Nhãn

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Xin thắp nén hương...


Xin thắp hương vái lạy linh hồn một văn nghệ sĩ - chính trị gia mới qua đời



Nhạc sĩ Tô Hải

Phải chờ đến sáng nay (24 tháng 12/2011), sau khi lướt qua mọi tờ báo- công- cụ- tuyên- truyền, nghe hết các chương trình Ti vi suốt ba ngày qua thấy…im re mình mới quyết định :
Dù có sắp chết đến nơi cũng phải nói lên vài điều với lớp trẻ VN hôm nay rằng:
Trưa hôm qua thứ sáu, 23 tháng 12 năm 2011 cả thế giới không cộng sản đều hướng về Praha, thủ đô nước Cộng Hòa Tcheque để tiễn đưa một con người nghệ sỹ-chính trị gia vĩ đại nhất thế kỷ XX, tác giả của cuộc Cách Mạng Nhung lật đổ chủ nghĩa cộng sản độc tài không bằng bạo lực, bằng trả thù mà bằng TÌNH YÊU VÀ SỰ THẬT.
Và ông đã chiến thắng HẬN THÙ VÀ DỐI TRÁ .
- Ông là VACLAV HAVEL, một nhà viết kịch….nhưng trước hiện tình của đất nước bị bọn độc tài toàn trị núp bóng xe tăng, đại bác Liên Xô dày xéo nước ông năm 1968, đã đẩy ông vào con đường "Phải Làm Chính Trị".
- Nhưng chính trị của ông cũng không giống ai thậm chí có kẻ còn cho ông là “chính trị ngây thơ” vì ông chủ trương dùng sự thật và chỉ có sự thật mới đánh đổ được dối trá..”Hiến chương 77“ nổi tiếng mãi hôm nay và mai sau chính là nhằm cụ thể hóa đường lối đấu tranh của ông và bạn bè …: Làm chính trị không bằng..chính trị!

Lãnh tụ vĩ đại, lễ tang hoành tráng, dân chúng khóc nức nở dưới trời mưa tuyết...


Lãnh tụ vĩ đại, lễ tang  hoành tráng, dân chúng khóc nức nở dưới trời mưa tuyết...


               Nguồn: You Tube

                       

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Thiên đàng mù

Thiên đàng mù
(Lời kể của một viên chức Bộ Ngoại giao giấu tên)

Thông tin về Bắc Triều Tiên có rất ít, thậm chí chúng tôi đã làm về Bắc Triều Tiên hơn 30 năm rồi mà cũng chưa giải đáp được những câu hỏi mà các anh lúc nãy đã sơ bộ nêu ra, không biết Bắc Triều Tiên là cái gì đâu. Bây giờ, tôi chưa có tham vọng trả lời với các anh cái ông này nó thế nào, chế độ này nó ra làm sao, hay nó là loại gì trong lịch sử nhân loại. Tôi chỉ xin kể lại những điều mắt thấy tai nghe, những gì đã cảm nhận được trong suốt một thời gian dài công tác ở đây. Thực tế trong quá trình công tác nhiều năm cũng không có những nguồn thông tin gì thực sự đáng tin cậy, cũng là nghe qua người này, người kia, qua bộ phận này, bộ phận khác. Không có một loại tài liệu gì mang tính chất chính thống mà người ta đưa ra.
Tôi chỉ có tham vọng báo cáo để các anh đứng ở góc độ cương vị công tác của mình và trên nhiều góc độ khác để có nhận xét về chế độ, về vị lãnh đạo này, về cái Đảng này nó như thế nào? Gần đây, Bắc Triều Tiên có mấy sự kiện lớn: Vấn đề hạt nhân. Gần đây nhất là vấn đề máy bay trinh thám của Mỹ bay vào không phận Bắc Triều Tiên. Trước đây Bắc Triều Tiên đã rình cái máy bay này mấy lần rồi, nhưng không làm sao bắt được quả tang. Lần này đã có sự chuẩn bị từ trước, Bắc Triều Tiên cho xuất phát 4 máy bay MIC 29, đuổi khoảng 20 phút trên bầu trời, có lúc hai bên đã tiếp cận cách nhau 14, 15 mét. Bắc Triều Tiên đã kiềm chế không bắn, vì nếu bắn thì không bao giờ nó rơi trên đất Bắc Triều Tiên được. Theo địa hình bản đồ Bắc Triều Tiên các anh sẽ rõ vì khi bị đuổi bao giờ máy bay cũng chạy ra phía biển; nếu có bắn trúng thì nó cũng bay được thêm 500 – 600 km ra ngoài biển, rồi mới rơi, lúc đó cãi nhau thì mệt lắm. Bên thì bảo tôi còn bay ở ngoài, anh bắn tôi, bên thì bảo anh đã vào đất liền của tôi, tôi bắn. Nhưng tang chứng thì máy bay lại rơi ngoài biển khơi.
Trước đây, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên cũng rất phức tạp. Bắc Triều Tiên không có khả năng cạnh tranh về kinh tế với Hàn Quốc. Do đó người ta mới nghĩ ra cần có một con bài gì đó để mặc cả. Bắc Triều Tiên đưa ra chính sách phát triển về kinh tế là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Trong công nghiệp nặng lại ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng, mà công nghiệp quốc phòng thì lại vô cùng tốn kém: một khẩu súng bằng cả mấy cái máy cày, một quả tên lửa tính ra không biết bao nhiêu tiền của. Do đó từ khi theo con đường này, kinh tế Bắc Triều Tiên cứ luôn luôn bị lệch lạc. Bắc Triều Tiên coi nhẹ công nghiệp nhẹ và nông nghiệp cho nên đời sống nhân dân rất khổ, phải thắt lưng buộc bụng từ khi thành lập nước đến tận bây giờ.
Sang thế kỷ XXI, các nước XHCN phát triển nhanh chóng, nhưng Bắc Triều Tiên vẫn cứ thắt lưng buộc bụng, vẫn đói.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Trăn trở về hiện tình của “vốn xã hội” Việt Nam

Trăn trở về hiện tình của “vốn xã hội” Việt Nam

Hoàng Dzung

Những ai tâm huyết với sự sống còn của quốc gia, với vận mạng của dân tộc không thể không trăn trở, xót xa và lo lắng trước sự tha hóa theo chiều hướng ngày càng tiêu cực của nền giáo dục và đào tạo của nước nhà, trước sự xuống cấp ngày càng trầm trọng của nền đạo đức xã hội, trước vấn nạn lạm dụng quyền lực của các nhóm lợi ích đang thao túng bộ máy Nhà nước một cách trắng trợn, lộ liễu, bất chấp lợi ích quốc gia và lương tri xã hội trong chính quyền hiện nay?
Có hành động nào triệt tiêu khả năng tiềm ẩn của “Vốn xã hội” – nguồn sức mạnh tập trung lớn nhất của quốc gia, di sản quí báu nhất của tổ tiên, linh hồn thiêng liêng vô vàn của dân tộc – tốt hơn việc kìm hãm lòng yêu nước và hành động yêu nước của quần chúng, ngăn cản quần chúng nhận diện kẻ thù và mãi duy trì sự hằn thù đã chia rẽ dân tộc trong hơn nửa thế kỷ qua và sau gần 4 thập kỷ đất nước đã hoàn toàn thống nhất?
Việc làm đó có lợi cho ai và vận mạng của đất nước, của dân tộc sẽ ra sao, nếu “Vốn xã hội” của đất nước không những không được vun đắp và phát huy mà vẫn hàng ngày, hàng giờ tiếp tục bị triệt tiêu?
Có cuộc tự sát tập thể nào có qui mô lớn hơn qui mô tự sát của cả một dân tộc?
Trên hết thảy, có dân tộc nào cam tâm tự sát tập thể?
H. Dz.

Phút chạnh lòng về sự "khóc như mưa"



Phút chạnh lòng về sự “khóc như mưa”


Ngài chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jung Il tạ thế vào ngày 19-12- 2011, hưởng thọ 69 tuổi. Chỉ còn 11 ngày nữa là sang năm mới, sẽ là thọ 70, cùng y chang với tuổi tôi.
Trời thật bất công. Cùng tuổi với nhau, mà một người thì rất vĩ đại, còn một người – như tôi đây- thì thuộc hàng thứ dân, vô danh tiểu tốt. Thế mà ngài đã vội đi !

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Dostoyevski Trong Một Thế Giới Duy Ác

Dostoyevski Trong Một Thế Giới Duy Ác

Trần Mạnh Hảo

 ( Mùa Noel 2011, viết nhân kỷ niệm 190 năm ngày sinh của đại văn hào Nga Fyodor Mikhaylovich Dostoyevski: 11-11-1821 và 120 năm ngày mất của ông : 9-2-1881)
“ Vòm trời đó nào phải ai cho mượn
Nào phải ai cho mượn để che đầu”
( Thơ T.M.H.)
Cuốn sách cuối cùng đại văn hào Nga  L.Tolstoi đọc trước lúc bỏ nhà ra đi vào đêm 28-10-1910 rồi chết tại nhà ga xe lửa Astapovo ngày 20-11-1910 là kiệt tác “ Anh em nhà Karamazov” của một đại văn hào Nga khác : Dostoyevski. Trên bàn làm việc của vị bá tước nhà văn này ở điền trang Yasnaya Poliana tỉnh Tula cuốn sách vĩ đại của Dos vẫn còn mở ra bằng một thanh kẹp sách ở chương Dos viết về “Viên Đại pháp quan tôn giáo” trong câu chuyện của nhân vật Ivan Karamazov kể cho em trai mình là Aliosha Karamazov…
Người ta đã lý giải nhiều về những nguyên nhân khiến L.Tolstoi bỏ nhà ra đi tìm một nơi yên tĩnh và nghèo khó để chết : nào là để thoát khỏi bà vợ đã từng sống 48 năm với ít nhiều thiên đường và rất nhiều địa ngục. Nào là L. Tolstoi luốn  ám ảnh về cái chết, muốn chết như một con thú hoang trốn chạy loài người. Nào là chuyện Tolstoi bị Nga hoàng cấm các cuốn sách của ông, chuyện ông bị giáo hội Chính thống Nga rút phép thông công vì ông dám viết công khai chống lại giáo lý, lại quảng bá cho đạo Phật …

Giọt nước mắt của lề phải

Giọt nước mắt của lề phải

Blogger Đoan Trang

Trong suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành, qua phản ánh của phim ảnh, nghề báo đẹp như được một phủ lớp hào quang.
Nhà báo được tiếp xúc với số lượng người cực lớn, trong đó có nhiều quan chức cao cấp, văn nghệ sĩ nổi tiếng. Nhà báo có thể “dồn” một ông cốp tới lúc phải đắng họng, có thể vạch trần những âm mưu xấu xa, có thể bá vai bá cổ một nhà văn chụp ảnh, hay ôm hoa đứng bên các nghệ sĩ. Nhà báo có xu hướng là người quảng giao, rất hiểu biết, nói chuyện hay ho, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, giữa biết đủ ngóc ngách của xã hội. Nhà báo có xu hướng thông minh, hài hước, dũng cảm, biết chụp ảnh. Nghề báo là nghề đầy vinh quang và có cả sự phiêu lưu mạo hiểm…
Đó là suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành về nghề báo và nhà báo. Tất nhiên, không phải 100% ý kiến đánh giá đều như vậy. Ở thái cực kia, người ta lại nghĩ nhà báo Việt Nam là cái lũ đầu rỗng, nỏ mồm chém gió và nói phét, đã thế lại đểu, chỉ giỏi vặt tiền doanh nghiệp, nói tục chửi bậy kinh khiếp mà viết lách thì không bài nào sạch lỗi.

Người thả ống lươn




               Người thả ống lươn

           Truyện ngắn của Đặng Văn Sinh



Trịnh Doãng cùng họ với tôi. Hắn ở ngành dưới. Xét về thứ bậc, Doãng phải gọi tôi bằng ông cho dù hắn hơn tôi cả một giáp. Tôi là dân thợ mộc, quanh năm xách cưa đục đi kiếm ăn thiên hạ, thỉnh thoảng mới về làng, mỗi lần về lại được nghe một chuyện về Doãng, thật có mà người ta thêu dệt thành giai thoại cũng có, cứ rối tung rối mù chẳng biết đâu mà lần. Thời gian hầu như không mấy tác động mấy đến tính cách của Doãng. Con người hắn vẫn như mấy chục năm trước, chỉ có khuôn mặt là nhàu đi, kéo những vết sần lỗ chỗ, hậu quả của trận đậu mùa, giãn ra, trông lại có vẻ dễ coi hơn trước.
Trong ba người con của ông Cả Duệch thì Doạng và Doan thuộc loại làm ăn cơ chỉ, tính hạnh hiền lương, chỉ riêng Doãng, anh thứ hai là trái tính trái nết. Doãng tuổi Ất Hợi, năm lên bảy bị bệnh đậu mùa, toàn thân phủ dày một lớp mụn to bằng hạt đậu, mọng nước như phỏng dạ. Những mụn ấy vỡ, nước vàng chảy ra bốc mùi khăn khẳn không chịu được. Người Doãng quắt như con mèo hen, miệng  hớp hớp không khí chẳng khác gì con cá mắc cạn, thở khò khè. Ông lang Ích thăm bệnh xong, lắc đầu :
- Tôi chịu, ông bà sắp chiếu, chẻ lạt đi là vừa...
Ông Duệch thương con không nỡ. Thôi thì còn nước còn tát. Nghĩ vậy, ông bảo Doạng chạy ra xóm Bãi gọi bà Phó Lễ vào xem có cứu được không. Bà Phó Lễ là lang vườn kiêm nghề cô đồng. Thuốc của bà toàn nước thải với bùa chú thêm ít rễ cây trộn lẫn cho con bệnh uống. Vậy mà đến chập tối Trịnh Doãng tỉnh lại. Lúc ra về bà Phó dặn:
- Mệnh thằng bé này lớn lắm. Nó vốn là tướng Nhà Giời bị Ngọc Hoàng đày xuống trần gian hầu hạ "Chúa Bà" nên không thể "đi" được.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Ngước nhìn Quốc Hội

Ngước nhìn Quốc hội

Phạm Đình Trọng

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về Quê Mẹ ruột đau chín chiều.
Ca dao

Có lẽ khuyết điểm lớn nhất của bài viết này là tác giả đã viết với giọng quá trịnh trọng, nghiêm túc. Đối tượng mà bài viết đem ra mổ xẻ thuộc phạm vi quyền hạn của người dân, được ghi rõ trong Hiến pháp, nhưng kinh nghiệm cho thấy, có những thời điểm, sự phô diễn đối tượng một cách nghiêm trang quá – giống như các vở chính kịch – hình như không còn phải cách. Giá tác giả rút kinh nghiệm của văn học thế giới như trường hợp Cervantes, Rabelais... và nói đâu xa, chỉ học lấy dân gian thôi cũng có thể có những cách trình bày không đến nỗi phải “một lời là một vận vào” khiến chính công sức tâm huyết của mình cũng dễ làm cho mình sinh tai biến hoặc đột quỵ. Tin tức bạn bè trong giới gần đây tai biến đột quỵ quá cấp tập làm chính người chỉ biên tập bài của anh thôi mà vẫn cứ ngơm ngớp, rất sợ phải bỏ dở nửa chừng. Cũng may là tác giả còn sơ ý bỏ quên chưa đụng đến một gương mặt có thế nói là đặc sắc nhất nhì trong “Hội Nước” khoá XIII: gương mặt có một không hai của người sắm vai Chủ tịch với những cung cách điều hành mà nếu như Phan Châu Trinh sống lại thì hẳn ông sẽ viết được những câu còn hay hơn trong Tỉnh quốc hồn ca nhiều: “Còn như chuyện trò cười lớp giễu / Đại biểu này “đợi biểu” cho ai?”... Thôi thì tác giả quên đi, thế cũng là phúc lắm, nếu không e... bệnh viện sẽ còn chật chỗ! Xin để chúng ta cùng rút kinh nghiệm cho lần sau.
Nguyễn Huệ Chi

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Điếu văn của người quét chợ

     Đặng Văn Sinh


  Điếu văn của người quét chợ                                                             
                                                                  Truyện ngắn

"Lúc sắp đưa ma, mình mới sang. Ngừng tiếng kèn, Bí thư chi bộ kiêm trưởng khu dân cư trịnh trọng đọc. Lão này có giọng tốt, chuyên nghề đọc điếu văn, lên bổng, xuống trầm, rất có ngữ cảm. Cũng may đám tang hôm ấy vô cùng nhốn nháo. Những người đến viếng toàn là khách giời ơi nên chẳng ai phát hiện ra cái trò đánh tráo trắng trợn đó, trừ kẻ nằm trong quan tài. Bây giờ người ấy đang đứng trước mặt mình với bộ mặt nhẵn thín, cặp mắt lồi, trắng dã long lên sòng sọc :
-Ông soạn cho tôi bài điếu văn hổ lốn. Phần đầu của lão hàng thịt, phần giữa là của tay Nghinh chuyên nghề trộm cắp. Phần cuối mới là của tôi nhưng lại xỏ xiên cạnh khoé. Ông là thằng đểu. Tôi thật sai lầm là chết ở cái xó này. Đáng lẽ ra đám ma của tôi phải linh đình nhất tỉnh, tiền phúng viếng nhẹ ra cũng vài ba tỷ..."

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Trời ơi! Kinh khủng quá!

Trời ơi! Kinh khủng quá!

"Cụ Phan Bội Châu vì nước lao khổ làm Cách mạng cứu nước, khi Cụ mất năm 1942 cả nước truy điệu chít khăn tang. Thế mà giờ đây một kẻ đang ngồi trong QH dám chửi rủa bảo Cụ Phan "cõng rắn cắn gà nhà, mở đường cho quân phiệt Nhật đánh chiếm và giết chết nhiều triệu người Việt Nam"!
Có Trời Đất gì nữa không đây. QH và mọi người cả nước để yên cho kẻ ấy ư?.
Quý vị hãy xem chính Thầy cũ và bạn cũ của kẻ ấy tố cáo kẻ ấy (chuyện mới chứ không phải chuyện cũ hồi y đi học đâu!)
Nguyên văn Hoang Hữu Phước mới viết gần đây:
        “tất cả các phe nhóm và đảng phái chính trị đều hoặc làm tay sai cho Pháp hay Nhật hay Hoa hay Mỹ, hoặc tự bươn chải chỉ biết dùng nước mắt bạc nhược cố tìm “đường cứu nước” (như Phan Bội Châu khóc lóc với Lương Khải Siêu [2] khi nhờ Lương Khải Siêu giới thiệu với Nhật xin giúp kéo quân sang Việt Nam đánh Pháp, mà không biết mình rất có thể đã “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về dày mả tổ”, mở đường cho sự quan tâm của Quân Phiệt Nhật tàn bạo đánh chiếm và giết chết nhiều triệu người Việt Nam sau này, và phải nhờ Lương Khải Siêu ban phát cho lời khuyên can mới hiểu ra sự nguy hiểm của lời yêu cầu Nhật đem quân đến Việt Nam giúp đánh Pháp), và tất cả đều chống Cộng. Chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam đánh thắng tất cả, tạo dựng nên đất nước Việt Nam thống nhất" (xem tại đây).
Bài này tôi đọc ở Blog Phạm Viết Đào do chủ blog chuyển đăng từ Blog Cánh cò. Do đoạn đầu chưa vào đề ngay, tôi nghĩ là ông thầy nói chuyện cũ của Hoàng Hữu Phước cho nên tôi đọc hơi chểnh mảng, nhưng đọc chưa hết đoạn sau tôi phải GIẬT BẮN NGƯỜI NHƯ CHẠM ĐIỆN! Bất giác tôi phải thốt lên: "TRỜI ƠI! KINH KHỦNG QUÁ! Lại đến mức như thế nữa ư? (Chuyện mới tinh chứ không phải chuyện cũ hồi HHP đi học đâu)
Trước hết rất khâm phục và xin cám ơn người Thầy cũ của HHP đã viết lá thư mà tôi được xem. Tiếp đến cám ơn người bạn cũ (tên là Ng.)  của HHP là người đáng coi có tinh thần trách nhiệm rất cao đối với xã hội đã chuyển lá thư của thầy cũ lên mạng. Đồng cám ơn chủ blog Cánh Cò và Blog Phạm Viết Đào.
Kinh khủng quá, không phải bình luận gì nữa! Chỉ xin lưu ý quý vị kiên trì dăm phút vì đoạn đầu tác giả bức thư chưa vào chuyện chính...

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Người Trung Hoa xấu xí

Người Cùng Khổ

Thời gian gần đây, cả thế giới khi đánh giá về việc giao thương, nhất là nói đến hàng hóa Trung Quốc (TQ) đều có cái nhìn thiếu thiện cảm. Dường như tất cả đều khịt mũi, lắc đầu trước hàng hóa TQ, xem nhãn hiệu made in China “là biểu tượng của sự dối trá đáng khinh bỉ”. Chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói đến các scandal thực phẩm ở TQ là: “Thể hiện sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng và sự mất liêm chính”.
 Vì sao ra nông nỗi này nếu như biết rằng trước đây cả thế giới đều ngưỡng mộ những doanh nhân người Hoa như mẫu mực của chữ tín, về nghệ thuật kinh doanh. Hàng hóa người Hoa sản xuất luôn đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống với những thương hiệu từ đời ông đến đến cháu, đời cha đến đời con đều được tin dùng.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011



Đặng Văn Sinh
Chiều muộn
(Rút trong tập Kẻ chiếm dụng thời gian của thượng đế)

                                                    Truyện ngắn

Từ mấy chục năm trước, tuy là vùng hẻo lánh, góc thành phố này đã hội đủ các điều kiện thuận lợi cho một khu buôn bán sầm uất : bến xe, ga tàu, chợ và một con sông nhỏ có cây cầu bê tông nối hai bờ. Chính vì thế, vừa chớm bước vào thời kinh tế thị trường, con người như chợt  bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Thị dân đủ loại xoay như chong chóng với các thương vụ lỗ lãi, ít ai để ý đến một người đàn bà điên chẳng biết từ đâu mới đến chợ được dăm tháng. Cũng  không ai hỏi rõ tên tuổi, quê quán, chỉ áng chừng chị ta chưa đến ba  mươi, có khuôn mặt dễ ưa, da trắng, tóc dài, phải cái bàn tay bàn chân thô tháp, gân guốc như đàn ông. Dân chợ gọi là Con Điên. Con Điên ban ngày đi lang thang. Tối, tá túc ở một chiếc lều nào đó trong chợ. Gã quét chợ nhiều lần đuổi, có lúc đã phải dùng đến gậy. Con Điên túm đầu gậy trừng mắt ( đôi mắt bồ câu rất đẹp) bảo :
- Đừng cậy thế đàn ông bắt chẹt kẻ yếu nhá ! Đây mà thỉnh Quan Âm Bồ Tát thì cả nhà anh phải sa xuống chín tầng địa ngục.
Buổi chiều, khi chợ đã vãn người, Con Điên tha thẩn lượm lá bánh, nhặt những  hạt gạo còn sót lại, vừa ăn vừa nghêu ngao một bài hát cổ mà giọng điệu nghe buồn nẫu ruột:
Ly khách…chén rượu đắng nước mắt
Trăm năm, cuộc bể dâu, hồn phiêu diêu…

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Chọc tức dân

Nguyễn Quang Lập


Mình vốn cảm tình với bà Doan, Nguyễn Thị Doan, khi bà gọi ông Đỗ Văn Đương là nghị sĩ rau muống nhân ông Đương khẳng định lạm phát nước ta không cao nhất khu vực, bằng chứng là “một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục”. Nói thiệt lâu nay không để ý đến bà là ai, làm gì, đến khi đó mới biết bà là Phó chủ tịch nước. Kinh.
Cứ tưởng bà Doan cũng mới mẻ, tư duy sáng sủa, cũng mừng. Chẳng ngờ  hôm qua đọc bài “Vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới” của bà đăng trên báo Nhân dân  mới ngả ngửa người ra là mình đã nhầm. Vào đầu thế kỷ 21, khi mà hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tan rã hơn ba chục năm, bà Doan vẫn nói thế này: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản…”.

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Bài học về "Lực lượng thứ tư"...

Bài học về “lực lượng thứ tư” – Nỗi đau còn đó muôn đời

Hồn Quê

Trong quá khứ chúng ta đã có lực lượng thứ ba, đó là Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, một tổ chức ngoại vi của Đảng, được thành lập sau sự kiện Tết Mậu Thân, nhằm tạo ra một tổ chức "đệm" giữa Mặt trận Giải phóng Dân tộc và các thế lực khác "làm cho kẻ thù bị cô lập cao độ".
Xa hơn trên chục năm trước đó chúng ta đã sử dụng “lực lượng thứ tư” (khái niệm tạm gọi), là “vô sản lưu manh” (VSLM) trong (CCRĐ). Khái niệm VSLM của Mác là: “tầng lớp vô sản lưu manh, cái sản phẩm tiêu cực ấy của sự thối rữa của những tầng lớp bên dưới nhất trong xã hội cũ, thì đây đó, có thể được cách mạng vô sản lôi cuốn vào phong trào, nhưng điều kiện sinh hoạt của họ lại khiến họ sẵn sàng bán mình cho những mưu đồ của phe phản động” (Tuyên ngôn đảng cộng sản). Vô sản lưu manh – tiếng Đức Mác dùng là: lompenproletariaat.

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Việt Nam "đời đời nhớ ơn các liệt sĩ Trung Quốc"

Nghĩa trang liệt sĩ Trung Quốc trên đất Việt Nam...

            Mời quý vị xem các văn bản và những tấm ảnh dưới đây để thấy được mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên tinh thần "Mười sáu chữ vàng" và "Bốn tốt" ngày khăng khít:

                                  

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Goodbye Vietnam

         Goodbye Việt Nam

                Ed. Oshiro, MPH
                Trần Trúc Lâm chuyển ngữ

                Ed Oshiro hiện về hưu và ngụ tại Mereer Island (thành phố Seattle , tiểu bang Washington ) nguyên là Phụ Tá Giám Đốc Chương Trình Giáo Dục Y Tế của Group Health Cooperatives.

                Ba mươi phút sau khi chuyến bay của hãng Hàng Không Việt Nam chở chúng tôi rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhất thuộc thành phố Hồ CHí Minh, chúng tôi nhìn xuống những đồng bằng màu đỏ trơ trụi của xứ Cambodia, tôi và vợ tôi bỗng dưng có một cảm giác kỳ lạ của sự thoải mái và tự do. Hú vía, chúng tôi thực sự đã thoát khỏi những sự sách nhiễu, hăm dọa và tham nhũng thường nhật của các giới chức Việt Nam, và cái gánh nặng đè trên vai trong ba tháng qua chợt trút mất.
                Mọi chuyện như bắt đầu từ mùa thu năm ngoái, khi tôi nhận làm quản lý hải ngoại vụ cho Cơ Sở Đông Gặp Tây (East Meets West Foundation) hiện đang trông coi một bệnh xá toàn khoa cho “kẻ nghèo nhất trong đám nghèo” và một cô nhi viện với 125 trẻ em ở ngoại ô thành phố Đà Nẳng, Việt Nam. Tôi đã quyết định chụp lấy cơ hội hưu trí sớm với đầy đủ cấp dưỡng do Group Health đề nghị và về hưu vào đầu tháng Giêng với ý định đi phục vụ tình nguyện khoảng một đến hai năm tại Việt Nam , bắt đầu vào giữa tháng Giêng.
                Công tác của tôi là giúp bệnh xá hoạt động được hữu hiệu hơn và hướng dẫn những chương trình về giáo dục y tế công cộng cho bốn làng hẻo lánh. Vợ tôi thì được giao việc ở cô nhi viện như là giáo viên mỹ thuật và dạy Anh ngữ cho các nhân viên.

Tình người ở Trung Cộng...

Tình nguời ở Trung Cộng: Bé gái 2 tuổi bị xe cán rồi bỏ mặc trên đường

Luân Nguyễn

          Gần hai chục người đi ngang qua đã bỏ mặc một bé gái hai tuổi bị thương nặng vì tai nạn giao thông nằm ngay giữa lòng đường phố, hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc loan tin hôm thứ Hai.
         Vụ việc xảy ra hôm thứ Năm đã làm dấy lên một làn sóng tức giận trên các trang mạng xã hội ở nước này.
         Vụ việc xảy ra hôm thứ Năm khiến nhiều người lên án xã hội Trung Quốc.Các camera an ninh cho thấy cảnh hàng loạt người thờ ơ đi ngang qua bé gái Vương Duyệt Duyệt sau khi bé bị một chiếc xe tải nhỏ đâm ngã ra đường, rồi sau đó lại bị một chiếc xe tải lớn hơn chạy ngang qua người lần nữa ngay bên ngoài cửa hàng của gia đình bé tại thành phố Phật Sơn, thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

ĐÀI RFI PHỎNG VẤN CÁC NHÀ VĂN VỀ GIẢI THƯỞNG VĂN CHƯƠNG TRANNHUONG.COM

Trannhuong.com: giải thưởng độc lập đầu tiên ở Việt Nam dành cho văn xuôi

Trọng Thành

                          
Ông Trần Nhương (thứ ba trái), ông Hoàng Quốc Hải (giữa), ông Hoàng Minh Tường trong lễ trao giải, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Hà Nội, 26/9/2011 (Ảnh : Nguyễn Xuân Diện-blog)


Cuối tháng 9 vừa qua, trong giới văn chương ở Việt Nam có một sự kiện đáng chú ý. Đó là sự xuất hiện của trannhuong.com - giải thưởng tư nhân đầu tiên dành cho các tác phẩm văn xuôi. Vì sao giải trannhuong.com tháng 9/2011 lại được trao cho hai tác phẩm « Bão táp triều Trần » và « Thời của thánh thần » ? Giải thưởng này có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống văn học Việt Nam hiện nay ?
Đối với các quốc gia hiện đại, giải thưởng văn học do tư nhân tổ chức là chuyện rất phổ biến, tuy nhiên, ở Việt Nam, chí ít kể từ sau 1954 ở miền Bắc và sau 1975 trên cả nước cho đến những năm rất gần đây, các giải thưởng như vậy hoàn toàn vắng bóng trong sinh hoạt văn chương.
Giải thưởng mang tên trang web trannhuong.com, do nhà văn Trần Nhương tổ chức, đã được trao cho hai nhà viết truyện, nhà văn Hoàng Quốc Hải, tác giả bộ tiểu thuyết dài 6 tập  Bão táp triều Trần  và nhà văn Hoàng Minh Tường, tác giả cuốn Thời của thánh thần.

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Phấn đấu ký số 73

Phấn đấu ký số 73 (Nhật ký mở-Mở lần thứ 12)
 Chủ nhật (10/10/2011)

 



Chương 1 Hợp xướng "Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy"

Những tên đồ tể văn nghệ lại xuất hiện

Mới post lên “phấn đấu ký”số 72 hôm qua. Hôm nay định nghỉ cái lưng vài ngày thì …vấp phải một chuyện không vui muốn vùng dậy ghi ngay vào nhật ký mở!
Đó là một cú điện báo cho mình biết về “tai vạ” đã rơi xuống đầu của ca-nhac-sỹ Tuấn Phong, trưởng bộ môn thanh nhạc Nhạc Viện t/p HCM! Anh đã bị gọi lên Sở Văn Hóa hỏi “tội” về việc dám cả gan dàn dựng lại bản cantate 4 chương “Tiếng hát người chiến sỹ biên thùy” (T H N C S B T) của mình viết từ những năm 1958 cho dàn nhạc giao hưởng và 4 bè hợp xướng!

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Truyện cổ tích...

Truyện cổ tích “Ông vua tai lừa” và Internet

Hạ Đình Nguyên

Thuở xa xưa, chưa từng có chất độc dioxin gây đột biến dị dạng nơi cơ thể con người, thế mà vị Vua của một Vương quốc nọ, có đôi tai bỗng dưng biến dạng thành đôi tai của con lừa, đầy lông lá, dài ngoẵng, trông rất xấu xí. Dĩ nhiên ông giấu kín, không cho ai biết, từ Quan trong Triều đình cho đến thần dân của Vương quốc, chỉ trừ một người là ông thợ hớt tóc cho Vua.
Người thợ hớt tóc biết rằng đây là một bí mật rất hệ trọng liên quan đến mạng sống của mình, nếu nó bị tiết lộ. Giữ mãi điều kín trong lòng, ông cảm thấy bất an. Một ngày kia, không chịu nổi nữa, ông bèn đi vào rừng, chọn một hang đá hoang vu, vào bên trong và hét lớn nhiều lần:
 “Ông vua tai lừa! Ông vua tai lừa!...” cho đến lúc khản cổ và cảm thấy hết ức chế, mới chịu quay về. Ông tiếp tục làm công việc hớt tóc cho Vua và giữ kín điều bí mật như mũi kim châm trong lòng. Thỉnh thoảng ông lại một mình đi vào hang đá…

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Người khổng lồ bị sập bẫy?

Người khổng lồ bị sập bẫy?
Bùi Tín viết riêng cho VOA
                                                                 Hình AP
Nhân ngày quốc khánh Trung Quốc 1-10- 1949 – 1-10-2011, trên báo chí quốc tế đang diễn ra cuộc bàn luận lý thú về triển vọng phát triển của Trung Quốc. Có những ý kiến trái ngược nhau.
Một bên là những ý kiến ca ngợi sự phát triển liên tục của Trung Quốc, từ một nước nghèo, lạc hậu, thực hiện 4 hiện đại hóa, trở thành nước công nghiệp ở mức trung bình, đang lao tới như một đoàn tàu tốc độ cao, gia nhập câu lạc bộ các nước phát triển, thành siêu cường.

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Phấn đấu ký số 72

Phấn đấu ký số 72
Nhật ký mở (Mở lần thứ 11)

Nhạc sĩ Tô Hải

Ngày thứ bảy (1/10/2011)
Câm, mù, điếc, nhịn …chính nghề ..ngoại “Rao”.

 Hôm nay là ngày quốc khánh “nước bạn 4 tốt 16 chữ vàng”. Lướt qua các tờ báo của Đảng-Chính Phủ “Ta”, không có nhiều bài thậm chí không có đến nửa bài, một tấm ảnh đề cao cái ông bạn lớn đã để cho thông tin báo chí chính thống của họ chửi bới dân Việt Nam, hết gọi dân mình là đồ “vô ơn bạc nghĩa”, cần lấy máu để tế cờ tại Nam Sa. …đến gọi mình là những “con muỗi” gây phiền toái nhất trong những con muỗi ở Biển Nam Trung Hoa, đang định kéo con “Đại Bàng Mỹ” vào cuộc….và cần phải dậy cho con muỗi Việt Nam ngay một bài học thứ hai vv …và vv…
Cho nên cuộc chiêu đãi kỷ niệm 1-10 tại Sứ Quán Trung Quốc, không có Chủ tịch nước, không Thủ Tướng, không Chủ tịch Quốc Hội, cũng chẳng có Tổng Bí Thư đến dự… quả là một bước đi mạnh dạn đáng ghi nhận!

Bến Phù Dung

Đặng Văn Sinh
                          Bến Phù Dung

                                                                         Truyện ngắn
                  (Rút trong tập: Kẻ chiếm dụng thời gian của Thượng Đế)
Được tin ông Quỳnh ốm nặng tôi vội thu xếp công việc về thăm. Nghề của tôi là lái ca nô lai dắt xà lan, chỉ những dịp nghỉ phép hoặc tết nhất mới được ở nhà lâu, còn quanh năm rong ruổi trên khắp các dòng sông, đêm ngày làm bạn cùng mây trời sóng nước. Ông Quỳnh với nhà tôi thật ra chẳng dây mơ rễ má gì nhưng lại có ơn cứu tử. Cái ơn ấy đối với tôi, dù chết cũng không thể báo đáp được. Chuyện xẩy ra khi tôi mới mười một tuổi, hàng ngày thường cùng đám bạn choai choai, cởi truồng, quấn quần đùi lên đầu, cưỡi trâu bơi qua sông sang cồn Láng thả. Dạo ấy đã cuối mùa mưa nhưng nước sông vẫn còn đục ngầu, vỗ oàm oạp vào bờ. Chúng tôi bất chấp những lời răn dạy của người lớn, cứ cho trâu ra bến. Lũ trâu, hàng tháng trời bị buộc trong chuồng, toàn nhai rơm khô, xót ruột, nhìn thấy vạt cỏ xanh bên kia sông,mắt sáng lên, vươn cổ kêu ọ ọ đầy vẻ phấn khích rồi thủng thẳng bước xuống nước. Chưa đầy một khắc, đàn trâu lần lượt tấp lên bờ cát, riêng con Nghênh của nhà tôi, chẳng hiểu làm sao cứ trôi xuôi dòng, hết nhô lên nhô lên lại ngup xuống như là sắp chìm đến nơi. Hoảng quá, tôi kêu toáng lên nhưng có lẽ chẳng ai nghe thấy. Tôi thoáng nghĩ đến thằng Vọt chết đuối năm ngoái ở cống Ba Kèo. Phen này thì hết đời rồi. Vừa nghĩ được đến đấy nước đã xộc vào miệng. Tôi chới với quờ quạng chân tay nhưng không còn chỗ nào bấu víu. Con trâu có lẽ dã bị vực xoáy cuốn đi...

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

"Nhóm lợi ích" không ủng hộ đổi mới!

“Nhóm lợi ích” không ủng hộ đổi mới!

Minh Giang
(Tamnhin.net) - Nguy cơ vòng xoáy lạm phát - đình trệ đã bắt đầu xuất hiện sau 5 năm lạm phát và lãi suất cao, sức khỏe nền kinh tế và doanh nghiệp bị suy giảm.

Một số chuyên gia kinh tế tham dự Hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2011, triển vọng năm 2012 và các giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH 2011 - 2015  tại TP Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tới thực tế này và cho rằng, phải chấp nhận trả giá để kéo lạm phát xuống một con số và ổn định vĩ mô.
Bên cạnh lạm phát bất ổn, chưa giảm và rất khó chống đỡ thì tốc độ tăng trưởng tiếp tục giảm và khó phục hồi. Khu vực kinh tế chủ đạo dự kiến lỗ lớn trong năm 2011. Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể lỗ gần 11.700 tỷ, Petrolimex 1.200 tỷ, Vinashin 3.092 tỷ... Những mất cân đối của nền kinh tế diễn biến phức tạp. Thâm hụt thương mại năm 2011 sẽ vào khoảng 12 tỷ USD, thâm hụt ngân sách khó có thể dưới 5%. Đáng chú ý là mức thu ngân sách luôn tăng, so với mức tổng nguồn thu ngân sách luôn đạt 28% GDP, có nghĩa, nguồn lực trong dân đã được thu hút mạnh mẽ phục vụ các khoản chi tiêu công kém hiệu quả.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Nhà văn Hoàng Quốc hải nói về tác phẩm "Thời của thánh thần"...

NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI NÓI VỀ TÁC PHẨM "THỜI CỦA THÁNH THẦN" CỦA HOÀNG MINH TƯỜNG ( CLIP )

         
                                           






 Mời đọc bài phê bình:
1/ "Thời của thánh thần" dưới góc nhìn phản biện xã hội
 2/"Thời của thánh thần dưới góc nhìn phản biện xã hội" (nhấn vào
Đặng Văn Sinh )

 Nguồn: YouTube

Lễ trao Giải thưởng Văn chương trannhuong.com (28/09/2011)

Lễ trao Giải thưởng Văn chương trannhuong.com (28/09/2011) 

Hôm nay 28/9, tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, lần đầu tiên trong lịch sử Văn học Việt Nam, đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Văn chương trannhuong.com

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Lục bát Phạm Xuân Trường

Phạm Xuân Trường – Người thổi bùng lên ngọn lửa đam mê vào lục bát hiện đại

                                                                                     Đặng Văn Sinh
Nhà thơ Phạm Xuân Trường
                

            Lục bát là hồn thơ dân tộc, mang đậm nét dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp, trải qua bao thăng trầm lịch sử, đã phát triển đến mức hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức. Chính vì vậy, nó được xem là sự thách thức với bất cứa ai muốn làm nên sự nghiệp của mình bằng thể loại văn vần này.
“Lục bát dễ làm nhưng khó hay”. Câu nói dường như đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các nhà thơ Việt Nam. Với Phạm Xuân Trường cũng không phải là ngoại lệ, cho dù anh đã xuất bản 4 tập thơ, trong đó chủ yếu là lục bát. Hành trình đi đến cái đích cuối cùng của lục bát là vô cùng gian nan. Không ít người thơ giữa đường đứt gánh, đành tạm chia tay  “hồn dân tộc” gá nghĩa với loại hình thơ không vần, nhất là bậc thang, hòng có đủ câu chữ để diễn đạt cảm xúc của mình.
Vốn là thợ cơ khí bậc 7/7, cái nghề xem ra chả liên quan gì đến “sự bút nghiên”, ấy thế mà như một thứ định mệnh, Phạm Xuân Trường ngẫu hứng xe duyên với lục bát, và, sau hơn ba chục năm lăn lộn trong cõi đời gió bụi, ngọt ngào thì ít, đắng cay lại nhiều, lục bát đã hơn một lần làm nên gương mặt nhà thơ “thảo dân” mà câu “ Cỏ may khâu kín chân trời/ Thơ buồn nẫu cả nụ cười gái quê” như là một dấu ấn đóng vào lý lịch văn chương của anh.
Đặc điểm lục bát Phạm Xuân trường là anh sử dụng đến nhuần nhuyễn thể loại ca dao truyền thống, phát huy tối đa các biện pháp tu từ, gieo vần chuẩn xác, ngắt nhịp câu linh hoạt tạo nên nhạc điệu phức hợp, thanh âm mềm mại, uyển chuyển  hoặc chát chúa, dữ dội.