Thơ vô lối Nguyễn Khoa Điềm
khi về thường dân
Đỗ Hoàng
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những người
làm thơ cổ động cho miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến hai miền Nam Bắc Việt
Nam thập kỷ 50, 60, 70 thế kỷ trước có sự trợ giúp của nước ngoài ở cả hai
phía. Nói cho đúng đó là cuộc nội chiến nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn của
dân tộc Việt Nam bị các thế lực nước lớn giật giây chi phối cả đôi bên. Trong
chiến tranh chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm xếp sau các nhà thơ khác như Phạm Tiến
Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy…Khi Nguyễn Khoa Điềm làm quan to thì thơ ông mới
to theo, trước đó mấy ai biết ông.
Thơ của thế hệ này là thơ tuyên truyền một
chiều, một phía cho cuộc đánh nhau vì quyền lợi phe nhóm.
Lạ lùng cuộc đời nay
Đến văn chương cũng đĩ
Loài người làm khổ thay
Cái chiến tranh vô nghĩa!
(Tâm sự người
lính 1973 – Đỗ Hoàng)
Chiến tranh dù nhìn ở góc độ nào cũng là nỗi
đau muôn kiếp của nhân dân cần lao. Các bậc thánh nhân ngày trước bất dắc dĩ
mới dùng đến binh khí:
Nãi tri binh dã thị hung khí
Thánh nhân bất đắc dĩ nhi dụng chi
(Lý Bạch)
Binh đao ác độc vô cùng
Thanh nhân cực lắm mới dùng ai ơi!
(Túy thì ca –
Đỗ Hoàng dịch)
Sư chi sở xứ
Kính cức sinh yên
Đại quân chi hậu
Tán hữu hung niên
(Lão tử)
Chỗ đóng quân lính
Gai góc mọc đầy
Đằng sau cuộc chiến
Đói khổ lắm thay!
(Đỗ Hoàng dịch
thơ)
Những người tham gia cuộc chiến hai miền họ
cũng không thoát khỏi áp lực của thể chế, vừa do văn hóa, do tầm nhìn, tầm nghĩ
hạn chế nên cả một thế hệ nói theo bài bản định sẵn, viết sẵn hay áp nà, nói
lấy được. Những câu chưởi địch không đau, không phải thơ, kiểu chưởi hàng tôm, hàng cá:
Thành phố mọc như nấm độc những xnách-ba (snack -bar)
Mỹ và đĩ
(Con gà đất cây kèn và khẩu súng – Nguyễn Khoa
Điềm)
Hay:
Chỉ cần sự bảo chứng của đô la và súng máy
Cùng cái đầu tối tăm của Giôn xơn, Ních Xơn
đặt vào trên đấy!
(Giặc Mỹ -
Nguyễn Khoa Điềm)