Nhãn

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2024

PHIẾM ĐÀM VỀ CHUYỆN CÂY QUÝT HOÀI BẮC CỦA VUA SỞ VÀ TẤM VÁN MỌT CỦA DẬT SĨ NGÔ THẾ LÂN

 

Trong "Án Tử Xuân Thu", có kể chuyện thời Chiến Quốc, Án Anh (tự Bình Trọng) đi sứ nước Sở. Sở vương nghe nói Án Tử là một người lùn, bèn ra lệnh làm một cửa nhỏ bên cổng lớn để hạ nhục ông.

Nhìn thấy cái cổng như lỗ chó chui, Án Tử dừng bước bảo viên quan sở tại:

 - Chỉ người đi sứ nước chó mới qua cửa chó mà vào. Ta là đại thần nước Tề chịu mệnh vua thì phải đàng hoàng bước qua cửa lớn.

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2023

“ĐÊM ĐÀN BÀ NGHÉN BÃO”, HÀNH TRÌNH VỀ MIỀN HOANG KHÁT…

 


(Đọc bài thơ “Đêm đàn bà nghén bão” trong thơ ĐÊM ĐÀN BÀ NGHÉN BÃO mới xuất bản của Maria Hoàn Nguyễn)

 

“Đêm đàn bà nghén bão” là bức tranh khỏa thân miêu tả tâm trạng vật vã của người đàn bà khao khát yêu đương trong một đêm trăng suông. Vừa sống động ở hình khối của ngôn ngữ hội họa, lại thấm đẫm tinh thần sex bởi sự chuyển hóa qua lại giữa những hình ảnh, động tác hư và thực, bài thơ dường như đạt đến “độ không tuyệt đối” của mọi giá trị thẩm mỹ nếu ta nhìn nhận nó như là ngôn ngữ thơ siêu thực.

“ĐÊM ĐÀN BÀ NGHÉN BÃO”(*), TẤM VOILE SANG TRỌNG KHOÁC LÊN BỨC HỌA MAJA KHỎA THÂN

 

 

Thật ra, cho đến giờ, người ta vẫn chưa tìm được định nghĩa chính xác về thơ, nhưng nếu gặp bài thơ hay, tự nhiên trực cảm sẽ mách bảo cho ta. Có điều nó hay đến mức độ nào thì còn phụ thuộc vào học vấn, tầm vóc văn hóa và năng lực thẩm mĩ đối với mỗi cá nhân khi tiếp nhận văn bản.

Ngay từ khi mới xuất hiện, Hoàn Nguyễn đã tạo riêng cho mình một giọng thơ lạ khác hẳn phần còn lại của thi đàn Việt. Thơ Hoàn Nguyễn chẳng những mới, lạ, giầu nội lực mà còn đa dạng về cách kiến tạo thế giới hình tượng cho dù chị chỉ khiêm tốn nhận mình là “kẻ rong chơi trên miền chữ nghĩa”. Nói một cách hình ảnh, rất có thể, Hoàn Nguyễn được hưởng ân phước ngay từ lúc xuất sinh như một thiên sứ Chúa Trời cử xuống thế gian này làm đẹp cho đời bằng những vần thơ lấp lánh như chuỗi ngọc lục bảo dưới ánh ban mai kia chăng?

Khác với dòng thơ đám đông, Hoàn Nguyễn được khu biệt ở cá tính sáng tạo qua ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù, nhịp điệu tâm hồn đầy tràn cảm xúc và hệ thống từ vựng luôn mới lạ cũng như quá trình chuyển hóa các tín hiệu thẩm mỹ làm nên cấu trúc tổng thể.

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2023

“CÒN CÓ AI NGƯỜI KHÓC TỐ NHƯ”, MỘT MÓN LẨU THẬP CẨM

Đặng Văn Sinh

Chẳng cần suy nghĩ nhiều, chúng ta cũng hiểu được, tác giả lấy cảm hứng từ câu kết trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” (讀小青記) của Nguyễn Du “Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” (天下何人泣素如) làm tựa đề cho cuốn sách vừa được ra mắt rất hoành tráng tại Hà Nội.

Ngoài bìa sách Võ Bá Cường ghi là “tiểu thuyết”, nhưng vì nội dung lại viết về giai đoạn Nguyễn Du từ kinh thành Thăng Long về sống ở quê vợ làng Hải An, huyện Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam Hạ, cho nên người đọc nghĩ ngay đến thể loại tiểu thuyết lịch sử. Sách do Nxb Hội Nhà văn cấp phép, bìa cứng, khổ 15 x 23 cm, dày 255 trang, nếu cộng cả bài giới thiệu của ông Ngô Đông Hải, bài “tựa” của ông Văn Chinh và bài phê bình của ông Bùi Việt Thắng là 296 trang. Nội dung “Còn có ai người khóc Tố Như” chia làm hai phần, Phần một: “Sóng Bạch Lãng”, Phần hai: “Phong Nguyệt Sào”. Tổng cộng 16 chương, mỗi chương được đặt tên bằng một câu thơ, trong đó có cả thơ của chính tác giả.

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2023

NGUYỄN THỊ HỒNG, HOÀI NIỆM TỪ NHỮNG TRANG THƠ TUYỂN  

 

Đặng Văn Sinh

 


Cuối năm Nhâm Dần, Nguyễn Thị Hồng xuất bản tuyển tập thơ. Sự kiện này thật ra chẳng có gì lạ đối với một người cầm bút đã ở tuổi 75, từng giữ vai trò trưởng phòng biên tập nhà xuất bản. Đây là một ấn phẩm đẹp, do nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam cấp giấy phép, 336 trang, khổ 13.5 x 20.5cm, in 1500 bản, phát hành quý IV năm 2022. “Thơ tuyển” chia làm hai phần, phần tác phẩm 102 bài, trong đó có một đoản khúc “Tự khúc” và một trường ca 54 trang mang tên “Hồn khèn”. Phần tác phẩm và dư luận có 11 bài viết của những nhà phê bình và nhà thơ tên tuổi như Vũ Quần Phương, Lò Ngân Sủn, Đoàn Hữu Nam…

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022

LỤC BÁT ĐỒNG THỊ CHÚC, NHỊP TÂM HỒN

Đặng Văn Sinh

 Có thể nói, thơ đối với Đồng Thị Chúc chỉ là nghề tay trái, một thứ amateur, nhưng lúc hứng lên, cảm xúc dâng trào, thỉnh thoảng chị vớ được câu thơ để đời. Điều này không có gì khó hiểu. Tất cả là bởi niềm đam mê, và, còn hơn thế nữa, niềm đam ấy lại gặp được cái duyên. Và đấy cũng là cũng là số phận của người cầm bút gắn mệnh vận mình với trò chơi chữ nghĩa.

CHÀNG LÃNG TỬ VÀ KHÚC HẠ YÊN

ĐẶNG VĂN SINH

 

 

Chỉ sau khi đọc xong “Khúc hạ yên” tôi mới hiểu Nguyễn Thành Tuấn có số thiên di. Thật ra, tôi chưa bao giờ là đệ tử làng xê dịch, nhưng ông trời lại ưu ái ban cho nhãn quan thấu thị, nên ít nhiều cũng đọc được “vị” của đám lãng tử thi nhân. Tập thơ chia làm ba “khúc” kèm một phụ lục, mỗi khúc mang một cái tên: “Đường làng”, “Cầm nhánh dạ hương” “Đi”, còn “Phụ lục” bổ sung 6 bài được tác giả gọi là “Chữ sót”. Nhưng thật ra sự phân chia này hoàn toàn không rành mạch, rất có thể chỉ là ngẫu hứng. Bởi lẽ, chính sự không rành mạch ấy mới làm nên diện mạo tập thơ khi mà hầu hết các bài (trừ Khúc một) đều có cả ba yếu tố trên tương tác với nhau tạo nên một chủ đề xuyên suốt: Xê Dịch. Và sau chặng đường dài mỏi gối chồn chân, anh ta nghĩ đã đến lúc “hạ yên”.