Nhãn

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

(Ứng viên) Phó giáo sư rất dỏm Hà Đình Đức...

(ứng viên) PGS rất dỏm Hà Đình Đức – ĐH Quốc gia Hà Nội – nhà “rùa” học – 20 năm nghiên cứu được 0 bài ISI

Đăng bởi giaosudom on Tháng Năm 20, 2011

Trường hợp tai tiếng nên không cần theo Qui trình như thường lệ (JIPV có chính sách khuyến tài nên bỏ qua những thủ tục hành chánh, dù rất cần thiết ….). Kính mời các bác tham gia public review ngay.
Tên: Hà Đình Đức
Học vị: TS
Học hàm: PGS
Quy trình đánh giá dỏm: xem

  1. Bước 1: Xét 1.1, 1.2, 1.3:  ứng viên không đạt,  sang bước 2.
  2. Bước 2: Dùng ISI để đánh giá như đã nêu -  ISI = 0 (20.05.2011)
Trình độ NCKH: PGS rất dỏm
Người đề cử: Mr. Do
Tự sướng: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_%C4%90%C3%ACnh_%C4%90%E1%BB%A9c
Đánh giá khách quan: http://nguyenvantuan.net/science/4-science/1237-cu-rua-ho-guom-va-lam-khoa-hoc-theo-kieu-pho-thong-
=============================

Thông tin phản biên của JIPV:

Mr. Do đã nói

Tháng Tư 25, 2011 lúc 2:07 sáng e
Kính đề nghị Ban Biên tập xem xét phong tặng cho GS “rùa học” Hà Đình Đức ạ. Ông này chuyên khoa sinh, nhưng nghe ổng nói thì tôi có cảm tưởng ông là một nhà thần học, đại khái thế.
————————–
Giaosudom@: Cám ơn Mr. Do. JIPV sẽ xét đặc cách trường hợp bác giới thiệu. Những trường hợp đặc cách thì có thể bỏ qua các bước theo qui định. Bác Giaosudom4 ơi! Hình như bác hứa vụ này phải không?

Author=(Ha Dinh Duc) OR Author=(Duc, H*) OR Author=(Dinh Duc, H*) OR Author=(Ha, DD)
Tra theo các keys này, không thấy bài nào cả.


Be the first to like this post.

5 phản hồi tới “(ứng viên) PGS rất dỏm Hà Đình Đức – ĐH Quốc gia Hà Nội – nhà “rùa” học – 20 năm nghiên cứu được 0 bài ISI”


  1. giaosudom4 đã nói

    Ông Đức có 2 “công trình” này:
    http://www.iucn-tftsg.org/wp-content/uploads/file/Articles/Le_etal_2010.pdf
    http://www.asianturtlenetwork.org/library/reports_papers/Genetic%20variability%20in%20the%20critically%20endangered%20Rafetus%20swinhoei%20%28Paper%20by%20Le%20and%20Pritchard%202009%29.pdf
  2. giaosudom4 đã nói

    Chuyện rùa Hồ Gươm và nền khoa học bò ngửa
    20 năm nghiên cứu về rùa Hồ Gươm, PGS Đức đã có 2 công trình khoa học và đều được hội đồng nghiệm thu đánh giá là xuất sắc. Chỉ có điều, nó không mang lại cho cộng đồng bất cứ thông tin khoa học nào đáng kể.
    Câu chuyện về rùa hồ Hoàn Kiếm mấy bữa nay ồn ào trở lại trên trang nhất nhiều tờ báo khi có thông tin không phải chỉ có một “cụ” rùa. Vậy, cuối cùng thì trong hồ Gươm còn bao nhiêu “cụ” rùa? Phó Giáo sư Hà Đình Đức vẫn khăng khăng chỉ 1, ông Trưởng Ban chỉ đạo bắt rùa của thành phố bảo ít nhất còn 2, ông thợ ảnh tên Ngò bảo phải còn 5, 6…
    Có lẽ trên thế giới hiếm quốc gia nào may mắn như nước ta khi truyền thuyết lịch sử được tự nhiên ban cho một linh vật sống để lưu truyền như con rùa Hồ Gươm và ông vua Lê Lợi. Lẽ ra, một huyền tích lung linh như vậy sẽ phải được trân trọng nghiên cứu và bảo tồn. Song, thay vì thế, những con rùa Hồ Gươm, dù là một cá thể sống, nhưng luôn bị coi là vật thờ và hầu như chỉ tồn tại trong niềm sùng kính dân gian. Ngay cả người được coi là “nhà rùa học”, chuyên gia số 1 về rùa Hồ Gươm là PGS Hà Đình Đức, một nhà khoa học có học hàm, học vị, thì sự quan tâm nghiên cứu con rùa Hồ Gươm cũng chỉ bằng yếu tố tình cảm.
    Nói rằng PGS Đức chỉ quan tâm đến rùa Hồ Gươm bằng tình cảm của một người Thanh Hóa kính ngưỡng Lê Lợi, hẳn sẽ làm ông buồn, thậm chí là giận. Bởi lẽ, ít nhất cũng đã 20 năm rồi ông nghiên cứu rùa, chụp tới 300 bức ảnh, hàng ngàn giờ quay phim và quan sát, viết hàng trăm bài báo, thậm chí bảo vệ hẳn 2 công trình nghiên cứu khoa học cấp thành phố về rùa Hồ Gươm. Với bề dày nghiên cứu như vậy mà chỉ thừa nhận tình cảm và ngày công của ông đối với rùa mà không nhắc đến thành quả nghiên cứu khoa học của ông thì quả là quá đáng. Tuy nhiên, công bằng mà nói, công sức lao động của ông quả đáng được ghi nhận, nhưng thành quả khoa học thì…
    20 năm nghiên cứu của PGS Đức mang đến cho ông một tấm giấy chứng nhận kỷ lục Việt Nam cho người có nhiều bài viết về Rùa Hồ Gươm nhất nước. Song, những bài viết ấy không mang lại cho cộng đồng bất cứ thông tin khoa học nào đáng kể về con rùa Hồ Gươm. Thậm chí, con rùa mà theo ông là cá thể duy nhất ở Hồ Gươm mà ông đặt tên là rùa Lê Lợi, là đực hay cái thì ông cũng không biết.
    Nói rằng PGS Đức chỉ là một người yêu rùa chứ không phải nhà nghiên cứu rùa học, hẳn sẽ bị phản đối. Ít ra ông cũng đã có tới 2 công trình khoa học về rùa Hồ Gươm. Công trình thứ nhất có tên: Nghiên cứu sơ bộ hiện trạng Hệ sinh thái Hồ Gươm, nhằm bảo tồn và phát triển đàn rùa quý và cải thiện cảnh quan môi trường được nghiệm thu năm 1993. Công trình thứ hai có tên: Nghiên cứu hình thái, sinh thái loài Rùa Hồ Gươm, tình trạng chất lượng nước, hệ vi tảo Hồ Gươm,nhằm bảo tồn, phát triển đàn rùa quý và cải thiện cảnh quan môi trường, được nghiệm thu một năm sau đó.
    Cả 2 công trình đều được hội đồng nghiệm thu đánh giá là xuất sắc. Có điều, từ khi được bảo vệ, những đề tài khoa học này chẳng giúp được gì cho rùa Hồ Gươm.
    20 năm qua, kể từ khi PGS Hà Đình Đức nghiên cứu rùa thì đời sống của nó mỗi ngày một tệ hơn. Và, điều khiến “cụ” rùa được quan tâm, cứu chữa như bây giờ không phải là những nỗ lực của những nhà khoa học như PGS Đức, mà là những con rùa tai đỏ, giống sinh vật ngoại lai đang bị truy nã trên phạm vi toàn quốc. Chính sự xuất hiện của những con rùa tai đỏ chứ không phải các công trình khoa học được công bố khiến dư luận quan tâm đến “cụ” Rùa. Đó là một sự trớ trêu với số phận rùa thiêng. Và không chỉ với con rùa, đó còn là một sự thật trớ trêu đối với nền khoa học Việt Nam.
    Trở lại với 2 công trình nghiên cứu khoa học của PGS Hà Đình Đức. Vì sao nó không được ứng dụng để cải thiện đời sống và bảo vệ “cụ” rùa? Phải chăng là bởi nó không có giá trị khoa học để ứng dụng? Nếu vậy, sao những công trình đó lại được nghiệm thu, thậm chí được đánh giá là xuất sắc? Lẽ ra, đây là một câu hỏi đáng để quan tâm và suy nghĩ. Song, thực tế, việc những công trình khoa học được nghiên cứu, bảo vệ rồi lãng quên vốn đã là bình thường.
    Mỗi năm trung bình ngân sách nhà nước chi ra xấp xỉ 2%GDP cho khoa học công nghệ, nước ta cũng là quốc gia có mật độ nhà khoa học cao so với các quốc gia trong khu vực với khoảng gần 20.000 tiến sĩ và gần 7.000 giáo sư, mỗi năm có tới hàng ngàn công trình nghiên cứu khoa học được công bố. Song, trong vòng 10 năm qua, trung bình mỗi giáo sư của chúng ta chỉ công bố được 0,58 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế, và các nghiên cứu đó hầu như không bao giờ được giới khoa học thế giới trích dẫn.
    Như vậy, không có gì là khó hiểu khi 2 công trình khoa học xuất sắc của “nhà rùa học” Hà Đình Đức chẳng hề có giá trị trong việc cứu rỗi và bảo tồn con rùa già ở Hồ Gươm. Tuy nhiên, ngược lại, có thể sự hy sinh của con rùa già Hồ Gươm sẽ cứu vớt được nền khoa học của nước nhà. Nếu chẳng may “cụ” rùa thăng khi mà các nhà khoa học chưa kịp tìm được cách bảo tồn, rất có thể đó sẽ là một sự kiện để các nhà khoa học của chúng ta nghiêm túc nhìn nhận lại những đóng góp của mình đối với đất nước./.
    Lão Phạm (Vovnews)
    Nguồn: http://phunutoday.vn/quanbatam/201104/Chuyen-rua-Ho-Guom-va-nen-khoa-hoc-bo-ngua-1987062/
  3. giaosudom4 đã nói

    Theo Giả Hà Đình Đức:
    “1 con, 2 con hay 1000 con?
    Sau 20 năm nghiên cứu khoa học, tôi có thể rút ra kết luận rằng, chúng ta có thể biết chính xác số lượng bằng cách … rút hết nước hồ Gươm”
    http://megafun.vn/channel/1881/201104/GS-Ha-dinh-duc-khang-dinh-Ho-Guom-co-2-cu-rua-126415/
    ————————-
    Giaosudom@: Các bác tính xem 20 năm ông tiêu bao nhiêu tiền của mình (của tôi và của mấy mươi triệu người). Giờ mới biết ông làm khoa học dỏm, có cách nào truy thu lại không các bác?

  4. Tuan Ngoc@ đã nói

    Sao tôi thấy nhiều bài viết, các bác nhà báo cứ nhầm PGS thành GS. Dù biết ông Đức là PGS rất dỏm (under public review) nhưng cũng nên …
    Mỗi năm trung bình ngân sách nhà nước chi ra xấp xỉ 2%GDP cho khoa học công nghệ, nước ta cũng là quốc gia có mật độ nhà khoa học cao so với các quốc gia trong khu vực với khoảng gần 20.000 tiến sĩ và gần 7.000 giáo sư, mỗi năm có tới hàng ngàn công trình nghiên cứu khoa học được công bố. Song, trong vòng 10 năm qua, trung bình mỗi giáo sư của chúng ta chỉ công bố được 0,58 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế, và các nghiên cứu đó hầu như không bao giờ được giới khoa học thế giới trích dẫn.
    Xin trả lời: dỏm nhiều hơn có năng lực.
    Trở lại với 2 công trình nghiên cứu khoa học của PGS Hà Đình Đức. Vì sao nó không được ứng dụng để cải thiện đời sống và bảo vệ “cụ” rùa? Phải chăng là bởi nó không có giá trị khoa học để ứng dụng? Nếu vậy, sao những công trình đó lại được nghiệm thu, thậm chí được đánh giá là xuất sắc? Lẽ ra, đây là một câu hỏi đáng để quan tâm và suy nghĩ. Song, thực tế, việc những công trình khoa học được nghiên cứu, bảo vệ rồi lãng quên vốn đã là bình thường.
    2 cái gọi là công trình thì thật là là “rác” – tự viết tự đăng vì tạp chí ở Việt Nam là thế. Nếu 2 bài ISI thì còn có hy vọng. Hy vọng những người hay chửi bới JIPV sẽ có dịp hiểu hơn về vấn đề này.
    Ngày nay người ta không phải chỉ quan tâm ISI và phải là top của ISI và giá trị thực của kết quả. Một mớ ISI đôi khi còn tầm thường, nhưng một tá trên các tạp chí vườn của VN đôi khi chả bằng một cái tầm thường ISI!
  5. Tuan Ngoc@ đã nói

    Sau 20 năm nghiên cứu khoa học, tôi có thể rút ra kết luận rằng, chúng ta có thể biết chính xác số lượng bằng cách … rút hết nước hồ Gươm”
    Tôi hỏi con gái lớp 1 của tôi nó cũng nói thế ;-) Chả nhẽ con gái lớp 1 của tôi có trình độ tương đương PGS (í ẹ! PGS rất dỏm).

1 nhận xét:

  1. Mot con sau to dung lam pha hoai nen khoa hoc viet nam

    Trả lờiXóa