Nhãn

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Thơ về Yên Tử của người không được Thần Phật ban linh ứng

Thơ về Yên Tử của người không được Thần Phật ban linh ứng

                   Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn


          CHÚT NGỘ CHỐN THIỀN LÂM

          Cành đại thiếp mơ tầng miếu cổ
          Gốc tùng giá lạnh khói mây qua
          Trời đất gần nhau chừng một niệm1
          Thực hư đâu đó cõi Chân như ?2
                             *
          Em nhỏ hái măng chùa Một Mái
          Bên thùng nước vối múc tuỳ tâm
          Từ đây leo ngược chùa Bảo Sái
          Có nghe gió hát đỉnh Phù Vân…
                             *
          Quỳnh Lâm uốn đao đình rêu phủ
          Bảo tháp run run tiếng chuông ngân
          Hoa nhãn dâng hương từ khắp nẻo
          Rồng chầu đá mốc chợt ngẩng lên
                             *
          Am trắng bơ phờ tiền giấy đốt
          Xá lị ở đâu giữa lân tinh?
          Nhang cong không chỉ ra Thiền viện
          Lời cầu làm quỷ khốc, thần kinh!
                             *
          Vàng hương lấm tấm rắc chân cầu
          Xuôi ngược dòng xe dẫn về đâu ?
          Dặm dài vạn thuở tìm Đại ngã
          Lối hẹp chen chúc kẻ đua nhau…
                              *                 
          Tôi trở lại xóm làng đương lên phố
          Bóng tre gầy xoã tóc nhúng ao nông
          Cây bàng ốm cố xoè ra lá tím
          Quán lá khẳng khiu thò thẹn giữa bê tông…
                             *
          Rồi một ngày đi trong thoáng chốc
          Trả lại mịt mù cho núi xanh
          Mặt sông còn nghẹn phù sa máu
          Con thuyền rạch gió, sóng kêu than
                             *
          Cô thôn hỡi! Ta nợ gì ngươi vậy
          Bưng mặt khóc chiều sương, cỏ ngậm ngùi
          Đôi bướm trắng nhằm hoa bay chấp chới 3
          Sao ru hồn mộng mãi, kiếp hoa ơi...

                             Lần thứ hai về  Yên Tử
                                         N.A.T.
            1. Một đơn vị thời gian trong đạo Phật ( satna )
            2. Tức chân lý vĩnh hằng, bản thể của mọi hiện tượng-  theo triết lý Phật giáo.
            3. Ý hai câu thơ chữ Hán của Trần Nhân Tông
                        

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phỉ nhổ tên Thuận, bởi trong thâm sâu tâm hồn mỗi trí thức Việt hiện nay đều có một tên Thuận ẩn nấp, một tên Thuận đã trở thành di căn trong mỗi chúng ta. Nếu gọi Thuận là điếm thì kẻ dắt gái vụ này là tên thi sỹ Dương Kỳ Anh, kẻ chơi gái Thuận mà vẫn được tiền là tên Hữu Thỉnh, Hữu Ước, những kẻ đứng ngoài vỗ tay có thưởng điển hình là Hữu Việt con Hữu Mai, Đỗ Ngọc Yên vốn xưa ở Viện Triết học, và đặc biệt có một bàn tay khác bẩn thỉu mang danh hàn lâm của tên PGS.TS. Viện phó Viện Văn học Nguyễn Hữu Sơn, v.v...

    Chúng ta phỉ nhổ tên Thuận chính là ghê tởm, phỉ nhổ cái phần điếm mang tên Hoàng Quang Thuận trong mỗi người Việt còn tý chút tự trọng, còn tý chút nhân cách, có tí chút được dạy dỗ còn dớt lại từ thuở hồng hoang nào đó xa xăm. Hoàng Quang Thuận là phần tăm tối bẩn thỉu nhất trong tâm hồn Việt.

    Nguyễn Văn Cảnh

    Trả lờiXóa