Nhãn

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Tái cơ cấu thiết chế văn nghệ: nhiệm vụ khả thi



Tái cơ cấu thiết chế văn nghệ: nhiệm vụ khả thi

       Lại Nguyên Ân
 
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân


Ít năm gần đây người ta hay nói tới “tái cơ cấu”, song chỉ mới nói tới lĩnh vực kinh tế. Tuy vậy, nếu bàn đến những lĩnh vực như văn hóa văn nghệ, nhất là về mặt thiết chế, tôi nghĩ thiết chế văn hóa văn nghệ, văn học nghệ thuật ở Việt Nam hiện tại cũng cần được tái cơ cấu, tương tự nhiệm vụ tái cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước hiện tại.
Sở dĩ ở đây nhắc đến khu vực kinh tế, ít ra là vì, thiết chế văn hóa văn nghệ dưới thể chế VNDCCH và CHXHCNVN vốn có sự tương đồng khá mật thiết với sự xác lập nền kinh tế quốc doanh hóa, tập thể hóa diễn ra suốt từ những năm 1950 ở miền Bắc rồi từ 1975 trong toàn quốc, và chỉ đến giữa những năm 1980 đầu 1990 mới ngừng lại rồi chuyển sang đổi mới, mở cửa, áp dụng kinh tế thị trường. Nói ngắn gọn về thời kỳ dài ấy, chúng ta gói nó vào thuật ngữ “thời bao cấp”, dù đó chỉ là cách gọi ước lệ.

Trường THCS Nguyễn Trãi (Hải Dương): “Trù dập” người tố cáo?



Trường THCS Nguyễn Trãi (Hải Dương):

“Trù dập” người tố cáo?   
(Thanh tra) - Là nhân tố tích cực trong đấu tranh chống tiêu cực, dám “đứng lên” tố cáo nhiều sai phạm tại Trường THCS Nguyễn Trãi, đáng lẽ ông Đỗ Huy Tấn, nguyên giáo viên Toán phải được khuyến khích, khen thưởng và bảo vệ, thế nhưng, Ban Giám hiệu nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng Đỗ Văn Hòa, lại xây dựng tiêu chí thiếu khách quan để điều chuyển ông Tấn sang trường khác.
    “Trù dập” người tố cáo?

                         Ông Đỗ Huy Tấn trình bày lại sự việc. Ảnh: Hoàng Long

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Việt Nam - Nhà giàu và những đứa con chưa ngoan



           
Việt Nam - Nhà giàu và những đứa con chưa ngoan

Một bài viết được đăng trên facebook của một hotfacebooker sau cuộc trao dổi du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam đang tạo một cơn sóng tranh luận trên các mạng xã hội, vì nói rất thẳng thắn về những mặt tối của con người, đất nước Việt Nam trong thời đại mới:
Tôi hiện đang là một du học sinh Nhật có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt “Sự thật mất lòng”. Nhưng không vì thế mà sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Tôi có một nước Nhật để tự hào
Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Nhưng, “Trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất.” Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “Có một nước Nhật như thế”.

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Đại Vệ Chí Dị - Thiên hạ loạn bàn



        Đại Vệ Chí Dị - Thiên hạ loạn bàn

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 69.
Nước Vệ đang cảnh đói nghèo, bỗng nhiên họa trên trời giáng xuống. Năm ấy tàu bay xứ Mã bỗng nhiên mất tích. Thiên hạ đồn rơi xuống biển phía Nam nước Vệ. Báo hại nhà Sản phải dốc kho mỗi ngày mấy trăm lạng vàng chi phí tìm kiếm.
Đã thế Tề mượn cớ nhân đạo tìm người mất tích, phái chiến thuyền hùng hậu tiến sang quần thảo vùng biển Vệ. Khi tin báo tàu bay không rơi biển nước Vệ, chiến thuyền Tề quay về giả cớ tránh báo đi thám thính hết những vùng trọng yếu của Vệ.
Nước Vệ thiệt đơn thiệt kép. Khi có người tâu lên Vệ Kính Vương chuyện cần phải bày binh bố trận lại vì e thế trận bị dòm ngó. Vệ Kính Vương cười nhạt đáp:
-  Ta với Tề tình thân như thủ túc, lo chi phải phòng vậy.
Người kia băn khoăn:
-  Chúng ta không làm, e bất trắc trở tay không kịp, vả lại dân chúng sẽ dị nghị chuyện chúng ta lơ là phòng thủ. Bọn xấu đuợc thể khoét sâu kích động.

Thử nhận diện âm mưu cướp quyền in ấn và xuất bản Tuyển tập Thơ Việt ở Đức


Đài Trang


Thử nhận diện âm mưu 

cướp quyền in ấn và xuất bản Tuyển tập Thơ Việt 

ở Đức 

( Thư ngỏ gửi cộng đồng người Việt)   


Lời mở
Kính thưa các Anh, các Chị,
Trước hết cho tôi xin lỗi những ai không muốn đọc lá thư này mà phải nhận nó. Vì tôi đã gửi bài „Đài Trang bàn về Thơ Việt ở Đức“ cho anh Lương Cường Tổng biên tập báo  nguoiviet.de nhưng tới nay vẫn chưa được đăng. Trong khi bài viết của tôi không mang tính xúc phạm hay thóa mạ bất cứ một ai. Chỉ là một bài phân tích có cơ sở Lý Lẽ và Tình Người nhằm mục đích thức tỉnh, ngăn chặn những mưu đồ không tốt của vài người nào đó, chỉ vì ích kỷ, tư lợi cá nhân hay không hiểu biết hết mọi chuyện đã vội vã xúc phạm thanh danh người khác, phá hoại tiếng tăm một doanh nghiệp của người Việt còn non trẻ, được thành lập chỉ với mục đích phục vụ Cộng đồng, gây chia rẽ, làm buồn lòng bạn đọc, không tôn trọng tâm tư, tình cảm những tác giả có thơ in bằng những lời lẽ cay độc, hủy hoại đi danh tiếng của Câu lạc bộ Thơ Berlin, gây xáo trộn trong Cộng đồng, đưa ra kiện cáo với những chứng từ không đủ sức thuyết phục hay không còn hợp lệ. 




Bằng tấm lòng Nhân, tôi không thể im lặng khi hiểu biết khá rõ về luật lệ ở Đức và sau khi đi sâu, tìm hiểu kỹ mọi chuyện. Không muốn „đứa con tinh thần“ rất đáng trân trọng của chúng ta, bị  „bóp chết“ vì một „mưu đồ“ (mặc dù thực tâm tôi không muốn nghĩ thế) không trong sáng, và không muốn 2 người đàn ông chỉ vì quá nhiệt tình, muốn mang lại niềm vui cho Cộng đồng mà bị chỉ trích sai và đổ vạ lên đầu, làm xáo trộn ngay cả cuộc sống riêng tư của chính họ.
Tôi không thể nghĩ rằng hai người đàn bà đâm đơn kiện này lại có cái tâm trong sáng, bởi họ bắt đầu bằng „Thắc mắc chuyện bản quyền sách“ (?), chê thơ người này, người kia để đòi „rút Thơ“, „xé sách“ và „thu hồi để hủy“(?). Rồi hoạnh „không có hợp đồng“(?). Hết chuyện, lại quay ra truy bức Doanh nghiệp XB phải „xuất trình giấy phép“ (?). Vẫn không thỏa mãn, họ viết bài bóp méo, vu khống, chỉ trích nặng nề, xúc phạm cả tư cách lẫn chuyện vợ con người ta. Đem ra kiện cáo lung tung làm trò cười thiên hạ và nuôi béo 2 bên luật sư, hủy hoại chính danh tiếng của Cộng đồng chỉ vì lòng tham và tính đố kỵ.  


I. Sách đã ra đời đúng quy trình (Theo Thư mời ngày 14.03.2013) 



Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

“Nguyên khí” và thân phận kẻ sĩ mọi thời



C
uối năm 2013, bản thảo Nguyên khí của nhà văn Hoàng Minh Tường từng được NXB Tri thức cấp giấy phép, nhưng chỉ một thời gian sau, không biết vì nguyên nhân gì, Cục Xuất bản  lại có lệnh thu hồi. Nhà xuất bản Dân khí thuộc Diễn đàn Xã hội dân sự nhận thấy đây là cuốn tiểu thuyết có nhiều sáng tạo về nội dung cùng với phong cách văn chương đặc sắc, nên đã kịp thời ấn hành vào đầu năm 2014 để đem đến cho bạn đọc một cách nhìn mới về thân phận người trí thức Việt Nam qua Vụ án Lệ Chi Viên..
            Dưới đây là lời bạt của chúng tôi viết theo yêu cầu của nhà văn Hoàng Minh Tường.
                   Đ.V.S



          “Nguyên khí” và thân phận kẻ sĩ mọi thời

Đặng Văn Sinh



Mở đầu tác phẩm, Hoàng Minh Tường dẫn lời Thân Nhân Trung soạn cho văn bia tiến sĩ đề danh khoa thi năm Nhâm Tuất (1442), trong đó có đoạn “…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí  thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương  thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ,  vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”. Lấy Nguyên Khí làm tựa đề, người đọc không mấy khó khăn cũng hiểu được tư tưởng chủ đạo của nhà văn khi ông viết cuốn tiểu thuyết lịch sử này. Nói cách khác, Nguyên khí chính là hồ sơ tổng hợp dưới dạng văn chương của giới trí thức Việt Nam thời kỳ chế độ phong kiến thông qua hình tượng điển hình: Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ.

Bàn về Tuyển tập Thơ Việt ở Đức



Đài Trang: Bàn về  Tuyển tập Thơ Việt ở Đức

Tạo sân chơi cộng đồng

Tôi không phải một nhà văn, cũng không phải là nhà thơ, chỉ là một người bình thường như các bạn nhưng rất nhạy cảm, dễ xúc động và thích “nói theo vần” những gì mình muốn nói, đơn giản và dễ hiểu. Tôi  vô tình tham gia vào cuộc thi thơ của CLB thơ Berlin nhân tết Nguyên tiêu 2013 và đoạt giải nhất cuộc thi thơ này. Tôi nghĩ rằng đó chỉ là sự may mắn, vì trong cộng đồng người Việt tại Đức chắc còn có nhiều cây bút đáng nể về văn, thơ chưa xuất đầu lộ diện. Vì vậy, khi đọc tin anh Thế Dũng (Giám đốc nhà XB VIPEN) và anh Sa Huỳnh (Trưởng ban tuyển chọn của câu lạc bộ thơ Berlin), anh Thế Sáng (Chủ tịch câu lạc bộ thơ Berlin) và 1 người nữa là anh Huy Thắng (Phó ban tuyển chọn) cùng ký tên ra thông báo kêu gọi các tác giả khắp nước Đức tham gia gửi bài để in thành Tập thơ đầu tiên của người Việt tại Đức, tôi đã rất mừng là sẽ có dịp được thưởng thức, giao lưu và học hỏi những cây bút xuất sắc nhất nước Đức.
Tôi tin là các anh chỉ vì quá nhiệt tình, muốn tạo sân chơi chung cho những người yêu thơ và tập hợp tất cả các bài thơ (nếu có thể gọi được là như vậy) của mọi thành phần trong cộng đồng Người Việt, nhằm lưu lại những tình cảm, suy nghĩ, cảm nhận trong cuộc sống của những người đang ngụ cư trên đất này. Nó có thể mang trong mình chút “sử tính” đặc thù của người Việt sinh sống tại Đức (như cách nói của anh TD), mặc dù ở đây chẳng có ai là “ Nhà thơ” thực thụ. Chắc chắn các anh chỉ muốn tạo cơ hội cho tất cả các Tác giả nào muốn in thơ mà không có (hay chưa có) điều kiện in thành sách thôi, chứ không định làm điều to tát là ghi dấu ấn "lịch sử rất lớn, cho nền văn thơ hiện đại của cộng đồng người Việt ở Đức và châu Âu" như anh Long Ẩn, chị Hoài Phương, chị Như Anh và một vài người nữa nâng tầm quan trọng.
Tôi gửi thơ hưởng ứng thư kêu gọi với một tâm trạng háo hức mà tôi tin, cũng giống gần như hầu hết các tác giả khác, để "vui là chính" như mục đích thành lập câu lạc bộ thơ Berlin thôi (nên không cần xin giấy phép thành lập) chứ chẳng mong vinh danh tên tuổi gì.

Từ lá đơn kêu cứu



Đi tìm sự thật về nỗi hàm oan của PGS.TS Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Bình: Từ lá đơn kêu cứu

PGS. TS. Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Bình bị cho về hưu, dù theo quy định thì đến năm 2018 mới đến tuổi nghỉ. Bà Bình làm đơn kêu cứu trên báo Kinh doanh và Pháp luật. Bài đã được đăng lên ngày 5/3/2104 (kinhdoanhvaphapluat.com.vn) nhưng sau đó bị gỡ xuống, tuy nhiên vẫn có thể đọc được qua Google’s cache.
PGS. TS. Nguyễn Thị Bình là người hướng dẫn cô Đỗ Thị Thoan làm luận văn về nhóm Mở Miệng. Cô Đỗ Thị Thoan sau đó mất việc, bà Nguyễn Thị Bình bị cho về hưu sớm. Vậy là ở Việt Nam, giới khoa học – kể cả tự nhiên và xã hội – không được phép xem xét một số hiện tượng tự nhiên hay xã hội nào đấy đang tự nó phát sinh trong đời sống như những quy luật khó cưỡng là đối tượng khoa học để mình nghiên cứu; những hiện tượng khách quan ấy phải lờ đi, coi như không có, hoặc dành riêng cho một số cơ quan chức năng hoàn toàn không hiểu gì về khoa học xử trí theo lối... dùng lửa để dập, hoặc chôn vùi xuống đất (vụ hóa chất độc hại chẳng hạn). Điều này ẩn chứa những nguy cơ chết người, báo hiệu một thảm họa lớn chắc chắn không sớm thì muộn sẽ xảy ra mà những kẻ ngu tối, không cần đến giới trí thức cảnh báo bằng những tìm tòi khảo sát nghiêm chỉnh, cứ tưởng quay lưng lại với những hiện tượng đang xuất hiện lừng lững trước mắt mình là tha hồ yên ổn, sẽ là đối tượng phải hứng lấy trước tiên.
Ai cũng biết biện pháp xử trí với bà Bình và cô Thoan là một cách "dọa nạt" những người "có góc nhìn khác" bên cạnh việc bắt bỏ tù bằng điều luật 258. Nhưng nếu bớt u mê một chút mà tĩnh tâm suy nghĩ thì phải chăng những người dùng cách "dập lửa" kiểu ấy đang tước đi cái khả năng tìm ra những biện pháp khả thi hơn để trung hòa những đám cháy lớn hình như khó tránh khỏi chờ chực bùng lên?
Bauxite Việt Nam

 (KD&PL) - Báo Kinh doanh & Pháp luật xin chuyển nội dung lá đơn này của Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Bình đến lãnh đạo Bộ Giáo dục và các ngành chức năng quan tâm xem xét và giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi, sự công bằng cũng như làm rõ sự thật đằng sau vụ việc này.
Chiều Chủ nhật ngày 2-2-2014, tôi đến thăm gia đình cậu em là một bác sỹ ở một bệnh viện lớn tại Hà Nội thì tình cờ gặp một người phụ nữ đến khám và nhờ tư vấn phương pháp điều trị căn bệnh quái ác mà chị đang gặp phải.
Sau khi khám xong, cậu em tôi trả lời: Người phụ nữ này đang bị stress nặng, thêm vào đó là căn bệnh tiền đình cần phải điều trị. Hỏi ra mới biết! Người phụ nữ ấy là Phó Giáo sư, Tiến sĩ - một đảng viên, một Giảng viên chính bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại thuộc khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Các căn bệnh trên không phải thời gian đây mới hành hạ chị mà đã xuất hiện từ trước đó cả năm trời bắt đầu từ một nỗi hàm oan mà chị và gia đình của mình đang phải gánh chịu. Kết quả là một người có học vị như chị đáng ra theo qui định của Chính phủ phải đến năm 2018 mới nghỉ hưu, nay bỗng nhiên đã phải nhận quyết định nghỉ hưu từ Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm; Mặc dù, chị đã 4 lần gửi đơn kiến nghị lên lãnh đạo nhà trường, song không hề nhận được hồi âm!
Để rộng đường dư luận và góp phần làm rõ sự thật về vụ việc này, tại số báo này, báo Kinh doanh & Pháp luật xin đăng nội dung lá đơn kêu cứu của Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Bình.
                              Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Bình
"Năm 1978, tốt nghiệp ĐHSP, ngành Ngữ văn, do thành tích học tập và tu dưỡng, tôi được giữ lại làm Cán bộ giảng dạy, được học tiếp chương trình đào tạo Sau đại học tại trường. Từ 1980 đến nay, tôi là giảng viên Bộ môn Văn học Việt Nam hiện đai, khoa Ngữ văn, trường ĐHSPHN. Năm 1996 tôi đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ.

Bài thơ trên váy



Trần Mạnh Hảo mừng ngày 8-3 bằng “Bài thơ trên váy”

Lời ngỏ : Bốn nghìn năm người đàn bà Việt Nam đã chống Trung Hoa bằng váy. Nước ta phụ nữ quyết mặc váy, không chịu mặc quần như bên Tàu, nên mới có câu ca dao : "Cái trống mà thủng hai đầu/Bên ta thì có bên Tàu thì không". Vua Minh Mạng theo văn hóa Tàu nên ra lệnh bắt đàn bà Việt Nam mặc quần : "Chiếu vua Minh Mạng ban ra/ Cấm quần không đáy người ta hãi hùng". Váy vừa là quốc phục, vừa là thẩm mỹ dân tộc, một đặc trưng văn hóa Việt Nam. Nên, nhân ngày 8-3, đàn ông Việt ta nếu có ai hô : Váy muôn năm kể ra cũng là một hành vi yêu nước. Hồi ba tuổi, thằng con trai tôi cứ thấy mẹ mặc váy là nghịch ngợm chui vào váy mẹ hô : múa lân, múa lân. Thiết tưởng những người đàn ông Việt hôm nay cũng nên giữ lấy tinh thần thích múa lân như chú bé mê váy kia để mừng bà xã mình, nghe ra còn có ý nghĩa hơn là tặng hoa chăng ?


BÀI THƠ TRÊN VÁY
                       

                                     Tưởng nhớ nữ sỹ Hồ Xuân Hương



Mở ra một cái váy trời
Qụat cho thế sự tơi bời lá hoa
Chành ra ba góc dư ba
Hỏm hòm hom thế mới là văn chương.

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Nhà xuất bản Dân khí ra cuốn sách đầu tiên



Nhà xuất bản Dân khí ra cuốn sách đầu tiên

Nguyên Khí
Nhà xuất bản DÂN KHÍ thuộc Diễn dàn XHDS đã ra cuốn sách đầu tiên. Có thể đặt mua sách trên amazon.com.
http://www.amazon.com/gp/product/1496095340
hoặc qua Người Việt:
http://www.nguoivietshop.com/Nguy%C3%AAn-Kh%C3%AD-Hoang-Minh-Tuong/dp/1496095340
Mời các bạn đặt mua.
Hai cuốn tiếp theo cũng của nhà văn Hoàng Minh Tường sẽ ra mắt trong những ngày gần đây.
DÂN KHí kính báo

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Lại chuyện trộm cắp và thể diện quốc gia

Lại chuyện trộm cắp và thể diện quốc gia

Nguyễn Vĩnh Nguyên


Vũ Kiều Trinh,  con gái nguyên Tổng giám đốc Đài THVN, có "thành tích" hai lần thực hiện hành vi ăn cắp tại siêu thị nước ngoài bị bắt quả tang nhưng vẫn được kết nạp Đảng  và bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng biên tập chương trình Văn hóa.
Một tiếp viên của hãng hàng không Vietnam Airlines vừa bị báo chí Nhật bêu riếu chuyện tiêu thụ mỹ phẩm từ một nhóm trộm tại Nhật Bản, đem về nước bán kiếm lời. Những kẻ cắp đã bị cảnh sát phát hiện, lấy lời khai hôm 26-2-2014, thì một ngày sau những thông tin chi tiết đã xuất hiện trên tờ Sankei Shimbun. Tờ báo này cũng nhắc lại một số vụ trộm cắp tại Nhật mà thủ phạm chính là người Việt Nam.
Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu người Việt dính líu vào những vụ trộm cắp trực tiếp, hoặc gián tiếp tiêu thụ sản phẩm trộm cắp bị cảnh sát các nước phanh phui. Cứ mỗi lần có một sự kiện như thế, trên các cộng đồng mạng và mặt báo trong nước lại bị khuấy động. Những tấm biển cảnh báo trộm bằng tiếng Việt được dựng nơi công cộng ở nước ngoài lại được đăng lên, đánh thức cảm giác day dứt, nhục nhã cho những ai còn nghĩ tới các vấn đề thể diện quốc gia.
 Một tấm biển cảnh báo trộm cắp được viết bằng tiếng Việt tại Nhật từng gây xôn xao dư luận trước đây. Ảnh: Internet.
Quả thật, rất đáng xấu hổ khi ngày nay bước ra bên ngoài, không chỉ thói tật ăn cắp, mà rất nhiều thứ “bệnh” khác của nhiều người Việt Nam đã được phơi bày, phổ biến tới mức đủ tạo cho bạn bè quốc tế nghĩ đó là tính cách chung của người Việt, hay nói nôm na, “người Việt các anh là thế”. Từ những chuyện đơn giản như người Việt không biết xếp hàng, phung phí trong ăn uống đến nhôm nhoam ồn ào những nơi cần sự trang trọng, tôn kính; từ nạn trộm cắp vặt, buôn lậu hay rộng hơn là gian manh lật lọng trong kinh doanh... đã tạo ra những hình ảnh rất xấu về người Việt hiện đại trong lòng bạn bè quốc tế.

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Chỉ vì cuốn Sách thơ mà làm khổ nhau!

Chỉ vì cuốn Sách thơ mà làm khổ nhau!
Đài Trang

Trước hết, Trang xin lỗi các anh chị vì buộc phải sử dụng E-Mai làm khổ những người không muốn đọc. Trang cũng rất bận, nhưng vì không thể để ai đó cười nhạo trên nỗi đau của người khác chỉ vì các anh ấy tốn công sức cho tập Thơ Việt ở Đức quá nhiều. Tôi xin gửi lá thư của Luật sư Schumacher, người được anh Dũng ủy quyền về vấn đề pháp lý, kèm theo đây (thư đề ngày 26.02.2014), ông ta khẳng định đang có trong tay bản đăng ký hành nghề của VIPEN. 
Thiết nghĩ, mỗi sự việc đều như 1 con xúc sắc có 6 mặt. Ta đứng ở vị trí đắc địa nhất cũng chỉ nhìn thấy 3 mặt của nó, còn 3 mặt còn lại của con xúc sắc nằm trong bóng tối. Nên vội vã nhận định một việc nào đó, không liên can đến mình, thì vừa buồn cười và cũng là sự dại dột. 
Tôi không quen anh Thế Dũng, chưa gặp anh Sa Huỳnh, cũng không quen 2 bà LHP và NA. Tôi không thù oán ai hết. Nhưng vì rất nhạy cảm, tôi hiểu và cảm nhận được nỗi đau của 2 người đàn ông khi đọc bài viết của bà LHP. Bài này làm đa số độc giả ngỡ ngàng vì miệng lưỡi ác độc, diễu cợt của TG, riêng bà NA khen và biện luận cho LHP, tôi không muốn nói gì nhiều, chỉ mong các anh, các chị đọc lại toàn bài của bà LHP (kể cả bài thơ Muộn....) và thử đặt mình vào chỗ của anh Sa Huỳnh và Thế Dũng xem các anh chị sẽ làm gì?