Nhãn

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

THẬT HAY GIẢ HAI TẤM BIA LIÊN QUAN ĐẾN TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM?





Đặng Văn Sinh


Mấy hôm nay, một số tờ báo, trong đó có "Người lao động" và "VTV new", đồng loạt đưa tin, nhóm điền dã của tiến sĩ Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh, Trưởng khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội tìm được 2 tấm tại khu vực sát bờ sông thuộc thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, có liên quan đến thân thế và sự nghiệp Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Trước khi tin này được chính thức công bố, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã gửi cho tôi một loạt ảnh chụp cận cảnh các mặt hai tấm bia. Dù chưa được tận mắt nhìn thấy hiện vật, nhưng qua hình ảnh khá sắc nét, bước đầu tôi đã có ngay cảm giác, đây hình như là đồ giả với những lý do sau:
1 - Người xưa rất cẩn trọng trong việc lập bia về các danh nhân, hơn nữa, người ấy lại là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khi tạo dáng, mặt bia luôn có tỷ lệ cân đối, hoa văn trang trí theo các motif truyền thống hài hoà, sinh đông. Tuy nhiên, căn cứ vào hiện vật, chẳng cần có chuyên môn sâu, bằng mắt thường cũng thấy rõ, trán bia méo mó còn hoa văn trang trí xộc xệch bằng những nét khắc cẩu thả chứng tỏ người chế tác tay nghề kém.
2-  Văn bia thường là các bậc túc nho soạn thảo. Khắc bia phải kén tượng nhân cao tay nghề. Khuôn chữ đồng đều, nét khắc sắc, thanh thoát và đủ sâu để hạn chế sự bào mòn của thời gian. Vậy mà, mới chỉ đọc sơ qua chúng tôi đã có thể khẳng định, đây không phải bia cổ mà có vẻ như là bia nguỵ tạo với những dòng chữ viết kiểu giun dế, nét khắc tuỳ tiện, nông choèn, khuôn chữ không thống nhất và nhất là dùng sai chữ Hán và cấu trúc ngữ pháp cho dù những người tạo ra nó đã khá tinh vi trong việc "lịch sử hoá hiện vật" bằng công nghệ "bôi bẩn" để lừa thiên hạ.
Dòng chữ lớn nhất ở chính giữa bia theo chiều dọc là:
      莫晁皇帝同宗阮公文達之九原
Phiên âm:
Mạc triều Duệ hoàng đế đồng tông Nguyễn công Văn Đạt chi cửu nguyên.
Tạm dịch nghĩa:
Mộ của ngài Nguyễn Văn Đạt cùng họ với hoàng đế Duệ Tông nhà Mạc  (Văn Đạt là tên huý của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm). Hai chữ "cửu nguyên" là để phiếm chỉ mộ địa lấy một điển cổ từ thời Xuân Thu, các quan khanh, đại phu nươc Tấn sau khi chết đều được chôn cất tại núi Cửu Nguyên, nay thuộc phía bắc huyện Tân Hàng tỉnh Sơn Tây.
Đọc đi đọc lại 14 chữ Hán trên bia tôi thấy có mấy chỗ không ổn cần phải làm rõ. Trước hết là chữ "triều", "Hán Việt từ điển trích dẫn" giải thích: 1/ (Danh) dạng chữ cổ của , 2/(danh) Họ Triều, 3/ (Danh) cũng như . Thế nhưng khi tra "Hán điển" và "Hán ngữ từ điển" (chữ Hán) thì không thấy chú thích hai chữ có thể thay thế cho nhau. Hơn nữa tôi đọc phần lớn các văn bản liên quan, khi nói đến chữ "triều" (nghĩa gốc là "chầu") trong từ "triều đình" đều dùng chữ . Tôi dự đoán, có thể do tự dạng của chữ khó khắc nên người thợ tuỳ tiện thay bằng chữ (triều) chăng?
Anh Nghị Duệ Hoàng Đế  là thuỵ hiệu của Mạc Phúc Nguyên, miếu hiệu là Tuyên Tông trị vì từ năm 1546 đến 1561 thì băng hà. Trạng Trình mãi 24 năm sau, tức năm 1585 mới qua đời vào triều vua Mạc Mậu Hợp (1578 - 1585) trong khi ấy bia (mộ chí) lại viết "Mạc triều Duệ hoàng đế" , vậy các tác giả giải thích thế nào đây?
Câu chuyện còn ly kỳ hơn nữa khi mà những kẻ nguỵ tạo còn vô tình để lộ một chi tiết rất đáng ngờ là để cho Trang Trình và vua nhà Mạc cùng họ với nhau qua hai chữ 同宗( đồng tông). Án tại hồ sơ. Cứ theo văn bản mà xem xét, người đọc có thể khẳng định, họ Mạc và họ Nguyễn có cùng một nguồn gốc(!?)
Thật ra, hai chữ 同宗"đồng tông" khắc trên bia có vẻ như chẳng liên quan gì đến nội hàm câu văn. Tôi cho rằng, vì những người viết không mấy am tường chữ Hán và nhất là cấu trúc ngữ pháp chữ Hán cổ nên đưa vào một cách tuỳ tiện theo mô hình ngữ pháp tiếng Việt hiện dại nên mới xẩy ra chuyện râu ông nọ cắm cằm bà kia.
Chỉ cần khảo sát 14 chữ chính giữa bia với những sai phạm không thể chối cãi, chúng ta cũng có thể khẳng định, hai tấm bia mà tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh tìm được ở Tiên Lãng có liên quan đến thân thế và sự nghiệp Trạng Trình là bia rởm, mới được chế tác...

Chí Linh, 16, 5,2018
Đ.V.S. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét