Nhãn

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Từ người hùng đến bần cùng

Từ người hùng đến bần cùng

Biểu đồ chỉ số lạm phát của Việt Nam từ năm 2005 đến nửa đầu năm 2012

Đ
ảng Cộng sản vẫn kiên định với lập trường của mình và nền kinh tế thì dậm chân tại chỗ. Giữa dòng xe cộ nhộn nhịp và buôn bán ồn ào của thủ đô Việt Nam, vô số các băng rôn cổ vũ người dân "Mừng Đảng, Mừng Xuân". Nhưng hiện nay, người Hà Nội chẳng có gì để mừng. Cách đây chưa lâu lắm, Việt nam là một hình ảnh đẹp cho các nước đang phát triển. Bây giờ thì lại mang bộ dạng của một đất nước tụt hậu tồi tệ.
Lạm phát là mối quan tâm hàng đầu, năm ngoái lại vượt mức 20%, lần thứ hai trong vòng ba năm qua (xem biểu đồ). Việt Nam hiện có chỉ số lạm phát cao nhất châu Á, một sự thật mà cơ quan kiểm duyệt của chính phủ đã nghiêm cấm các nhà báo trong nước loan tin. Hàng ngàn doanh nghiệp phá sản, giá bất động sản tụt dốc. Ngân hàng và các doanh nghiệp quốc doanh (DNQD) đang phải đối mặt với nợ xấu.

Trung Quốc trong thơ Tố Hữu

Trung Quốc trong thơ Tố Hữu (Phần I)

          Lê Mai


N
gày ấy, các nước “XHCN anh em” đi vào thơ Tố Hữu khá là đậm nét và đầy thi vị. Trước tiên, có lẽ chúng ta phải nói đến Ba Lan. Mấy câu thơ của Tố Hữu trong Em ơi…Ba Lan thật khó mà hay hơn được, dù người ta có “chê” thơ ông ta đi chăng nữa, cũng phải công nhận, nó quá hay:
Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn
Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn
Nếu tôi không nhầm, bài thơ này Tố Hữu viết trong chuyến đi dự Đại hội đảng công nhân thống nhất Ba Lan, ông ta là Phó trưởng đoàn, còn Trưởng đoàn là Võ Nguyên Giáp. Cả hai ông lúc bấy giờ đều rất nổi tiếng. Tên tuổi tướng Giáp, sau trận Điện Biên, vang dội trên toàn thế giới và lần ấy, ông được hoan hô nhiệt liệt tại Ba Lan. Nghe Tố Hữu kể lại, trong chuyến đi ấy, hầu như việc gì ông Giáp cũng bàn bạc, trao đổi với ông ta.
Để tránh lạc đề, chúng ta quay lại với Trung Quốc. Người láng giềng khổng lồ phương Bắc – tất nhiên, được Tố Hữu ca ngợi hết lời. Đây, hai câu thơ cực kỳ quen thuộc về mối quan hệ Việt – Trung:
Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương…
Thật là thắm thiết, như anh em một nhà, bên ni hay bên kia thì cũng là quê hương mình cả! Vậy sao? Chúng ta đừng quên hai câu thơ trước đó:
Đồng Đăng đây, nọ Bằng Tường
Song song đôi mặt như gương với hình

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Chủ tịch nước

Chủ tịch nước

Lê Mai

QUỐC HỘI nước VNDCCH, vào ngày 9.11.1946, đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên mà sự tiến bộ, mẫu mực, dân chủ của nó cho đến nay – không những làm chúng ta mà còn làm cả thế giới thán phục. Trong bản Hiến pháp dân chủ ấy, ngoài việc thiết kế một thiết chế chính trị mẫu mực, đã quy định quyền hạn của Chủ tịch nước rất rõ ràng, đó là người thay mặt cho nước, giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân, ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, ban bố các đạo luật, đặc xá, ký hiệp ước với các nước, tuyên chiến hay đình chiến…
Hồ Chí Minh là Chủ tịch đầu tiên của nước VNDCCH.
Dĩ nhiên, dấu ấn của Hồ Chí Minh hết sức đậm nét trong bản Hiến pháp đầu tiên. Sự thông minh xuất chúng, hiểu nhiều, biết rộng của Hồ Chí Minh đã làm Võ Nguyên Giáp – một người tài ba, một cộng sự rất gần gũi Hồ Chí Minh kinh ngạc. Ông kể, gần như làm bất cứ việc gì, ông đều thấy Hồ Chí Minh đã tiên liệu, suy nghĩ vấn đề đó từ rất lâu rồi. Bản Tuyên ngôn độc lập, bản Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH chỉ là vài dẫn chứng sinh động.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Ký ức làng Cùa (tiếp theo kỳ trước)



                                     Ký ức làng Cùa

                             Tiểu thuyết của Đặng Văn Sinh

                                           Chương năm


                                                            1

L
àng Cùa tạm thời trở lại yên tĩnh. Khúc Kiệt bắt đầu thực hiện một số cải cách mà việc đầu tiên là trưng thu con ngựa bạch của nhà chánh Đàm. Hôm nào cũng vậy, ông ta dậy từ lúc còn mờ đất, nhảy phốc lên con tuấn mã chạy nước kiệu ra bến sông Lăng. Đường làng lúc này còn vắng, thỉnh thoảng mới gặp một bà nhặt phân chó. Những bà này nghe tiếng vó ngựa từ xa đã lẩn vội vào ngõ ngách hoặc bụi rậm. Cách đây mấy hôm, cô Mận thọt con ông trương Thình đã bị mấy hèo mây vào lưng vì tội dám để gánh phân thối hoắc giữa đường chắn lối đi của thủ lĩnh áo Đen. Mấy hôm sau, Khúc Kiệt mời các vị chức sắc trong làng ra đình hiến ruộng cho Cách mạng. Chánh tổng Cao Lộng dù chẳng muốn tí nào cũng phải rứt ruột nộp ra hai mẫu. Lý Quỳnh ngậm đắng nuốt cay mất toi một mẫu tám sào mà không kêu vào đâu được. Người chống đối gay gắt nhất là bà cả Huê. Bà ta lấy thế mẹ goá coi côi chẳng những không chịu nộp ruộng mà còn dứt khoát đòi con ngựa. Khúc Kiệt vốn không phải là người có tính nhẫn nại, nghe và chị dâu gọi mình là quân ăn cướp thì bật dậy như chiếc lò xo bị nén quá lâu, hàm răng ám khói thuốc lào nhe ra, giọng gầm gừ:
- Yêu cầu bà Huê không được xúc phạm đến Cách mạng, nếu còn mồm loa mép giải, chúng tôi buộc phải có biện pháp cứng rắn.
- Cách mạng gì các người. - Bà Huê đỏ mặt tía tai - Một lũ thổ phỉ thì có.
- Này ! Chị đừng có quá đáng. Tội của nhà chị tử hình còn là nhẹ.
- Có giỏi thì cứ bắn đi. Con này không sợ đâu nhé !
Rõ ràng là Khúc Kiệt đang bị khiêu khích. Mặt ông ta tím lại, tay run run sờ vào bao súng lục. Phía bên này chánh tổng Cao Lộng che miệng giấu nụ cười khó hiểu. Giữa lúc Khúc Kiệt đang nghĩ cách trừng phạt bà vợ chánh Đàm để răn đe những kẻ có máu mặt ở làng Cùa đang rắp tâm chống đối thì người thư ký từ ngoài vào đưa một mảnh giấy. Ông ta đọc lướt qua rồi chau mày, ngồi thừ ra một lúc dường như chẳng để ý gì đến các khổ chủ bị triệu đến hiến gia sản. Bọn Cao Lộng thấy thái độ của thủ lĩnh áo Đen như vậy, ngầm đưa mắt cho nhau lặng lẽ rút lui. Các đội viên gác ngoài cửa định giữ lại thì Khúc Kiệt phẩy tay ra hiệu để cho họ đi sau đó chuyển mảnh giấy cho Lại Xuân Kiên vừa đi tuần tra về. Viên đội phó xoay dọc xoay ngang tờ giấy mãi không đánh vần nổi nhưng con chữ nghệch ngoạc bằng mực tím đành trả lại đội trưởng.

Hacker đỏ Trung Cộng...

  Chết vì tay Trung Quốc: “Sát thủ” hacker đỏ

Đoan Trang

T
rung Quốc đã xây dựng được một đội “hacker đỏ” chuyên nghiệp, mối đe dọa có sức phá hoại tương đương một mạng lưới điệp viên dày đặc, mà xét cho cùng có khi lại hiệu quả hơn sử dụng điệp viên. Bởi lẽ thay vì phải chi hàng tỉ đô la cho việc đào tạo gián điệp, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật cao thì hoàn toàn có thể làm mọi thứ chỉ qua mạng.
Hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry đưa ra một loạt lời buộc tội: “Những “tin tặc đỏ” đã xâm nhập vào mạng của NASA, Lầu Năm Góc, Ngân hàng Thế giới; tấn công Phòng Công nghiệp và An ninh trực thuộc Bộ Thương mại Mỹ dữ dội đến mức cơ quan này phải phá bỏ hàng trăm máy tính; xóa sạch mọi ổ cứng của dự án Máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35; và gần như ném bom rải thảm hệ thống kiểm soát không lưu của Không lực Hoa Kỳ”.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2008, hacker đỏ của Bắc Kinh còn đột nhập vào máy chủ email của cả phe Obama lẫn phe McCain và Nhà Trắng. “Tại một trong những sự vụ trơ trẽn nhất trong lễ tân ngoại giao, máy tính của bộ trưởng Thương mại Mỹ và một số nhân viên đã bị đánh cắp, bị cài đầy phần mềm gián điệp, nhân một chuyến công du của bộ trưởng tới Bắc Kinh”.
Cuốn sách đưa ra những lời buộc tội có thể khiến người đọc… ù tai. Chẳng hạn, nói về một chiêu thức hành nghề của tin tặc thời hiện đại: Thời xưa, ngành tình báo phải sử dụng tới mỹ nhân kế như Mata Hari để moi thông tin từ “đối tác”. Thời nay, “ngoài những gái điếm và các phòng khách sạn đầy “bọ” (thiết bị nghe trộm - PV) ở Thượng Hải, các điệp viên Trung Quốc còn tặng cho con mồi của họ thẻ nhớ đầy virus, thậm chí cả camera kỹ thuật số. Theo Cục Tình báo MI5 của Anh, một khi được gắn vào máy tính của nạn nhân, những thiết bị này sẽ cài đặt ngay phần mềm cho phép hacker giành quyền kiểm soát”.

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Sự khủng hoảng chính khách nhìn từ Hải Phòng

Sự khủng hoảng chính khách nhìn từ Hải Phòng


Lê Mai

S
ự kiện Tiên Lãng đột ngột xẩy ra và cách thức xử lý vụ việc đó của chính quyền Hải Phòng mà đỉnh cao là cuộc nói chuyện của Bí thư Thành ủy tại Câu lạc bộ Bạch Đằng khiến người ta không thể không đặt một câu hỏi lớn: Phải chăng nhìn từ Hải Phòng, sự khủng hoảng chính khách VN đã tiến đến ngưỡng cửa nguy hiểm? Lời nói và việc làm của Bí thư Thành ủy một lần nữa cho thấy rõ – như chúng ta thường nói (hơi sáo rỗng!) cái “tâm” và “cái tầm” của ông ta.
Hiển nhiên, Bí thư Thành ủy là chính khách số 1 của Hải Phòng, là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm toàn bộ mọi mặt công tác của thảnh phố. Chúng ta lưu ý hai lần phát biểu của “chính khách số 1” này. Lần thứ nhất, trả lời phỏng vấn trên VTV1, có chi tiết ít ai để ý, ông ta gọi cái nhà ông Vươn là “nhà chòi”, trước đó – “cái chòi” theo ngôn từ của “chính khách” Đỗ Hữu Ca. Từ “nhà” thành “chòi” rồi trở thành “nhà chòi” là những sáng tạo ngôn ngữ đặc sắc của các “chính khách” Hải Phòng. Lần thứ hai, lại một sáng tạo đặc sắc nữa của ông ta trong cuộc nói chuyện tại Câu lạc bộ Bạch Đằng – cái gọi là “mạng gu-gờ chấm Tiên Lãng” !?. Cùng với phát biểu hùng hồn của những “chính khách” cấp thấp hơn, bức tranh “chính khách” Hải Phòng hiện lên trước mắt chúng ta với tất cả sự “thảm hại” của nó! Tất nhiên, sự việc và sự quan sát của chúng ta không chỉ giới hạn ở những “chính khách” Hải Phòng.

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Tổng bí thư...

Tổng bí thư (1)

Lê Mai

Tổng bí thư được coi là nhân vật có quyền lực nhất trong thiết chế chính trị của các nước XHCN trước đây và một số rất ít nước – có thể đếm trên đầu ngón tay, hiện còn lại trên thế giới, trong đó có VN.
Thoạt tiên, vai trò của Tổng bí thư không phải là quan trọng nhất mà chỉ có ý nghĩa như người đứng đầu văn phòng của Đảng, chủ yếu giải quyết các công việc hành chính. Khi Lênin chưa mất, Trotsky ở vị trí thứ hai thì vai trò của Xtalin với tư cách Tổng bí thư là như vậy. Sau cái chết của Lênin, Trotsky phạm sai lầm chiến lược lớn, không trở về từ Xukhumi để dự lễ tang Lênin, Xtalin thay mặt Đảng Bônsêvích đọc bài vĩnh biệt, sau này đi vào lịch sử với tên gọi “các lời thề của Đảng”. Uy tín của Xtalin tăng rất nhanh. Với nhãn quan chiến lược và sự tinh tế trong hành động, mặc dù có sự phê phán của Lênin, Xtalin vẫn được bầu làm Tổng bí thư và thực sự đứng đầu ban lãnh đạo đất nước.
Đặng Tiểu Bình cũng đã từng giữ chức Tổng bí thư ĐCS TQ, song quyền lực tối cao nằm trong tay Chủ tịch đảng Mao Trạch Đông. Tương tự, ở VN, Chủ tịch đảng Hồ Chí Minh mới là người nắm quyền lực cao nhất. Có thể dễ dàng nhận thấy, chức Chủ tịch đảng chỉ dành riêng cho Hồ Chí Minh.
Cùng với sự lớn mạnh của phe XHCN và “ba dòng thác cách mạng” đang ở thế tiến công trên khắp thế giới, tên tuổi các “đồng chí Tổng bí thư” trở nên quen thuộc đối với người VN chúng ta. Đây, Liên Xô – quê hương cách mạng là đồng chí Lê-ô-nít Brêgiơnép, CHDC Đức: đồng chí Ê-rích Hô-nếch-cơ, Rumani: đồng chí Xê-au-xê-xcu, Bulgaria: đồng chí Tô-đo Gíp-cốp, Tiệp khắc: đồng chí Guxtáp Hu-xắc, Mông Cổ: đồng chí Xê-đen-ban…Các cuộc thăm viếng lẫn nhau, các hội nghị hay các cuộc gặp thượng đỉnh ở Matxcơva làm tên tuổi các “đồng chí Tổng bí thư” vang dội trên toàn thế giới! Những tiếng vỗ tay của các “đồng chí Tổng bí thư” dường như làm rung chuyển Nhà trắng. Có vẻ các Tổng thống phương Tây không được hưởng nhiều vinh quang như các “đồng chí Tổng bí thư” kính mến của chúng ta. Song, lịch sử cũng cho chúng ta thấy rằng, chỉ bằng việc ca ngợi lẫn nhau, hệ thống XHCH đã đi đến đâu!
Trở lại lịch sử ĐCS VN, Trần Phú là Tổng bí thư đầu tiên, nổi tiếng với Luận cương chính trị năm 1930, bác bỏ Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị hợp nhất, thành lập ĐCS VN. Hà Huy Tập, người đã từng báo cáo phê phán Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế CS, chỉ trích Nguyễn Ái Quốc là người theo chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cải lương. Và Nguyễn Văn Cừ nổi tiếng với tác phẩm Tự chỉ trích.
Năm 1941, Hồ Chí Minh về nước khi hoa mơ và hoa kim anh nở trắng trên biên giới Việt – Trung:
 “Ôi sáng xuân nay, xuân 41. Trắng rừng biên giới nở hoa mơ. Bác về…Im lặng…Con chim hót. Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ” (Tố Hữu). “Nở trắng hoa kim anh trên biên giới Bác về. Xa nước ba mươi năm một câu Kiều người vẫn nhớ. Mái tóc Bác đã phai màu quá nửa. Lòng son ngời như buổi mới ra đi” (Chế Lan Viên).

Tượng Mao bị đập vỡ ở Hải Nam

Tượng Mao Trạch Đông bị đập đổ công khai

Hồng Kông - Chủ nghĩa Mao đã lỗi thời ở Trung Quốc, nhưng việc một công ty xây dựng công khai phá đổ tượng ông Mao Trạch Đông ở Hải Nam được nhiều người vẫn tôn thờ ông xem đây như là một kế hoạch lật đổ cái nhà nước xã hội chủ nghĩa mà ông Mao đã thành lập trước đây.
Một công ty phát triển địa ốc cào láng tượng của vị "Lãnh tụ Vĩ đại" - nhân vật quyền năng nhất Trung Quốc từ năm 1949 cho đến năm 1976 - trong lúc chuẩn bị mặt bằng để tái xây dựng một khu phố ở Longlou, thuộc vùng Wenchang, báo South China Morning Post của Hồng Kông tường thuật hôm thứ Hai.
               Bác Hồ ta đó chính là bác Mao...(Tố Hữu) Nguồn: China News Service
Tuy nhiên, việc cào láng này giờ bị thành phần cực tả vẫn tôn thờ ông Mao Trạch Đông lên án dữ dội.
Được dựng lên trong năm 2008, bức tượng bằng đá cẩm thạch cao 9 mét 9 đã lôi cuốn nhiều du khách viếng thăm, theo China News Service.
Cư dân mạng trên những trang mạng tả khuynh đòi hỏi một sự trừng phạt nặng nề cho công ty xây dựng này - không nêu tên - vì đã dám đánh bể tượng ông Mao thành năm mảnh, theo CNS.
"Tại sao thành phố Longlou không thể chấp nhận bức tượng đẹp như thế này của Mao Trạch Đông?" Một cư dân mạng viết. "Đây không những là một điều nhục nhã cho người dân Longlou, nhưng cũng là một sự bẽ mặt cho người dân Hải Nam."

Nguồn: DVConline

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nhận định về Trung Quốc

GS Nguyễn Ngọc Bích 

 Hài Hòa Gượng Ép Khổng Phò Mao

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Từ Shihanouk đến Hun Sen

Từ Sihanouk đến Hun Sen

Lê Mai

S
ihanouk và Hun Sen, hai nhà lãnh đạo nổi tiếng của Cambodia, cách nhau một thế hệ. Cả hai đều là những người “rất Cambodia” – nghĩa là thường xuyên “thay đổi” các quan điểm chính trị, miễn sao có lợi cho mình.
Sihanouk là một ông hoàng có tài ngoại giao khéo léo, tranh thủ được nhiều cường quốc trên thế giới giúp đỡ, lại có uy tín cao đối với nhân dân Cambodia. Ông ta cũng nổi tiếng với tính khí thất thường, hay thay đổi. Còn Hun Sen, phải công nhận ông ta là người có tài – tất nhiên, không phải cái luận án Tiến sỹ chính trị “Tính đặc thù của quá trình cách mạng Campuchia” làm tại VN. Từ chỗ chỉ có thể nói đôi chút tiếng Anh, đến Hội nghị quốc tế Paris về vấn đề Cambodia năm 1991, ông ta đã có thể trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh. Cũng như ông hoàng Sihanouk, Hun Sen còn viết sách, sáng tác âm nhạc, song có lẽ kiến thức về “y học” thì không thể bằng người đồng cấp nước láng giềng Cambodia!
Sau năm 1954, VN tạm thời chia làm hai miền Nam, Bắc. Sihanouk thường xuyên yêu sách với VNCH về vấn đề biên giới, cho quân đội quấy nhiễu buộc cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu phải viếng thăm Cambodia để giải quyết. Vấn đề biên giới giữa hai nước đã được giải quyết bằng việc hai bên mặc nhiên công nhận Hiệp ước về biên giới Việt – Miên do Pháp và Miên hoàng ký năm 1873. Lúc bấy giờ, Phnom Pênh không có quan hệ ngoại giao với Hà Nội.

Quan hệ Việt Trung...

Quan hệ Việt - Trung không có lớn hay nhỏ

Hạ Đình Nguyên
Viết từ TP Sài Gòn
Cập nhật: 14:50 GMT - thứ năm, 19 tháng 7, 2012
Thời báo Hoàn Cầu của Bắc Kinh đã trắng trợn đe dọa: “Việt Nam sẽ đau đớn nếu thân Mỹ”.
Trả lời: sẽ đau đớn gấp triệu lần nếu thân Trung Quốc.
Báo Hoàn Cầu còn đưa ra tối hậu thư: “Con đường thực tế duy nhất của Việt Nam là hợp tác với Trung Quốc để hạn chế sự xoay trục của Mỹ về châu Á.
Thay vì làm mắt xích trong dây chuyền kèm chế Trung Quốc, Việt Nam có thể làm trụ cột để chống lại sự dính líu của Mỹ tại châu Á.”
Xin trả lời cho báo Hoàn Cầu: Tại sao Việt Nam phải làm trụ cột để chống Mỹ?
Làm trụ cột để trở thành một tên đội trưởng dưới trướng của Bắc Kinh, làm phên dậu cho Bắc Kinh sao?

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Quan hệ Việt Nam - Campuchia...

Quan hệ Việt Nam-Campuchia, bài học cay đắng!


Nguyễn Hữu Quý
                        
ĐểTrung Quốc chiếm Quần đảo Hoàng Sa là một trong những sai lầm lớn nhất của người Việt Nam trong thế kỷ 20. Ảnh: Đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất mà Trung Quốc định lập thủ phủ của thành phố Tam Sa
Khi để Trung Quốc làm chủ Biển Đông, thì số phận dân tộc Việt Nam như cá nằm trong chậu. Sự bất lực của Việt Nam trước hành động 30 tàu của Trung Quốc xâm lược vùng biển Trường Sa trong mấy ngày từ 15-18/7/2012 vừa qua, như báo hiệu sự khởi đầu cho tiến trình ấy.
Nếu đem so sánh Việt Nam với các nước trong phạm vi châu Á cùng có xuất phát điểm giống Việt Nam về kinh tế, xã hội, như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, thì có thể khẳng định rằng, thế kỷ 20 là thế kỷ sai lầm của người Việt Nam. Tất cả những điều phi lý, vô lý, bất cập… trong thời điểm hiện tại (2012) của Việt Nam đã chứng minh điều này.
Cho rằng quan hệ Việt Nam-Campuchia, là bài học cay đắng, là sự thất bại ê chề của Việt Nam…, là xuất phát từ những căn cứ sau:
- Được Việt Nam cứu thoát khỏi nạn diệt chủng do Trung Quốc gây nên, nhưng sau 33 năm (từ 1979-2012), Campuchia đã phản bội lại người Việt Nam, quay lại với chính kẻ thù đã đưa đến cái chết oan uổng cho hơn hai triệu đồng bào của mình.

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Về thăm làng Bùng Xứ Đoài...

       Hợp tuyển thơ văn Phùng Khắc Khoan
            Đầu thu năm 2011, trung tướng Phùng Khắc Đăng (lúc ấy đang là Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam) đại diện Ban Liên lạc họ Phùng Việt Nam, qua nhà văn Phùng Văn Khai, hiện đang công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, có mời nhà văn Hoàng Quốc Hải, tiến sĩ sử học Đinh Công Vỹ và chúng tôi (nhà văn Đặng Văn Sinh) về thăm làng Bùng, tức làng Phùng Xá, quê hương của ông. Phùng Xá là một làng cổ nổi tiếng xứ Đoài, nơi đã sản sinh ra những danh nhân nổi tiếng, trong đó có Phùng Khắc Khoan, từng được nhân dân yêu mến gọi là Trạng Bùng. Sau khi ra thắp hương khu lăng mộ, chúng tôi vào thăm nhà thờ Phùng tiên sinh. Tại đây, ngoài những tấm bia cổ được lưu giữ khá tốt, chúng tôi còn được xem một số hoành phi, câu đối và sắc phong của các triều Mạc, Lê, Nguyễn đối với công tích và sự nghiệp của ngài.
            Ngoài sự nghiệp chính trị và ngoại giao, Phùng Khắc Khoan còn là một nhà thơ lớn của dân tộc. Trước tác của ông phần lớn đều được viết bằng chữ Hán nhưng cho đến nay vẫn chưa được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt. Cũng vì nguyên nhân này, Ban Liên lạc họ Phùng Việt Nam có kế hoạch xuất bản cuốn sách Phùng Khắc Khoan - Hợp tuyển thơ văn, đồng thời mời một số nhà nghiên cứu, nhà văn, dịch giả thông thạo chữ Hán tham gia dịch thuật trứ tác của Trạng Bùng.
            Dưới đây là một số bài thơ đã được các tác giả  Tham Tuyền, Trần Lê sáng, Bùi Duy TânĐặng Văn Sinh chuyển ngữ để phục vụ cho cuốn sách trên.

      Đặng Văn Sinh
                       
                                自 述 二 首
                                                       時 蓋 癸 丑 十 六 歲 也
                                                                          其 一
自 覺 年 方 志 學 秋
功 名 欲 遂 每 勤 劬
家 藏 活 計 書 其 寶
力 代 耕 鋤 筆 是 奴
遇 事 處 隨 中 道 合
致 身 必 出 正 途 由
男 兒 自 有 顯 揚 事
肯 作 昂 藏 一 丈 夫
            Phiên âm:
                                                TỰ THUẬT (NHỊ THỦ)
                                    (Thời cái Quý sửu, thập lục tuế dã)
                                                KỲ NHẤT
                           Tự giác niên phương chí học thu,
                           Công danh dục toại mỗi cần cù.
                           Gia tàng hoạt kế thư kỳ bảo,
                           Lực đại canh sừ bút thị nô.
                           Ngộ sự xử tùy trung đạo hợp,
                           Trí thân tất xuất chính đồ do.
                           Nam nhi tự hữu hiển dương sự,
                           Khẳng tác ngang tàng nhất trượng phu.

     

Nhục hình

NHỤC HÌNH

Thùy Linh

Bãi biển Cửa Việt (Quảng Trị)
Tuần xa nhà tự nói với mình, sẽ không internet, không chính trị, không những chuyện bực mình, không blog, không email…Không gì hết. Chỉ mình với thiên nhiên, với biển và trời mây. Men dọc biển Đông vào Huế. Sông và biển miền trung tuyệt đẹp. Cả trời mây cũng vậy nữa. Trời xanh mây trắng như vùng Địa Trung Hải dịu dàng. Giữ mình được 3 hôm như vậy. Tới một ngày, bật Ipad lên, bỗng những bức ảnh đầu tiên là những người nông dân Văn Giang bị đánh te tua, máu tràn đỏ cả trang facebook đập vào mắt. Vậy là không còn bình yên nữa rồi. Trước đó là những giáo dân Con Cuông (Nghệ An) cũng bị gậy gộc phang vào đầu, vào người. Nhìn ra biển Đông mờ mịt tít tắp, chợt thấy người dân dường như đang bị đẩy kẹp chặt giữa hai kẻ thù, một là từ bên ngoài, và bên kia là chính đồng bào mình. Nghiệp chướng gì mà dân đen như đang gánh chịu hai thứ nhục hình đau đớn đến vậy? Thứ nhục hình này đâu chỉ tra tấn đau đớn về thể xác? Nó còn quất tàn bạo vào tâm hồn, tình cảm con người…

Hoan hô nhà thơ Hữu Thỉnh...

HOAN HÔ NHÀ THƠ HỮU THỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ  
Trần Mạnh Hảo

Trên trang web : http://lethieunhon.com có in bài “ Hữu Thỉnh nói gì về thơ Nguyễn Quang Thiều”, có đoạn viết như sau :
“Phóng viên trang web vanvn.net tóm tắt phát biểu của nhà thơ Hữu Thỉnh, đương kim Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam như sau:
“…Tôi rất hoan nghênh không khí đối thoại của cuộc tọa đàm này, nó làm thay đổi phương thức, cách tổ chức hội thảo của chúng ta,
chân lý chỉ xuất hiện khi có tranh luận. Tôi cảm ơn ý kiến của nhà phê bình Văn Giá. Đặc điểm thời đại hiện nay là đa cực cả trong chính trị và văn hóa. Văn học đang có nhiều trung tâm, không thể nói thế hệ nào là trụ cột.  Sự phi tập trung hóa tạo ra sự đa diện.”

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Rác và chúng ta

Rác và chúng ta

Hoàng Minh Tường

Đ
ọc và xem ảnh bài báo “ Người nước ngoài nhặt rác ở Bờ Hồ ” của tác giả Nguyễn Đỗ Kim, đăng trên báo  Người cao tuổi cuối tuần, số 84, ngày 14/7/2012, có cảm giác như có ai vừa nhổ bãi nước bọt vào mặt mình. Rác ở bất cứ nơi cư dân nào trên đất nước ta, có gì lạ? Nhưng trước tòa thị chính, ngay giữa viên ngọc và trái tim của Thủ đô anh hùng, “thành phố xanh sạch đẹp, thành phố vì hòa bình” do chúng ta tự phong, mới kinh dị làm sao(!) Đến mức những người khách du lịch nước ngoài, không chịu nổi cái kiểu ăn ở mông muội, phảỉ vào cuộc, thì ê chề quá.
Những thiếu nhi măng non của đất nước đâu rồi? Đội quân áo xanh cánh tay phải… đâu rồi? Các đoàn thể, mặt trận, tổ dân phố đâu rồi? Chúng ta hô hào học tập gương sáng  đâu đâu, nhưng sao chúng ta lại để những người khách nước ngoài đến đây nhặt rác thay mình?

Gái xinh Hàn Quốc nhặt rác ở bờ hồ

Girl xinh Hàn quốc ăn mặc gợi cảm nhặt rác ở Bờ Hồ




Trách nhiệm cộng đồng của dân đen Vn kém nhất TG?

Một số dân đen thiếu giáo dục nên ý thức cộng đồng rất kém, vì lợi ích cá nhân mà ảnh hưởng đến cộng đồng, những hành động này do đầu óc bã đậu sinh ra. Đáng buồn về ý thức cộng đồng của một số dân đen.
Làm sao để ý thức cộng đồng dân đen nâng lên?  Chúng ta nên có những chương trình hành động vì cộng đồng giáo dục ngay từ thời học sinh và cả khi lớn lên ví dụ như : Hàng tháng từ học sinh đến tổng giám đốc hay… bộ trưởng… phải lao động công ích 1 ngày như dọn vệ sinh đường phố, bãi biển, khu công cộng hay giúp người nghèo sơn nhà, tham gia nhắc nhở người tham gia giao thông, đi dọc phố chụp ảnh, ghi chép những vi phạm quảng cáo, lấn chiếm vỉa hè lòng đường. Bộ LĐTBXH nên thành lập website cho học sinh, sinh viên, doanh nghiệp, đoàn thể XH, cơ quan nhà nước đăng ký lao động công ích và phải có 1 cơ quan Lao động công ích phân chia công việc. Ý thức được nâng lên, giám sát tốt dần dần dân Việt ta mới có ý thức cộng đồng nâng cao được. Mỗi người nên có Sổ ghi chép trách nhiệm cộng đồng và các cơ quan khi nhận việc làm nên xem xét trách nhiệm này là điều đáng nâng điểm trong xét tuyển, nhất là cơ quan nhà nước vì công chức muốn tận tụy với dân thì trước tiên trách nhiệm cộng đồng cần phải được nâng cao mới hy vọng phục vụ tốt nhân dân được.

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Đặng Thân: Bình thơ hay "tấu hài"?

Đặng Thân: Bình thơ hay "tấu hài"?

Trần Mạnh Hảo

T
rong các tác giả ca ngợi thơ Nguyễn Quang Thiều vượt qua sự HAY-DỞ để đạt tới mức thơ vũ trụ, thơ thiên hà, các ông Nguyễn Quyến, Đặng Thân, Hữu Thỉnh,Nguyễn Đăng Điệp…đồng thời đã sáng tạo ra một hình thức bình thơ mới ở Việt Nam;đó là lối bình thơ tấu hài, bình thơ cốt gây vui nhộn, cốt chọc thiên hạ cười sái quai hàm há chẳng phải là một đóng góp cho một văn đàn đang ngủ gà ngủ vịt thức dậy cười ré ru ?
Đầu tiên, chúng tôi xin giời thiệu một thiên tài chọc cười vui nhộn gấp tỉ lần anh chị Xuân Hinh, Minh Vượng là nhà văn trẻ Đặng Thân, núp trong bài bình thơ Nguyễn Quang Thiều có tên : “NGƯỜI BUÔNG LƯỚI DỆT ÁNH SÁNG TỪ HỐ THẲM” trên website http://tienve.org. http://tienve.org.
Cần phải đọc câu kết thúc của Đặng Thân mới hiểu được phần đầu rất “ hậu hiện đại” của bài viết rất khôi hài này.Đoạn kết đó như sau : http://tienve.org

Kinh hồn thú chơi đại gia...

Kinh hồn thú chơi của đại gia

Nguyễn Đoàn

 “Eo ôi, sợ quá, sợ quá trời . . .” Tôi như mê sảng, vừa đi vừa lẩm bẩm, ngửng đầu lên đã thấy mình về tới khu nhà trọ công nhân. Con bạn cùng phòng cau mặt: “Mai về quê thăm mẹ, thăm em, vui chứ sao lại sợ?”. Tôi bảo: “Vừa thót tim! Chả là em tớ thích chơi chim, tớ liền ra phố tìm đến cửa hàng chim cảnh mua cái lồng về làm quà cho nó, thấy cái loại rẻ nhất, bằng mây tre cũng ba trăm nghìn, mất một phần bẩy tháng lương. Choáng! Chợt một đại gia bước vào, hất hàm hỏi: “Cái lồng làm bằng ngà voi tôi đặt ông làm xong chưa?” Rồi mở cặp ném năm trăm triệu đồng – bằng giá trị cả một căn nhà của người bình dân, lên mặt bàn của chủ cửa hàng, sách lồng chim quay đít bước đi nhẹ tênh. Tớ khiếp quá.

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Ngoại trưởng Hoa Kỳ có thể phải đến "làm việc" với cơ quan cảnh sát điều tra...

BÀ HILLARY CÓ THỂ PHẢI ĐẾN "LÀM VIỆC" VỚI CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CỦA VIỆT NAM

Lời bàn của Hai Xe Ôm: Bà Hillary Clinton không chỉ phải làm việc với Cơ quan Điều tra của Việt Nam mà có khi còn phải làm việc với cả Thanh tra Sở 4 T Hà Nội...



Trong khi không ít người Việt nam nồng nhiệt chào đón Ngoại trưởng Mĩ Hillary Clinton đến Hà nội thì tôi lại cảm thấy muốn ngồi lặng lẽ một mình. 

Tôi lặng lẽ nghĩ về cuộc sống riêng tư không hoàn hảo của bà Hillary với ông Clinton, cựu tổng thống xứ cờ hoa cũng là chồng của bà.


Điều đó có vẻ hơi mâu thuẫn với thái độ của nhiều người có tư tưởng tiến bộ và có thể gợi nên chút ác cảm với cá nhân tôi. 

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

"Biển ngủ đứng". như là sự tiệm cận...

       "Biển ngủ đứng*", như là sự tiệm cận
         khuynh hướng Hậu hiện đại

                         Đặng Văn Sinh



S
au "Vũ khúc của lửa" đến "Biển ngủ đứng", người đọc chợt nhận ra, Thi Nguyên không chỉ dừng lại ở việc tìm tòi ngôn từ mới lạ cho thơ mà thật sự chị đã xác lập được cho mình một phong cách sáng tác. Trong thời đại bùng nổ thông tin, quan niệm "văn hóa toàn cầu", tuy chỉ là một cách nói, nhưng thật ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự thay đổi tư duy nghệ thuật của các nhà thơ vốn không mấy thỏa mãn với những giá trị được xem là truyền thống đã lỗi thời. Đổi mới chính là khát vọng của người cầm bút, nhất là thế hệ tác giả trẻ, trong đó bao gồm cả Thi Nguyên.
Thơ Thi Nguyên đi từ Hiện đại cổ điển đến Hậu hiện đại, nhưng ở thời gian đầu, ranh giới giữa hai khuynh hướng này thường không rõ ràng nhất là những chùm bài lẻ in rải rác trên các báo và tạp chí. Đến "Vũ khúc của lửa" và nhất là "Biển ngủ đứng", cách viết của tác giả đã tương đối định hình, tuy chưa thoát hẳn phương pháp truyền thống nhưng đã có những bước đột phá đáng ghi nhận. Tuy nhiên, qua khảo sát một số bài thơ tiêu biểu trong "Biển ngủ đứng", có tham chiếu "Vũ khúc của lửa", chúng tôi nhận thấy, sáng tác của Thi Nguyên còn chịu ảnh hưởng của một vài khuynh hướng khác mà rõ nét hơn cả vẫn là Siêu thực và Hiện sinh.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Thơ Trần Mạnh Hảo

Rồng Trung Hoa lột xác hóa con bò

          Trần Mạnh Hảo

          Rồng Trung Hoa mấy nghìn năm vờn lân giả
          Mua vui theo nhịp trống xin tiền
          Rồng xưa vừa lột xác
          Thành siêu bò điên
          Lè lưỡi liếm trái đất
          Xù miệng hổ tam bành

          Biển Đông Việt Nam hòa bình thảo nguyên xanh
          Thèm cỏ biển bò chiến tranh liếm xuống
          Xóa biên cương theo chủ thuyết độc hành
          Mấy nghìn năm cưỡi bò xâm lược
          Mười sáu chữ vàng ký với giặc Nguyên Thanh

          Siêu bò Trung Hoa đói sữa
          Đói dầu
          Đói lãnh thổ
          Đói chư hầu

          Hỡi con bò xâm lăng phương Bắc
          Bán nước xưa nay thành một cái nghề
          Con cháu sẽ ghi thêm nhiều Trần Ích Tắc
          Ai kẻ mục đồng phương Nam chăn bò thuê ?
          Sao người yêu nước biểu tình chống giặc Tầu bị bắt ?

                   Đại Ngu Quốc 8-7-2012

                   T.M.H

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Sức nén của ngôn từ

Sức nén của ngôn từ

Kính tặng hương hồn cố thi sĩ Phùng Cung

Hà Sĩ Phu

Để khen nhau mà nói “hơi bị đẹp đấy” thì đã lạ rồi, nhưng tấm tắc khen nhau “hơi bị đểu đấy” thì các cụ nhà ta sống lại chắc không tài nào hiểu nổi bọn con cháu định nói gì. Bởi nó “ngược đời”! Bởi đó là kiểu ngôn từ đã bị lộn ngược!
Thứ ngôn ngữ lộn ngược này, tuỳ theo tạng của mỗi người, ta có thể thích hoặc không thích, nhưng sự tồn tại một cách rất có sức sống của nó khiến tôi giật mình. Hê-ghen chẳng nói: cái tồn tại là cái có lý đó sao?
Mà có lý thật.
Hãy nói về chữ “BỊ”. “Bị” vốn là một từ biểu hiện ý niệm thua kém, tiêu cực, như bị thua, bị xấu, bị lỗ vốn, bị khinh… Nhưng nay lại có “bị đẹp”, “bị ngon”, “bị tuyệt vời”…thì thật trái khoáy! Lạ nữa là nếu thêm một từ chỉ sự hạn chế như “hơi” (nghĩa là chỉ một chút thôi) thì giá trị muốn khen lại còn tăng lên gấp bội. “Hơi bị đẹp” là rất đẹp. “Hơi bị tuyệt vời” là tuyệt vời vô cùng.
Đến một lúc ta lại khám phá ra rằng trong các cụm từ gồm những yếu tố ngược nhau, chống nhau kia toát lên một ẩn ức: dường như người nói phải khẳng định một giá trị mà biết chắc là sẽ rất nhiều người muốn phủ định. Hơn thế, người nói dường như biết mình là thiểu số, là không chính thống, nhưng lại tin chắc sự thật và cái đúng nằm ở phía mình. Ngôn ngữ được phát ra trong một tương quan tranh chấp. Khen một người đẹp, một hành động đẹp đích thực mà phải nói là “bị đẹp”? Khẳng định là rất đẹp nhưng cũng chỉ dám nói là “hơi bị đẹp” thôi! Sự “khiêm tốn”, nhượng bộ ấy cho thấy người nói tự biết mình đúng, nhưng vẫn phải cố nói cho “phải đạo”, như thể đang đứng trước những người đã chực sẵn để chống lại ý kiến của mình vậy.
Nhưng sự khiêm tốn ở đây xem ra chỉ là khiêm tốn bất đắc dĩ, bên trong vẫn như ngầm chứa một sự đối chọi, lại còn đùa cợt, trêu ngươi. Tuy đã rất khiêm tốn, người nói vẫn khẳng định lập trường khen chê của mình. Thậm chí hiệu quả tương phản của ngôn ngữ khiến cho càng bị nén xuống thì sự khẳng định lại càng tăng lên. Ngôn ngữ được phát ra trong một trạng thái phải kìm nén lại một cách vô lý do ở thế yếu, hoặc ngược lại, cố tình dồn nén để bật lên sức tấn công.

Tàu Trung Quốc bị chìm ở Hoàng Sa...

Trung Quốc im lặng trước tin tàu 871 bị chìm ở Hoàng Sa


Cập nhật lúc :1:28 PM, 08/07/2012

Các trang mạng Trung Quốc truyền nhau tin đồn, tàu đo đạc trinh sát số hiệu 871 của Hạm đội Nam Hải đã bị đâm chìm ở Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam.