Nhãn

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Nguyên phi Hoàng Lan

           Nguyên phi Hoàng Lan

                       Đặng Văn Sinh
          (Trích trong tập truyện ngắn Kẻ chiếm dụng thời gian của Thượng Đế, NXB Dân Trí, 2011)                                       

            Quân doanh về đêm tĩnh mịch lạ thường. Lính Kim Ngô chống kích đứng im như những pho tượng, chỉ những chiếc ngù trên chỏm mũ của họ là khẽ phất phơ. Ngoài trời mây đen vần vũ. Gió lạnh quyện những hạt mưa thấm qua lần áo kép lạnh thấu xương. Nhà vua tựa gối trước ngọn bạch lạp dáng vẻ trầm tư. Đêm nay là đêm cuối cùng ở ngoài cương thổ sau hơn ba tháng ngự giá thân chinh, hoàng thượng tự nhiên thấy trong lòng xúc động lạ.
            Một nội thị thay nến, dâng trà. Thấy đã khuya rồi mà nhà vua vẫn còn đọc sách, viên thị tòng khẽ bẩm :

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Nguyên nhân và hậu quả của Hiệp đinh Genève 1954

Nguyên nhân và hậu quả của Hiệp định Genève 1954


Trần Đức Tường.

N
gày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp Định Genève về Việt Nam đã được ký kết. Vĩ tuyến 17 đã là ranh giới chia đôi hai miền đất nước. Gần một triệu người miền Bắc đã rời bỏ quê hương di cư vào Nam. "Chấm dứt một cuộc chiến tranh bằng biện pháp chia đôi lãnh thổ sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh khác...". Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ đã không ký tên vào bản Hiệp Định Genève chia đôi đất nước. Một nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng dân tộc Việt Nam không thể nào quên được cái ngày đau thương khi giang san một giải đã bị chia cắt bởi dã tâm của thực dân và cộng sản.
Không có tham vọng viết sử, tiểu luận này chỉ nhằm nhắc lại những biến cố, những hậu quả của việc chia đôi đất nuớc hầu đáp ứng phần nào nhu cầu tìm hiểu về một quá khứ gây nhiều ẩn ức của các thế hệ trẻ ngày nay. Tiến bộ khoa học cộng với thời gian đủ dài để ta có thể phóng tầm nhìn tìm về hoàn cảnh Việt Nam sau Thế Chiến Thứ Hai, về cuộc Chiến Tranh Đông Dương (1946-1954) với trận đánh Điện Biên Phủ, về Hội Nghị Genève và bản Hiệp Định đình chiến ngày 20/07/1954, về cuộc Di Cư vĩ đại của đồng bào miền Bắc vào Nam, về những vết thương hằn sâu trên da thịt dân tộc Việt Nam gây ra bởi giòng sông Bến Hải...

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Xuân Diệu - chủ soái...

XUÂN DIÊU-CHỦ SOÁI TRƯỜNG THƠ TÂN CON CÓC
Trần Mạnh Hảo

Đ
ầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi còn ngồi trên ghế nhà trường tập tọe làm thơ, chúng tôi thành khẩn thú nhận từng là đệ tử của trường thơ “tân con cóc” do thi sĩ Xuân Diệu làm chủ soái. Vì sao một thi hào từng có hai tập thơ lớn : “Thơ, thơ” và “Gửi hương cho gió”trước 1945 nay lại lập ra trường phái thi ca không giống ai thế ?
Từ bỏ dòng thơ lãng mạn, Xuân Diệu đi theo cách mạng, lên chiến khu Việt Bắc kháng chiến, được đảng cộng sản cải tạo thành con người mới, nên ông đã phải từ bỏ hai tập thơ lớn trên để được công nông hóa, giai cấp hóa, để được vào đảng. Hồi đầu kháng chiến, nhà văn Nguyễn Tuân, sám hối đến mức treo các tập tùy bút tuyệt vời của mình viết trước năm 1945 lên cây như treo một con dê cỏn ( chữ của Hồ Xuân Hương) lên cành cây rồi dùng roi quất nát bét tác phẩm của mình để đẹp lòng đảng mà hóa thành người vô học, là con người lý tưởng của thời bần cố nông cai trị treo khẩu hiệu diệt trí thức.

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Khi ông Đỗ Quyên gọi hồn thơ...

Khi ông Đỗ Quyên gọi hồn thơ "tân con cóc" Nguyễn Quang Thiều

Trần Mạnh Hảo
Mùa hè là mùa con cuốc kêu thảm thiết.Truyện xưa kể rằng Thục đế mất nước đau buồn quá, hóa thành chim cuốc, đêm đêm gọi hồn nước bời bời : cuốc, cuốc. Có người kể khác : chim cuốc xưa vốn là hoàng tử yêu nàng công chúa thi ca, có lời thề rằng, chàng tuyệt đối chỉ được yêu thơ, nếu chàng ngoại tình văn xuôi, nàng sẽ hóa thành con cóc. Hoàng tử phạm lời nguyền đem lòng trăng hoa với văn xuôi, công chúa tức quá biến thành con cóc xấu xí. Hoàng tử ân hận, đau khổ quá bèn biến thành con cuốc đêm ngày kêu liên tục : cóc, cóc, cóc...
Mùa hè này, ông Đỗ Quyên sau khi hoàn tất một công trình nghiên cứu văn học với tầm thế giới mang tên “Thi pháp Nguyễn Quang Thiều” như một nhà “Thiều học” lờn nhất nước, từ Canada, chắc chắn ông sẽ bay qua Thái Bình dương để kịp có mặt trong ngày hội thảo “Nguyễn Quang Thiều trong hành trình hiện đại hóa thi ca Việt Nam” do Viện văn học tổ chức khá rầm rộ tại Hà Nội vào ngày 28-6-2012 trong tiếng cuốc kêu cóc cóc xác cả mùa hè.
Chúng tôi (TMH) xin mạn phép thử giải mã bản tham luận rất tù lù mù này của ông Đỗ Quyên-một bản tham luận được coi như cái đinh của cuộc hội thảo. Trong một tiểu tiêu đề, Đỗ Quyên đưa ra một mệnh để chủ coi như một phát hiện khoa học với thơ Nguyễn Quang Thiều, rằng thơ ông Thiều không thể dùng sự hiểu ( nhận thức) mà tiếp cận được, mà cần phải có người đứng bên giải mã dùm cho : “Nguyễn Quang Thiều như là một đối tượng thuộc dòng-thơ-cần-giải-thích-giá-trị”. “Nguyễn Quang Thiều trong dòng-thơ-cần-giải-thích-giá-trị”

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Nguyễn Đăng Điệp, thiên tài...

Nguyễn Đăng Điệp, thiên tài
 biến nước lã thành rượu

  Trần Mạnh Hảo   

K
inh Thánh kể rằng : trong đám cưới thành Gana Chúa Jesus đã biến bảy chum nước lã thành rượu.
Trong lễ hội “Thơ Làng Chùa” vừa qua, PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học cũng đã biến chum nước lã thơ “ Nơi đầu đông gió thổi” thành rượu thơ, làm say khướt mọi người tham dự.
Ngày 28-6-2012 này, tại Viện Văn học, ông Viện trưởng Nguyễn Đăng Điệp cũng sẽ thôi miên mọi người, hô biến để chum nước lã có tên là thơ “ Tân con cóc’-Nguyễn Quang Thiều biến thành rượu thơ tuyệt hảo.
Đã có ba mươi tham luận của các bậc đầy học hàm học vị, sẽ cùng nhau ca ngợi nước lã ‘THƠ TÂN CON CÓC” này chính là thứ rượu thơ ngon nhất thế giới, ngang với thứ rượu thơ Lý Bạch, Nguyễn Du…

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Gái Mại dâm "nghìn đô"...

Hành trình trở thành gái mại dâm 'nghìn đô' của người mẫu Hồng Hà

(Zing) - Nước mắt lưng tròng, người mẫu - diễn viên vừa bị bắt trong vụ gái mại dâm giá 1.500 USD - Hà Thị Hồng rụt rè hỏi: “Chắc tin về em lên hết các trang báo điện tử rồi? Những clip quảng cáo em tham gia chắc sẽ bị bỏ hết nhỉ”.

Tin Hà Thị Hồng (SN 1989) quê Thái Bình, là người mẫu, kiêm diễn viên- với  nghệ danh là Hồng Hà đã bị bắt quả tang khi đang bán dâm khiến nhiều người quen biết cô ngỡ ngàng. Chủ yếu hoạt đồng nghề diễn ở TP. HCM nhưng cô lại bị bắt khi đang cùng đại gia vi vu ở một khu nghỉ dưỡng cách trung tâm Hà Nội vài chục cây số.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Từ "Tiếng hát sông Hương"...

Từ “Tiếng hát sông Hương” đến công nghệ…mãi dâm

            (Nhân đọc bài Hoan nghênh Quốc hội trả lại nhân quyền cho phụ nữ bán hoa của Luật gia Trần Đình Thu, đăng trên trannhuong.com), chủ trang đăng tải lại bài ký này (có chỉnh lý, bổ sung) để bạn đọc có thêm một cái nhìn về tệ nạn mại dâm ở Việt Nam)
 Đặng Văn Sinh
                                                                                        
                Cách đây gần năm mươi năm, khi còn ngồi trên ghế nhà trường cấp 3 phổ thông, có một lần, trong buổi ngoại khóa, chúng tôi được thầy Hoàng Bỉnh Nhu bình bài "Tiếng hát sông Hương" của nhà thơ lớn Tố Hữu. Thầy bị cụt một tay, người chỉ được một mẩu, đuôi mắt trái lại có mụn ruồi to đùng nhưng giảng văn thì cực hay. Dường như những khi đứng trên bục giảng, thầy đã hóa thân vào tác phẩm, để rồi, trong phút xuất thần, chuyển tải cái nhân sinh quan cộng sản của một ông râu xồm mãi bên trời Tây vào con tim ngu ngơ của đám học trò nông thôn, quần âm lịch, chân đất, vốn chưa có một chút khái niệm nào về loại nghề buôn phấn bán son.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Thư ngỏ của Trần mạnh Hảo...

Thư ngỏ của thường dân Trần Mạnh Hảo:
KÍNH GỬI ÔNG PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP, VIỆN TRƯỞNG VIỆN VĂN HỌC

Kính thưa ông PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp Viện trưởng
Ông Viện trưởng kính mến,
Tôi tên là Trần Mạnh Hảo, quê Nam Định, sống tại Sài Gòn, tuổi đời thuộc lứa U70, viết văn làm thơ, viết phê bình văn học vô luồng ( không ở trong luồng cũng không ở ngoài luồng - vô lề :không ở trong lề phải mà cũng không ngoài lề trái) xin thưa cùng ông mấy việc như sau :
Việc thứ nhất : về tên gọi của cơ quan ông đang làm thủ trưởng : VIỆN VĂN HỌC
Thưa ông, theo thiển nghĩ của chúng tôi, gọi Viện Văn học là danh không chính nên ngôn không thuận, ngôn không thuận thì việc không thành ( lời Đức Khổng Phu tử)
Có lẽ những ai đặt tên cho cơ quan ông, một cơ quan nghiên cứu lý luận phê bình văn học  là VIỆN VĂN HỌC thực sự đã không rành rẽ tiếng Việt. Chưa ở đâu như ở cơ quan ông lại có nhiều người mang học vị tiến sĩ và học hàm giáo sư văn học như thế mà lại dốt tiếng Việt đến như thế. Có lẽ các vị PGS.TS, GS.TS nhiều như …thế chưa bao giờ mở từ điển ra coi xem từ VĂN HỌC nghĩa là thế nào ?
Chúng tôi xin tra từ điển dùm ông nhé : “ VĂN HỌC dt.Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình tượng để phản ánh hiện thực : văn học dân gian-tác phẩm văn học-nghiên cứu văn học” ( trang 1796, Đại từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hóa thông tin 1999).

Lịch sử chiến tranh Việt Nam

Quảng Trị Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - DVD 4


Nguồn: You Tube

Sự dễ dãi không làm nên giá trị thi ca

SỰ DỄ DÃI KHÔNG LÀM NÊN GIÁ TRỊ THI CA
Trần Mạnh Hảo
Nhân đọc bài của tác giả Liêu Thái trên báo mạng của nhà văn Trần Nhương : http://trannhuong.com   : “Trần Mạnh Hảo - một kiểu ‘phán rơm’ trong văn học”, chúng tôi có mấy lời thưa riêng với ông ( hay bà?) Liêu Thái và các quý độc giả như sau.
Tuy nhiên, bài này ông Liêu Thái đã in trước tiên trên website Tiền Vệ
Trần Mạnh Hảo – một kiểu ‘phán rơm’ trong phê bình văn học  [đối thoại]

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979

TBT LÊ DUẨN:CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI 1,5 TRIỆU QUÂN XÂM LƯỢC; ĐẠI TƯỚNG VĂN TIẾN DŨNG: SAO LẠI KHÔNG NGHĨ TRUNG QUỐC SẼ TỐT VỚI TA ?

Đại tá Quách Hải Lượng

Nguyên Trưởng phòng tác chiến Quân chủng phòng không

Nguyên tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh.



Điều đầu tiên tôi thấy cần cảm ơn TBT Lê Duẩn là con người sắc sảo, phát hiện sớm nhất, vào khoảng tháng 8/1978, lúc đó tôi đã là Trưởng phòng tác chiến Quân chủng phòng không được mời lên nghe ở Học viện quân sự cấp cao, lúc đó tôi mang quân hàm Trung tá, lên nghe đồng chí Lê Duẩn nói chuyện. Lúc đó bế mạc lớp đào tạo cán bộ quân sự cao cấp. Đến nơi, đồng chí Lê Duẩn bắt đóng tất cả các cửa sổ, tất cả mọi thứ không được để trên mặt bàn, không được ai ghi âm...Đồng chí Lê Duẩn cầm một tập giấy và nói: Tôi rất buồn vì phải trả lời các đồng chí đây, tại sao các đồng chí là cán bộ quân sự mà không đồng chí nào hỏi tôi về vấn đề quân sự, toàn hỏi tôi về vấn đề kinh tế; Đành rằng các đồng chí có quyền góp ý kiến cho TBT về vấn đề kinh tế; là cán bộ quân sự phải hỏi về vấn đề quân sự, nhung không có. Hôm nay tôi không trả lời về các vấn đề trong tập giấy này...Nói xong ông vứt tập giấy sang một bên...

Đại tá Quách Hải Lượng...

ĐẠI TÁ QUÁCH HẢI LƯỢNG: TỪ NĂM 1979 TRUNG QUỐC ĐÃ PHÂN HÓA ĐƯỢC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CAO CẤP CỦA VIỆT NAM
Đại tá Quách Hải Lượng.
Nguyên Trưởng Phòng tác chiến quân chủng Phòng không
Nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh 1981-1986

Bài học thứ nhất: Bằng thông tin và chiến tranh tâm lý, Trung Quốc đã làm cho chúng ta bị tê liệt trước khi nó đánh thật, đó là bài học đau nhất;
Bài học thứ 2: Ta đã chuẩn bị suốt từ năm 1978, làm tuyến phòng thủ Sông Cầu theo lệnh của ông “ Cố Duẩn “; thế nhưng chủ trương chuẩn bị đối phó với Tàu không được thống nhất trong Bộ chỉ huy cao nhất. Đồng chí Lê Duẩn đã chỉ thị như thế nhưng tại sao đồng chí Văn Tiến Dũng lại không phát triển;
Bài học thứ 3: Trên mặt trận cụ thể người chỉ huy cao nhất không bị bất ngờ nhưng thời điểm chiến thuật ta bị bất ngờ;
Bài học thứ tư: Trung Quốc đã đánh ta ruỗng nát về mặt tinh thần, ( làm cho chúng ta mất cảnh giác ) mà chúng ta không hề biết; Đến nỗi chiều hôm trước ngày 17/2 đồng chí Thượng tướng Đàm Quang Trung còn đứng ở xã Quang Lang Cao Bằng nói rằng: Cho kẹo Trung Quốc cũng không dám đánh ta, không đánh được ta đâu ??? Chúng ta đã bị tê liệt về ý thức cảnh giác với Trung Quốc ( Thượng tướng Đàm Quang Trung trước đó là Tư lệnh Quân khu Việt Bắc, thời điểm 1979 ông được rút về Hà Nội )...
Sáng hôm 17/2/1979 tôi đã có mặt để trực ban tác chiến, đến buổi trưa tôi mới về nhà ăn cơm thì bà vợ tôi đi nghe tuyên giáo nói chuyện chưa về, khi bà về tôi hỏi vợ tôi đi đâu về đấy ? Bà vợ tôi trả lời là đi nghe Tuyên giáo nói chuyện...Tôi hỏi: Tuyên giáo nói cái gì ? Tuyên giáo nói: Cho ăn kẹo Trung Quốc cũng không dám đánh mình ??? Tôi bảo vợ tôi: Thưa bà chị, chúng nó đánh bọn em từ sáng rồi đấy...

Về trường phái thơ "Tân...con cóc"...

VỀ TRƯỜNG PHÁI THƠ “TÂN…CON CÓC” CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU

TRẦN MẠNH HẢO

( Tham luận của TMH gửi cuộc hội thảo :”Nguyễn Quang Thiều trong sự đổi mới thơ Việt Nam đương đại" do Viện Văn học tổ chức sắp tới)

Có thể nói, trong làng báo, làng văn ở Việt Nam hôm nay, Nguyễn Quang Thiều là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất. Về sự đa tài của ông Thiều ( nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch bản điện ảnh, họa sĩ, nhà dịch thuật văn học…) chỉ kém trung tướng Hữu Ước ( nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà điện ảnh, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà nhiếp ảnh…)

Riêng về thơ, Nguyễn Quang Thiều đang được các nhà “Thiều học” ca ngợi còn hơn cả Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương; rằng Nguyễn Quang Thiều là “Cây ánh sáng” soi sáng cho nền thơ hiện đại Việt Nam; rằng Nguyễn Quang Thiều là người bẻ ghi cho con tàu thi ca Việt Nam ra với thế giới…        

Công bằng mà nói, trong biển cả miên man vô tận của thứ thơ phi truyền thống, phi hình tượng, phi cấu tứ, phi tư tưởng, phi biểu tượng, phi nội hàm, phi truyền cảm…của Nguyễn Quang Thiều, ta vẫn tìm được đây đó một số câu và đoạn thơ hay :

Tôi hát bài hát về cố hương tôi
Bằng khúc ruột tôi đã chôn ở đó
Nó không tiêu tan
Nó thành con giun đất
Bò âm thầm dưới vại nước, bờ ao
Bò quằn quại qua khu mồ dòng họ
Bò qua bãi tha ma người làng chết đói
Đất đùn lên máu chảy ròng ròng

Tôi hát, tôi hát bài ca về cố hương tôi
Trong những chiếc tiểu sành đang xếp bên lò gốm
Một mai đây tôi sẽ nằm trong đó
Kiếp này tôi là người
Kiếp sau phải là vật
Tôi xin ở kiếp sau làm một con chó nhỏ
Để canh giữ nỗi buồn - báu vật cố hương tôi.

….

ông Đáy chảy vào đời tôi
Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả
Tôi dụi mặt vào lưng áo người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm
Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt
Cơn mơ vang tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc
Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn
Tỏa mát cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi
Một cây ngô cuối vụ khô gầy
Suốt đời buồn trong tiếng lá reo.
 ….


Mẹ tôi đã già như cát bên bờ - Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi - Tôi quì xuống vốc cát ấp vào mặt - Tôi khóc - Cát từ mặt tôi chảy xuống dòng dòng”
….
Theo tiêu chuẩn tối thượng HAY –DỞ định giá trị thi ca, muốn tìm năm bài thơ hay của Nguyễn Quang Thiều để in vào tuyển tập thơ Việt Nam là điều không thể.

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Cùng bạn đọc

Cùng bạn đọc

T
ừ đầu tháng 6 năm 2012, các trang blogspot.com đều hân hạnh được bảo vệ bằng tường lửa (firewall) theo phương châm nổi tiếng của "bác" Mao là "thà giết nhầm con hơn bỏ sót", nên phần lớn bạn đọc không vào được. Theo nhà nhà văn Phạm Viết Đào, thì thủ phạm chính là Hacker của Cục tình báo Hoa Nam được ai đó thuê với giá hàng tỷ USD nhưng thông tin này chưa được kiểm chứng. Ông khẳng định " khi có đủ bằng chứng, phamvietdao.net sẽ tố cáo trước bà con cư dân mạng và Bộ 4T về hành vi đê hèn của bọn tay sai Tình báo Hoa Nam để ông Nguyễn Bắc Son phạt một trận, thu về ít USD và nhân dân tệ cho ngân sách…"
Trước tình trạng bọn tin tặc hoành hành cư dân mạng, nhất là với những trang có xu hướng phản biện, ĐVS xin gửi các bạn đọc yêu quý đường link vào trang dangvansinh.blogspot.com như sau:
Sau khi trang chủ xuất hiện, các bạn nhấn trl + D, một cửa sổ hiện ra, nhấn tiếp vào ô có chữ "Done" hoặc "Xong" (với trình duyệt Fire Fox tiếng Anh hoặc tiếng Việt) để lưu lại. Lần sau, muốn mở bạn chỉ cần nháy vào dòng chữ "dangvansinh..." ở ô Bookmarks bên trái là vào được. Có điều mở trang qua proxy như thế này bạn sẽ không xem được các Video Clip. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tìm cách khắc phục...
6/18/2012 
ĐVS

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều gửi thư...

 Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều gửi thư đến bạn đọc.


Thưa bạn đọc: Bà Đầm Xòe vừa nhận được email của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều gửi bạn đọc với nội dung trao đổi thêm với nhà thơ Trần Mạnh Hảo về email của Nguyễn Quang Thiều gửi Trần Mạnh Hảo mà Bà Đầm Xòe post lên ngày hôm qua và đề nghị post thư này lên blog Bà Đầm xòe. Trân trọng mời bạn đọc đọc bài viết này của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. BĐX.

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Nhân việc nhà thơ Mai Văn Phấn hốt nhiên thành phật

Nhân việc nhà thơ Mai Văn Phấn hốt nhiên thành phật
Trần Mạnh Hảo

Lời đầu

G
iải thưởng Hội Nhà văn những năm gần đây luôn là đề tài cho những luồng ý kiến khen chê trái ngược nhau bởi chất lượng tác phẩm thường không tương xứng với sự vinh danh, không chỉ với văn xuôi hay lý luận phê bình, mà còn bao hàm cả thơ, một loại hình văn học mà thời nay, ở nước Việt Nam ta, cứ ra ngõ là gặp đủ loại thi nhân. Một đất nước có rất nhiều người làm thơ nhưng lại có rất ít người đọc thơ, theo nhà thơ Xuân Diệu, thì đấy là một đất nước mạt vận. Chúng tôi không dám bình luận gì về nhận xét trên, sợ phạm thượng. Dù sao thì dân tộc Việt cũng là một dân tộc văn hiến, có nền văn hóa "đậm đà bản sắc" và một truyền thống thơ ca hò vè rất chi là phong phú. Chả thế mà, một vị lãnh đạo rất cao cấp đã từng có hai câu thơ nổi tiếng :" Sống vững chãi bốn ngàn năm lịch sử/ Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa". Trên tinh thần ấy, Ban Tư tưởng văn hóa (nay là Ban Tuyên huấn Trung ương), thay mặt Đảng đã kịp thời ra ngay một nghị quyết về "Ngày thơ Việt Nam" để khẳng định tinh thần trên. Có lẽ vì thế, "Ngày thơ Việt Nam" cứ mỗi năm lại thêm hoành tráng.
Từ đó có thể suy ra, thơ Việt Nam của chúng ta cũng có "phong trào" như phong trào "Thi đua hai tốt" của ngành Giáo dục, phong trào "Gió Đại Phong" của ngành HTX nông nghiệp chẳng hạn. Thực tế cho thấy, tất cả những gì là sản phẩm của phong trào đều chỉ có giá trị thời vụ. Tuy nhiên, trong số hàng loạt những tập thơ được xuất bản trong cái gọi là"cơ chế thị trường ấy" không phải không có những tác phẩm đáng đọc, thậm chí rất đáng đọc. Có điều, cách tiếp nhận và cảm nhận của mọi người về thơ không giống nhau. Thế mới là cuộc sống.
Tuy đã có hai bài viết về thơ Mai Văn Phấn, mà một trong hai bài ấy đã đăng tải trên tuần báo Văn nghệ sau khi tập "Bầu trời không mái che" được Giải thưởng nhưng chúng tôi vẫn đăng các bài phản biện của nhà thơ Trần mạnh Hảo. Dưới đây là bài mới nhất, anh Hảo vừa gửi cho bản trang, vội cập nhật để rộng đường dư luận.
Đặng Văn Sinh

Phật dạy : Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Nên chuyện một người đang là đảng viên cộng sản ( Marx : Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân), một cán bộ hải quan như nhà thơ Mai Văn Phấn hốt nhiên biến thành Phật âu cũng chẳng có gì lạ. Nhưng cái tin giật gân này ở đâu ra ? Thưa bởi nhà thơ Dương Kiều Minh vừa thông báo trên tạp chí nhà văn số tháng 03-2012 .
Tạp chí Nhà Văn số 03-2012 ( của Hội nhà văn Việt Nam) có in bài của tác giả Dương Kiều Minh ca ngợi hết lời tập thơ vừa được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam “ Bầu trời không mái che” của Mai Văn Phấn, với một tiêu đề sau : “Cuộc trở về tâm không trong tập Bầu trời không mái che của nhà thơ Mai Văn Phấn”.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Những chiếc đồng hồ của Putin

Những chiếc đồng hồ của Putin

Huỳnh Văn Úc

Bài này cần một lời giới thiệu. Duyên do chỉ vì thế này thôi: ở một cái Câu lạc bộ kia, nơi gồm toàn những người đạo cao đức trọng (trong đám hội viên, có chừng sáu mươi phần trăm là những anh già “hạ cánh an toàn” và bốn mươi phần trăm còn lại là những anh già đến chết vẫn không hết ngơ ngác ngốc nghếch hết sức đáng yêu và đáng thương), vâng, trong cái câu lạc bộ ấy người ta đang loan truyền một thứ “tin nội bộ”… Tin tức đó đại khái nói rằng nước Nam mình cần một bàn tay sắt như đồng chí ấy… Cái “dư luận” tự tạo ấy (có Giời biết nguồn gốc của “dư luận” đó từ mồm bọn đinh tặc nào chui ra) có “cơ sở lập luận” rằng dân ta trình độ quá thấp, chưa quen dân chủ, chưa biết tam quyền phân lập, lại quen thói vô chính phủ, chân đất mắt toét, tối tối vẫn quen phủi chân đi ngủ, chưa quen vào toa lét rửa ráy… vân vân… đủ thứ tính xấu, cộng lại thành một đánh giá: DÂN TRÍ THẤP. Và vì dân trí thấp nên rất cần một thứ người hùng Putin TRẺ và KHỎE…
Cái thứ “dư luận” này cực kỳ nguy hiểm. Vì mấy nhẽ.
1/ Nó củng cố trong tâm lý mệt mỏi của người dân về hình ảnh một kiểu “người hùng” sẽ đứng ra cứu nhân độ thế, vừa giữ vững độc lập của tổ quốc theo con đường xã hội chủ nghĩa vẻ vang, vừa sửa chữa những thứ bất cập của cái định hướng nát như bươm ấy.
2/ Nó mở đường cho một cách làm ăn theo định hướng Putin như sau: xâu xé tài sản quốc gia vốn một thời là “tài sản xã hội chủ nghĩa”, dùng những khoản tiền khổng lồ kiếm chác được từ sự xâu xé đó để củng cố quyền lực chính trị của phe nhóm.
3/ Nó biện minh cho các thứ “chủ trương”, “đường lối”, “chính sách” kiên trì khước từ con đường dân chủ hóa đất nước, là con đường đơn giản nhất và ngắn nhất để chấn hưng đất nước về mọi mặt, và nhờ đó mà kiên quyết duy trì sự đối lập với nhân dân một cách toàn diện.
Bà con ta lo chuyện Biển Đông là đúng thôi! Cái thằng giặc ấy, nhà nó liền kề, lại có tay trong rành rành khắp ngả, phải lo cảnh giác với nó, thế là đúng rồi. Nhưng cái mối nguy rình núp phía xa xa, lắm khi làm bà con ta rất dễ mất cảnh giác.
Thế hệ những “anh giề” tám chín chục gần kề cổng đài Hóa thân Hoàn vũ, xưa kia từng được học Liên Xô ngày nay là ngày mai của Ta… và được Tố Hữu nhồi vào từng đầu óc cả tin những lời thật đẹp: Thuở Anh chưa ra đời / trái đất còn nức nở / nhân loại chưa thành người / đêm ngàn năm man rợ… Và cứ thế “lão ngồi mơ nước Nga”, mơ mãi mơ mãi… cho tới khi xuất hiện anh đầu trọc Khrouchchev đọc Báo cáo mật thì thấy rợn cả người song vẫn còn ngờ ngợ… rồi xuất hiện xe tăng sang tận các nước anh em bắt cả Ban chấp hành Trung ương Đảng của người ta về bỏ tù ở Nga… vẫn ngờ ngợ… cho tới tận hôm nay tan tành té vãi, nát be nát bét, vẫn cứ còn ngờ ngợ và chờ đợi một anh cao bồi đến cứu nguy! Ôi! Cái sự đầu óc cách mệnh sao mà bi thảm!
Vì thế mà nghĩ rằng nên có mấy lời giới thiệu này.
Phạm Toàn

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Về một lối phê bình tùy tiện

Về một lối phê bình tùy tiện
 ( Trao đổi với ông Chu Văn Sơn về bài “ Nguyễn Quang Thiều và khuynh hướng sử thi tôn giáo”in trên http://phebinhvanhoc.com.vn”)
Trần Mạnh Hảo
PGS.TS.Chu Văn Sơn, đang giảng dạy tại đại học sư phạm Hà Nội, lại được vinh dự mời dạy văn mẫu trên đài truyền hình Việt Nam, Ủy viên hội đồng lý luận phê bình văn học Hội nhà văn Việt Nam… bản chất hình như là một người thật thà vượt chỉ tiêu trên giao? Thấy thi hào Hàn Mặc tử có tập “ Thơ Điên”,  ông Chu liền không biết “phương pháp luận bóc củ hành” khi xử lý văn bản, tin rằng Hàn Mặc tử là nhà thơ điên cả người lẫn thơ, bèn đưa món “điên học” ra giải mã thơ Hàn; rằng Hàn là người điên loạn, bài thơ nào của ông cũng điên tuốt. Đến nỗi ông Chu Văn Sơn còn tung ra bài báo rùng rợn : “ Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ điên”. Chúng tôi đã có lần hân hạnh được trao đổi với ông qua hai bài : “ ““ Đây thôn Vĩ Dạ cũng là bài thơ điên” – một phát minh mới của ông Chu Văn Sơn ? ” và bài “ Trao đổi với ông Chu Văn Sơn về bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” ( xin quý vị đánh tên hai bài viết này của chúng tôi lên công cụ tìm kiếm : http://google.com để đọc…

Nhà thơ Trần manh Hảo phản biện...

Trạng nguyên thơ, hay là trạng hiện… nguyên hình ?

Trần Mạnh Hảo

Hiện nay, trên các diễn đàn văn học, chúng tôi thấy sự loạn chuẩn, sự đánh tráo khái niệm giữa thơ và phi thơ, giữa hay và dở, giữa thật và giả đang khống chế văn đàn. Các giá trị giả lên ngôi, các trạng nguyên giả lên ngôi. Vài chục năm nay, có hàng trăm cuộc thi thơ trên phạm vi cả nước, ai được giải nhất đều được báo chí tùy tiện gọi là trạng nguyên thơ; ví dụ : trạng nguyên thơ Làng Chùa, trạng nguyên thơ Lá Trầu, trạng nguyên thơ quân đội, trạng nguyên thơ Lá Mít, trạng nguyên thơ Lá Môn…Các giải thưởng nhà nước có trạng nguyên thơ nhà nước, trạng nguyên thơ Hồ Chí Minh, trạng nguyên thơ hội nhà văn, trạng nguyên thơ Bách Việt… Thậm chí 62 tỉnh thành đều có mấy trăm cuộc thi thơ trong hai mươi năm nay, các giải nhất  đều được báo chí tôn vinh lên là trạng nguyên thơ…
Như vậy, sự lạm phát trạng nguyên thơ đã khủng khiếp hơn cả sự lạm phát của đồng tiền ViệtNam…Cứ đà này, biết đâu người ta lại tôn vinh ông lớn này, bà lớn nọ là trạng nguyên tham nhũng chăng ? Xem ra, với cái đà xóa mù tiến sĩ do Ủy Ban nhân dân thành phố Hà Nội phát động : cán bộ công nhân viên trăm phần trăm sẽ đều có học vị tiến sĩ đến năm 2015, chắc Hội nhà văn Việt Nam cũng đang phấn đấu mấy năm nữa, hội sẽ xóa mù trạng nguyên thơ cho hàng vạn người làm thơ trong nước chăng ?
Nếu chúng ta vào trang mạng http://google.com , rồi đánh vào mấy chữ : trạng nguyên thơ năm 2010-2011 sẽ hiện ra bốn vị trạng nguyên thơ được báo chí cuồng nhiệt  phong là các trạng nguyên : trạng nguyên thơ Mai Văn Phấn với tác phẩm “ Bầu trời không mái che”, trạng nguyên thơ Đỗ Doãn Phương với tác phẩm “ Hoan ca”, trạng nguyên thơ Đinh Thị Như Thúy với tác phẩm : “ Ngày linh dương nở sáng”, trạng nguyên thơ Từ Quốc Hoài với tác phẩm “Sóng và khoảng lặng”…
Xin quý vị đánh tên bốn vị trạng nguyên thơ này lên trang tìm kiếm http://google.com sẽ thấy hiện ra hàng trăm bài khen ngợi rất kinh hãi và đao to búa lớn. Tất nhiên, cũng có một số bài chê bốn vị trạng nguyên này là trạng nguyên dỏm, trạng nguyên bịp vì thơ của họ không phải là thơ vì nó thiếu hàm súc, thiếu hình tượng, thiếu cấu tứ, thiếu tư tưởng,dễ dãi, linh tinh lang tang và quan trọng là nó thiếu nghệ thuật, tức nó không hay.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Truyện ngắn Đặng Văn Sinh


Bản giao hưởng cổ tích
  
       Truyện ngắn



             Nợ tình còn để cho ai
 Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan

I -  MỴ NƯƠNG

            Nhạc sỹ Từ Nguyên là một người suốt đời đi tìm cái đẹp. Những nhạc phẩm của anh thường phảng phất màu sắc lãng mạn. Từ lâu rồi, anh chỉ ước ao có một điều là viết được bản giao hưởng Trương Chi, vì Trương Chi là hình tượng đẹp nhất trong các hình tượng thẩm mỹ của huyền thoại dân gian Việt Nam.
Đã nhiều lần, Từ Nguyên bắt tay vào sáng tác nhưng không thành công. Cứ mỗi năm, vào dịp sinh nhật hăm ba  tháng bảy của mình, anh lại lôi trong ngăn kéo ra hàng chục tập nhạc dày, mỏng khác nhau, giở lướt qua rồi châm lửa đốt. Đối với anh, cái gì không đạt là loại bỏ, chẳng lưu giữ làm gì cho mệt.
Như vậy là, bên cạnh những ca khúc sản xuất hàng loạt chiều theo thị hiếu thẩm mỹ tầm thường của lớp công chúng văn hóa "lùn" để kiếm sống, Từ Nguyên vẫn còn duyên nợ với Trương Chi. Anh suy ngẫm, trăn trở, thậm chí dành cả những chuyến đi dài ngày để tạo cảm hứng, vậy mà cứ bắt tay vào viết là cảm xúc lại chạy đi đâu mất.  Cuối cùng, trên dòng kẻ chỉ còn lại những nốt nhạc khô cứng, vô hồn, máy móc chẳng nói lên được cái gì.
Trong căn gác hẹp chín mét vuông cho một chàng trai độc thân, Từ Nguyên nằm trên chiếc giường ọp ẹp vẩn vơ suy nghĩ về sự nghiệp. Anh băn khoăn, sự nghiệp là cái quái gì nếu mai đây tất cả đều ra nghĩa địa sau một quá trình vật lộn nhọc nhằn, giành giật với đồng loại trong cuộc đời đầy bất trắc chỉ để kiếm ngày vài bữa. Tiếng mọt gỗ nghiến ken két. Ngọn đèn sáu mươi watt đỏ quạch. Không gian trong căn hộ thật tù túng. Anh không thể ngủ mà cũng chẳng  thể sáng tác nhưng vẫn với tay cầm cuốn sách có câu chuyện Trương Chi. Có lẽ đây là lần thứ một trăm chàng nhạc sỹ tỉnh lẻ lật chậm rãi từng trang, ngả đầu lên gối, hững hờ đọc. Hóa ra, tập truyện cổ tích lại là một liều thuốc ngủ tuyệt vời. Chỉ mới liếc qua được vài dòng, mắt Từ Nguyên đã cứng lại. Anh không quen đọc sách nằm dài trong một tư thế. Người anh gần như rã rời. Cuốn sách tuột khỏi tay…

Blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện bị đóng cửa...

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO TS NGUYỄN XUÂN DIỆN KHỞI KIỆN ÔNG NGUYỄN XUÂN PHÚC RA TÒA HÀNH CHÍNH

 Phamvietdao.net: Chủ blog sẽ giành thời gian nghiên cứu tính kỹ tính hợp pháp của văn bản " Tối mật " dưới đây, xác minh xem có đúng là của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của PTT Nguyễn Xuân Phúc không; nếu đúng sẽ có ý kiến chính thức lên blog của mình trợ giúp pháp lý cho TS Nguyễn Xuân Diện? 
Theo cảm quan bước đầu thì việc Văn phòng Chính phủ ban hành loại văn bản " tối mật " kiểu này là một sự lạm dụng quyền lực hành chính; hành vi này không khác mấy quân du kích núp trong rừng, lợi dụng bóng đêm, rừng rậm bàn cách đối phó, bắn tỉa đối với quân đội viễn chinh Pháp và Mỹ trong thời kỳ chiến tranh...Một chính quyền hợp pháp, chính danh không nên ứng xử với dân theo kiểu " công văn Tối Mật " mà phải công khai, quang minh chính đại ?!
Ông Nguyễn Xuân Phúc nên học cách của Trung tá Thượng Thái Quyết, người dân tộc Tày khi bắt được thám báo Trung Quốc ở Vị Xuyên Hà Giang...Trung tá Thượng Thái Quyết đã cởi trần ra, công khai trước ba quân, tuyên bố với tên thám báo Trung Quốc: tao với mày đánh nhau, tao thua tao thả mày và tao chịu kỷ luật; nếu mà mày không đánh được tao, thua tao, mày phải vào tù...
Ông Nguyễn Xuân Phúc sao không ứng xử như vậy với trường hợp TS Nguyễn Xuân Diện: công khai đưa ra tòa tranh tụng ? Là nhà nước dân sự thì phải hành xử theo kiểu đó: Mọi công dân phải bình đẳng trước pháp luật; không được đánh trộm, đánh lén theo kiểu du kích chiến, núp trong "bóng đêm" để xử trí thức...
Qua vụ này cho thấy "tầm" của ông Nguyễn Xuân Phúc kém xa " tầm "Trung tá Thượng Thái Quyết người Hà Giang ?!

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Thư giãn chủ nhật


        Khỏa thân vẽ nghệ thuật





Nguồn:You Tube

Các đồng chí ơi...

Các đồng chí ơi, hãy mạnh tay hơn nữa!
 
Theo dõi những vụ dân nổi dậy chống chính quyền vừa qua, đặc biệt là những vụ tranh chấp đất đai, nhắm mắt và bịt mũi cũng thấy bóng dáng và hơi hướng của những thế lực thù địch đứng đằng sau giật dây xúi bẩy.
Từ mấy chục năm nay, dân ta chỉ biết một lòng một dạ đi theo Đảng. Đảng bảo vô hợp tác là vô hợp tác, Đảng đem cho cái chi thì hưởng cái đó, Đảng bảo ra trận là ra trận, Đảng bảo Mỹ xấu thì dân nói theo Mỹ xấu, Đảng bảo phải để Đảng dắt đi là đưa tay cho Đảng dắt đi, và tuyệt đối tin tưởng rằng Đảng sẽ dắt tới thiên đường (chứ chả lẽ dân đen lại nhìn xa trông rộng hơn Đảng sao?)… Thậm chí ăn Tết cũng theo chỉ dẫn của Đảng: mừng Đảng trước rồi mới mừng Xuân thì ăn Tết mới ngon.
Rứa mà giờ đây dân đen nổi dậy quậy khắp nơi. Ép chính quyền phải đền bù đất đai với cái giá cao ngất trời, chính quyền đưa ra cái giá hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn đồng một thước vuông cũng không chịu. Lại còn hành hung, chống người thi hành công vụ, đánh trả cả các chiến sĩ cơ động chuyên trấn áp kẻ thù để bảo vệ cuộc sống của người dân. Coi mấy cái băng quay cảnh dân xô xát với lực lượng công an mà thấy căm phẫn!

Lịch sử chiến tranh Việt Nam

Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - DVD 2 - Trận Thư Hùng Nam - Bắc
   
Nguồn: You Tube

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Đài RFI đưa tin:

Chế độ kiểm duyệt báo chí tại Miến Điện: Ngày tàn được dự báo

Trọng Nghĩa
Phải chăng giới kiểm duyệt báo chí tại Miến Điện sắp phải “về vườn”? Với tình hình tự do báo chí ngày càng được cải thiện ở Miến Điện trong một vài tháng gần đây, câu hỏi trên đây càng lúc càng được đặt ra. Trong những tháng gần đây, chính quyền Miến Điện đã giảm kiểm soát các phương tiện truyền thông, song song với đà cải tổ chính trị.
Quầy bán báo trên đường phố Rangoon (Reuters)
Trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Pháp AFP vào hôm qua, 01/06/2012, ông Tint Swe, đương kim Giám đốc Cục Đăng ký và Giám sát Báo chí của chính quyền Miến Điện – thực chất là cơ quan kiểm duyệt tối cao – đã chính thức xác nhận sự cáo chung của chế độ kiểm duyệt báo chí ngay trong tháng Sáu này.
Trong bảy năm qua, viên sĩ quan quân đội này, trong tư cách là người đứng đầu bộ phận kiểm duyệt tại Miến Điện, bị coi là hung thần của tổng biên tập các tờ báo trên đất nước này. Ông là người đã ra lệnh sửa đổi tựa đề các bài báo, đục bỏ các đoạn văn không vừa ý, thậm chí buộc vứt bỏ toàn bộ bài viết, để phục vụ một chế độ quân sự không muốn dành bất kỳ một không gian nào cho những lời chỉ trích.

Hàng rong Hà Nội

Một số trang trong bản scan cuốn "Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội" đang được lưu trữ tại Viện Viễn Đông Bác Cổ Paris

Những âm thanh đó không chỉ chứa đựng giai điệu ngọt ngào, trong nó còn có cả hương thơm, mùi vị, màu sắc, có tính kích thích tất cả các giác quan của chúng ta.
Tiếng rao của những người bán hàng rong khiến cho phố phường tại các đô thị của Việt Nam trở nên rất sinh động. Điều này khiến cho những người nước ngoài cảm thấy thú vị. Tuy vậy, rào cản ngôn ngữ thường khiến cho họ không hiểu gì cả.
Để “giải mã” những âm thanh đặc biệt kể trên, vào năm 1929, tác giả Pháp F. Fénis đã xuất bản một cuốn sách mỏng có tiêu đề “Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội” (Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi). Cuốn sách gồm 40 trang đã mô tả khá đầy đủ về các loại hình hàng rong và tiếng rao tương ứng ở Hà Nội thông qua hình ảnh và khuông nhạc minh hoạ.
Những hình vẽ minh hoạ trong ấn bản này do các học viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có Tô Ngọc Vân - người sau này trở thành hoạ sĩ nổi tiếng của Việt Nam - thực hiện.
Dưới đây là một số trang trong bản scan của một cuốn “Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội” đang được lưu giữ tại một thư viện của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Paris.


                                                     Bánh giò, bánh dầy

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Tin nóng về vụ Văn Giang

Nóng : Văn giang tiếp tục nóng !



  Ngày 5 tháng 6, bà con 3 xã Văn giang đã phải kéo nhau ra cánh đồng để giữ đất.
 Chủ đầu tư đã thuê một đám côn đồ, xã hội đen đứng đầu là Vĩnh sẹo (em trai của ông Tranh, phó giám đốc công an tỉnh Hưng Yên) đến để cùng nhà thầu cho thuê máy thi công. Đám này đứng dưới tư cách pháp nhân là công ty V&T (V&T là viết tắt tên của Vĩnh Tranh)  có trụ sở tại Thôn Như Lân, xã Long Hưng huyện Văn Giang. Chúng đã mang gần hai chục máy xúc, máy ủi phá ruộng, phá hoa màu của bà con.
 Chủ công ty này tên là Nguyễn Văn Vĩnh, số điện thoại : 0912420138, xe Toyota như ảnh dưới đây :


Mùa hè đỏ lửa...

Mùa hè đỏ lửa: Người ta cố tình làm dân đau đớn?

Hà Văn Thịnh

Công việc cuối năm học ngập đầu – chỉ riêng việc đọc, sửa, phản biện, chấm khóa luận tốt nghiệp, mấy tuần liền, mỗi ngày đã mất đến 10 giờ đồng hồ, chưa kể chuyện ra đề, làm đáp án, chấm thi… Thế nhưng, chịu đựng đến mức tột cùng, bức bối đến phát khóc (và có thể là sắp bị điên), khiến tôi không thể đặng đừng, phải cắn răng lại mà viết bài này. Trước hết, xin các quan chức lượng thứ vì có thể tôi suy luận sai (có thể thôi, cũng là cách nói để đỡ “đạn” – bởi sáng nay đến trụ sở Vinaphone Huế, đường Hai Bà Trung, mua card khuyến mại, thấy một vị AN đang đọc cả danh sách dài dằng dặc cho nhân viên bưu điện cắt điện thoại, chẳng biết vì lý do gì nhưng ông ta đọc ông ổng cho cả làng nghe, như cách để làm le, để dọa nạt).
Dường như các bậc cha mẹ dân đang cố tình làm cho dân đau – hoặc giả, sự suy đồi của nhận thức, sự thiển cận của cách nhìn đã đến mức vô phương cứu chữa nên những sự kiện bức bối, gây phẫn uất cho hàng triệu người dân cứ thi nhau dồn đến, ngày một chất chồng và đau đớn hơn?

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Những hình ảnh ấn tượng...

Khối tài sản hoành tráng trên
 diện tích gần 5000 mét vuông 
của gia đình Bí thư tỉnh ủy
Hải Dương Bùi Thanh Quyến

Thứ hai 21/05/2012 07:40
(GDVN) - Thời gian gần đây người dân ở xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang - Hải Dương đang đồn thổi nhau và không tiếc lời khen ngợi, ngưỡng mộ đối với độ hoành tráng và kiến trúc tuyệt đẹp của khu nhà vườn trên diện tích đất gần 5.000 m2 được người dân địa phương xác định là của gia đình ông Bùi Thanh Quyến - Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Dương.
Khu nhà vườn này tọa lạc ở một vùng quê nghèo của huyện Ninh Giang - Hải Dương nhưng không vì thế mà nó thiếu đi những nét đặc trưng của một khu nhà vườn hiện đại, ngược lại khu nhà này đã được thiết kế thành một quần thể nhà vườn hoành tráng với những kiến trúc lạ mắt  những sẽ khiến cho những ai lần đầu đến đây phải ngỡ ngàng và "choáng ngợp"...