Nhãn

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

TỪ CHUYỆN "THU GIÁ" ĐẾN LUẬT ĐẤT ĐAI




Đặng Văn Sinh




Thực ra cũng không nên chỉ trích nhiều về cụm từ "thu giá", là sản phẩm ngôn ngữ được sử dụng một cách ngẫu hứng của Bộ Giao thông vận tải. Tuy "thu giá" nghe thật khôi hài và phía sau nó dường như ẩn chứa mưu đồ gì khó hiểu nhưng mới chỉ dừng lại ở cấp bộ, còn những cụm từ, thậm chí thuật ngữ pháp luật quái gở, vô lý đùng đùng, do một Quốc Hội "đỉnh cao trí tuệ" phát minh ra từ mấy chục năm nay mà vẫn hiện diện giữa thanh thiên bạch nhật như chẳng có chuyện gì xẩy ra.


Trước hết là "LUẬT ĐẤT ĐAI" và sau đó là "LUẬT ĐÊ ĐIỀU"... Chưa nói đến hàng triệu DÂN OAN vốn là hệ luỵ của bộ luật bất cập về ĐẤT, chỉ xin hỏi các nhà làm luật, "ĐAI" và "ĐIỀU" trong trường hợp này là cái quái gì? Thực chất "ĐẤT ĐAI" và "ĐÊ ĐIỀU" đều là những từ láy, một đặc trưng của tiếng Việt, rất thông dụng trong ngôn ngữ thông tục. Nói cách khác, nó là loại khẩu ngữ trong quá trình giao tiếp tạo nên sắc thái biểu cảm. Từ kép láy rất có hiệu quả thẩm mỹ trong các loại hình văn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học dân gian, nhưng với những văn bản pháp quy, yêu cầu độ chính xác cao, không thể tuỳ tiện đưa vào.

Ở dòng ngôn ngữ Ấn Âu, các danh từ về LUẬT đều rất chính xác, đặc biệt không bao giờ có những cụm từ mang tính "văn nghệ" như Việt Nam. Ngay quốc gia láng giềng cạnh ta, ông bạn "16 chữ vàng" cũng định danh những bộ luật rất rõ ràng, tương thích với nội hàm của nó, ví dụ như "LUẬT THỔ ĐỊA". Hai từ "THỔ" và "ĐỊA" đều có nghĩa độc lập, giá trị ngữ nghĩa ngang nhau, không phụ thuộc vào nhau. Ngược lại, Chữ "ĐAI" và chữ "ĐIỀU" trong hai bộ luật của Việt Nam chỉ là những từ ăn theo, không có giá trị tự thân dẫn đến một cái đuôi vô tích sự gây phản cảm, làm khó cho việc thực hành, và mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Đ.V.S.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét