Đi tìm sự thật về nỗi hàm oan của PGS.TS Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị
Bình: Từ lá đơn kêu cứu
PGS. TS.
Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Bình bị cho về hưu, dù theo quy định thì đến năm 2018
mới đến tuổi nghỉ. Bà Bình làm đơn kêu cứu trên báo Kinh doanh và Pháp luật.
Bài đã được đăng lên ngày 5/3/2104 (kinhdoanhvaphapluat.com.vn) nhưng sau đó bị
gỡ xuống, tuy nhiên vẫn có thể đọc được qua Google’s cache.
PGS. TS.
Nguyễn Thị Bình là người hướng dẫn cô Đỗ Thị Thoan làm luận văn về nhóm Mở
Miệng. Cô Đỗ Thị Thoan sau đó mất việc, bà Nguyễn Thị Bình bị cho về hưu sớm.
Vậy là ở Việt Nam, giới khoa học – kể cả tự nhiên và xã hội – không được phép
xem xét một số hiện tượng tự nhiên hay xã hội nào đấy đang tự nó phát sinh
trong đời sống như những quy luật khó cưỡng là đối tượng khoa học để mình
nghiên cứu; những hiện tượng khách quan ấy phải lờ đi, coi như không có, hoặc
dành riêng cho một số cơ quan chức năng hoàn toàn không hiểu gì về khoa học xử
trí theo lối... dùng lửa để dập, hoặc chôn vùi xuống đất (vụ hóa chất độc hại chẳng
hạn). Điều này ẩn chứa những nguy cơ chết người, báo hiệu một thảm họa lớn chắc
chắn không sớm thì muộn sẽ xảy ra mà những kẻ ngu tối, không cần đến giới trí
thức cảnh báo bằng những tìm tòi khảo sát nghiêm chỉnh, cứ tưởng quay lưng lại
với những hiện tượng đang xuất hiện lừng lững trước mắt mình là tha hồ yên ổn,
sẽ là đối tượng phải hứng lấy trước tiên.
Ai cũng
biết biện pháp xử trí với bà Bình và cô Thoan là một cách "dọa nạt"
những người "có góc nhìn khác" bên cạnh việc bắt bỏ tù bằng điều luật
258. Nhưng nếu bớt u mê một chút mà tĩnh tâm suy nghĩ thì phải chăng những
người dùng cách "dập lửa" kiểu ấy đang tước đi cái khả năng tìm ra
những biện pháp khả thi hơn để trung hòa những đám cháy lớn hình như khó tránh
khỏi chờ chực bùng lên?
Bauxite
Việt Nam
(KD&PL) - Báo Kinh doanh & Pháp
luật xin chuyển nội dung lá đơn này của Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú
Nguyễn Thị Bình đến lãnh đạo Bộ Giáo dục và các ngành chức năng quan tâm xem
xét và giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi, sự công bằng cũng như làm rõ sự thật
đằng sau vụ việc này.
Chiều Chủ nhật
ngày 2-2-2014, tôi đến thăm gia đình cậu em là một bác sỹ ở một bệnh viện lớn
tại Hà Nội thì tình cờ gặp một người phụ nữ đến khám và nhờ tư vấn phương pháp
điều trị căn bệnh quái ác mà chị đang gặp phải.
Sau khi khám
xong, cậu em tôi trả lời: Người phụ nữ này đang bị stress nặng, thêm vào đó là
căn bệnh tiền đình cần phải điều trị. Hỏi ra mới biết! Người phụ nữ ấy là Phó
Giáo sư, Tiến sĩ - một đảng viên, một Giảng viên chính bộ môn Văn học Việt Nam
hiện đại thuộc khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Các căn bệnh
trên không phải thời gian đây mới hành hạ chị mà đã xuất hiện từ trước đó cả
năm trời bắt đầu từ một nỗi hàm oan mà chị và gia đình của mình đang phải gánh
chịu. Kết quả là một người có học vị như chị đáng ra theo qui định của Chính
phủ phải đến năm 2018 mới nghỉ hưu, nay bỗng nhiên đã phải nhận quyết định nghỉ
hưu từ Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm; Mặc dù, chị đã 4 lần gửi đơn kiến
nghị lên lãnh đạo nhà trường, song không hề nhận được hồi âm!
Để rộng đường
dư luận và góp phần làm rõ sự thật về vụ việc này, tại số báo này, báo Kinh
doanh & Pháp luật xin đăng nội dung lá đơn kêu cứu của Phó giáo sư, Tiến
sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Bình.
Phó giáo
sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Bình
"Năm
1978, tốt nghiệp ĐHSP, ngành Ngữ văn, do thành tích học tập và tu dưỡng, tôi
được giữ lại làm Cán bộ giảng dạy, được học tiếp chương trình đào tạo Sau đại
học tại trường. Từ 1980 đến nay, tôi là giảng viên Bộ môn Văn học Việt Nam hiện đai,
khoa Ngữ văn, trường ĐHSPHN. Năm 1996 tôi đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ.