự
tự tín của y đã tan biến đi đâu mất rất nhanh và giọng nói của y tự nhiên thiếu
hẳn âm thanh quyết liệt:
- Anh nói với ông Thọ. Tôi cần thời gian
suy nghĩ. Tôi chưa thể đi.
- Nếu vậy thì Đại tướng cần phải gặp ngay
ông Thọ.
- Thôi được, để tôi sẽ gặp ngay ông ấy, nói
chuyện.
- Tôi đề nghị, thứ ba tuần tới, Đại tướng
gặp ông Thọ, ở Trụ sở Đảng số 4 Nguyễn Đức Cảnh.
- Tôi không muốn đến Trụ sở Đảng
- Thế ở đâu? Mai hỏi.
- Nếu ông Thọ, vui lòng đến nhà tôi, hoặc
tôi thân hành đến nhà ông ấy cũng được.
- Tôi sẽ làm theo lời yêu cầu của ngài, nói
lại việc này với ông Thọ. Giáp chưa biết có nên nói gì thêm, thì đầu bên kia
gác máy.
Trước khi tướng Giáp ra xe đi đến nhà Thọ, cả
nhà như giữ một sự im lặng dày đặc. Vợ ông bà Bích Hà, cuối cùng thốt lên lời
cảnh cáo, là phải hết sức cẩn thận khi nói chuyện với Thọ. Và nhớ đừng có nhận
lời đi Bắc Kinh, nó sẽ làm nhục ông đấy.
- Bà yên tâm đi. Ông nói:
- Tôi sẽ không đi đâu hết. Tôi sẽ...
- Thì tôi bảo ông phải cẩn trọng, mà bao
nhiêu lần nó làm nhục ông rồi! Nhưng những cái nhục đó cũng không đáng kể đâu.
- Thì cái nhục gì đáng kể, bà nói tôi nghe
? - Không những nhục mà còn là tội tầy đình. - Tội gì ? - Tôi hỏi ông, việc để
mất Hoàng Sa, Trường Sa không phải trách nhiệm của ông sao ?
- Không. - Thế ông làm tướng để làm gì ? Và
còn những ai trách nhiệm nữa ?
...
- Đồ ngu, tôi muốn ỉa vào mặt nó, nợ thì
trả, còn đất đai sông núi tổ tiên ta đổ xương máu ra để bảo vệ, gìn giữ. Không
một cá nhân nào, một tập đoàn đảng phái nào có quyền sang nhượng cho nước
ngoài.
Sử ghi: "Năm 1470, tình hình biên giới
Tầu-Việt có phần căng thẳng. Vua Lê thánh Tông cho hội quân ở Lục Đầu Giang để
biểu dương sức mạnh quân sự. Vua tuyên bố đanh thép: Thiên Nam vạn cổ hà sơn
tại. (Trời Nam ngàn năm núi sông vẫn còn) Và đến năm 1473, trong lời dụ quan
Thái Bảo Kiểm Dương với Lê Cảnh Huy được cử tiếp sứ Tầu. Vua còn tỏ ra cương
quyết hơn nữa: "Các ngươi nên nhớ rằng, một thước núi, một tấc sông của
ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ. Ngươi phải cương quyết tranh biện. Chớ có cho giặc
lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc, trình bày rõ
điều hơn lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước sông, một tấc đất của Thái tổ làm
mồi cho giặc thì phải tru di.
" Đó là sử Việt, sử Tầu. Ngày xưa cũng
ghi. Mạo Đốn cướp chính quyền, tự lập nước Đông Hồ ở phía đông, nước Nguyệt Thị
ở phía tây Hung Nô đều tương đối lớn mạnh, vua Đông Hồ sau khi nghe Mạo Đốn
giết cha tự lập, đã cử sứ giả nói với Mạo Đốn: muốn được ngựa Thiên lý của Đầu
Mán. Mạo Đốn và quần thần họp nhau thương nghị việc này. Các quần thần nói:
"Thiên lý mã là ngựa quý của Hung Nô, không thể chọ" Trái ngược lại,
Mao Đốn nói: "Vì cớ gì lại yêu một con ngựa hơn một nước láng giềng
?" Thế rồi liền đem Thiên lý mã biếu cho vua Đông Hồ. Vua Đông Hồ cho rằng
Mạo Đốn sợ sệt Đông Hồ.
Không lâu lại gửi sứ giả tới nói với Mạo
Đốn, muốn được người vợ yêu của Mạo Đốn là nàng Át Thị. Mạo Đốn lại triệu tập
quần thần tới thương nghị. Các quần thần đều phẫn nộ, bực tức vô cùng nói:
"Đông Hồ vô đạo, ngông cuồng muốn cướp vợ yêu của Đan Vu tạ Xin cho được
tấn công đánh nước chúng." Mạo Đốn lại nói: "Vì cớ gì mà lại yêu một
người đàn bà hơn một nước láng giềng." Nói xong liền đem Át Thị dâng lên
cho vua Đông Hồ. Vua Đông Hồ càng thêm kiêu ngạo, cảm thấy Hung Nô nhu nhược
đáng khinh. Do đó, không ngừng xâm phạm ở phía tây. Lúc đó, giữa Đông Hồ và
Hung Nô có một "mảnh đất bỏ hoang" ước khoảng hơn một ngàn dặm, cả
hai bên đều không có sự quản lý thực tế. Vua Đông Hồ lại sai sứ giả đến nói với
Mạo Đốn: "Mảnh đất bỏ hoang này, Hung Nô các người cũng chẳng có năng lực
khống chế, ta muốn chiếm giữ nó."
Mạo
Đốn lại trưng cầu ý kiến quần thần. Có người chủ trương không cho. Có người cho
rằng: "Mảnh đất bỏ hoang đó bỏ đi chẳng có tác dụng gì, cho Đông Hồ cũng
được." Mạo Đốn bỗng nhiên vô cùng bực tức nói: " Ngựa quý có thể cho,
gái đẹp có thể dâng. Còn đất đai là nền tảng của quốc gia, sao lại có thể cho
nước khác được ?" Tức thì đem toàn bộ số đại thần cho rằng nên biếu
"mảnh đất bỏ đi" cho Đông Hồ, lôi ra chém đầu hết. Ông thấy chưa ?
Chuyện "mảnh đất bỏ đi" đâu khác việc dâng đảo Hoàng Sa, Trường Sa
chúng nó đều đáng đem chém hết.
Người Tầu đâu chỉ muốn một vài hòn đảo. Họ
muốn cả nước ta.
- Xin bà nói nhỏ, đủ nghe thôi. Nguy hiểm
quá.
- Chúng mày làm cách mạng mà không chịu xem
sử. Cả ông nữa. Tôi kể cho mà nghe: Ngày xưa sử Tầu có ghi,
- Thôi! Tôi mệt muốn chết, trong mấy đêm
qua tôi không ngủ. Nói thế là đủ rồi.
Một
sự căng thẳng dâng lên trong lòng bà. Lại càng căng thẳng hơn nữa, khi xe ông
rời nhà. Lúc ấy là vào khoảng 10 giờ sáng thứ ba. Có thể hơn thế một chút.
Chiếc xe hơi ZIS đạn bắn không thủng của Liên Xô chế tạo đã đưa tướng Giáp đến
nhà Thọ. Trong khi đó vợ ông nằm soài giữa giường. Hơi thở đứt quãng, nói một
mình: "Tôi không thể sống nổi nữa rồi. Mất mặt quá! Không chịu được."
Nhưng bà tự tử, các con sống thế nào? Tình
trạng sức khỏe không đến nỗi. Điều đau đớn nhất cho bà là cảm thấy nhục nhã và
mất mặt! Mà tự tử thì chẳng hay ho gì. Ưu tư đến suốt ngày hôm ấy bà cứ nằm
riết trên giường. Đương nhiên là chờ ông về.
Có
tiếng động cơ xe hơi ở đằng sau nhà. Thọ bảo tên cận vệ:
- Có tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm tao.
Lập tức cửa được mở ra bởi một vệ sĩ, có
đôi mắt cú vọ, và đôi lông mày của một tên giết mướn. Thọ đứng đón Giáp ở ngoài
bao lơn. Giáp cười, nhưng cái cười gượng gạo, cười không có nội dung, không có
phương hướng. Cái cười vớ vẩn, phó mặc số phận. Sắc mặt âm thầm ủ dột cùng với
nỗi căm giận sâu kín. Thọ cũng cười, cái cười nham hiểm chết người. Hắn chìa
tay ra:
- Hân hạnh, rất hân hạnh được Đại tướng chiếu
cố đến nhà thăm tôi.
Tướng Giáp ngắt lời:
- Tôi đến đây với danh nghĩa cá nhân, trái
với những gì ông có thể nghĩ. Bởi tôi đã hồi hưu không còn chút quyền gì trong
Đảng, cũng không có ai ủy nhiệm.
Vẫn cái tật, chỉ tay lên trán, nụ cười nửa
miệng, Thọ nói:
- Thì ta hãy ngồi với nhau nói chuyện đã
nào, mà bà nhà và Đại tướng vui khỏe chứ?
- Không được vui lắm. Thưa ông Thọ. Nhất là
đối với ông, Vợ con tôi đã bị đe dọa rồi đấy.
- Không. Tôi không nghĩ thế. Thọ nói.
Giáp cắt ngang: - Thì thằng Võ Điện Biên nhà
tôi (1), học ở Đông Đức, cứ bị sứ quán gọi lên hỏi hoài! Còn con Võ Thị Hòa
Bình học ở Ba Lan cũng bị mật vụ hỏi thăm thường xuyên, là thế nào?
- Ông hiểu nhầm rồi. Thọ nói: - Cuộc điều
tra do Tòa Đại Sứ của ta ở Đông Đức, với các sinh viên du học là chuyện bình
thường. Luật pháp có trừ ai đâu. Ông không thấy cả con gái của Tổng Bí Thư Lê
Duẩn, cũng phải chịu kỷ luật đó sao? Người nào việc ấy, nhiệm vụ của họ mà! Nếu
như cháu không có chi sai phạm, mà tôi nghe các anh bên đó báo cáo. Thằng Võ
Điện Biên con ông học rất khá, nó giữ kỷ luật tốt, không sai phạm gì ráo. Chắc
là không xảy ra chuyện gì đâu. Là tôi hy vọng thế. Ông cứ yên tâm đi. Còn cháu
Võ Thị Hòa Bình học ở Ba Lan, hiện nay thì cháu chỉ bị canh chừng thôi. Chứng
cớ là họ đã theo dõi bắt được quả tang nó buôn lậu vàng và dollars. Ngày kia
hay ngày mốt thì ông bà sẽ đón cháu ở phi trường Nội Bài. Nhưng nếu ông bà
không làm gì thì chúng sẽ được về nhà. Sự im lặng của ông bà là cách tốt nhất
bảo vệ cho cháu. Và nhân đây tôi cũng nói để ông biết luôn. Con gái lớn của ông
Võ Thị Hồng Anh, học ở Nga, nó học thì rất khá đấy. Nhưng hồ sơ cũng không được
ngon lành lắm đâu "liên lạc với người phương Tây". Những chữ này quá
độc. Có thể là CIA..
Một
vài phút căng thẳng im lặng trôi qua.
Thọ nói tiếp: - Tôi có thể bỏ qua tất cả
những chuyện đó, nếu...
Tôi sẽ bảo họ trông nom các con ông một
cách an toàn, trừ ra có việc gì mà tôi "không được biết", "câu
này cực nguy hiểm" lỡ chúng nó giết rồi mới báo cáo thì sao? Nghĩa là tiền
trảm hậu tấu. Cái cảm giác không rõ ràng, không chắc chắn là điều đáng sợ nhất
với tình trạng của các con ông hiện giờ..." Còn với ông không dính dáng tí
gì vào chuyện con ông sai phạm, thanh danh của ông ở trên mọi sự hiểu lầm.
Nhưng vì một lẽ hoàn cảnh rất rõ ràng, mà các đồng chí ở nước ngoài phải lập hồ
sợ Đó là chuyện tối thiểu phải làm, rõ ràng là như thế. Tôi rất tiếc... Hắn nói
như thầy giáo dậy toán cho học trò lười thâm căn cố đế.
Trong khi Thọ nói, Giáp lo sợ con gái lớn
của ông có thể bị bắt cóc, thủ tiêu trên đất Nga bất cứ lúc nào. Mà chẳng phải
sự lo xa của tướng Giáp là quá đáng đâu.
Khi Thọ nhắc tới con gái Lê Duẩn, là Lê Vũ
Anh, đã chết thảm thương. Chuyện này Giáp biết, mà có gì đâu. Chỉ vì Lê Vũ Anh
lấy viện sĩ hàn lâm khoa học Maslov Liên Xộ Lê Vũ Anh đã bị chính Lê Đức Thọ
cho tay chân của y ở Mạc Tư Khoa thủ tiêu, mặc dù Lê Vũ Anh lúc đó đã có ba con
với Maslov. Chuyện này, Lê Đức Thọ có đặt điều kiện với Lê Duẩn: Một là tiếp
tục ngôi ghế Tổng Bí Thự Hai là về hưu non để con gái được sống. Lê Duẩn đã ưng
thuận điều kiện thứ nhất, nghĩa là thà để mất con, chứ không để mất chức Tổng
Bí Thự.
Cũng nên nhớ rằng ở cái thời đại Bréjnev -
Lê Duẩn, "quan hệ anh em" giữa các nước cùng mang họ Mác-Lê, như Liên
Xô, Trung Quốc, Albanie, VN, Bắc Hàn, không được phép lấy nhau. Những cuộc hôn
nhân hỗn hợp bị nghiêm cấm tuyệt đối. Mặc dù luật pháp các nước không có ghi
thành văn bản, chỉ có sự trao đổi bằng mồm giữa các lãnh tụ. Nhưng nó đã trở
thành luật, một thứ luật quái gở. Chính con gái Tổng Bí Thư chết vì thứ luật đó
và còn biết bao thảm kịch không tên đã xảy ra đối với các du học sinh khác nữa
chứ.
Những chuyện này Giáp hiểu rất rõ. Và ông
càng lo cho con gái ông trên đất Ngạ Chưa hết, lại còn đứa con gái út đang học
ở Ba Lan bị quy kết tội buôn lậu. Ông hình dung thấy nó đang đứng sau những
song sắt nhà tù. Mặt ông bỗng chốc nặng trĩu oán hờn, cam chịu. Phải nuốt những
viên thuốc và thấy quả thật là quá đắng. Giọng uất hận, ông nói:
- Tôi thấy chẳng có một bằng chứng nào về
con tôi có liên lạc với người phương Tây và đứa khác thì buôn lậu cả. Nhưng tôi
biết chắc trong cả hai vụ này, chúng đều có một cái âm mưu gì xấu ngầm trong
đó.
Thọ lại cười, nụ cười cá sấu: - Bên tòa Đại
Sứ, họ có gửi cho tôi bản "thú tội" của chính tay các cháu viết. Ông
nghĩ sao?
- Cái đó, đối với bọn mật vụ có khó khăn
gì? Nên bằng chứng nào của ông dẫn ra, tôi cũng không tin. Tôi biết các con tôi
trong trắng, vô tội.
Giáp nói: - Nhưng đây lại là sự thật. Một
trăm phần trăm.
Thọ vừa nói tay vừa rút ngăn kéo bàn lấy ra
một bản tự thú của Võ Thị Hòa Bình, chìa về phía trước mặt Giáp:
- Ông coi đây này, rõ ràng tôi đã nói với
ông. Giáp giả bộ không hiểu thế là nghĩa lý gì! Có thể thấy rõ ràng, ánh mắt
của người bị hạ nhục, chứa sự phẫn uất, hận thù, ông cúi mặt lặng thinh.
Lại một sự trớ trêu nữa. Ngay trong khi hai
người nói chuyện. Chuông điện thoại cứ réo.
- A lộ.. Ai đấy? Thọ hỏi.
- Thưa anh lớn, tôi Nguyễn Khiêm Đại Sứ ở
Moscow đây.
- Có việc gì gấp đấy anh Khiêm? - Thưa anh
lớn. Có một vài trường đại học Mỹ, họ mời Tiến Sĩ Vật Lý địa cầu Võ Thị Hồng
Anh qua Hoa Kỳ.
- Về việc gì? - Thưa anh chưa rõ. Vậy xin
anh cho chỉ thị...
- Tối nay tôi trao đổi lại với anh được
chứ?
- Dạ, dạ thưa anh được ạ.
- Tôi sẽ gọi lại. Thọ đặt máy xuống ngay.
Chuyện phone rất bình thường. Nhưng cái điều bất bình thường hơn là Giáp có mặt
ở đây ngay lúc này. Thật là quỷ mới biết được những phù phép trong bụng dạ hắn.
Ôi! Lại một sự ngẫu nhiên đầy bi kịch. Lại một sự trùng hợp nữa chăng? Không.
Tất cả đã được sắp xếp có chủ ý.
Nghe Thọ với Khiêm, nói chuyện về Võ Thị
Hồng Anh, Tướng Giáp ngồi như phỗng. Đôi mắt sếch lờ đờ bất động, như mắt lợn
luộc. Cái vụ này với vụ con gái út ở Ba Lan dường như hai đòn quá nặng, quá
hiểm giáng xuống cùng một lúc. Ông đã mất tinh thần, trong khi đó, đôi mắt mầu
lục của Thọ cắm phập vào mắt ông! Mỉa mai, ngạo nghễ, diễu cợt. Như thể nói
rằng - Mày có chịu nổi đòn phép của tao chưa? Và dường như muốn để cho Giáp
thấm nhuần bài học, Thọ bỏ lửng câu chuyện rắc rối ở đó... Hắn nói:
- Ông hiểu, tôi mời ông đến đây không vì
những chuyện riêng tư vụn vặt, mà muốn bàn với ông câu chuyện quốc sự trọng đại
kiạ Chắc thằng Mai Chí nhà tôi nó đã thưa với ông rồi. Nhưng tôi rất tiếc là
ông có ý định từ chối chuyện này.
- Thế ông có chuyện gì cần đến tôi nào?
Giáp hỏi. - Tôi muốn đề nghị ông cùng tham
gia phái đoàn của Đảng công du Bắc Kinh.
Giáp lắc đầu:
- Việc đó bây giờ hoàn toàn xa lạ đối với
tôi. Tôi đã nghỉ hưu mà.
Thọ cắt ngang: - Thực ra ông cũng như tôi -
Tuy rằng chính thức là đang nghỉ hưu đó - Nhưng không dừng được. Thế nào thỉnh
thoảng cũng phải làm một việc gì. Mà chúng ta không được quên rằng sự lựa chọn
của chúng ta trong công vụ không thể nào theo quy luật chung, cũng không có
thành vấn đề giữa người tại chức, và người đã hồi hưu, người "tốt" có
năng lực, có uy tín, chức vụ. - Tôi còn chức vụ gì đâu? Giáp nói.
- Thì ông đã từng đội ba cái mũ lớn: mũ thứ
nhất Đại tướng Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, mũ thứ nhì Đại tướng Tổng Quân Ủy, mũ
thứ ba Phó Thủ tướng Thứ Nhất, và...
- Chuyện đó xưa rồi. Tôi nghĩ rằng chưa có
lúc nào, tôi lại có ý nghĩ là mình sẽ hấp dẫn lôi cuốn, vào việc làm một sứ
thần. Nhất là đối với Bắc Kinh. Trong trường hợp này có vẻ hài hước hơn hết cả.
Những chuyện ông ép tôi làm như Chủ tịch Ủy Ban Sinh Đẻ Có Kế Hoạch trước kia,
nay lại là Sứ thần gần như ngoài giới hạn, ý nghĩ của tôi.
- Đại tướng sai rồi - Giọng Thọ lớn hơn -
Chuyện này có gì là hài hước đâu! Cũng không phải là chuyện vượt qua hàng rào
sắt của nhà binh. Ông không thể nói là ông chỉ làm một việc độc nhất trên đời
là đánh giặc. Ông phải nghĩ đến quyền lợi chung.
- Quyền lợi gì? Giáp hỏi.
Thọ: - Tôi đang nghĩ đến một sự móc nối lại
quan hệ giữa hai đảng Trung Quốc và ta. Chúng ta phải cải thiện tình thế, nếu
không sẽ bị mắc kẹt, nhân đây tôi cũng cho ông hay: tháng trước tôi đi Moscow
mười ngày, gặp Gorbachev hai lần. Ông ta đưa ra những đề nghị cải cách ngược
đời xa lạ với đường lối của Đảng từ xưa đến nay. Thật nguy hiểm không thể chấp
nhận được. - Những đề nghị gì? Có quan hệ đến Đảng ta, ông cho tôi hay?
- Gorbachev đề nghị một cuộc cải cách chính
trị sâu rộng trong quốc gia, một quốc gia hoàn toàn mới mẻ. Kiểu chế độ Tổng
Thống ở Mỹ. Đảng CS chỉ giữ sự lãnh đạo ý thức hệ, còn quyền điều hành quốc gia
thuộc về chính phủ. Ông ta đưa ra hai khẩu hiệu chiến lược: thứ nhất "Perestroika"
(tái sắp xếp), thứ hai "Glasnost" (cởi mở). Nếu "tái sắp
xếp", thật rùng rợn... còn Glasnost "cởi mở" đất rung chuyển...
Hiện ông ta đang vận động trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CS Liên Xô và cả
các lãnh tụ đảng ở Đông Âu nữa. Tôi lo ngại một sự bất trắc có thể xẩy ra, nguy
hại cho Đảng; trong đó có tôi và ông, nên chúng ta bằng mọi giá phải nối lại
quan hệ với Bắc Kinh. Tôi hiểu rằng khó khăn đấy. Vì họ còn căm giận ta vì
nhiều chuyện lắm, nhất là trận chiến hồi năm 79. Tất nhiên không có vấn đề là
những thù hằn, mâu thuẫn ấy cứ vĩnh viễn ở mãi một chỗ, trong một tình thế đổi
khác.
Thật ra trong lúc này và trong tương lai,
tôi chỉ nhìn thẳng vào khả năng: yêu cầu hợp tác giữa hai Đảng CSVN và Trung
Quốc, tiếp tục bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa và tập trung mọi nỗ lực vào
việc bảo vệ hai đảng. Nhưng tiếp tục một cách tuyệt đối bí mật. Trong khi đó ta
theo dõi các biến cố ở Nga Sô để kịp thời ứng đối.
Vì thế tôi đã chỉ thị cho Hồng Hà tham dự
vào cuộc hội kiến giữa đại diện hai đảng ở Tòa Đại Sứ của họ ở Công Gộ Cuộc gặp
gỡ diễn ra không đến nỗi tệ quá. Vì họ tỏ ra hòa giải với ta, hai bên đều nhất
trí về tình hình ở Nga. Và nhiệm vụ của hai Đảng, nghĩa là quan điểm gần như
giống nhau, trên phương diện đó tôi nghĩ là cần phải hợp tác với họ, càng sớm
càng tốt. Một lần nữa, vấn đề không phải hoàn toàn phụ thuộc ở phương diện nhà
nước, mà ở diện quyền lợi chung giữa hai Đảng có hay không?
Nếu có sự giúp đỡ của Đảng CS Trung Quốc,
chúng ta có thể chống lại những đe dọa của phương Tây. Chúng ta phải tin ở
phương diện đó. Chúng ta bất đồng với họ trên nhiều phương diện. Nhưng cái gì
chúng ta làm được lúc này và trong tương lai là sự ủng hộ trong bóng tối của
họ. Vì họ cùng một lập trường tư tưởng Marxism Leninism như ta, nên việc lập
lại quan hệ thân hữu với họ là cần thiết. Họ có thể yểm trợ giúp đỡ những nước
xã hội chủ nghĩa nếu quyền lợi của họ bị đe dọa. Tôi tin như vậy.
Thọ còn tiếp tục tuôn ra cho tướng Giáp
nghe những bài học lịch sử trang nghiêm.. Là nói về bộ mặt thì có cái vẻ trang
nghiêm ấy - Nhưng đôi mắt thì vẫn tiếp tục biểu hiện của kẻ cả. Như muốn nói
rằng "để xem mày chịu đựng được tao đến đâu nào?".
Thọ biết tỏng vợ chồng Giáp rất lo cho mấy
đứa con. Sẵn trong tay thanh bảo kiếm, hắn đi những đường rất hiểm độc. Lấy các
con của tướng Giáp làm điều kiện mặc cả với Giáp trong chuyến đi đêm với Bắc
Kinh. Nên các con của ông đã trở thành con tin trong tay Lê Đức Thọ, để nó xỏ
mũi ông, mà ông đâu còn lựa chọn nào khác, đành buộc lòng nhận lời thằng Thọ
qua Bắc Triều, để cứu lấy các con. Tuy nhiên, bệnh ngoan cố còn nặng. Ông phản
ứng một cách yếu ớt:
- Tôi đề nghị ông, cử Đỗ Mười đi Bắc Kinh
thương thuyết chuyện này là hợp lý nhất. Thọ ngừng lại, mắt nhìn chằm chằm vào
mặt Giáp: - Có thể là ông Đỗ Mười, đã hoàn toàn bị rối loạn thần kinh. Và như
thế thì khá phiền toái. Trong hoàn cảnh này chính ông phải đứng ra đảm nhận
nhiệm vụ đó mới được.
- Thế trong Đảng không còn ai đi được nữa
à?
Giáp hỏi Thọ. - Ông không phải là người vô
danh, đối với Bắc Kinh, mà là người có đủ tầm vóc nói chuyện với họ.
- Tôi sẽ làm theo lệnh của ông. Trong lúc
tôi chưa biết những động cơ chính trị của họ. Như thế có lợi gì?
- Tôi sẽ có những tư liệu mới nhất để ông
tham khảo...
Giáp: - Tôi cần biết tới điểm nào chắc của
yếu tố về vị trí của người sẽ đối thoại với tôi. Các thể thức trao đổi. Ngoại
giao cần thiết ở một thế lực thăng bằng tế nhị. Nếu họ đưa ra một nhân vật tầm
thường để tiếp tôi thì còn gì là thể diện quốc gia?
- Về phương diện này, các liên lạc quốc tế
trước kia cũng như bây giờ giống nhau. Ngay hồi năm 79, sau khi hai bên ngừng
bắn, khi tình hình còn căng thẳng họ cũng cử những đại diện ngang cấp để điều
đình với ta. Ông khỏi phải lo chuyện ấy.
- Nhưng khi đó chúng ta có hỗ trợ bởi các
lời nói mạnh mẽ bằng những hành động mạnh của người Nga. Còn bây giờ sau ta
không có ai, thì không thể thảo luận trên bình diện ngang nhau với giới lãnh
đạo Bắc Kinh, nếu không có hậu thuẫn.
- Moscow vẫn bên cạnh chúng ta, ông yên tâm
đi, còn nói về nội bộ chính trị ở Nga - là tôi lo xa thế thôi. Hơn nữa ông phải
nên biết rằng đây là cuộc "đi đêm" - chúng ta phải chọn phương cách
ngoại giao thầm lặng để có thể rút mà không sợ mất mặt. Nghĩa là "bí
mật" trong các cuộc thương thuyết không thể để một tiếng sủa của báo chí
ngoại quốc. Lẽ dĩ nhiên nó là một mánh khóe hữu ích trong tất cả các cuộc
thương thuyết, và cũng là một nguyên tắc sơ đẳng của chiến lược chính trị để
đạt mục đích. Như trong cuộc chiến tranh chống Mỹ-Ngụy, mục tiêu của ta là
"thắng trận toàn diện" vô điều kiện.
Và chiến lược của ta lúc đó là dùng và phối
hợp tất cả phương tiện để đạt mục đích - Khi ta yếu, làm cho người khác tưởng
rằng mình mạnh là chiến lược tốt. Ngược lại khi ta mạnh, làm cho người khác
tưởng rằng yếu là chiến lược không tốt có thể gây những sai lầm nguy hiểm về
tính toán của kẻ thù của mình. Hội nghị Paris năm 73, giữa tôi và Kissinger đã
đi đêm một tính toán sai lầm loại đó của Hoa Kỳ. Về phương diện này, tôi đã suy
luận kinh nghiệm cá nhân của người từng họp kín với Kissinger, ngoại trưởng của
Tổng Thống Nixon. Ông ta cũng đã từng "đi đêm" qua Bắc Kinh để thương
thuyết với kẻ thù... Và kết quả của mối liên hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc ra
sao thì ông đã thấy... Nên tôi có thể nói với ông rằng. Bí mật là điều kiện
tiên quyết để giải quyết các vấn đề quốc tế. Với chúng ta "bí mật" là
đặc biệt cần thiết trong sự giao tiếp với Bắc Kinh.
Thọ "giảng đạo" nghệ thuật ngoại
giao ban đêm. Giáp nhìn nhận rằng y có lý, mà Thọ là sản phẩm của mối liên kết
các nguyên tắc bí mật từ trước đến nay. Và nắm quyền lực tuyệt đối. Tuy y không
làm vuạ Nhưng biết cách cai trị, quyền hành được sử dụng một cách khéo léo. Còn
tướng Giáp, ông không sợ mất phẩm cách. Nhưng không được vui, trước những phiền
toái. Có khi cay đắng và có khi căng thẳng. Ông cũng không khóc, không tiếc gì
cho ông. Ông có đau khổ chăng? Đồng hồ của thời gian lại bước thụt lùi... Ông
vẫn cố gắng một cách tuyệt vọng làm được chừng nào hay chừng ấy công việc Thọ
giao, mặc dù ông không có cảm tình với Bắc Kinh.
Vài phút im lặng trôi qua. Giáp hỏi: - Thế
phái đoàn của ta gồm những ai?
- Càng ít càng tốt.
Thọ trả lời. - Tôi không được thạo tiếng
Tầu, cần một phiên dịch của Bộ Ngoại Giao. Thọ thong thả bảo:
- Ông không cần thông dịch của Bộ Ngoại
giao. Đã có Hoàng Văn Hoan ở đó. Ta coi hắn như người đồng chí xưa... một trong
những người được Bắc Kinh cưng và tín nhiệm nhất. Tôi hài lòng. Và ông có thể
nói chuyện tự do. Khi mà chúng ta chấp nhận Hoan, chúng ta giành được yếu tố
quan trọng, như thế lợi nhiều cho sự giao thiệp của tạ. Cùng trong trường hợp
này nếu để một thông dịch viên không có lợi. Còn chuyện phản đảng của Hoan, coi
như chuyện đã rồi. Giản dị vì lẽ chúng ta phải hết sức khéo léo nên muốn hữu
hiệu, lẽ cố nhiên phải ngăn cản sự khó chịu nho nhỏ với kẻ thù quyền thế, nên
chúng ta tỏ thái độ hoan nghênh sự có mặt của Hoan. Và không kết tội nữa. Khi
có nhu cầu... Ông có thể hành động như một người giảng hòa với sự ủng hộ của
tôi, luôn luôn tỏ ra ý giảng hòa thật rộng rãi và dù Hoan có tội với Đảng. Cũng
phải "giữ ý tứ" theo phép lịch sự. Về phương diện này ông gánh một
trách nhiệm lớn.
Đề nghị của Thọ, làm Giáp kinh ngạc, mà Thọ
có lý. Hoan là đồng chí xưa, là Ủy viên Bộ Chính Trị - Chủ Tịch Quốc Hội - Đại
Sứ của Hà Nội ở Bắc Kinh suốt tám năm. Sau bị cánh Thọ Duẩn chèn ép phải bỏ
chạy qua Bắc Kinh, được Bắc Kinh o bế dùng làm lá bài của họ. Trong cây bài này
có tính toán... kẻ lật qua người lật lại.
Đây là một khúc quanh chính trị. Nhưng chỉ
một tiếng của vụ Hoan - Giáp gặp nhau mà lộ ra thì Giáp cháy, Bắc Kinh cũng
chẳng đẹp gì. Cuộc giao hảo này sẽ bị khinh bỉ và xấu. Bởi Bộ Chính Trị cơ quan
tối cao của Đảng "nghi kỵ" Hoan.Thật khổ cho Đảng lẫn nhà nước. Những
thổ lộ về ngoại giao, an ninh quốc gia chẳng ai biết, trừ Lê Đức Thọ. Ông ta
khéo lèo lái, khéo dàn cảnh, khéo chọn người.
Cuối cùng họ đã thỏa thuận với nhau một
cách lạ thường. Giáp nói:
- Thôi! Tôi sẽ đi. Nhưng tôi có thể nói
thành thực với ông được không, ông Thọ? Vẻ khoái chí, hài hước, Thọ nói:
- Xin Đại tướng, đừng mất công như thế làm
gì!
Ngài cứ việc nói những điều ngài nghĩ. Tôi
trước sau vẫn giữ cảm tình với ngài. Và nếu tôi có cam kết với ngài điều gì.
Chẳng hạn như cho cháu Võ Thị Hồng Anh đi Hoa Kỳ, thì tôi có thể giữ được những
lời cam kết đó. Thọ cười một cách có vẻ tế nhị, tướng Giáp gật đầu:
- Trước tiên, tôi muốn nói, từ khi nắm chức
vụ Trưởng ban Tổ Chức Trung Ương Đảng, Ông đã tiến hành mọi công việc với một
bàn tay bậc thày. Tôi chắc là tài năng của ông ngang hàng với tổ sư phù thủy.
Còn tay chân của ông thì ... phải gọi bằng cụ. Vì vậy ông không có vấn đề gì để
phải lo về phía Đảng hay chánh quyền phản đối những việc ông làm.
- Tôi đã làm những gì? Ông kể tôi coi? Thọ
hỏi.
- Chẳng hạn như việc bắt giữ các tướng
Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, bộ trưởng Ung Văn Khiêm hồi năm 1963 khi ông
thân Tầu, khi ông thân Nga. Bây giờ để làm vui Bắc Kinh ông hạ thủ những người
có ý định cản ông.
Mới đây ông hại hai tướng Hoàng Văn Thái và
Lê Trọng Tấn cùng một loạt các sĩ quan cao cấp trong quân đội. Tôi hỏi ông: tại
sao chúng ta phải mất công để loại ra ngoài những phần tử trung kiên, ưu tú
nhất của Đảng?
- Thì có nghĩa là những phần tử ưu tú ấy,
chắc chắn đã thấy và có thể nghe một điều gì đó, của ai đó... mà lẽ ra họ không
được nghe. Tôi nói có rõ không? Thọ nhấn mạnh. Và thế là chúng ta thử hỏi cái
việc phải loại bỏ ấy là cái gì? Cực chẳng đã, chúng ta phải lấy những bức hình
của Mao Trạch Đông, treo lên bàn thờ từng nhà mỗi gia VN...
Giáp ngồi yên lặng vì Thọ nói đúng chính
xác. Mà sự thực trong cương lĩnh của đại hội đảng CSVN lần thứ II ơ ở chiến khu
Việt Bắc năm 1951, HCM đã lấy "tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ
nam". Lúc đó cả đảng mừng. Nhưng không lâu họ tỏ ra nghi ngại, và phải trả
giá mắc hơn hết trong lịch sử. Nó là một quyết định đường lối chính sách đưa
đến hậu quả tai hại cho cả dân tộc. Do sự hiểu biết các thực tế lịch sử của ông
ta không được thấu đáo. Nên bản cương lĩnh đó trở thành một bi kịch cho cả dân
tộc VN. Một bi kịch tủi nhục về sự lệ thuộc tư tưởng không được xã hội lịch sử
tha thứ.
Ông Hồ bảo: Về phương diện ngoại giao, cũng
như trong các địa hạt khác trong đời sống, người ta chỉ có được những gì mình
cần bằng cách cho kẻ khác những gì họ muốn. Cái sự nhượng bộ của Phạm Văn Đồng
trước kia chứng tỏ sự thiện chí của Đảng tạ Trung Quốc đã viện trợ cho ta hàng
tỷ dollars trong cuộc kháng chiến chống Pháp, anh biết đấy. Tôi bảo thẳng vào
mặt ông ta có thằng Chính ngồi đó. Trung Quốc họ muốn cả nước VN này, chứ không
phải chỉ vài hòn đảo, nên nợ có thể trả, chứ đất không nhượng đất. Việc làm của
ông và Đồng là khờ khạo và nguy hiểm.
Ông ta im lặng, còn thằng Chinh thì lảng đị
Tôi nghĩ, nếu muốn nói chuyện quá khứ, nên để dịp khác, tôi sẽ hầu chuyện ông.
Còn lúc này tôi khuyên ông nên tỉnh dưỡng để chuẩn bị cho thật tốt chuyến đi
này. Cả Đảng chờ đợi sự thành công của ông. Mà ông nhớ cho tôi điều này
"giữa đồng chí với nhau không cần thương nhau, chỉ cần dùng lẫn
nhau". Nên thư trình bày dưới khía cạnh càng đẹp càng tốt, nhấn mạnh các
hy vọng nối lại tình hữu nghị anh em, đưa đến cho hai đảng sự nhất trí... Và sẽ
đi đêm cam kết, bảo vệ quyền lợi chung. Và luôn nhớ, ta phải thắng bớt cái bực
tức quá khứ.
Giáp nói: - Tôi chẳng có hứng thú gì về
chuyến đi ấy. Nhưng tôi sẽ làm hết mình. Thọ khuyến khích: - "Tiếp tục
tranh đấu" bảo vệ Đảng. Hãy khỏe, không phải lo chuyện các cháu nữa. Thọ
nói, tay nắm chặt tay Giáp.
Biết mình không còn lựa chọn nào khác, phải
nhận lời Thọ đi sứ Bắc Kinh. Ông bỗng liên tưởng đến cảnh cố vấn của cụ Mao năm
nào, ngồi dựa lưng vào ghế bành lớn, ưỡn bụng ra phía trước, gác đại cả hai
chân lên mặt bàn, tay cầm ly rượu Mao Đài, nhổ đờm ào ào xuống thảm, để phán
bảo các cán bộ cao cấp của Đảng, hồi cải cách ruộng đất, mà ngay cả những vị bự
trong Bộ Chính Trị, đến cả HCM cũng không một người nào dám hé răng, mặc dù
biết họ nói càn, làm ẩu, ấy là lúc tình hữu nghị giữa hai đảng còn êm thắm, mặn
nồng.
Chứ như bây giờ chắc phải tệ hơn thế nhiều.
Ông biết rằng Bắc Kinh sẽ làm nhục ông, mà cảnh ngộ của ông thật bi ai! Lúc này
không bạn bè, không một người thân, chỉ toàn những cái gai chọc vào đôi mắt,
đám tướng lãnh cũ trung thành, kẻ thì chết, người bị Thọ bức tử, kẻ đi tù, bọn
còn lại thì quay quắt từng giờ: rõ ràng là chuyện của cơn ác mộng. Con cái bị
đe dọa, bản thân ông thì bị Thọ giam lỏng trong dinh. Lòng ông căm giận vô
cùng.
Chiếc xe hơi đã đưa Đại tướng Võ Nguyên
Giáp đến nhà của Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng Lê Đức Thọ. Lại đưa ông về
nhà. Đại tướng có quyền được hưởng sự đưa đón của ba người. Một tài xế, hai cận
vệ ngồi kèm sát hai bên ghế sau. Cả ba tên đó, đều là mật vụ của Thọ. Khi ông
bước vào trong nhà. Vợ ông, bà Bích Hà, vẻ mặt lo âu, phiền não hỏi:
- Thế nào hở ông?
- Tôi phải đi Bắc Kinh chứ còn sao nữa!
Nghe ông nói "phải đi" Bắc Kinh,
mồm bà há hốc ra, người ngồi chết cứng trong chiếc ghế phô tơi. Hai tay run lẩy
bẩy, bà gào:
- Điếm nhục quá ông ơi! Sao ông nói không
đi cơ mà?
- Bà muốn các con chết sao? Không ai nói
nữa. Căn phòng trở lại im lặng. Để cố định thần lại, tướng Giáp đi lại trong
phòng như người đang bị một cơn giận đẩy lên làm cho nghẹt thở và ông tướng
đang có những ý muốn liều trút bom lên đầu thằng Thọ. Cứ mỗi phút trôi qua,
mạch tim ông lại chạy nhanh hơn và đã tiến đến một nhịp đập kỷ lục. Vì tức
giận.
Ông rất có thể, trong lúc còn chưa quá trễ.
Xây dựng tiếp một kế hoạch huyền thoại nào đó, bất ngờ tấn công vào sào huyệt
của thằng Thọ, trước khi nó về chầu Karl Marx. Nhưng mà ở tình thế này thì
chịu! Bởi ông bất lực không điều binh khiển tướng được nữa rồi. Thời của ông đã
qua rồi. Ông hồi tưởng lại mới ngày nào, năm nào, rừng người tụ tập ở quảng
trường Ba Đình đông như kiến cỏ, tiếng quân nhạc vang lừng, cờ xí rợp trời. Các
lãnh tụ đứng trên lễ đài vẫy tay chào. Ông đi xe mui trần duyệt đoàn quân danh
dự, dưới trướng của ông có hàng triệu lính. Nay không còn gì.
Ông đã bị nghỉ hưu. Nhưng vốn giầu óc mộng
mị, ông ước có một toán quân cảm tử, mượn tạm của Diêm Vương. Nhưng dễ gì Diêm
Vương cho mượn, hay là cầu xin Thượng Đế cho một đội quân cứu thế, mới có thể
tiêu diệt được thằng Thọ. Chuyện này lại càng khó xảy ra, đối với một vị tướng
vô thần. Còn việc tính đến chuyện liên lạc với tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng
Tấn ở dưới Âm Phủ, mộ một bọn lính biệt kích đánh thuê, lựa trong số những tay
thiện xạ nhất thế giới Âm Phủ, kèm với một toán đặc công, một là bắn chết thằng
Thọ, hai là bắt sống nó để ông xử tội.
Sự mạo hiểm này hoàn toàn không thể chấp
nhận được. Với lại làm sao việc đi mộ một bọn lính biệt kích, đặc công như vậy,
ở dưới đó mà lại không làm tung tóe cả tin tức lên trên thế gian, lộ ra sẽ làm
nguy hại đến cả tính mệnh của vợ con. Những ý nghĩ của Đại tướng, đại khái cũng
ngộ nghĩnh như vậy.
Giải pháp thứ ba! Tấn công can thiệp của
ngoại bang ử Người ta không có thì giờ! Vả lại họ đâu có biết tình cảnh của
ông! Hoặc là họ cũng cóc cần đến ông già trên tám chục tuổi, để đóng những tấn
tuồng mới. Nên ông cứ phải ở mãi cái thế quy hàng thằng Thọ. Chịu nhận mọi điều
kiện theo ý của nó. Đây là cái giá vô liêm sỉ và đắt nhất, mà các vở đã được
dựng lên và thực hiện gần như đủ lịch sự. Vì ông là vị Đại tướng đáng kính, tuy
bị trấn lột hết quyền lực đến mức độ cuối cùng. Nhưng trong vòng vài phút đồng
hồ ngồi trên xe ông như chết lịm đị Câm lặng. Kẹt cứng dưới con mắt canh chừng
nghiêm ngặt của bọn mật vụ, với danh nghĩa những tên cận vệ bảo vệ cho ông. Và
rồi đột nhiên, bất thần một tia chớp chói lòa vụt qua trong những tế bào chất
xám của ông! Chưa phải là thời điểm tổng phản công. Chưa phải là lúc tiêu diệt
chúng nó, mà bây giờ phải làm lại từ đầu và theo đuổi nó đến kỳ cùng. Nếu còn
sống được đến năm 2000 lúc đó sẽ thấy rõ ai thắng ai!
Tôi thừa nhận, con đường Đại tướng đi là
chính đáng. Nhưng không có nội công, ngoại kích, thì dù là một vị Thống soái tài ba lỗi lạc, như ông vẫn lâm vào cảnh đơn thương
độc mã, mà ngay khi ông mới rỉ tai vài tướng về ý nghĩ diệt thằng Thọ của ông.
Như vậy chưa kịp hành động, thì bọn mật vụ của Thọ đã ra tay trước, bắt bớ tống
giam hàng loạt, nhanh và gọn hơn cả quỷ sứ Diêm Vương. Với khẩu hiệu "bắt
nhầm ngàn người chứ không để bỏ sót một người", nên dù kế hoạch, chiến
lược, chiến thuật của Đại tướng có hay như binh pháp của Tôn Tử, thì cuối cùng
những mầm mống ông reo vẫn bị sói hùm dọn sạch.
Thất bại. Và thất bại! Tuy nhiên, ông không
chịu dừng lại. Không tỏ ra "thối chí ngã lòng" mặc dù thế cô, thấm
thía nỗi cô đơn. Ông vẫn tiếp tục. Nhưng thử hỏi: Đại tướng còn bao nhiêu thời
gian để làm việc ấy? Khi tuổi đời ông đã tám mươi hai?
Trần Nhu
* Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư, trang 719 - Tập II
Nguồn: vn.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét