Nhãn

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

ĐINH TẤN PHƯỚC - BÓNG THỨC - NHỮNG HẠT BỤI BAY...

 

Đặng Văn Sinh

 Với 16 bài thơ song ngữ (tiếng Việt & tiếng Anh), 33 bản nhạc cùng những lời bình của các văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, “Bóng thức” là tập ca khúc phổ thơ của Đinh Tấn Phước khiến cho tôi có ấn tượng mạnh về anh. Chưa nói đến chất lượng âm nhạc, chỉ riêng phần ca từ, Đinh Tấn Phước đã tạo cho mình một phong cách riêng, mà ở đó, theo anh “thơ như là mỹ học của cái khác”(*) qua hệ thống hình tượng, trạng thái cảm xúc, cấu trúc ngôn ngữ và tính đa nghĩa của văn bản.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

HỒ XUÂN HƯƠNG “QUẨY GÁNH CÀN KHÔN...”

(Đọc tiểu thuyết HỒ XUÂN HƯƠNG của Nguyễn Thế Quang, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2024)

 

 



Hồ Xuân Hương là trường hợp khá đặc biệt, vừa là nhân vật có thật vừa là nhân vật giai thoại, thậm chí cả huyền thoại, từng chứng kiến cảnh hưng phế của ba vương triều phong kiến trong lịch sử cận đại Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX. Trước hết, Hồ Xuân Hương là một nhân cách văn hóa hay cụ thể hơn, là giá trị tinh thần, của một thời kỳ lịch sử. Là chủ soái tao đàn Thăng Long, những vần thơ trào phúng của bà chẳng những phản ánh khát vọng sống của chị em phụ nữ mà còn nói lên sự bất mãn của cộng đồng bởi sự thối nát của nền chính trị đương thời.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2024

PHIẾM ĐÀM VỀ CHUYỆN CÂY QUÝT HOÀI BẮC CỦA VUA SỞ VÀ TẤM VÁN MỌT CỦA DẬT SĨ NGÔ THẾ LÂN

 

Trong "Án Tử Xuân Thu", có kể chuyện thời Chiến Quốc, Án Anh (tự Bình Trọng) đi sứ nước Sở. Sở vương nghe nói Án Tử là một người lùn, bèn ra lệnh làm một cửa nhỏ bên cổng lớn để hạ nhục ông.

Nhìn thấy cái cổng như lỗ chó chui, Án Tử dừng bước bảo viên quan sở tại:

 - Chỉ người đi sứ nước chó mới qua cửa chó mà vào. Ta là đại thần nước Tề chịu mệnh vua thì phải đàng hoàng bước qua cửa lớn.