Phạm Lam Hà, quê Thanh Miện, Hải Dương, là bạn cũ của ĐVS từ khi còn làm
việc ở Công trường Cầu đường Cao Bằng, Sơn La những năm 1965, 1968 của thế kỷ
trước. Lam Hà vốn là kỹ sư giao thông, từng rong ruổi khắp mọi nẻo đường đất
nước nhưng lại có niềm đam mê văn chương cháy bỏng. Thơ anh chứa đầy tâm sự
cũng những trăn trở về nhân tình thế thái.
ĐVS xin
trân trọng giới thiệu chùm thơ Phạm Lam Hà viết như là một trải nghiệm với bao
nỗi buồn vui trên cõi đời gió bụi này…
ĐVS
Chợ tình
Lán lá chông chênh sườn dốc
Lũ ngựa thả rông
Nhởn nhơ gặm cỏ ven rừng
Chợ Khau Vai
Năm một lần mới họp
Chợ đông, rất đông
Người bán người mua lại ít
Xênh xang áo váy đủ màu
Chảo Thắng cố sôi – vòng ngồi nêm chặt
Ngả nghiêng chóe rượu khèn bè!
Chợ đông, rất đông
Người bán người mua lại ít
Ngực Thổ cẩm căng tròn
Ô xòe che nghiêng – Góc riêng giữa trời giữa đất
Trời cứ xanh cao
Núi cứ xanh cao!
Mẹ xuống chợ gặp người yêu cũ
Cha về hẹn bạn tình xưa
Chẳng ghen tuông rình rập bao giờ
Bóng núi lan chùm
Bầu trời rất lạ
Chợ Khau Vai năm một lần mới họp
Chợ một phiên – Tình nặng một đời!
Hà Giang, 3 - 1966
Ghi
ở Đồng Văn
Ông Mùa Sính Pò lên nương
Cái gùi cõng đất vào khe đá
Bầm máu bàn chân
Cây bắp trổ bông vàng...
Anh em Mùa Sính Sá lên rừng đá
Cái búa chạm váo đá
Toé lửa... toé lửa
Cái rào đá quanh bản cao dần
Múa Sính Sá lên chỏm “ tai mèo”
Cái búa chạm vào đá
Bung chùm hoa lửa
Mùa Sính Pò hiện về trên đá.
Đồng Văn, 2012
Đi
đường
Mặt phố rộn ràng xe cộ
Con đường chảy dài – Dòng sông
Đường đời qua bao ngả rẽ
Ngu ngơ tôi vẫn một dòng.
2004
Đi
tàu
Mình chậm chân nên vào ga sớm
Ngồi đợi tàu cứ buồn chông chênh
Hỗn tạp sân ga... cột đèn úa đỏ
Tay xách nách mang bưng đội cồng kềnh
Còi tàu rúc sân ga xáo động
Cụ già trẻ nhỏ lấn chen nhau
Thấp thoáng cặp da bước chân sải rộng
Mẹ bồng con lật đật lên tàu
Đường thì dài con tàu chật hẹp
Vệt nối đường ray bánh sắt gập ghềnh…
Ai cũng tính cuộc
hành trình nhanh nhất
Khi xuống tàu đã ai xuống nhầm ga.
Ga Hà Nội, 1969.
Hải Dương, 2010
Bên
hồ Bán Nguyệt
Người xưa xây hồ Bán Nguyệt
Chia không gian
Hai nửa
Không tròn
Một nửa – lưỡi liềm
Một nửa – vầng
trăng
Một dáng núi soi
Hình bóng khuyết
Trời Côn Sơn gió ngàn thông da
diết
Mấy trăm năm đau thắt –Lệ Chi
Viên!
Trăng non vĩnh hằng
Một vùng nước
biếc
Mặt gương nguyệt hồ - Kìa – Đáy
nước – Trời cao!
Côn Sơn, 1980
Chó đá
Sao chẳng là voi là rồng
Lại là chó đá lặng không một đời
Đứng cổng qua bao chủ rồi
Mắt chẳng thấy, tai lòi toi – vẫn
còn.
Hải Dương, 2012
Xem rối nước
Những con rối tạo từ tre, gỗ
Làm nên vở diễn, đêm trò
Ông Quan vuốt râu, Lực Điền vác
cuốc
Chẳng ai lẫn được vào nhau.
Những con rối không gan, không
ruột
Làm Vua – Vua của đêm trò
Đời rất thật mà trò diễn ảo
Người già suy tư, trẻ ngặt nghẽo cười!
Những con rối diễn trò không rối
Chuyện trớ trêu – Cá nhỏ, cá to
Dòng đời chảy, buồn vui cũng chảy
Bao người xem – ai ghét,
ai thương?
Những con rối nổi chìm sân khấu nước
Người, Rối cách nhau chỉ một bức
mành.
Nhị sáo lặng, trống chầu cũng lặng
Đêm diễn tàn – Mai phường Rối về đâu?
Hải Dương, 2010
Ngõ
cụt
Tôi được sinh từ ngõ cụt này
Mẹ khó đẻ - Cả
ngõ đi cấp cứu
Chìa khóa gửi
nhau, đồng tiền mượn tạm…
Trẻ con tranh,
truyện chơi chung!
Ngõ chật
Dân nghèo
Kéo gạch ngói
than củi vào cũng khó
Vòi nước
chung, “ô phụ” cũng chung…
Ngõ cụt đa phần “dân thợ”
Đi về cười,
hỏi râm ran...
Chiều cuối
tuần dân ngõ cụt rủ nhau
Ra công viên
hít thở
Ngõ hẹp, người
đi chạm tay xe
Bất chợt mắt
nhìn
Thăm thẳm
Ngõ chật, Dân
nghèo
Tình đất tình
người sâu đậm
Người đi muôn
nẻo nhớ về!
Hải Dương, 2013.
Văn
hóa…bia
Gác chân lên ghế lên bàn
Mấy ông nhơ nhỡ bia tràn miệng
ca
Bảo: Gần mực phải là bia
Gần đèn là điếu - Lời xưa cũ rồi
Mấy ông bóng trán cao ngôi
Nhỏ to cũng một góc ngồi bia đen
Phòng máy lạnh cửa buông rèm
Tóc râu sợi bạc mấy em cận kề...
Gốc cây, góc phố... vỉa hè
Ngổn ngang xe cộ bọt bia bồng
bềnh
Nông thôn cùng những thị thành
Văn hoá bia ...liệu Ai sành hơn
ai!
Hải Dương, hè 2013
Phạm Lam Hà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét