Đặng Văn Sinh
Sau khi
cuốn sách "Tiến sĩ nho học Hải Dương" do nhà sử học cấp tỉnh Tăng Bá
Hoành chủ biên xuất bản vào năm 1999, bà Nguyễn Thị Duệ trở thành một hiện
tượng văn hóa độc đáo chẳng những ở Xứ Đông mà còn là hình ảnh sáng chói của
phụ nữ Việt Nam thời trung đại.
Thế nhưng
sự kiện bà Nguyễn Thị Duệ, một phụ nữ người làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, sống
cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, đỗ đầu khoa thi Hội năm Giáp Ngọ (1594) hay
Trạng nguyên năm Bính Thìn (1616), đều là chuyện bịa đặt không dựa trên một
chứng cứ khoa học nào.
Tất cả
những tư liệu về Nguyễn Thị Duệ đều thuộc phạm trù "giai thoại", mà
đã là "giai thoại" thì dân gian thoải mái sáng tạo, hoàn toàn tùy
hứng, tùy vào từng vùng miền và đặc trưng phong tục, tập quán, không phụ thuộc
vào bất cứ quy chuẩn nào miễn là tạo ra được "biểu tượng" có lợi cho
cộng đồng. Chính vì thế, trong cuốn "Tiến sĩ nho học Hải Dương", ở
phần Nguyễn Thị Duệ, ông Tăng Bá Hoành không có thông tin về năm sinh, năm mở
khoa thi nhưng lại ghi liều học vị là "Đệ nhất danh".