Nhãn

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Bình luận về phiên tòa xử bà Cốc Khai Lai

Phiên tòa có tính trình diễn mang tầm thế kỷ của Trung Quốc

Mã Chiến
Phạm Nguyên Trường dịch

LONDON – Phiên tòa, lời buộc tội và bản án tử hình được hoãn thi hành dành cho bà Cốc Khai Lai, vợ của nhà lãnh đạo Trung Quốc vừa bị thất sủng tên là Bạc Hi Lai, làm người ta nghi ngờ không chỉ hệ thống pháp lý của Trung Quốc mà còn nghi ngờ cả sự thống nhất của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản nữa.
Xin bắt đầu bằng những vấn đề xuất hiện tại phiên tòa. Bà Cốc tuyên bố rằng bà ta giết doanh nhân người Anh, ông Neil Heywood, là để bảo vệ con mình. Nhưng với quyền lực của Cốc, vợ ông Bạc, thì việc giam giữ hay trục xuất một người như ông Heywood chỉ là một cái búng ngón tay. Không cần tới chất cyanide.
Tuy nhiên, bà ta không chỉ công nhận tội lỗi mà dường như còn coi đó là nhu cầu của lịch sử nữa. “Nhằm củng cố sự trong sáng của pháp luật, tôi sẵn sàng chấp nhận và đối mặt với bất kỳ bản án nào, tôi cũng hy vọng một bản án công bằng và chính trực”, bà ta đã nói với tòa như thế. Từ những phiên tòa có tính trình diễn của Stalin hồi những năm 1930, chưa có bị cáo nào lại ca ngợi quan tòa – người phải kết án bà ta tại một phiên toà mà không có nhân chứng hay bằng chứng nào chống lại bà ta được trình ra – một cách nồng nhiệt đến như vậy.
Phiên tòa xử một cách chóng vánh bà Cốc còn nực cười hơn nữa là bà ta là người hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống pháp lý của Trung Quốc. Sau khi giành chiến thắng ở một tòa án Mỹ, bà Cốc, vốn là một Luật sư, đã viết một cuốn sách, trong đó bà tuyên bố rằng Trung Quốc cung cấp cho người ta “phương pháp xử án công bằng nhất”. “Các Luật sư Trung Quốc không tranh luận lằng nhằng về ý nghĩa của mỗi chữ. Một khi họ tin chắc rằng anh đã giết một người nào đó thì anh sẽ bị bắt giam, bị đưa ra tòa và bị đội lính hành quyết”, bà ta viết như thế.
Nói đúng ra, bà Cốc là biểu hiện của của luật pháp Maoist mà Trung Quốc còn giữ lại sau khi Mao chết đã lâu. Không vượt qua được kì thi vào trường Đại học tổng hợp Bắc Kinh, nhưng bà Cốc lại được đặc cách giảng dạy luật sau khi Đảng cộng sản khôi phục khoa luật học. Trước đó, bà ta bán thịt lợn tại một khu chợ ở Bắc Kinh, ở đây bà ta có biệt danh là “Yi dao zhun (Nhất đao chuẩn一刀准), nghĩa là chỉ cần một nhát là được đúng miếng thịt mong muốn.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang bên bờ phá sản

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ( EVN ) BÊN BỜ PHÁ SẢN

Tin Reuters: Nguy cơ vỡ nợ đằng sau những doanh nghiệp lớn của nhà nước do Đàn Chim Việt dịch
Hà Nội - Từ những khu trung tâm ở nông thôn cho đến những thành phố bị nạn kẹt xe trầm trọng, khó mà không thấy được sự hiện diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tập đoàn này xây chung cư, lập ngân hàng, giám sát dịch vụ mua bán chứng khoán, cung cấp điện cho hằng triệu nhà và có 100.000 nhân viên làm việc cho mình.
Ngày nay, công ty cung cấp điện duy nhất của Việt Nam, được biết đến như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đã trải rộng địa bàn hoạt động một cách sai lầm, theo một viên chức cao cấp trong ngành, người hiểu biết rành rẽ với tập đoàn cho hay. Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện là con bệnh mới nhất của nhà nước đang đối diện với sự xem xét kỹ lưỡng giữa lúc đang có những món nợ lớn, đã làm cho giới đầu tư nghi ngờ đến và tập đoàn này cũng tượng trưng cho sự xuống dốc của một đất nước mà đã một lần được mệnh danh là ngôi sao kinh tế mới của Đông Nam Á châu.

Bầu Kiên, nhà đầu tư trong bóng tối

BẦU KIÊN, NHÀ ĐẦU TƯ TRONG BÓNG TỐI


Ngoài việc là một dấu chỉ về những góc khuất trong hệ thống ngân hàng đang bộc lộ, qua câu chuyện bầu Kiên bị bắt, nền kinh tế Việt Nam sẽ hé mở thêm những bất trắc rất đáng được quan tâm.

Bầu Kiên và Ngân hàng Kiên Long


Vừa qua, đại diện Ngân hàng Kiên Long cho biết trong danh sách cổ đông, không có tên ông Nguyễn Đức Kiên và ông này cũng không liên quan gì tới hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cùng với ACB, tài sản của ông Kiên len lỏi trong khá nhiều ngân hàng. Chính bầu Kiên tiết lộ là có cổ phần trong Kienlong Bank (1). Thậm chí, ông Kiên được cho là cổ đông lớn nhất, đủ sức chi phối Ngân hàng Kiên Long. Với tư cách là một nhà đầu tư thầm lặng, thông qua Ngân hàng ACB hoặc một số cá nhân, tổ chức được ủy thác; ông Kiên sở hữu cổ phần tại Kienlong Bank là một việc không mới mẻ… giống như tình trạng bóng đá Việt Nam không có khả năng tự nuôi mình, là một thực tế mà ai cũng biết.

Bầu Kiên trong mắt TGĐ ACB Lý Xuân Hải

BẦU KIÊN TRONG MẮT TGĐ ACB LÝ XUÂN HẢI


(Petrotimes) - Ông Lý Xuân Hải từng nhận xét “bầu” Kiên là một người rất cá tính, là “xương sống tạo nên sự thành công của ngân hàng”, và theo ông Hải, “ACB vẫn là của họ” – những người sáng lập.
Theo ông Hải, những người sáng lập như "bầu" Kiên là "xương sống của ACB"
Sáng 22/8, liên quan đến vụ bắt giữ ông Kiên về hành vi kinh doanh trái phép theo điều 159 Bộ luật hình sự, cơ quan điều tra còn yêu cầu làm việc với ông Lý Xuân Hải, TGĐ Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) để làm rõ mối quan hệ cá nhân giữa ông Hải và ông Kiên.

Tân Hoa xã và Đài Phát thanh Quốc tế đưa tin Bầu Kiên bị bắt

TÂN HOA XÃ, ĐÀI PHÁT THANH QUỐC TẾ TRUNG QUỐC ĐƯA TIN BẦU KIÊN BỊ BẮT KHÁ ĐẬM ?

"Bầu" Kiên bị bắt làm chấn động thị trường chứng khoán và ngành ngân hàng Việt Nam

2012-08-23 16:22:40     Xin Hua
Theo Tân Hoa xã: Ngày 20/8, vì kinh doanh trái phép, ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những người sáng lập Ngân hàng Thương mại Việt Nam-ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh lớn nhất Việt Nam đã bị bắt, làm chấn động thị trường chứng khoán và ngành ngân hàng Việt Nam. Ngày 21/8, chỉ số Sàn Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sàn Chứng khoán Hà Nội lần lượt sụt giảm 4,67% và 5,24%, ngày 22 tiếp tục sụt giảm.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết, ba Công ty do ông Nguyễn Đức Kiên thành lập bị khởi tố về tội kinh doanh trái phép. Ông còn cho biết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã áp dụng biện pháp, đảm bảo tính thanh khoản nhất định của Ngân hàng Thương mại Á Châu (ACB), để tránh xuất hiện hiện tượng rút tiền hàng loạt tại ngân hàng.
Ông Nguyễn Đức Kiên là một trong 20 người giàu nhất Việt Nam hiện nay.
Nguồn: Vietnamese.cri.cn

Bài học đáng giá từ luận án tiến sĩ của thủ tướng Hun Sen

Bài học đáng giá từ Luận án Tiến sĩ của Thủ tướng Campuchia Hun Sen

Vũ Cao Đàm
Mao Xếnh Xáng -Ieng Sary  -Pol Pot

Sự kiện Chính phủ Campuchia vào hùa với Trung Cộng trong vai trò Chủ tịch ASEAN khi thảo luận về những tranh chấp Biển Đông vẫn đang gây bức xúc dư luận ở nước ta.
Một số người thể hiện thái độ thất vọng, bất bình, bàn ra tán vào về độ tin cậy và cái sự chung thủy của Campuchia với “Tình hữu nghị đặc biệt Campuchia-Lào-Việt Nam”
Còn tôi thì lại nghĩ khác: Đó là luật chơi quen thuộc của Campuchia mà chúng ta thường quan sát thấy.
Quan điểm mà chúng ta cần bình tĩnh xác nhận, là Campuchia đã lựa chọn một quyết định có lý, đúng nghĩa theo luật chơi truyền thống của họ, bất kể người đại diện của họ là Cựu hoàng Sihanouk, là nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Polpot hay Thủ tướng Hun Sen. Và có lẽ đó cũng là điều mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng cần rút ra bài học cho luật chơi của mình.
Chúng ta hãy đọc một số luận điểm trong Luận án Tiến sĩ về Khoa học Chính trị của Hun Sen bảo vệ ở Học viện Nguyễn Ái Quốc (Việt Nam) năm 1991, tức Trường Đảng Cao cấp, trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận án có tên “Tính đặc thù của quá trình cách mạng Campuchia”.
Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học rất nghiêm túc và thú vị, đưa ra nhiều luận điểm đáng trân trọng, hoàn toàn khác biệt với luận điểm của Đảng Cộng sản Viêt Nam, mặc dầu cố vấn khoa học là Giáo sư Nguyễn Đức Bình, người được nổi tiếng là có quan điểm rất chuẩn tắc theo đúng nghĩa một người marxist-leninist “toàn tòng”.
Hun Sen diễn thuyết trước Hạ viện suốt 5 giờ liền về những khúc mắc trong việc phân định biên giới Việt Nam và Campuchia ngày 9 tháng 8 năm 2012
Qua tư tưởng của luận án, chúng ta sẽ hiểu vì sao Campuchia đã vào hùa với Trung Cộng để có một thái độ xử sự không minh bạch trong vấn đề Biển Đông.
Trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN của Campuchia, và trong quan hệ lâu dài với họ, chắc chắn còn tái diễn nhiều sự kiện đại loại như chuyện xảy ra vừa qua. Vì vậy, nghiên cứu quan điểm của Hun Sen cũng có thể giúp chúng ta chọn nước đi thích hợp để ứng xử với Campuchia và những người đại diện khác của Campuchia trong tương lại.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Thơ Trần Mạnh Hảo

       Hồn đại gia bị tử hình gửi viên cố vấn

            Trần Mạnh Hảo

                        Tặng bạn Minh Diện


  H
ồn đây, hồn đại gia gọi ngươi
Viên đạn xuyên ngực ta rồi
Hồn ta rời trường bắn
Nhưng linh hồn viên cố vấn của ta còn ở đoạn đầu đài

            Ma quỷ dẫn ngươi đến nhà ta làm cố vấn
            Ta đại gia chân chính
            Trượt theo ngươi dài dài
            Ngươi lừa ta là con phụng hoàng sáng láng
            Đang bay lên đỉnh trời

            Hồn ơi là hồn ơi
            Sao hồn không về trời ?

            Không phải đêm khuya con bổ củi gõ cửa nhà ngươi
            Chính là hồn ta gõ gõ
            Không phải cơn gió thổi vỡ tách trà sáng nay ngươi cầm trên tay
            Chính hồn ta thổi vỡ
            Không phải chim lợn kêu như bị cắt tiết trên cây hoàng lan nhà ngươi
            Chính hồn ta gọi đó
            Không phải con đom đóm đêm lập lòe bên cửa sổ giường ngươi
            Chính là hồn ta ma trơi đòi nợ
            Không phải tiếng suối róc rách trong hòn non bộ nhà ngươi
            Chính là hồn ta làm ngươi thức giấc

            Ta đâu thèm đòi lại chiếc xe hơi
            Trả lại ta cuộc sống
            Trả lại ta gia tài
            Trả lại ta lương tâm danh dự

            Ngươi lừa cả Phật , cả Trời
            Ta bị ngươi lừa tới chết

            Hồn ơi là hồn ơi

            Ngươi đang đứng trước pháp trường Yên Tử
            Và chùa Bái Đính đang tuyên án tử hình linh hồn ngươi

           Ta sống là người
           Ngươi sống là ma…

                Sài Gòn 23-8-2012

               T.M.H.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Ai, những ai đang "cõng rắn cắn gà nhà"?

AI , NHỮNG AI ĐANG “CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ” ?
Trần Mạnh Hảo
Bài viết “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân” : Thứ Năm, 23/08/2012, 07:30 (GMT+7) Phải biết hổ thẹn với tiền nhân (*)
của chủ tịch nước Trương Tấn Sang được in trên hàng trăm tờ báo lề phải và lề trái đã bị dân mạng trong nước chê bai, thậm chí coi thường, rẻ rúng. Chỉ xin trích lời hai nhà báo hàng đầu trong nước là nhà báo Trương Duy Nhất và nhà báo Nguyễn Thông.
Nhà báo Nguyễn Thông trên blog của mình, trong bài “ Đúng thực lỗi của thư ký”, viết như sau :
 Nói chung không có gì mới. Phần tình cảm nhiều hơn phần lý trí, suy nghĩ.Chỉ có điều, cái phần mở đầu làm mình khó chịu, câu chữ loáng thoáng chập chờn giọng văn kiểu trong bài tập đọc "Tôi đi học" của nhà thơ Thanh Tịnh hồi nảo hồi nào .Mở đầu một bài viết quan trọng tầm quốc gia, cho hàng chục triệu người đọc mà lại lả lướt, trữ tình ngoại đề như thế thì quả không nên. Rất khó nghe. Không ai cấm chủ tịch nước được quyền bày tỏ nỗi lòng, tâm tư của mình nhưng phải trong hoàn cảnh, văn cảnh thích hợp, trong những dịp khác cơ. Ví dụ bên bàn nhậu, bác cứ nói thoải mái, thậm chí càng trữ tình càng tốt. Còn ở chỗ này, dịp này, phải lập nghiêm, bác ạ.
Ấy, em là em cứ khó tính, xét nét như thế, không phải để chê bác chủ tịch, mà em chỉ muốn mắng mấy chú giúp việc cho bác mà thôi. Đã ăn lộc nhà chúa, xơi oản của chùa thì phải hết công hết sức, tỏ hết tài trí để phụng sự chúa, cúng chùa. Chỉ cốt làm cho xong thì nên về với mẹ đĩ rửa bát quét nhà còn có ích hơn.” ( hết trích)

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Dùng lý lẽ gì có thể bênh vực kẻ ăn cắp?

Dùng lý lẽ gì có thể bênh vực kẻ ăn cắp?

Vũ Hoài Nam

(Luật sư Vũ Hoài Nam hiện đang là nghiên cứu sinh tại đại học Sorbonnes- Pháp)

N
gày 17 tháng 8 tôi đọc được bài viết “Tác giả Trần Trương: “Thi Vân Yên Tử” không phải “đạo” văn” trên báo Công An Nhân Dân online của tác giả Thanh Hằng mà thấy buồn cho báo chí nước nhà, cho nền văn hóa của đất nước đang bị những giá trị ảo và sự dối trá hợm mình ngự trị.
Chúng ta cũng nên một lần nữa quay lại nội dung của câu chuyện để hiểu dụng ý của tác giả bài báo trên: Chuyện là có ông tiến sỹ tên Thuận nào đó  một ngày đẹp trời bỗng tức ( bực) cảnh sinh tình ‘chơi” liền một lúc vài chục bài thơ sau đó in thành sách. Cuốn sách này được “biếu” rất chạy, nhất là tại các chùa chiền (chắc vì thế có người bảo các bài thơ có chất “thiền”?). Chưa thỏa mãn với cái danh nhà thơ tự phong của mình, ông tiến sỹ nọ còn vận động Hội nhà văn đứng ra tổ chức cả một buổi hội thảo “hoành tráng” và thuê một số bồi bút bốc thơ của ông lên tận mây xanh. Và đỉnh điểm của sự vĩ cuồng đó là ông bê cả tập thơ trình lên hội đồng giải Nobel, những mong làm rạng danh nền văn học nước nhà và lưu danh thiên cổ.
Hỡi ôi, “hữu xạ tự nhiên hương’’, tập thơ của ông “được” lọt vào mắt xanh của những người phê bình có lương tâm và thế là những hạt sạn, những sự quái gở từ giá trị nghệ thuật, những nghi ngờ về khả năng chép tay của một con người bình thường đến vi phạm niêm luật Đường thi trong tập thơ của ông được mổ xẻ đến nơi đến chốn. Tuy nhiên điều đó “chả ăn thua” vì có người sẽ nói rằng thưởng thức nghệ thuật ở ta giờ đây cũng như “thày bói xem voi” mỗi người đưa ra một ý kiến khác nhau là chuyện …bình thường. Miễn bàn!

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Giải mã hoa quả Tàu đội lốt hàng Việt

Giải mã hoa quả Tàu đội lốt hàng Việt
Chủ nhật, 19/08/2012, 10:15 AM (GMT+7)



(Tin tuc) - “Nho Bình Phước hàng đầu, ăn ngọt lắm em ạ. Giờ đang vào mùa nên mới có giá rẻ như vậy. Mua nhanh kẻo hết”, một người bán hàng rong tại khu vực Cầu Diễn, Từ Liêm, HN chào hàng.

R
ất nhiều các loại hoa quả bày bán trên địa bàn Hà Nội đều có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng qua lời mời chào của các chủ hàng, chúng ngay lập tức được “khai sinh” thành hàng Việt Nam hoặc hàng nhập khẩu từ Mỹ, Úc,… để “hét” gấp đôi, gấp ba giá gốc.
Khi cả thành phố bắt đầu yên giấc cũng là thời điểm chợ Long Biên bắt đầu sầm uất. Đây được coi là chợ đầu mối lớn nhất Hà Thành, cung cấp các loại nông sản cho người dân thủ đô, đặt biệt là hoa quả.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Nhân chuyện Sở 4T Hà Nội xử phạt Nguyễn Xuân Diện...

Nhân sở 4T Hà Nội xử phạt hành chính blogger Nguyễn Xuân Diện, thử hỏi bác sĩ của Đảng là ai?

Nguyễn Quang Lập

Không ngờ thứ bảy này có nhiều bài thật hay, các bài viết của Thùy Linh, Người buôn gió ( ông Bùi Thanh Hiếu có hai bài lận), Alan Phan, Đào Tuấn ( ông này cũng có hai bài), Huỳnh Ngọc Chênh, Trần Kinh Nghị, Bá Tân, Phương Bích, Phạm Thị Hoài đều là những bài viết rất đáng đọc vì thật hay. Cái bài có vẻ không ấn tượng, giống loại bài “bác sĩ của mọi nhà” suýt nữa mình bỏ qua là bài Khi uống thuốc không kịp thời hoặc không đủ liều của bác Trần Kinh Nghị (Tại đây) lại làm mình rất phấn khích, tự nhiên muốn viết đôi dòng.
 Té ra thứ thuốc mà bác Trần Kinh Nghị nói đến là thứ thuốc chữa bệnh cho Đảng, nhân cuộc chỉnh đốn Đảng đang xảy ra: “Vẫn biết “mọi sự so sánh đều khập khiễng”. Nhưng mình thấy Đảng ta sao giống y chang mình về khoản uống thuốc! Đảng có những căn bệnh trầm kha trong cơ thể nhưng lúc nào cũng coi thường lời khuyên của các bác sĩ, ngại “đi khám bác sĩ” và ngại dùng thuốc; nếu phải uống thuốc, Đảng chỉ thích uống những loại thuốc không đắng và uống khi bị thúc ép bởi nhân dân…. Đã chậm uống thuốc lại uống không đủ liều nên bệnh nào cũng trở thành kinh niên.. Vì dùng mãi một vài loại thuốc nên có hiện tượng “kháng thuốc” nữa chứ!”

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Thơ về Yên Tử của người không được Thần Phật ban linh ứng

Thơ về Yên Tử của người không được Thần Phật ban linh ứng

                   Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn


          CHÚT NGỘ CHỐN THIỀN LÂM

          Cành đại thiếp mơ tầng miếu cổ
          Gốc tùng giá lạnh khói mây qua
          Trời đất gần nhau chừng một niệm1
          Thực hư đâu đó cõi Chân như ?2
                             *
          Em nhỏ hái măng chùa Một Mái
          Bên thùng nước vối múc tuỳ tâm
          Từ đây leo ngược chùa Bảo Sái
          Có nghe gió hát đỉnh Phù Vân…
                             *
          Quỳnh Lâm uốn đao đình rêu phủ
          Bảo tháp run run tiếng chuông ngân
          Hoa nhãn dâng hương từ khắp nẻo
          Rồng chầu đá mốc chợt ngẩng lên
                             *
          Am trắng bơ phờ tiền giấy đốt
          Xá lị ở đâu giữa lân tinh?
          Nhang cong không chỉ ra Thiền viện
          Lời cầu làm quỷ khốc, thần kinh!
                             *
          Vàng hương lấm tấm rắc chân cầu
          Xuôi ngược dòng xe dẫn về đâu ?
          Dặm dài vạn thuở tìm Đại ngã
          Lối hẹp chen chúc kẻ đua nhau…
                              *                 
          Tôi trở lại xóm làng đương lên phố
          Bóng tre gầy xoã tóc nhúng ao nông
          Cây bàng ốm cố xoè ra lá tím
          Quán lá khẳng khiu thò thẹn giữa bê tông…
                             *
          Rồi một ngày đi trong thoáng chốc
          Trả lại mịt mù cho núi xanh
          Mặt sông còn nghẹn phù sa máu
          Con thuyền rạch gió, sóng kêu than
                             *
          Cô thôn hỡi! Ta nợ gì ngươi vậy
          Bưng mặt khóc chiều sương, cỏ ngậm ngùi
          Đôi bướm trắng nhằm hoa bay chấp chới 3
          Sao ru hồn mộng mãi, kiếp hoa ơi...

                             Lần thứ hai về  Yên Tử
                                         N.A.T.
            1. Một đơn vị thời gian trong đạo Phật ( satna )
            2. Tức chân lý vĩnh hằng, bản thể của mọi hiện tượng-  theo triết lý Phật giáo.
            3. Ý hai câu thơ chữ Hán của Trần Nhân Tông
                        

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Chuyện tiêu cực ở Hội Văn học nghệ thuật Hải Dương

Chuyện tiêu cực ở Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương
Ngày 16-2-2012, một số hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương (dưới đây gọi là Hội) gửi đơn tố cáo ông Hà Huy Chương, Chủ tịch Hội khi điều hành hoạt động Hội đã vi phạm pháp luật về công tác tổ chức và tài chính.
 Tỉnh ủy Hải Dương đã giao cho Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy, xác minh làm rõ các nội dung tố cáo trong đơn. Ngày 11-5-2012, UBKT Tỉnh ủy ra Thông báo số 53-TB/UBKTTU kết luận về 9 nội dung tố cáo (trong số 18 nội dung) đối với ông Hà Huy Chương, tuy nhiên, thông báo này không được các hội viên tố cáo đồng tình.
Theo đơn tố cáo, năm 2008, Hội được UBND tỉnh cấp 100 triệu đồng in hai cuốn sách “Mĩ thuật Hải Dương” và “Kiến trúc Hải Dương” (gọi tắt là “Mĩ thuật” và “Kiến trúc”), mỗi cuốn 50 triệu đồng. Giấy phép cho in 300 cuốn nhưng ông Hà Huy Chương quyết định in 1.000 cuốn sách “Mĩ thuật” với giá 123.000 đồng/cuốn để bán lấy lãi. Tổng số tiền in cuốn “Mĩ thuật” lên đến 123 triệu đồng, do đó không có tiền trả cho nhà in. Ông Chương cùng kế toán làm chứng từ khống, lập hợp đồng giả in cuốn sách “Kiến trúc”, rút tiền, trả cho nhà in. Đến nay, cuốn “Kiến trúc” vẫn chưa in nhưng chứng từ khống đã được quyết toán.
              Ông Hà Huy Chương, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Hải Dương.

Giả dối lên ngôi

Giả dối lên ngôi, đạo đức suy đồi


Thanh Quang, phóng viên RFA

Lời bình của Hà Sĩ Phu:
Có hay không một “Quốc nạn Giả dối”?

Gian lận trong phòng thi tốt nghiệp trường THPT Đồi Ngô, Lục Nam, Bắc Giang
Bây giờ nếu mở cuộc trưng cầu dân ý với câu hỏi “xã hội ta bây giờ có giả dối không” thì tôi dám chắc trăm phần trăm dân chúng sẽ cười vào mũi Ban Tổ chức rằng: Hỏi vớ vẩn thế mà cũng hỏi, điều ai cũng biết tỏng mà còn hỏi, điên à?
Nhưng nếu mở cuộc thi sáng tác về “quốc nạn giả dối” thì các tác phẩm sẽ vô cùng phong phú, và rất có thể sẽ xuất hiện những tác phẩm “tương xứng với thời đại” vì tư liệu thì ngồn ngộn, trên dối trá to, dưới dối trá nhỏ, trong nhà ngoài ngõ… đâu đâu chả sờ thấy dối trá, xử tội dối trá thì có mà tù cả nước.
Có lẽ chỉ cần hai chữ LÊN NGÔI là đủ nói lên tất cả: Vì đã lên ngôi (dĩ nhiên là ngôi cao, ngôi thống trị) thì nó “thống trị xã hội”, nó làm thoái hóa cả “hệ thống” tức là “từ A đến Z” và tình trạng đương nhiên là “trầm kha”. Mặt khác đã “lên ngôi” thì vua chúa nào rồi cũng đến lúc mất ngôi, "vua Dối trá" cũng vậy, có thể nào trường cửu?
Tuy vậy nói về Dối trá khó nhất là tìm ra nguyên nhân vì từ đó mới có phương sách chữa trị. Trong 5 câu hỏi mà Blogger Alan Phan đề cập dưới đây thì câu thứ tư (Yếu tố nào đã gây nên những hệ quả này: dân trí, kinh tế, lịch sử hay thể chế?) hẳn là câu trung tâm.
Xin để bạn đọc cùng suy nghĩ. Riêng tôi lưu ý đến ý kiến của GS Trần Kinh Nghị: “làm thì láo, báo cáo thì hay” cùng thói “chạy theo thành tích” vốn phát xuất từ thời XHCN ở Miền Bắc”…, và “Nó bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc”… Cả hai yếu tố mà GS Trần Kinh Nghị đề cập đều là những yếu tố nhất thời nổi lên, mà đã nhất thời thì còn cơ may sửa đổi.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Hà Nội trong mắt người trí thức

Hà Nội trong mắt người trí thức: Trò chuyện với Giáo sư Nguyễn Huệ Chi

Đào Tuấn thực hiện

Nhân 10 năm ngày Trung tướng và nhà văn hóa lỗi lạc Trần Độ từ trần, BVN xin đăng lại một bài phỏng vấn cũ của Talawas với GS Nguyễn Huệ Chi vào năm 2002, trong đó ấn tượng về đám tang Trần Độ là một phần trong cả chuỗi vấn đề thuộc đặc điểm, môi trường văn hoá và con người Hà Nội mà tác giả khơi gợi, và thời cuộc hiện tại cho thấy, đây vẫn là những vấn đề "nóng bỏng", hoặc càng nóng bỏng hơn của một Hà Nội "xôi đỗ" trầm trọng hôm nay (so với bài viết cũ, tác giả có bổ sung ít nhiều ngay sau khi công bố). Ngoài bài viết này, chúng tôi cũng xin đăng bài thơ tưởng nhớ Trần Độ của học giả Hà sĩ Phu cùng với một tấm ảnh kỷ niệm những ngày Trần Độ ghé thăm các sĩ phu Đà Lạt.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Bauxite Việt Nam
Trong mỗi chúng ta có một Hà Nội: Hà Nội của chốn phồn hoa, của lịch sử rêu phong, của văn hóa kinh thành, của băm sáu phố phường, của Thạch Lam, của một thời đạn bom, của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng hay Bùi Xuân Phái, của huyền thoại và hoài cổ, của những biểu tượng chính trị luôn gắn liền với thủ đô.
Hà Nội sắp đi qua mười thế kỷ. Từ nay đến năm kỷ niệm, 2010, lòng hoài niệm về những Hà Nội xưa có lẽ còn đủ thời gian để tự chăm chút, nhưng chính Hà Nội của ngày hôm nay lại đang biến đổi nhanh hơn bất kì thời điểm nào trong quá khứ, với bộn bề câu hỏi cần tìm kiếm câu trả lời. YoHanoi mong muốn đi tìm câu trả lời ấy, và nhất là muốn dành cuộc tìm kiếm này cho những người còn rất trẻ.
Talawas
04.11.02
Đào Tuấn (ĐT): Thưa Giáo sư, nhiều người nói rằng bây giờ "toàn nhà quê" ra Hà Nội. Nhưng đó vốn là chuyện bình thường, vì Hà Nội là nơi quần anh tụ hội.
Nguyễn Huệ Chi (NHC): Và thanh lọc, quy luật của một trung tâm là thế. Bao giờ cũng là các nơi hội tụ về và thanh lọc đi, cuối cùng những gì lắng đọng lại chính là Hà Nội.

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Thơ Trần Mạnh Hảo

Chùm thơ viết trên đường thăm con trai
        Trần mạnh Hảo

            VIẾNG ĐỀN ABRAHAM LINCOLN
            Một đền thờ trắng
            Một Lincoln trắng
            Ông vẫn ngồi xem vở tuồng chiến tranh
            Đợi những kẻ chủ trương chế độ nô lệ
            Đến ám sát mình
            Như tên diễn viên John Booth xưa vờ đóng kịch hòa bình

            Trước Lincoln
            Spartacus đã một lần giải phóng nô lệ
            Spartacus bị giết
            Chúa Jesus đã một lần giải phóng nô lệ
            Chúa Jesus bị giết…

            Karl Marx
            Người sinh ra chủ nghĩa duy ác
            Từng ca ngợi Lincoln như ca ngợi đấng cứu thế
            Rằng, Lincoln –ngọn đuốc của tự do

            Lần thứ hai
            Abraham Lincoln lại mất cảnh giác
            Khi ông ngồi xem Karl Marx diễn tuồng tự do
            Diễn viên Marx chợt bắn Lincoln bằng khẩu súng khác
            Lần này tự do bị trúng đạn
                        Washinton DC ngày 4-7-2012
                                    T.M.H.