Nhãn

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Nghĩ lan man chuyện giám đốc trẻ mất… chim



Nghĩ lan man chuyện giám đốc trẻ mất… chim
Nguyễn Duy Xuân

Từ câu chuyện này, bỗng liên tưởng đến những lời dạy của các cụ xưa: “Quân pháp vô thân” và “Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày thủng ruột”. 


Hai ba hôm nay, dư luận và báo chí bị cuốn vào câu chuyện ông giám đốc sở 30 tuổi mất chim.
Cái chuyện mất chim thực ra chả là gì cả đối với một người bình thường nhưng đằng này nó lại gắn với ông giám đốc trẻ, thế cho nên dư luận mới ồn ào.
Cách đây nửa năm, dư luận cũng đã từng “dậy sóng”, khi vào ngày 23-9-2015, UBND tỉnh công bố quyết định bổ nhiệm ông làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Lúc đó ông vừa tròn 30 tuổi, trở thành Giám đốc Sở trẻ nhất nước. Nhưng xét ở cái sự trẻ thì cũng chưa đáng phải ồn ào cho lắm, vì so với các bậc tiền bối, ông chưa phải là lãnh đạo trẻ nhất. Người ta bàn tán vì ông là con bí thư tỉnh ủy, người vừa mới quyết tâm làm đơn xin nghỉ trước mấy tháng vì tuổi cao để nhường ghế cho người ít hơn mình hai tuổi. Trước sự ồn ào của dư luận và báo chí về chuyện con mình được sắp xếp ngồi vào ghế nóng, ông bố đã phải lên tiếng khẳng định: Con tôi xứng đáng làm giám đốc sở! Thì không xứng đáng làm sao mà người ta dám bổ nhiệm một người trẻ tài cao đến như vậy?

Leonardo DiCaprio giành Oscar



Leonardo DiCaprio giành Oscar (2015)

Sau 6 lần được đề cử và hơn 20 năm chờ đợi, cuối cùng Leonardo DiCaprio đã chinh phục được Viện Hàn Lâm để lần đầu nhận Oscar, dành cho “Nam diễn viên chính xuất sắc”. Câu chuyện Leo và tượng vàng từng trở thành chủ đề bàn tán với người hâm mộ điện ảnh trên khắp thế giới. Có trong tay mọi thứ – sự nghiệp, tiền bạc, danh tiếng, những người tình siêu mẫu – nhưng Leonardo DiCaprio từng lỡ hẹn với Oscar hết lần này tới lần khác trong hơn hai thập kỷ. Giờ đây, anh hoàn toàn có thể tự hào khi được vinh danh ở giải thưởng điện ảnh danh giá nhất.

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Trung Quốc đang sống trong hỗn loạn?


Trung Quốc đang sống trong hỗn loạn?



Đa số người dân Trung quốc sống cảm thấy bất an, càng ngày càng nhiều người giầu có mức tiền triệu đô-la trở lên đã đăng ký ồ ạt bỏ nước ra đi định cư tại các nước như Mỹ, Canada, Anh, Úc .

Sản phẩm Trung Quốc muốn đầu độc cả thế giới thì nay chính nguời dân cuà họ đã sống trong hoảng loạn và cố chạy thoát sang những nuớc khác và tuyệt đối không dùng những sản phẩm mà chính nuớc họ sản xuất. Gậy ông thì đập lưng ông.

Báo chí trên các Blog mấy tuần nay ở Trung quốc đã truyền tay nhau đăng tải tình trạng báo động đỏ đó là khách du lịch vào Trung quốc giảm 30% so với giữa năm 2012. Nguyên nhân chính là do 3 yếu tố không thể hóa giải nổi đó là:

 


1- Nguồn nước tại Trung quốc cho người ăn và uống nhiễm độc ghê gớm

Đặc biệt là nhiễm chì, a-xít và các hóa chất độc hại suốt hơn mấy chục năm qua, hậu quả của sự phát triển nóng thị trường làm ăn kinh tế do các nhà máy, các xí nghiệp thải ra đã ngấm nặng trong lòng đất và trên các sông hồ, các nguồn nước trên phạm vi cả nước. Người ta tính rằng nay chỉ còn có Tây tạng đã đỡ chút ít mà thôi, nhưng với tình trạng này cứ kéo dài thì cũng không thể là nơi con người có thể sống được.

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Lố nhố một đám đông lộn xộn

Lố nhố một đám đông lộn xộn

(Rút từ facebook của Vương Trí Nhàn)
 
Vào những ngày này, báo chí nhắc nhiều tới không khí hội hè nhốn nháo và xu thế bạo lực hóa ở các lễ hội vùng quê.
Người ta cắt nghĩa tình trạng đó bằng những nguyên nhân trước mắt như đô thị hóa hoặc hội nhập quốc tế.
NHƯNG HÃY NHÌN LẠI QUÁ KHỨ.
TÌNH TRẠNG HÔN LOẠN HÔM NAY ĐÃ CÓ MẦM MỐNG TỪ NÔNG THÔN TRÌ TRỆ VÀ ĐẦY UNG NHỌT HÔM QUA.
Nông thôn, làng quê, người nông dân… nghĩ tới xã hội Việt Nam là phải nói ngay tới cái bộ phận thiết yếu đó. Có lẽ bởi vậy mà trong truyện dài “Thiếu quê hương” (in lần đầu năm 1940, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tái bản năm 2006), mặc dù lấy đô thị hiện đại là địa bàn chủ yếu của các nhân vật, song cuối truyện nhà văn Nguyễn Tuân cũng phải một lần đưa họ về làng quê.
Ấy là khi Bạch – nhân vật chính – tính chuyện nhập vào một đoàn múa dân gian để đưa sang đấu xảo (như Hội chợ ngày nay) tận bên San Francisco nước Mỹ.
Nhưng nông thôn xuất hiện thì cũng là lúc cái đình xuất hiện. “Bạch ướm chuyện mới gọi đến việc tuồng hát Xuân Phả có mấy câu thì ông lý đã nhanh nhảu mời chàng ra đình xem”.
Trong làng xóm xưa, hàng ngày dân chúng sống chủ yếu với cái gia đình của mình. Những thiết chế công cộng như sân chơi chung câu lạc bộ nhà văn hóa thường thấy ở các nước phương Tây, ở đây gần như không có.
Trừ các phiên chợ, ngoài ra ở hầu như tất cả các làng xóm rất ít có những địa điểm để người ta gặp gỡ.
Chỉ còn có đình.
Chức năng chủ yếu của đình là phục vụ cho các loại việc làng. Chúng ta hẳn còn nhớ cái đình từng được nhắc tới nhiều trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố.
Đó là nơi diễn ra những cuộc tranh cãi của một bộ máy lý dịch kém cỏi.
Là nơi đám cường hào mưu đồ chống phá nhau.
Trong những buổi họp chung có tính chất chính thức ở đình, dân chúng chỉ làm nền cho đám lý dịch.

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - kỳ 16



HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000
(Thời biến đổi gien)

Kỳ 16


Bùi Ngọc Tấn

Chúng tôi im lặng. Biết nói gì bây giờ. Một lúc sau Hằng Thanh chuyển đề tài:
– Trước Tết thầy giáo em sang Paris. Thầy là giáo sư thỉnh giảng ở bên ấy. Ba mươi Tết thầy đến nhà Thụy Khuê chơi, vẫn bình thường. Thế mà chỉ sau Tết mấy hôm, đến nhà Thụy Khuê đã thấy  Chuyện kể năm 2000 ở đấy rồi. Nhanh thế chứ. Thầy em đọc anh ở bên ấy. Những lần sau đến nhà Thụy Khuê, hai người chỉ nói về  Chuyện kể năm 2000 thôi.
Câu nói của Hằng Thanh càng làm tôi hiểu thêm tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Và cũng mang đến cho tôi nhiều niềm vui. Chuyện không chỉ bó gọn ở Hà Nội, ở Việt Nam nữa. Thời đại bùng nổ thông tin, mới lắm các đồng chí ạ! Người ta vẫn nói như thế mà không hiểu được điều mình nói. Ngăn làm sao được. Mong các vị hiểu rõ. Đừng như cái máy ghi âm. Đừng như con vẹt. Tính vẹt đang là bệnh phổ biến trong xã hội chúng ta, một căn bệnh nghiêm trọng đưa con người trở lại thời mông muội.
Bên cạnh niềm vui vì tập sách của tôi đã vượt vòng vây, chắc chắn sẽ được tái bản ở nước ngoài, được nhiều người đọc, lại là nỗi buồn, nỗi buồn lớn hơn nỗi buồn sách của mình bị đình chỉ phát hành: Vậy là tình hình vẫn nguyên như cũ. Một tình hình chúng tôi đã chờ đợi thay đổi quá lâu rồi! Không. Cũng có khác đấy nhưng chỉ là khác do tình thế, do áp lực. Có vậy tôi mới in được tập này. Khác trước thì tôi mới chưa bị bắt. Nếu không tôi lại vào xà lim rồi. Nhưng sao người ta vẫn sợ sự thật thế. Một sự thật cách đây đã hơn 30 năm vẫn không thể được nói tới, được nhắc lại. Một nhà nước sợ sự thật không thể là nhà nước mạnh. Một chính quyền sợ sự thật không thể là một chính quyền quyết tâm đổi mới. Hy vọng đặt vào rất ít, rất mong manh nếu không nói là hão huyền.

HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000 - Kỳ 15


 HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000
(Thời biến đổi gien)

Kỳ 15
 
Bùi Ngọc Tấn


Điện từ Hà Nội cũng dồn dập.
Tiếng Bầu cười giòn:
– Tôi mất tên rồi ông ơi. Điện thoại suốt ngày. Mình bảo Lê Bầu đây thì chúng nó bảo không, tôi gặp ông Lê Bàn cơ. Ông Lê Bàn có nhà không ông. Ông Lê Bàn bạn với Hắn ấy mà…
Còn Mạc Lân hét to:
– Tết này là tết của chúng mình. Ông đã làm vẻ vang cho tất cả. Nhiều thằng đến đây hỏi mượn. Tôi bảo không được. Còn phải đọc đi đọc lại đã. Nhiều điện thoại hỏi tôi về ông. Có một cú điện thoại vào lúc sắp đi ngủ: Anh Lân đấy à. Tiếng phụ nữ nhẹ nhàng. Anh đã đọc Chuyện Kể Năm 2000 của anh Bùi Ngọc Tấn chưa ạ? Vâng, Đọc rồi chị ạ. Đang đọc lần thứ hai. Anh ấy viết về anh như thế đấy: Con một nhà văn nổi tiếng nhưng không bao giờ nói về bố mình, tức là anh ấy nói anh sợ liên lụy nên không dám nói về bố anh, ông Lê Văn Trương. Tôi nghĩ ngay bọn đểu đây, bọn tâm lý chiến đây. Không giữ được, tôi văng ra một câu chửi tục “Đ. mẹ mày!” rồi dập máy. Từ bấy không thấy nàng gọi lại nữa. Với bọn du côn phải đối xử du côn ông ạ.
Anh cười, giọng cười rất Mạc Lân như Lê Bầu cười rất Lê Bầu vậy.
Vũ Bão không gọi điện. Anh viết thư. Thư đánh máy trên những tờ giấy điện báo anh thó được của bưu điện. Để giống như bức điện báo, anh thay những dấu chấm câu bằng “stop.”
Dàn nhạc Mộng Du đã chơi bài ouverture ([1]) stop sắp tới sẽ chơi tiếp chương hai và chương ba stop anh em vẫn tiếp tục khen Mộng Du stop mình đã đọc qua điện thoại cho Kiều Duy Vĩnh nghe những trang Bùi Ngọc Tấn viết về Kiều Duy Vĩnh stop chúc mừng thành công của Bùi Ngọc Tấn stop dù sao bản nhạc đã đến với người nghe stop…
Rất nhiều điện dởm dài ngắn. Bức “thư điện” đề ngày 25-2-2000 “phát lúc 7 giờ 30”, một bức điện rất nghịch ngợm, rất Vũ Bão thì ngay ngoài phong bì cũng đã lạ: Họ và tên người gửi Vừ A Páo. Họ và tên người nhận Pui Ngoc Tếnh 10 Tien Pien Phu Hải Phòng. Thế mà bưu điện vẫn chuyển đến nơi:

Hậu Chuyện kể năm 2000





HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000
(Thời biến đổi gien)

Kỳ 14


Bùi Ngọc Tấn


Ngồi với các bậc huynh trưởng, Hằng Thanh mỏng mày hay hạt, bẽn lẽn như một thiếu nữ, chỉ biết cười. Chúng tôi ký vào vỏ chai uýt-xki đã cạn và giao cho Luyến đem về làm kỷ niệm. Chúng tôi tra hỏi Hằng Thanh về đề tài luận văn thạc sĩ của Hằng Thanh. Hằng Thanh nói:
– Em làm về Kiều.
Chẳng biết Tạo nói hay rượu nói:
– Luận văn về Kiều của em phải nói đến bao cao su. Không có là thiếu. Đấy, Kiều lăn lóc là như thế nhưng có mang bầu đâu.
Phải đến ba giờ chiều bữa ăn mới kết thúc. Trở về Hải Phòng tôi càng mong sách ra hơn lúc nào hết và lại cố quên thời gian bằng cách viết tiếp, cầy tiếp bài viết về Nguyên Bình, cố vượt qua đoạn khó nhất: Bình hoàn toàn từ bỏ công việc viết lách và cả chuyện ái ân, như một tu sĩ rời bỏ cõi đời, đi vào một lĩnh vực mà tôi mù tịt, với những thuật ngữ như khí công động, khai mở luân xa, chữa bệnh từ xa, rồi khơi dậy những tiềm năng của con người để sống, để tự chữa bệnh... Nhất định không nghĩ đến tập tiểu thuyết của đời mình chắc giờ đây đang được vận hành trong dây chuyền của nhà in, và lúc nào cũng nơm nớp một sự cố nào đó xẩy ra, một tin tức rụng rời nào đó sẽ đến. Thì lại có điện thoại. Chuông reo. Chuông reo vào lúc mười giờ đêm. Chuông reo lúc đêm khuya bao giờ cũng làm tôi giật mình.
– Em đây.

Đã thuộc giọng Luyến, tôi càng hoảng. Chắc chắn tin tức chẳng lành. Mà chẳng lành thật.
– Em đánh mất ảnh của anh rồi. Cả hai ảnh. Em đưa xuống nhà in. Bây giờ người ta để đâu tìm không thấy.
Tôi nghĩ ngay đến chuyện khác còn quan trọng hơn ảnh. Không có ảnh, chẳng sao:
– Đoạn trích in ở bìa bốn còn không?
Tôi hỏi mà lòng lo ngay ngáy. Bởi vì đó là những dòng chữ đã được giám đốc Bùi Văn Ngợi ký duyệt và tôi sợ rằng khó được duyệt lại lần thứ hai.
– Còn. Em vẫn giữ đây. Cả chữ anh Ngợi ký. Để có sách sớm, sáng mai em phải có ảnh xuống nhà in. Chín giờ mai em chờ anh ở nhà xuất bản.
Tôi chấp hành lệnh Luyến vô điều kiện. May. ảnh dự trữ tôi vẫn còn và vẫn nhớ nơi cất giữ. Sớm hôm sau tôi lên. Đó là một sáng Thứ Bẩy trước tết Canh Thìn. 23, 24 tháng Chạp gì đấy. Lại ô tô. Đường 5 đã là con đường đẹp nhất cả nước. Gió lọt qua khe cửa mở hé phía sau hất ngược lên. Buốt gáy. U cả đầu. Phải quay lại bảo người ngồi ghế sau đóng chặt cánh cửa kính. Trong ô tô “chất lượng cao” tôi cũng phải trùm cái mũ len tím than mới mua ở cổng nhà máy Len, kín mũi kín mồm kín tai chỉ để hở hai con mắt. Xe ôm năm đồng — nghìn. Thả tôi xuống 62 Bà Triệu. Lại mưa lắc rắc. Càng rét. Tôi lễ phép lột mũ, hỏi anh thường trực: Thưa anh, chị Lam Luyến từ sáng đến giờ đã đến đây chưa ạ thì được trả lời là chưa. Nhìn đồng hồ. 9 giờ kém 10. Cái đồng hồ của tôi có thể nhanh vài ba phút. Rét tím tái, run lập cập, tôi tạt vào một ngõ gần đấy tránh gió và hỏi bà hàng nước vỉa hè một chén nước trà nóng. Cầm chén trà, run. Nước sánh cả ra tay. Rét quá. Gió bấc thông thốc vào ngõ. Chén nước nóng trào xuống áo khi tôi đưa nó lên miệng. Không sao giữ yên được chén nước. Tay run. Chân run. Người run.
– Bà cho điếu ba số.
Tôi mới cai thuốc. Cai lần thứ bao nhiêu rồi. Đã quyết không hút lại nữa rồi lại hút. Điếu thuốc cũng chẳng làm ấm lên bao nhiêu. Đường Bà Triệu đã tấp nập hoa đào. Năm ấy đào nở sớm trong những ngày giữa tháng ấm áp, nên dù cuối tháng giở giời giá buốt Hà Nội vẫn đầy ắp hoa đào. Đào năm nay rẻ. Bà hàng nước nói vậy. Một người bán đào ghé vào quán nước trong hẻm chào tôi:

Hậu Chuyện kể năm 2000 (kỳ 12)




HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000
(Thời biến đổi gien)

Kỳ 12


Bùi Ngọc Tấn


Đúng là khó thật. Bởi vì một ngôi biệt thự như vậy không thể trao lại để nó là tài sản của một người dân thường nào đó. Lại càng khó khi tôi nghe người ta nói ngôi nhà ấy đã được chia cho hai ông Xuân Thuỷ và Nguyễn Thành Lê, cả hai vị này đều đã bán rồi. Cuộc đời luôn là như vậy. Mỗi người một số phận. Trong số những chiến sĩ tình báo của ta có những người chói lọi vinh quang như ông Nhạ, ông Ẩn, những người cuối cùng còn được hưởng ít nhiều quyền lợi tinh thần, vật chất — dù vẫn bị đối xử đầy cảnh giác cách mạng, bao vây, theo dõi… Cũng còn nhiều người chưa tiện ra ánh sáng. Có người bị quên lãng trong bóng tối. Nhưng chắc chắn hiếm người như anh Phổ. Tận tụy trung thành với cách mạng. Rồi bị cách mạng đầy ải gần hai mươi năm. Và cuối cùng khi mắt loà sắp chết, được minh oan trong bóng tối. Những người như anh cần phải có một tượng đài. Một tượng đài để mãi mãi ghi lòng khắc cốt không chỉ nỗi đau của một con người, nỗi đau của cả một dòng họ, mà còn để nhắc nhở từ nay không bao giờ được để xẩy ra những thảm cảnh tương tự.
Trong khi chưa có tượng đài cho Nguyễn Văn Phổ, tôi muốn giữ nguyên tên anh như một bàn thờ tưởng niệm anh mà không được. Cao Giang kiên quyết không đồng ý, vì đây là tiểu thuyết, anh nói vậy. Anh còn đọc cho tôi nghe câu chuyển tiếp cho mạch truyện khi Nguyễn Văn Phố không còn là con Nguyễn Văn Vĩnh, không còn là anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Nhược Pháp.( [1])
 Thế là tôi phải đổi hết tên bè bạn, chỉ còn duy nhất một tên Dương Tường. Nhưng tôi nghĩ nhiều người đọc nó vẫn nhận ra nguyên mẫu. Chẳng qua tôi muốn có một văn bản chân thực của một thời. Tôi muốn nhấn đến tính xác thực không ai chối cãi được của quyển tiểu thuyết. Cũng là một lời nhắn nhủ các nhà văn rằng các bạn ơi, các bạn bịa đặt ra nhiều điều giả dối quá chừng. Rồi cứ đi tranh luận với nhau về những học thuật cao siêu, hội thảo toàn những đại trí thức, đại văn hào, đầy suy tư trách nhiệm, tổng kết thành những cẩm nang chế tạo tiểu thuyết hay, mà quên mất điều cơ bản: Phải chân thực. Muốn chân thực phải dũng cảm. Lại càng phải dũng cảm khi nền dân chủ nước ta còn đang ở bước phôi thai.
Tôi mang bản thảo về Hải Phòng, sửa ngày sửa đêm với bao hy vọng. Không chỉ sửa tên người mà sửa cả tên đất. Để không chỉ định một tỉnh một thành phố, một địa phương nào cả. Như bến Bính thì sửa thành bến Tắm, Thuỷ Nguyên thì đổi thành Thanh Nguyên…Vừa sửa vừa nghĩ giờ đây chẳng ai được coi là nhà văn tiêu biểu cho một vùng đất nào. Như Nguyên Hồng từng được coi là nhà văn của những người vô sản lầm than Hải Phòng. Cái ông thị trưởng, ông đốc lý Hải Phòng ngày trước không đưa Nguyên Hồng vào tù, ra toà về tội đã vu cáo, bịa chuyện nói xấu thành phố ông ta cai trị thì cũng là lạ thật...

HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000 (Kỳ 11)




HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000
(Thời biến đổi gien)

Kỳ 11


Bùi Ngọc Tấn


Khoảng gần một tháng sau, tôi lại nhận được điện thoại của Luyến từ Hà Nội. Chỉ nghe mấy tiếng “a lô,  a lô” của Luyến tôi đã cảm thấy ẩn chứa một niềm vui kìm nén chỉ chực bùng ra. Anh có việc gì lên Hà Nội không, qua em. Nhiều tin đáng mừng. Chúng tôi đã thống nhất với nhau chỉ nói rất vắn tắt qua điện thoại. Cũng như tôi luôn nhắc Luyến tuyệt đối giữ bí mật bản thảo, chỉ những người trực tiếp đọc và duyệt được giữ thôi. Và mỗi khi đọc xong phải cho vào tủ khoá ngay. Sự nhắc nhở này về sau tôi mới biết là vô ích. Nước đổ đầu vịt. Luyến đã phô-tô nhiều bản đưa cho nhiều người. Vì yêu tập bản thảo, Luyến khoe với khá đông bè bạn, thậm chí còn đọc qua điện thoại cho một người bạn trong Đà Nẵng, tốn khá nhiều tiền cho bưu điện.
Tôi lên Hà Nội. Hà Nội luôn hấp dẫn tôi. Hầu hết các bạn chí cốt của tôi đều ở Hà Nội. Lên Hà Nội, tôi có thể nhận biết bao thông tin mà ở Hải Phòng tỉnh lẻ tôi không có được. Giờ đây tôi lên Hà Nội với niềm vui gặp bạn cộng thêm hy vọng về bản thảo nữa.
Xuống xe ô tô ở chân cầu Long Biên, nhẩy xe ôm tới Bà Triệu. Phố Bà Triệu rợp tán lá những cây cổ thụ thân thiết. Bao nhiêu kỷ niệm. Những đêm xuân mưa bụi, tôi và Vũ Lê Mai đạp xe thong thả trên phố vắng, nghe mưa trên tóc, những tối hè đi dạo cùng vợ tôi khi ấy còn là bạn là em, tiếng guốc trên hè như tiếng nhạc. Và tối đầu tiên ra tù về tới Hà Nội cũng đi trên con đường rợp lá xà cừ, lá sấu này. Đây rồi. Căn nhà 64 Bà Triệu. Đã bao nhiêu năm mới lại đặt chân tới đó. Ngôi nhà đầu tiên tôi sống và làm việc khi rời những gian tập thể của Đội Thanh Niên Xung Phong, bắt đầu cuộc đời làm báo viết văn. Tại ngôi nhà này, đời rộng mở trước mặt tôi. Tôi bước vào và thấy nó lạ lẫm làm sao dù vẫn mang số 64. Thấp bé, cũ kỹ, nheo nhếch. Nhưng tôi vẫn nhận ra. Tôi ngủ ở phòng này. Cái tin đầu tiên tôi viết là ở đây. Bài bút ký đầu tiên dài hai trăm dòng tôi viết là ở đây. Từ đây đi nhà hát Nhân Dân nghe Khánh Vân, Xuân Mai hát. Ăn Tết năm 1955 ở đây. Mồng 1 Tết tôi ngồi cho nữ hoạ sĩ Thục Phi ký hoạ, rồi hai chúng tôi đánh bi như những đứa trẻ...

Khai ấn phú



KHAI ẤN PHÚ

Cao Bồi Già

Cờ quạt rập rờn;
Trống chiêng văng vẳng.
Ồn ào bát nháo cùng nơi;
Xôm tụ lê thê cả tháng.
Ngó hội ấy hút người;
Trông đền kia khai ấn.
Vạn du khách ngóng chờ tự sương thẫm, nắng chửa hồng soi;
Ngàn quan dân chầu chực từ đất mờ, trời chưa sáng bảnh .
Tốn tiền tốn bạc, chẳng tiếc chẳng than;
Cực xác cực thân, không nề không quản.
Bởi dạ những ham cầu thăng chức thăng quan;
Lại lòng mưu dục tốc siêu giàu siêu phát.
Người người hăm hở cướp đoạt phúc Thần;
Kẻ kẻ lăm le tranh giành lộc Thánh.
Thùng “công đức” lễ lộc phình căng;
Túi “nhà đền” hào xu nặng khẳm.
Ngó lại Hoàng Thành Thăng Long ta đây :
Sao mà yên chịu hẩm hiu ;
Chẳng lẽ cam đành ế ẩm.
Đào đào cùi cũi hố bé hầm to, rặt chỉ bình vêu ấm sứt, không thứ chào mời;
Khảo khảo chăm chăm tầng này lớp nọ, toàn là nền cổ giếng xưa, chả chi rao bán.

BỜM và RƠM



BỜM và RƠM

Lê Xuân Đố

Tặng Nguyễn Khắc Phục
Bờm rằng Bờm vác sự đời
Nhẹ hều thiên hạ cõng vời nhân gian
Sống đời triết lý nửa gang
Mà đo tuốt luốt lạc quan qua ngày
Nắm xôi rượu gạo cầm tay
Tiếng cười Guinness vui vầy dân gian
Bờm rằng Bờm chẳng làm gàn
Thông minh tính đất khôn càn càn khôn
Xét trong kỷ yếu vô hồn
Rơm là ký giả mài mòn văn thơ
Xác thân hồn vía thực hư
Tình yêu nên tội loà mù an thân
Điên là liều thuốc tâm thần
Tĩnh ra giấy mực phân vân nỗi đời
Những khi hồn lạc phương trời

Chùm thơ khai bút




CHÙM THƠ KHAI BÚT CỦA PHẠM XUÂN TRƯỜNG
Phạm Xuân Trường


ĐÈN CÙ


“Khen ai khéo kết ối a cái đèn cù”
Lời bài hát
Ai làm ra cái đèn cù?
Vây quanh ngọn nến tít mù vòng quanh
Hình nhân người ngựa đỏ xanh
Một tầm tay với mà đành cách xa
Í a khỉ giấy trâu già
Trang kim hàng mã khác là tóc râu...
Ngày xưa các cụ thâm sâu
Trò chơi nhân thế bạc đầu mới hay
Đèn cù đời của hôm nay
Hình nhân ngủ gật vòng quay tít mù
Mỗi năm lại một Trung Thu
Nhìn đàn con rối gật gù vần xoay

Xuân 2016

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Dân trí Việt có thấp?

Dân trí Việt có thấp?
Hoàng Giang

Cuối năm 2015 Google Search công bố một loạt các “từ khóa” (key word) được tìm kiếm nhiều nhất trong năm tại mỗi nước. Dựa vào đó, dân tình Việt khẳng định rằng dân trí nước mình là vô cùng thấp, khi mà từ khóa đứng đầu là tên bài hát Vợ người ta, tiếp đến là hàng loạt các bài hát khác của ca sĩ trẻ Sơn Tùng MT-P và một số chương trình phim truyện truyền hình khác. Kết luận trên được rút ra vì đa số người so sánh với từ khóa tìm kiếm tại các nước khác như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… và hầu hết dân chúng các nước đó tập trung vào các vấn đề thời sự nóng hổi như ISIS, MERS hoặc ô nhiễm môi trường đất, nước. Thực ra thì bản thân tôi cho rằng những kết quả công bố như vậy chỉ mang tính chất “cho vui” chứ khó có thể rút ra được kế luận dân trí các nước thấp hay cao. Bởi vì cao/thấp thế nào thì cứ nhìn tổng thể sự phát triển của mỗi đất nước là quyết định được liền, không cần đến Google.

Những thế hệ lãnh đạo tài ba



Những thế hệ lãnh đạo tài ba

Sáu Nghệ

Kính thưa đồng chí chủ tịch!
-Được! Thoải mái nhé,
Tôi học lớp ba nên rất muốn nghe
Mọi vấn đề, trừ công tác tổ chức…

Sau một nhiệm kỳ hoặc hơn nữa:
Kính thưa đồng chí chủ tịch!
-Khoan! Trước phải kính thưa đồng chí nguyên chủ tịch,
Vì tôi từng là cấp phó của đồng chí nguyên chủ tịch.

Sau hai nhiệm kỳ hoặc hơn nữa:
Kính thưa đồng chí chủ tịch!
-Hãy khoan! Trước phải kính thưa hai đồng chí nguyên chủ tịch,
Vì tôi từng là thư ký của đồng chí nguyên chủ tịch.

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long



Thụy Khuê
 

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long
 Chương 4 
Tác phẩm của John Barrow (1764-1848)
 Phần 2 
Hành trình Bá Đa Lộc

Về Bá Đa Lộc Barrow viết trong chương IX:
"Trong thời gian Tây Sơn nổi dậy ở Nam Hà, ba anh em giết vua [Định Vương Nguyễn Phước Thuần] và tất cả những người bị bắt, gia quyến và tuỳ tùng; ở trong triều có một giáo sĩ người Pháp, tên Adran [tức Bá Đa Lộc, chức Giám Mục Adran], trong nhiều văn bản in trong tập "Lettres édifiantes et curieuses", tự nhận là khâm sứ của Giáo Hoàng ở Nam Hà.
Vị giáo sĩ này rất thân với hoàng gia và cũng nhận được nhiều ân huệ, ông đã lập ở đây một họ đạo và nhà vua, thay vì đán áp, lại che chở. Nhà vua rất tin tưởng ở người này, dù khác đạo, đã giao cho việc dạy dỗ người con trai duy nhất của ông, người sẽ nối nghiệp. [Chỗ này Barrow nhầm Nguyễn Ánh với Định Vương]. Adran, ngay từ những ngày lửa đạn đầu tiên của cuộc khởi loạn, đã thấy, ông và bạn hữu, muốn sống còn, phải trốn tránh.
Nhà vua đã bị địch bắt, nhưng hoàng hậu, hoàng tử, các con và một người chị hay em, được Adran cứu thoát. Nhờ đêm tối, họ rời xa kinh thành [Gia Định] và trốn vào rừng. Ở đấy, trong nhiều tháng, vị vua trẻ của nước Nam cũng như một ông Charles mới [chỉ Charles I (1625-1649) vua Anh và Ái Nhĩ Lan], trốn cùng với gia đình, không dưới lùm cây sồi rậm rạp mà dưới lùm đa hay bồ đề vì [thiêng] ở đây không ai dám xâm phạm. Một nhà tu công giáo tên Paul [Paul Nghị, tức Hồ Văn Nghị] liều mình đem đồ ăn mỗi ngày, cho đến khi [quân đội đi lùng] không còn tìm kiếm nữa và sau cùng được lệnh rút về.
Sau khi quân thù rút lui, những người đi trốn trở về Sài Gòn, dân chúng kéo nhau đến dưới cờ của vị vua chính thức, được họ tôn lên làm vua dưới tên của cha ông, vị vua cuối cùng, Caun-shung.
Cùng thời điểm này có chiến hạm Pháp do một người tên là Manuel điều khiển, đậu ở Sài Gòn cùng với 7 tầu buôn Bồ Đào Nha và rất nhiều thuyền buồm và tầu Trung Hoa. Theo lời khuyên và sự giúp đỡ của Adran, hạm đội Bồ nhập trận [đánh Tây Sơn] với khí giới được trang bị bí mật, tấn công chớp nhoáng hạm đội địch đậu ở Qui Nhơn. Gió mùa thận tiện. Đoàn chiến hạm xông vào vịnh nơi hạm đội địch đang bỏ neo bất động. Được cấp báo, quân địch lên tầu, đổ xô ra đánh, chiến hạm Pháp thua, người Pháp không tiếc lời ca tụng lòng dũng cảm [của Manuel]. Bọn chỉ huy tầu Bồ bỏ chạy tuốt sang tận Macao. Ông hoàng trẻ tuổi tỏ ra cam đảm và điềm tĩnh nhưng vì ít quân đành phải rút lui" (Barrow II, t. 200-202).

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

“Hỗn độn” như là tiểu thuyết sắp đặt dưới dạng những ký hiệu văn hóa…



“Hỗn độn” như là tiểu thuyết sắp đặt dưới dạng những ký hiệu văn hóa…

Đặng Văn Sinh


Bất cứ ai lần đầu tiếp xúc với “Hỗn độn”* cũng sẽ bị mất phương hướng vì  tác phẩm được phối hợp bởi nhiều loại văn bản khác nhau theo trình tự phi tuyến tính rất đặc trưng của thi pháp tiểu thuyết Hậu hiện đại. Tuy nhiên, “Hỗn độn” không hoàn toàn được viết theo khuynh hướng Hậu hiện đại. Nó là sự tổng hợp của nhiều thể loại khác nhau, trong đó, ngoài Hiện thực cổ điển, Hiện thực huyền ảo, còn thấp thoáng phong cách Liêu trai dưới dạng ẩn dụ với nhiều cấp độ khác nhau. Nói cách khác, với “Hỗn độn”, Nguyễn Khắc Phục có tham vọng biến tác phẩm của mình thành sản phẩm đa khuynh hướng, một thứ “hỗn độn” cả về lý thuyết lẫn thực hành như là sự thể nghiệm chưa từng có về “công nghệ sắp đặt”, bởi vì theo cách suy nghĩ của nhân vật chính Nguyễn Văn Rơm “hỗn độn” cũng là một thứ trật tự.
Về mặt bố cục, “Hỗn độn” được hình thành dựa trên dạng kết cấu mở giống như thực thể sinh động tiềm tàng thuộc tính đàn hồi, có thể bao quát được nhiều loại hình khác nhau mà không bị bão hòa cả về mặt sinh học lẫn cơ học. Logique của hệ thống văn bản này dựa trên sự tương thích giữa hoàn cảnh, tình huống và tâm trạng, bao hàm cả những khái niệm triết học mù mờ của dàn nhân vật nửa thực nửa hư.
Nếu những chỉ dấu về khuynh hướng Hậu hiện đại được hiển thị tương đối rõ nét qua 64 tiểu mục với hàng loạt tựa đề mà nội dung văn bản thường không ăn nhập với nhau, thì các chi tiết, tình tiết như một dạng tiểu tự sự lại diễn ngôn xen kẽ giữa tính nghiêm túc của loại chính văn với tính giễu nhại của loại phúng thích.

KHÔNG CÓ GÌ TỬ TẾ TRÊN NỀN VĂN HÓA KÉM



KHÔNG CÓ GÌ TỬ TẾ TRÊN NỀN VĂN HÓA KÉM

Hoàng Hạnh
Thứ bẩy ngày 13 tháng 2 năm 2016 7:07 PM



Chúng ta rất đau khổ vì nền kinh tế của chúng ta những năm trước tăng trưởng 7-8% mà năm nay có khi chỉ tăng được 5% thôi, nhưng chúng ta không hề xấu hổ, không đau khổ trước việc chúng ta chế biến thịt súc vật chết để bán cho mọi người. Chúng ta chỉ xấu hổ vì nghèo đi mà chúng ta quên mất xấu hổ vì sự xấu đi về mặt đạo đức. Chuyện đó là chuyện quan trọng hơn tất cả những gì chúng ta bàn ở trên – ông Nguyễn Trần Bạt.
Chúng ta chưa có kinh nghiệm mô tả sự thật


PV: -Tuần vừa rồi, bài phát biểu ngắn kết thúc năm học của một giáo viên Trường trung học Wellesley, bang Massachusetts, Mỹ đã được dư luận Mỹ tiếp nhận như một lời nói thật, một cảnh báo giáo dục: “Các em chẳng có gì đặc biệt cả”. Xin ông hãy lý giải, tại sao một đất nước tôn trọng tư duy độc lập cá nhân như Mỹ, lời nhận xét trên đáng lẽ là bình thường nhưng lại được tiếp nhận một cách cầu thị nồng nhiệt đến vậy?

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long



Thụy Khuê
 

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long


Chương 4


Tác phẩm của John Barrow (1764-1848)

Phần 1

Vào Google đánh chữ Olivier de Puymanel, Wikipédia Pháp, thấy ghi: "Olivier de Puymanel "là một nhà kiến thiết và là người tổ chức quân đội Việt Nam dưới triều đại nhà Nguyễn". Wikipédia Việt, ghi: "Olivier de Puymanel là người giám sát thi công toà thành bát quái, theo thiết kế của kỹ sư người Pháp, Théodore Lebrun", ông "đã huấn luyện cho hơn 50.000 quân Nguyễn, còn Jean-Marie Dayot thì lo về thuỷ quân". Ý chính được truyền tụng khắp nơi trên thế giới, trở thành "sự thực" cho đến ngày nay là: "Puymanel là cha đẻ của các thành trì xây theo kiểu Vauban tại Việt Nam trong thế kỷ XIX".
Tất cả những "thông tin" loại này thoát thai từ sự xác định của các sử gia thuộc địa, cách đây hơn 100 năm, rằng Bá Đa Lộc và những "sĩ quan" Pháp đã giúp Gia Long "dựng lại cơ đồ".
Đã đến lúc chúng ta cần phải khảo sát lại những "công trạng" này. Đâu là sự thực? Đâu là huyền thoại?
Những học giả Pháp như Maybon, Cadière, đều trách Đại Nam Thực Lục, không nhắc nhở đủ đến công trạng của những người Pháp này.
Vậy chúng ta cũng phải điều tra xem Thực Lục và Liệt truyện thiếu sót ở chỗ nào.
Công việc đầu tiên của sự khảo sát này là tìm xem, những tác giả Tây phương đương thời viết gì về giai đoạn này.