Nhãn

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Bến Lở

         Bến lở
                                                                       
   Truyện ngắn của Đặng Văn Sinh                                                   
                     
                 
          Xin nói trước, tôi không phải người vùng này mà chỉ là dân cửu vạn từ mạn Tào Khê xuống. Làng tôi nghèo, cánh đàn ông quanh năm chu du thiên hạ kiếm ăn bằng đủ thứ nghề trong đó có nghề đội cát. Hằng năm,vào dịp tháng bảy âm lịch, khi lũ sông Rào bắt đầu ngập cồn khoai, đỏ ngầu như son, sóng vỗ oàm oạp là đám xúc cát lại khăn gói quả mướp lếch thếch về quê. Nhưng năm nay rất lạ. Mới ra giêng, đã sấm sét đùng đùng, sau đó là trận mưa  như trút nước kéo dài ba ngày ba đêm . Tiếp theo là hạn hán  sáu tháng liền. Vì thế, đã vào tiết ngâu mà nước mới chỉ mấp mé chân đê. Dòng sông có vẻ như cố tình không tuân theo quy luật tự nhiên, để cho bãi cát cồn Khoai cứ trơ ra dưới ánh nắng mặt trời nhiệt đới chớm sang thu mà còn gay gắt hơn cả trưa hè. Kiểu thời tiết trái khoáy như thế này chỉ có lợi cho thợ cát nên chẳng ai dại gì mà bỏ về trong khi vẫn có thể kiếm được ngày vài  nghìn từ hầu bao của các ông chủ thầu.
Buổi chiều hôm ấy trời oi, vừa tắm xong mồ hôi đã tứa đầy người. Tôi tha thẩn trên bãi chuối ngắm những cánh buồm xuôi ngược bên kia lạch Tế Sơn và ngẫm nghĩ về thân phận làm thuê của mình. Đêm xuống, trăng đã lên từ lâu nhưng tôi vẫn chưa muốn về lán. Khuôn trăng mười ba chưa tròn mà đã vàng úa tựa lá ngô đồng rụng. Vẫn chẳng thấy một ngọn gió. Tôi cởi quần áo vắt lên một cành cây điền thanh rồi nhảy ùm xuống sông. Nước đục lờ, chảy lững thững như là đã qúa mệt mỏi  sau chặng đường dài đằng đẵng vượt thác ghềnh từ mãi ngàn xanh đổ về. Tôi sải tay bơi ra phía cồn Khoai. Đó chính là cái cồn cát vô tận mà hàng ngày chúng tôi vẫn phải theo thuyền ra đội từng thúng một đổ đầy những chiếc sà lan để họ chở ngược lên bến Đụn bán cho công trường xây nhà máy đường. Cồn Khoai bây giờ nhập nhòa dưới bóng trăng đỏ rực, Tôi có cảm  giác như mình định hướng nhầm, càng bơi càng xa. Cái doi đất giữa sông mỗi lúc một nhỏ dần, cho đến khi bên tai dậy lên những tiếng ù ù như  là sấm rền thì tôi bị cuốn vào một vùng nước xoáy tối tăm mặt mũi không biết gì nữa.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Khát vọng về một tình yêu thần thánh

           
Khát vọng về một tình yêu thần thánh
     (Đọc Bản sonate hoang dã của Trần Nhuận Minh)


  Đặng Văn Sinh
                                                           
Bản sonate hoang dã* là tập trường ca văn xuôi tản mạn về những quy luật được nhận thức dưới nhiều góc độ khác nhau. Đây là thư thơ “phản thơ” mà công năng của nó là phá vỡ cấu trúc tĩnh tại của mọi hiện tượng, phát hiện những mối tương quan phi logic trong bản chất vạn vật, xác nhận những cơ chế tiếp nhận, hình thành những khái niệm mới khác hẳn lối xây dựng hình tượng của mỹ học truyền thống. Tập thơ có phổ khá rộng, luận đủ về mọi thứ trên trời dưới biển, từ Đấng Sáng tạo toàn năng đến con sâu cái kiến, từ những hiện tượng tự nhiên như trăng sao, giông bão, sấm sét đến những biến thái vi diệu nhất trong ý thức, tiềm thức và cả tầng vô thức của con người thông qua cái tôi trữ tình.

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Lời đắng của người Nhật...

Lời đắng của người Nhật dành cho người China
Đây là một bức thư của một người Nhật gửi cho những người China lục địa. Tôi đặt tựa đề bài viết là “Lời đắng của người Nhật dành cho người China”. Người Nhật này từng là sinh viên và sống ở China vào thời kì Cách mạng Văn hoá. Trong thư có nhiều nhận xét về con người China (mà họ tự gọi là “Trung Quốc”) được người Nhật này trình bày một cách thẳng thắn, không nhân nhượng. Người Nhật này cũng nói thẳng một điều mà bất cứ ai đến Nhật cũng biết: Người Nhật rất khinh người China. Nhưng đọc xong bức thư, tôi lại nghĩ không chừng người Nhật này một cách vô ý thức đang nói với chúng ta – những người Việt Nam! Thế mới đau chứ.

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

"Phận đèn"...

     "Phận đèn", tứ tuyệt thi Kinh Bắc...

                                                                        Đặng Văn Sinh

C
uối năm Tân Mão, chẳng hiểu giời xui đất khiến thế nào mà chín lãng tử thi nhân trấn Kinh Bắc, sau mấy lần hội ngộ tại Phủ Lạng Thương, lại rủ nhau ra tập thơ tứ tuyệt với cái nhan đề nghe khá lạ tai: "Phận đèn"*.
Tập sách không dày, chỉ 122 trang, khổ 13x19, nhưng cái bìa gây ấn tượng mạnh bởi hình ảnh chiếc đèn dầu bên phải với vòng khói mảnh mai uốn lượn bay lên chạm vào chân chữ "Phận đèn". Chất liệu làm bìa là giấy lụa đã đẹp, nhưng cách phối màu tạo nên hòa sắc giữa ánh lửa và bóng đêm theo cấp độ giảm dần, gây hiệu ứng tương phản còn đẹp hơn. Nửa trái, dưới nhan đề, tên tác giả xếp hàng dọc, theo vần ABC..., bằng chữ in hoa, đơn giản mà sang trọng.
Điều cần nói là, trong tập "đoạn trường thơ" này, các thi nhân Kinh Bắc toàn chọn con số lẻ. 9 tác giả, mỗi tác giả 11 bài, vi chi là 99 bài. Trong số 99 bài thì lục bát chiếm 51, vẫn là một số lẻ. Còn nữa, tuy là tứ tuyệt nhưng hình thức khá đa dạng. Có tác giả thuần lục bát như Tân Quảng, nhưng cũng có tác giả chuyên về thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thậm chí "tự do tứ tuyệt" như Anh Vũ... Xét về Dịch lý, lẻ được xem là số dương. Những con số này nằm trong hệ toán nhị phân, nếu kết hợp với nhau theo quy luật bát quái thì khả năng biến thái của nó là vô cùng vô tận. Huống hồ, đây lại là những tài tử Kinh Bắc, được nuôi dưỡng bởi hai nguồn nước sông Cầu, sông Thương mà ở giữa là những làng quan họ...
9 tác giả, chín giọng điệu khác nhau nhưng có thể xem là cùng một tâm thức. Người làm thơ như thân phận chiếc đèn dầu, ngọn bấc thắp lửa cháy đến tận cùng, để rồi, trước khi lụi tắt vẫn lóe lên ánh dư quang. Phận đèn cũng chẳng khác mấy thân phận con tằm rút ruột nhả tơ làm đẹp cho đời.

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Hai cuốn phim về cảnh sát người Việt

HAI CUỐN PHIM VỀ CẢNH SÁT NGƯỜI VIỆT


Đăng ngày: 10:02 08-03-2012



Cuốn phim số 1.

Cảnh sát trưởng Quận 7, Paris Nguyễn Văn Lộc


                       
Tôi có dịp xem cuốn phim của Pháp nói về một cảnh sát người Việt thành danh bên Pháp để tri ân ông khi Nguyễn Văn Lộc - người được coi là cha đẻ của lực lượng Cảnh sát đặc biệt tinh nhuệ Pháp (GIPN) đã ra đi ở tuổi 75 .
Bố của ông quê Nam định và quê mẹ ở Hà nội nhưng ông sinh ra ở thành  phố cảng Marseille miền nam nước Pháp. Bên cạnh vẻ sầm uất của nó, thành phố này còn là nơi hoành hành của các băng nhóm mafia địa phương khét tiếng . Nguyễn Văn Lộc gia nhập lực lượng cảnh sát Marseille đến năm 1972 ông được bổ nhiệm làm Cảnh sát trưởng quận 7 của thành phố Marseille. Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Văn Lộc, cảnh sát quận 7 đã đẩy lùi bọn tội phạm. Các băng nhóm buôn bán ma túy, trộm cướp bị truy quét mạnh mẽ. Nguyễn Văn Lộc đã trực tiếp tham gia hàng trăm vụ giải cứu con tin như vụ bắt cóc con tin tại sân bay Marignane cuối những năm 1970. Trong chiến dịch này, bằng sự thông minh, quả cảm, xử lý tình huống chính xác, Nguyễn Văn Lộc và các thành viên GIPN (lực lượng tinh nhuệ đặc biệt) đã giải thoát hàng trăm con tin khỏi tay bọn khủng bố. Khi thực hiện nhiệm vụ, Nguyễn Văn Lộc không chủ trương sử dụng ngay bạo lực mà ưu tiên các biện pháp hòa giải. Phương pháp của ông thường là đối thoại với bọn bắt cóc và khủng bố. Trong nhiều trường hợp, chính ông đã thay thế vào vị trí các con tin vô tội. Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Văn Lộc, lực lượng GIPN không ngừng lớn mạnh và đã trở thành đơn vị huyền thoại của cảnh sát Pháp. 
Ông "cò" Nguyễn Văn Lộc dang luyện súng

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Chuyện kể trong đêm




    Chuyện kể trong đêm


                   Truyện ngắn của Đặng Văn Sinh


S
ắp đến chương trình phim truyện, theo thông lệ, Đài truyền hình Việt Nam phát mấy phút quảng cáo. Thằng cháu nội bảy tuổi đang ấm ức vì mục này kéo quá dài, sốt ruột, thì bất ngờ tôi đọc được mấy dòng tin buồn: "Gia đình vô cùng đau đớn báo tin, mẹ chúng tôi là bà Phạm Thị Xuyến, sinh năm 1932, quê quán tại xã... huyện... tỉnh Thái Bình, do mắc bệnh hiểm nghèo đã từ trần...".