Nhãn

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

CÓ NÊN LỚN TIẾNG DẠY DỖ THIÊN HẠ KHI CHÍNH TÁC GIẢ ĐẠO VĂN VÀ VIẾT THƠ ĐƯỜNG BẤT THÀNH CÚ

  

Đặng Văn Sinh

 





Tôi chưa hân hạnh được kết bạn với Khúc Hà Linh trên trên FB, nhưng có một face booker vừa gửi đến bài viết của ông về cách nhận diện thơ Đường và cách làm một bài thơ Đường. Status không dài nhưng giọng điệu cực kỳ cao ngạo, phản ánh tâm thức của một học giả “thượng thông thiên văn, hạ tường địa lý”, sặc mùi dạy đời, coi nhân quần chỉ là đám học trò thiểu năng trí tuệ, bảo sao nghe vậy.

Đọc xong, tôi bật cười. Bởi lẽ, tất cả những thứ Khúc Hà Linh viết về thơ Đường đều chỉ là sự xào xáo từ những cuốn sách đã xuất bản hoặc nguồn từ liệu có sẵn trên mạng internet. Hơn nữa, lý thuyết về thơ Đường từ khi nó xuất hiện đến nay, trải qua 1400 năm vẫn thế, nhai đi nhai lại chỉ khiến người ta bực mình theo kiểu cụ cố Hồng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

TỪ TIẾNG HÁT SÔNG HƯƠNG ĐẾN ...CÔNG NGHỆ MẠI DÂM

 Đặng Văn Sinh



 Cách đây hơn bốn mươi năm, khi còn ngồi trên ghế nhà trường cấp III, có một lần, trong buổi ngoại khóa, chúng tôi được thầy H. B. N. bình bài "Tiếng hát sông Hương" của nhà thơ Tố Hữu. Thầy bị cụt một tay, người chỉ được một mẩu, đuôi mắt trái lại có mụn ruồi to đùng nhưng giảng văn thì cực hay. Dường như những khi đứng trên bục giảng, thầy đã hóa thân vào tác phẩm, để rồi, trong phút xuất thần, chuyển tải cái nhân sinh quan cộng sản của một ông râu xồm mãi bên trời Tây vào con tim ngu ngơ của đám học trò nông thôn, quần âm lịch, chân đất, vốn chưa biết gì về nạn mại dâm.

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020

CỒN VÀNH MỘT THUỞ


 

Đặng Văn Sinh

 

Sông Kinh Thầy về đến địa phận Linh Khê bất chợt chia làm hai nhánh. Nhánh chính lượn sát làng Yên. Nhánh phụ qua ngả Tế Sơn.  Ở giữa là bãi bồi rộng chừng vài chục héc ta, dân địa phương thường gọi là cồn Vành. Nhìn từ trên cao, cồn Vành giống như lòng bàn tay khổng lồ, bốn ngón chụm lại, nghiêng về phía hạ lưu, ngón cái choãi ra tạo thành con lạch hai bờ trồng toàn loại chuối tây thân cao vóng chẳng khác gì chuối rừng. Chẳng biết hình thành từ thuở nào nhưng cánh bãi cực kỳ màu mỡ bởi hàng năm, cứ mỗi mùa lũ là phù sa từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về bồi đắp thành lớp trầm tích dày nên cây trồng không cần bón phân mà vẫn tốt bời bời.