Nhãn

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Quốc hội CHXHCN Việt Nam đang họp...

Quốc hội đã cắm mũi khoan vào hòn đá tảng

Bùi Công Tự

Bản cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định rằng “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Trong các bài nói gần đây nhất tại trường Đảng cao cấp Cuba và tại hội nghị TW 5 (khóa XXI), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của luận điểm nói trên. Theo ông, đó là một trong những luận điểm được nêu lên qua kết quả của quá trình “trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, đúc kết từ thực tiễn đổi mới thành công của Việt Nam”.
Không hiểu cái “thực tiễn” mà TBT Nguyễn Phú Trọng “đúc kết” là thực tiễn nào? Còn cái thực tiễn sờ sờ trước mắt mọi người những năm vừa qua là hiện thực yếu kém, sai phạm đến trở thành tội đồ, trở thành quốc nạn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, gọi chung là doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Các DNNN được chính phủ đầu tư (cấp vốn) tới 34% GDP, sử dụng tới 65% tổng số tín dụng, được ưu đãi nhiều về đất đai và các lợi thế khác. Nhưng kết quả sản xuất kinh doanh thì 9-10 đồng vốn mới làm ra được 1 đồng lãi, thua hẳn DN tư nhân và DN FDI. Những sai lầm như đầu tư tràn lan, buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm, tham ô, lãng phí, giả dối, lạm quyền, cưỡng chế đất đai… đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Điển hình là tập đoàn Vinashin đã làm thất thoát tới 86.000 tỷ đồng và để lại món nợ khổng lồ mất khả năng hoàn trả. Tập đoàn điện lực độc quyền trong khi không cung cấp đủ điện cho đất nước (thiếu hụt 25%) mà vẫn đầu tư ra ngoài ngành, chỉ riêng đầu tư vào viễn thông đã thua lỗ hơn chục ngàn tỷ. Ngành dầu khí với lợi thế “trời cho” cũng sai phạm 18.000 tỷ. Theo thông tin từ Thanh tra chính phủ, các tập đoàn khác như Than - Khoáng sản, Sông Đà, Vietel… cũng sai phạm tương tự. Gần đây nhất làm nóng nghị trường là vụ bê bối mang tên Vinalines, “đổ cả ngàn tỷ xuống sông xuống biển cứ như đùa” (Nguyễn Bá Thanh).

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Thơ Mai Anh


Thơ Nguyễn Thị Mai Anh

Nhà thơ Thi Nguyên (Ảnh Quang Đại)

Bút danh: Thi Nguyên
Năm sinh: 1971
Tác phẩm đã xuất bản: Vũ khúc của lửa(thơ), NXB Hội Nhà văn 2005, Biển ngủ đứng(thơ), NXB Hội Nhà văn 2007.
Giải thưởng:  Giải thưởng thơ tạp chí Côn Sơn của Hội VHNT Hải Dương; Giải thưởng  tác giả trẻ của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2005;   Giải C VHNT Côn Sơn lần thứ V cho tập thơ Vũ khúc của lửa; Giải khuyến khích của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho tập thơ Biển ngủ đứng; Giải Khuyến khích VHNT Côn Sơn lần thứ VI cho các tác phẩm Biển ngủ đứng và bộ ba ca trù Giọng thời gian.
Thi Nguyên còn là họa sĩ, từng có tranh treo tại Triển lãm Khu vực Đồng bằng Sông Hồng.
ĐVS trân trọng giới thiệu hai chùm thơ  rút trong các tập thơ Vũ khúc của lửaBiển ngủ đứng  của chị.




Bên tượng nhà thơ

Bên tượng đài
 Chúng ta nói với nhau bằng giọng đang thay đổi chính mình
Lòng khâm phục lẳng lặng viền dưới bệ
Qua hai lần sáng tạo trán nhà thơ hướng mặt trời mọc
Linh hồn nhà thơ tìm về âm tiết thơm.

Sức sống viết đướ da cuộc sống một thông điệp sít sao
Sẽ mai táng những ngôn từ chết yểu.
Vật liệu xây dựng được chở qua pháp trường ngôn ngữ
Còn nguyên dư vị vĩnh hằng.
trên con đường ngoằn ngoèo chạy ngược từ cái chết đến sự sống
Đôi chân nhà thơ được tự do
Nỗi đau chỉ còn là món tiền chuộc nhỏ
Cuộc sống phi thường dẫn đường cho cái chết bi ca.

Thượng nguồn thơ là đời thường chảy xuôi miền khát vọng
Lòng người còn chịu được hơn những cơn đau
Cái chết qua gương tạo hóa già đi trông thấy
Chúng ta ở đây để cụ thể hóa những gì không phải là vĩnh cửu.
Song sức sống bất diệt vốn rất trí tuệ
Thức trong chúng ta canh một cái chết phàm trần.


Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

TBT báo CCB: sẽgiải quyết thỏa đáng...

Tổng biên tập Báo Cựu chiến binh: Sẽ giải quyết thỏa đáng vấn đề bài báo về vụ việc ở Viện Hán Nôm


Chiều 22/5/2012 tại văn phòng báo Cựu chiến binh, 34 Lý Nam Đế, đoàn của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, chị Nguyễn Thị Anh Thư cùng một số nhân chứng của vụ việc đã xảy ra sáng 18/5/2012 tại Viện Hán Nôm đến báo Cựu chiến binh để làm việc với Tổng Biên tập về bài báo đăng trên tờ báo này về vụ việc nói trên. Ông Tổng biên tập báo Cựu chiến binh Trần Nhung đã tiếp và làm việc với đoàn. Phóng viên Hoàng Linh, người viết bài đã không có mặt do “bận đi học”.

Tổng biên tập báo Cựu chiến binh Trần Nhung
Đoàn đã nêu ý kiến và quan điểm của mình đối với bài báo đăng trên tờ Cựu chiến binh, qua đó nêu rõ những chi tiết bịa đặt, xuyên tạc sự thật, vu cáo công dân Nguyễn Thị Anh Thư là phụ nữ công tác tại Viện Hán Nôm. Đồng thời bài báo đã cổ động cho hành vi vô luật pháp của một đám người tự nhận là thương binh nặng, tự tiện xông vào cơ quan làm việc gây náo loạn, đập phá tài sản, có hành vi trấn áp cán bộ công chức tại đây, đồng thời có những hành động hết sức vô văn hóa như cởi truồng giữa cơ quan xâm phạm quyền của công dân.

Nếu bạn bị xếp hạng...

Nếu bạn bị xếp hạng '' phản động''

Người buôn gió         

Đ
ây là câu chuyện được viết bằng ngôn ngữ Việt Nam, hình ảnh chỉ có tính chất minh hoạ. Không nhất thiết bạn đọc đủ cơ sở để đánh giá rằng nó xảy ra ở nước CHXHCNVN.
Nếu bạn bị liệt vào hạng phản động của nhà cầm quyền thì cuộc đời của bạn sẽ ra sao.?
Trước hết tiêu chí để xếp loại phản động là vô cùng phong phú. Ví dụ bạn chỉ trích một chính sách nào đó của nhà cầm quyền về giao thông, thuế, giáo dục....
Hay bạn phản đối nước láng giềng xâm lược, bắn giết đồng bào của bạn.
Hoặc bạn bày tỏ sự thông cảm với những người ''phản động'' khác bị xét xử, tù đày.
Như thế bạn sẽ là phản động với một cụm từ đầy ngôn ngữ luật như '' xâm hại an ninh quốc gia''
Tuy nhiên nếu bạn nợ hàng nghìn người nông dân hàng chục nghìn tỉ và trốn biệt ra nước ngoài bạn chỉ cùng lắm mang tội với nông dân như tội '' lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân''
Nếu bạn làm thiệt hại cho ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng, ngân sách của một đất nước khốn khổ mà học sinh đến trường bằng cách bơi qua sông, đu dây qua vách đá thì bạn chỉ bị kết tội '' thiếu tinh thần trách nhiệm''
Còn chức bạn to hơn nữa, gây thiệt hại hơn nữa thì sẽ bị kiểm điểm nội bộ.
Nếu bạn đánh chết người bằng dùi cui, dây điện, gậy, giầy đinh, bắn chết trẻ em bằng súng nhưng bạn là người nhà nước. Bạn nếu không may mắn sẽ bị kết tội là ''làm chết người khi thi công vụ''
Làm chết người, nghĩa là không phải bạn giết người. Làm chết người có thể là bạn sơ ý, cẩu thả để súng cướp cò, dui cui rơi vào sọ người khác khiến họ chết.
Nhưng nếu bạn phản đối một chính sách, bạn sẽ là kẻ trọng tội với đất nước, nhân dân. Bạn sẽ bị kết vào loại phản động, hại dân, hại nước. Sẽ có hàng loạt nhân dân đóng vai nhân chứng lên phản đối bạn ầm ĩ ở phường, ở trên báo chí, họ sẽ thảm thiết, giận giữ như chính bạn đã quỵt tiền họ trốn ra nước ngoài, giết chết người thân của họ, làm thất thoát ngân sách hàng ngìn tỉ đồng, và bạn chính là kẻ đã đẩy trẻ em phải đi học bằng đò qua sông dẫn đến chết đuối. Họ sẽ đòi hỏi phải nghiêm trị, trừng trị thích đáng...và họ hả hê khi thấy bạn bị kết án nhiều năm tù.

Hoa mận dại

                Hoa mận dại

                    Truyện ngắn của Đặng Văn Sinh

 H
ôm ấy tôi phải qua sông sang bờ bắc kiểm tra mặt bằng thi công, vừa xuống bến, chợt thấy một người đàn bà chống nạng tập tễnh từ dưới thuyền bước lên. Chị ta gác nạng vào gò đất bên cạnh rồi cúi xuống buộc dây neo thuyền, mái tóc dày màu hạt dẻ, hơi quăn đổ xuống bờ vai. Khi người đàn bà ngẩng lên, tôi bỗng giật thót người, trống ngực đập thình thịch, vội vã quay đi, bước gần như chạy. Ở tuổi ngót nghét năm mươi của tôi, mọi tác nhân kích thích để tạo nên những cơn sốc tâm lý xem như hoàn toàn được loại trừ. Vậy mà, kh thật, vừa nhìn thấy người phụ nữ ấy tôi có cảm giác như là bị choáng. Cuối cùng thì cũng về đến trụ sở công trường, tôi lao vào phòng như một cơn lốc, nằm vật xuống giường, chẳng buồn khép cửa.
          Đúng là người ấy, người mà tôi từng mắc nợ cách đây ba mươi năm…

                                                      *

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Về vụ "Thương binh nặng" đến gây rối ở Viện Hán Nôm...

Các cơ quan Đảng, Nhà nước cần trả lời nghiêm túc trước vụ tấn công của đám "thương binh nặng" vào Viện Hán Nôm

Mai Xuân Dũng

Hôm qua nhận tin báo: Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, Phó Giám đốc thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm ở phố Đặng Tiến Đông Hà Nội bị một đám người uy hiếp ngay bên trong tòa nhà cơ quan Viện đúng lúc mấy anh em đang ăn sáng. Cảm giác ban đầu là không thể tin nổi. Không có lý gì giữa Thủ đô Hà Nội, “Thành phố vì Hòa bình” được UNESCO vinh tặng mà có chuyện động trời như thế này?
Tầng 3 nơi thư viện của tòa nhà cơ quan vương vãi đầy các mảnh vỡ. Tiếng gào thét đang vọng ra từ văn phòng Viện trưởng. Chúng tôi đã thấy những gương mặt rất đặc trưng “đường phố” đang “làm chủ” nơi này. Và thật bất ngờ tôi nhận ra ngay một thương binh quen biết trong số 5 người đã tham gia làm cuộc đại náo cơ quan Viện. Vì quen biết nên tôi hỏi anh lý do đã đến đây.
-Tao biết chó gì đâu, “nó” gọi đi là đi thôi.
-Anh có biết rằng Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện là một blogger luôn bênh vực người nghèo khổ và đấu tranh dũng cảm với những cái xấu trên các trang blog không?
- Tao biết “cờ lốc” là cái gì đâu mà hỏi.
- Các anh đòi anh Diện gỡ bài vở trên blog về vấn đề điện hạt nhân. Vậy anh biết gì về việc Nhật Bản đầu tư xây dựng cái nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận trong khi chính người Nhật đã dỡ bỏ tất cả mấy chục nhà máy điện nguyên tử sau khi có sự cố Fukushima chứ?
-Chịu, tao không biết.
-Anh cũng từng là nạn nhân, tại sao anh lại để người ta biến mình thành công cụ như thế. Chẳng lẽ vì tiền cái gì cũng làm sao anh?
-Tao đã được cốc bia đ… nào đâu mà mày nói vì tiền chứ.
Thế là đã rõ. Nghe mọi người giải thích, anh và hai thương binh nữa bỏ về. Chỉ còn lại hai người tên Duyên mặc áo hoa to như hộ pháp và một người tên Đồng ở lại. Họ đã núng thế trước anh em bạn bè của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện.

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

"Thương binh nặng" khủng bố tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện

TƯỜNG TRÌNH VỤ VIỆC SÁNG NAY (18.5.2012)





3 xe "thương bình" đậu trước cửa trụ sở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ảnh: Lê Hiền Đức



S

áng nay 18/05/2012 một nhóm người lạ mặt tự xưng là «thương binh» đã xông vào phòng làm việc của tôi ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm để hăm dọa một cách thô bạo. Họ gào lên và nói những lời vô cùng khiếm nhã, thậm chí còn tụt quần nằm tơ hơ giữa phòng làm việc trước mặt lãnh đạo Viện và tôi. Những người này đã đòi tôi phải gỡ bỏ bài viết "Thư gửi Chính phủ Nhật Bản, phản đối việc viện trợ VN xây nhà máy điện hạt nhân". Dưới đây là trả lời của tôi đối với đài RFI:

Sáng nay khoảng độ tám rưỡi tôi có mặt ở cơ quan, đang làm việc bình thường thì có sáu người xưng là đại diện cho thương binh nặng của thành phố Hà Nội lên phòng của tôi gặp tôi, và nói rằng họ ở Cục Thương binh. Ngay từ phút đầu họ đã dùng những lời lẽ rất là côn đồ, và đe dọa, uy hiếp tinh thần tôi.

Họ nói rằng họ phản đối việc tôi đã đăng bức thư phản kháng lại vụ chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam để xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Họ nói việc làm cái thư như thế này là không đúng, hiện nay Việt Nam đang thiếu điện thì không thể phản đối dự án này. Theo họ thì trong số 10 tỉ đô la viện trợ xây dựng nhà máy điện hạt nhân là có phần của họ trong đó... Họ yêu cầu là phải gỡ bỏ văn bản đó ra khỏi blog cá nhân, và đề nghị với cơ quan Viện Hán Nôm thu giữ máy tính, xử lý kỷ luật, vân vân.

Sau khi sự việc xảy ra được khoảng nửa tiếng thì lãnh đạo Viện của tôi có đến và lập biên bản, cùng làm việc. Đến 11 giờ thì họ ra về. Hiện nay tôi vẫn đang làm việc ở Viện Hán Nôm bình thường.

RFI: Thưa, họ là thương binh thì có liên quan thì có liên quan gì đến nhà máy điện nguyên tử, và họ lấy tư cách gì để buộc tiến sĩ giao máy tính hoặc xóa các dữ liệu trong đó?

Tôi thì thấy rất là nghi ngờ cái chuyện này, vì họ không có liên quan gì đến nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam này cả. Theo như một số người nhận định, thì đây có thể hoặc là một sự chỉ đạo, hoặc là một sự thuê mướn gì đó đối với những người này để họ đến tấn công, uy hiếp tinh thần tôi ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Ký ức làng Cùa

               Ký ức làng Cùa

            Tiểu thuyết của Đặng Văn Sinh

                       Chương bốn
                                (Tiếp theo)

                                                3

   S
au trận lũ mười một ngày, nước rút mới thấy quan phủ Đông Giàng cưỡi ngựa về vùng Ba Tổng. Không phải ông ta quan liêu mà cái chính là nước lũ phá hỏng nhiều đoạn đường, ô tô không đi được. Chả lẽ các bậc " dân chi phụ mẫu" lại lội bộ hàng mấy chục cây số từ phủ đường về làng Cùa chỉ để an ủi những xác chết.
Đã nhận được công văn từ trước, cánh chức dịch lếch thếch kéo ra đình bàn nhau xin miễn thuế. Ngôi đình làng, thường gọi là đình Cả, to và đẹp vào bậc nhất hàng tổng, giờ tan hoang , xơ xác đến thảm hại. Bùn đất, rác rưởi phủ dày hàng tấc trên sàn gỗ lim. Một con chó trụi sạch lông, cái miệng ngoác ra toàn răng là răng, chẳng biết của nhà ai, chễm chệ "ngự" trên long án thành hoàng trong hậu cung, thỉnh thoảng lại rên ư ử vì đói. Tám bộ cánh cửa bức bàn bị gẫy, đổ liểng xiểng , trôi giạt khắp ao. Một bộ gọng vó bè với chiếc lều đã tước hết rơm rạ mắc cứng vào cây mẫu đơn ngay trước sân đình. Cái đầu con voi đá bên tả vu vỡ một miếng khá lớn, trông như vừa bị chém.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Đọc Nguyễn Huy Thiệp


             
            Nhận diện truyện ngắn "Vàng lửa"
              dưới góc nhìn văn hóa

                              ĐặngVăn Sinh

            Được công bố lần đầu vào ngày 30 tháng 4 năm 1988 trên tuần báo Văn nghệ, Vàng lửa đặt ra một vấn đề khá nhạy cảm đối với người đọc trong việc đánh giá  lịch sử và văn hóa dân tộc mà từ lâu, bởi nhiều lý do khác nhau, chúng ta nhận diện chưa đúng bản chất của nó.
Thực ra, Vàng lửa là truyện ngắn mang tính luận đề , khô khan, thậm chí chẳng khác gì một bài biên khảo nhưng đọc lại vô cùng hấp dẫn bởi phần nội hàm phong phú với nhiều nhận định sắc sảo về cách thẩm định lại một số giá trị vẫn được xem là dĩ thành bất biến. Viết truyện ngắn này, tác giả tỏ ra khá kín võ khi anh sáng tạo ra nhân vật Phăng, một gã thực dân phương Tây vượt biển sang Đông Dương  tìm vàng, nhận xét về nền văn hóa Việt. Điều này tương đối dễ hiểu bởi tâm lý vọng ngoại của không ít công dân vong bản. Chả thế mà, vào những năm bảy mươi của thế kỷ trước, có nhà văn thuộc thành phần thứ ba của Mặt trận dân tộc GPMNVN lấy tên là Patzi, viết về một đề tài liên quan đến vấn đề dân tộc, tuy chẳng lấy gì làm xuất sắc nhưng đã gây cho dư luận thế giới, nhất là các phong trào cánh tả, xôn xao một thời. Vàng lửa, qua cái nhìn của Phăng, tuy  là một người kể chuyện không đáng tin cậy, nhưng công bằng mà nói, gã đã phác họa khá sinh động hai gương mặt tiêu biểu của Việt Nam thời cận đại. Có một mẫu số chung là, cả hai nhân vật lớn này đều chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hóa Trung Hoa. Đó là một nền văn hóa vĩ đại, có  hấp lực cực kỳ lớn nhưng bảo thủ, trì trệ như một nhà nghiên cứu phương Tây từng nhận xét "đến sớm, ở lâu nhưng đi muộn".

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Tản mạn chủ nhật...

Tản mạn Chủ Nhật: Nỗi niềm cỏ cây

Phạm Toàn

1. Có một thời nước ta bị bắt buộc phải hưởng một nền giáo dục mang tên là “bảo hộ”, một nền giáo dục chưa phát triển rộng khắp, nhưng rất nhiều sản phẩm của nó đã có mặt khắp nơi ngay sau Cách mạng tháng Tám 1945. Có người đã cho con số 70 phần trăm sĩ quan Bộ Tổng Tham mưu hồi năm 1945 là Hướng đạo sinh. Tiểu đội mà tôi được làm một đội viên ít tuổi nhất từ đêm 19 tháng 12 năm 1946 chỉ bao gồm toàn những sinh viên, học sinh (tôi không muốn kể tên vì không muốn làm phiền những đồng đội cũ trong đó có mấy người nổi tiếng năm nay đã sát sạt tuổi 90).
Tôi dám cam đoan là những bạn “cựu binh” cao niên ấy ai ai cũng nhớ được đoạn văn bắt buộc phải học bằng nguyên bản như sau trong nền giáo dục bảo hộ – xin dịch ra hầu bạn đọc:
"Con người cao đẹp, mà nó cao đẹp thật, ấy là vì con người tự biết mình thân phận yếu hèn. Cái cây đâu có biết nó yếu hèn. Tự nhận thấy mình yếu hèn quả thực là điều tội nghiệp; nhưng tự nhận thấy mình yếu hèn cũng là điều cao đẹp vậy.
Tư duy làm nên sự cao đẹp của con người.
Con người chỉ là một cây sậy, một thân phận yếu đuổi nhất trong thiên nhiên; thế nhưng đó lại là một cây sậy lúc nào cũng đang tư duy. Chẳng cần tất cả đổ xô lại mới đè bẹp nổi cây sậy ấy: một làn hơi, một giọt nước cũng đủ giết chết nó rồi. Nhưng ngay cả khi tất cả đổ xô vào nghiền nát nó, thì con người vẫn cứ cao đẹp hơn tất cả những gì đổ xô lại giết nó, vì con người biết nó đang chết, trong khi cả lũ lĩ có ưu thế hơn con người mà vẫn chẳng hề biết mình có ưu thế gì.
Vậy nên, toàn bộ nhân phẩm của ta là ở trong cái tư duy. Cái ta cần tự nâng cao là tư duy của mình, chứ không phải là mở rộng không gian và kéo dài thời gian, là những điều chẳng bao giờ ta biết cách sao cho đủ đầy. Vậy nên chúng ta hãy chăm lo tư duy cho hoàn thiện: đó là nguyên lý của đạo đức”.
 (Blaise Pascal, Pensées (1660), các đoạn trích 347-348, nhà xb Gallimard, tủ sách Bibliothèque de la Pléiade, 1976, trg. 1156-1157).

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Có một "nền chuyên chính của lương tâm"

Có một “nền chuyên chính của lương tâm”    

Tùy bút của Lê Phú Khải

Cụm từ trên tôi được nghe lần đàu là từ nhà văn Thép Mới vào cuối năm 1990. Hôm đó, tôi đang dong xe đạp qua nhà ông ở đường Nguyễn Đình Chiểu TP HCM, bỗng nghe có tiếng gọi giật lại: “Thằng LPK, mày vào đây tao bảo!”. Khi đã uống xong một tuần trà, ông giảng cho tôi rằng, ở Liên Xô, người ta đang thay thế nền chuyên chính vô sản bằng “nền chuyên chính của lương tâm”.
Thì ra nhà văn Thép Mới, với tư cách là Phó Tổng biên tập báo Nhân dân lúc đó, vừa đi quan sát công cuộc cải tổ ở LX về, ông bức xúc muốn kể lại những điều mắt thấy tai nghe ở nước bạn vĩ đại này và suy nghĩ về thời cuộc của ông cho bọn làm báo “đàn em” chúng tôi nghe.
Đọc những lời giận dữ của nhiều trí thức, văn nghệ sỹ về vụ đàn áp dã man của chính quyền tỉnh Hưng Yên, có sự hỗ trợ của nhà nước Trung ương đối với những người nông dân tay không, chỉ thắc mắc về giá đền bù đất đai không hợp lý; xem danh sách những người ký tên vào Tuyên bố về vụ đàn áp ở Văn Giang của trang mạng Bauxite, thấy đa phần những người nghề nghiệp, cuộc sống không hề liên quan gì đến ruộng đất, tôi càng thấm thía rằng, ở đâu cũng có một nền chuyên chính của lương tâm đang hiện diện như nhà văn Thép Mới đã bảo tôi hơn 20 năm trước. Một ông “quan” cách mạng đã về hưu như ông Lê Hiếu Đằng, chắc chắn đang có một căn nhà đầy đủ tiện nghi giữa thành phố HCM, vậy mà ông không sao ngủ được khi nghĩ đến cảnh hàng ngàn công an trang bị đến tận răng “ào ào như sôi” xông vào đánh đập bắt bớ những người nông dân tay không để giành lấy mảnh ruộng cơm áo của họ, để trao cho những kẻ giàu có biết xoay xở, đút lót kẻ có quyền, để họ ra lệnh thu hồi đất!
Lịch sử bốn ngàn năm nước ta, kể cả thời thực dân Pháp, thời đế quốc Mỹ chiếm đóng Miền Nam trước kia cũng không có cuộc cướp đất nào quy mô, tàn bạo và đểu cáng như thế. Chính vì thế mà nền chuyên chính của lương tâm đã khiến ông Lê Hiếu Đằng phải bật dậy cầm bút viết thư gửi ra Hà Nội. Tâm trạng của ông Đằng cũng là tâm trạng của nhiều trí thức Sài Gòn.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông phát biểu ý kiến...

“Đảng Cộng sản Trung Quốc không mang lại hạnh phúc cho dân”
 Tú Anh

Nói đảng Cộng sản và chính quyền phục vụ nhân dân là một điều sai quấy cần phải dẹp đi”. Lời tuyên bố “lịch sử” này đã được ông Uông Dương, Bí thư tỉnh Quảng Đông đưa ra vào ngày 9/5/2012 nhân đại hội đảng bộ địa phương, trong bối cảnh đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị thay đổi lãnh đạo.
 Công nhân một nhà máy Foxconn tại Quảng Đông. Ảnh chụp ngày 26/05/2012. REUTERS/Bobby Yip
Phải chăng một trang sử mới tại Trung Hoa lục địa đang hé mở? Lần đầu tiên một khẩu hiệu tuyên truyền chính thức của đảng Cộng sản bị một quan chức cao cấp thuộc khuynh hướng cải cách xé bỏ. Trong cuộc họp của đảng bộ tỉnh Quảng Đông cách nay hai hôm, Bí thư Uông Dương tuyên bố: “Chúng ta phải vất bỏ đi ý tưởng sai lầm cho rằng hạnh phúc của nhân dân là do đảng và chính phủ mang lại”.
Chưa hết, nhân vật được tiếng thuộc phe cải cách bổ túc thêm: Mưu tìm hạnh phúc là quyền lợi của người dân. Còn vai trò của chính phủ là để cho nhân dân được tự do dũng cảm đi tìm hạnh phúc bằng con đường riêng của mình.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông nhấn mạnh chuyện xây dựng hạnh phúc của người dân và vấn đề cá nhân mà đảng Cộng sản và chính quyền không có vai trò gì cả. Nếu có, thì Đảng và Nhà Nước phải phục vụ cho dân chứ không phải ngược lại.

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Truyện ngắn Mai Huy Thuật

Các ngài lãng phí quá

Truyện ngắn của Mai Huy Thuật
(Trích trong tập truyện ngắn QUÊ HƯƠNG, NXB Văn hóa dân tộc, năm 2000)



N
hư mọi thứ bèo bọt, phù du trên một dòng sông lũ, khi gặp xoáy nước đều tụ lại, quấn lấy nhau để rồi khoảnh khắc sau đó, ra khỏi vòng xoáy, lại mỗi thư một nơi, nổi trôi theo số phận của mình.
Lũ chúng tôi cũng vậy. Trong đợt tuyển mười nghìn người đi lao động ở Trung Đông, những bạn bè, những người quen biết, thân sơ trong ngành, ngoài ngành, bỗng chốc lại gặp nhau, lại quần tụ với nhau trên một công trường đầy nắng gió và cát trên thung lũng con sông Tigre thuộc xứ sở của những câu chuyện thần thoại "Ngàn lẻ một đêm", tưởng như từng quen thuộc và từng cuốn mình từ thủa học trò nhưng lại cũng vô cùng xa lạ và nghiệt ngã đối với những kẻ đi tìm miếng cơm manh áo trong lúc khó khăn này.
Người ta cứ tưởng sang đây chỉ cần mang theo một cái cuốc chim và một cái bao xác rắn là có thể hốt được vàng và đô la, vừa làm nghĩa vụ giúp nước, vừa thực hiện giấc mộng của nhà, cứu lũ con đang sức ăn sức lớn mà chẳng mấy khi được một bữa no nê, cứu được bà mẹ già từng nuôi mình ăn học, bây giờ tuổi ngoại bảy mươi, mắt mờ chân chậm mà cứ phải nay ở với con này vài bữa, mai chuyển sang nhà con kia vài bữa, tháng có ba mươi ngày, gặp tháng ba mươi mốt ngày, không biết mẹ dựa vào đâu?
Trước khi đăng ký xin đi, người ta đã nhẩm tính với nhau, sau hai năm lao động, mỗi người sẽ thu được bao nhiêu "cây", bao nhiêu "que". Vì vậy, mỗi suất đi chuyến này có giá lắm.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Thơ Trần Nhuận Minh

         Thiên nhiên và tâm trạng con người
                trong "Nhà thơ và hoa cỏ"
                  (Với Nhà thơ và hoa cỏBản sonate hoang dã, nhà thơ Trần Nhuận Minh đã được tặng Giải thưởng Nhà nước lần thứ hai về Văn học Nghệ thuật)
                
             Đặng Văn Sinh
                
        Những năm gần đây hiếm có tập thơ nào được tái bản nhiều lần với số lượng lớn và gây ấn tượng mạnh trong dư luận công chúng như Nhà thơ và hoa cỏ. Xét trên bình diện tổng quát, về nội dung, vẫn là những vấn đề muôn thuở, về hình thức, không hề cách tân, vậy mà tập thơ đã không chỉ một lần làm người đọc sững sờ.
            Không còn nghi ngờ gì nữa, Nhà thơ và hoa cỏ là một bức tranh hoành tráng với đủ các gam màu diễn đạt tâm trạng con người ở mọi cung bậc tình cảm mà một trong những điểm nhấn của nó là khung cảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong Nhà thơ và hoa cỏ là một thiên nhiên đầy nhân tính, giầu cảm xúc mà lại kỳ vĩ, huyền ảo. Nhà thơ đã chọn được những  khoảnh khắc tâm trạng cảm nhận Đất Trời thật điển hình :
            San hô bập bùng, đảo hoang như đuốc lửa
            Tay ta chạm vào màu mây xà cừ bay lang thang
            Những thú rừng khổng lồ sổng từ thuở hồng hoang
            Lũ lượt đến bên ta rỡn đùa phô sắc lạ
                                                            Chơi thuyền trên vịnh Hạ Long
            Chuỗi liên tưởng của nhà thơ ở đây vượt lên tầm vũ trụ. Tác giả khái quát cả vũ trụ và cõi nhân sinh, vừa hòa đồng, vừa đối lập để  tìm sự thống nhất bằng một kết luận nửa đùa nửa thật mang phong vị dân dã :
               Ta giơ cả hai nắm ta hoan hô Ông Giời
               Đùa một tí mà thành muôn vẻ đẹp
                                                            Chơi thuyền trên vịnh Hạ Long
            Góc nhìn của nhà thơ ở đây không phải từ dưới lên mà là từ trên xuống. Sự thăng hoa về cảm xúc tạo nên những hình tượng đột khởi.
            Khác với Chơi thuyền trên vịnh Hạ Long, bài Thu bay, cảm hứng chủ đạo lại thiên về hướng nội. Tình thu ở đây mang mang quá nỗi dỗi hờn mây nước và thiên nhiên như bị nhòe đi trong màu vàng khắc khoải  :
             Giọt trăng cũ tan trong hồn hoa cúc dại
             Tóc trằng mờ từng ngấn bước thu đi
            Nghe mơ hồ xao xác những chia ly
                                                            Thu bay

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Trò chuyện với nhà thơ Trần Nhuận Minh

"Chẳng có cái gì cao hơn sự thật"

Hoài Giang thực hiện

Trò chuyện với nhà thơ Trần Nhuận Minh
Nhà thơ Trần Nhuận Minh

*Thưa nhà thơ Trần Nhuận Minh: khi còn làm Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Quảng Ninh hình như ông sáng tác nhiều hơn bây giờ - khi đã về hưu -  mặc dù lúc đó rất nhiều công việc phải làm, hay là ông  đang “lặng gió” để mai ngày “bão nổi”?
Nhà thơ TNM: Ối chà chà! Không phải “hình như” đâu, mà đúng là như thế đấy, ông bạn vàng của tôi ạ. Vì khi sáng tác nó phải “hăng máu”. Khi “hăng máu” chính là lúc chịu áp lực của các công việc. Với tôi là thế, càng bận việc, sáng tác càng thông thoáng. Thậm chí có thể càng hay hơn cũng chưa biết chừng. Có lẽ ông cũng thế. Ví như cái Bản xônat hoang dã, cả một tập thơ mà nhà thơ Nguyễn Đức Tùng và Đỗ Quyên ở hải ngoại coi là một bản trường ca, “mới và lạ”, in thành một tập khá dầy, mang đến cho tôi Giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật lần thứ 2 ( 2007 – cùng với tập Nhà thơ và hoa cỏ), tôi viết liên tục trong hơn 1 tháng, từ
khoảng 3g 30 đến 6g 30 hằng ngày. Sau đó tôi còn đủ thời gian, ăn bát cơm nguội, rồi trang phục chỉnh tề để đi họp hoặc đến cơ quan làm việc “quan” ( dù là quan dởm, cũng phải cho đàng hoàng, đúng không ông? ) Cho nên với tôi, sáng tác thơ không đòi hỏi nhiều thời gian lắm đâu. Một bài thơ được viết xong trên ô tô hoặc nghĩ xong trong đầu khi đang đạp xe đạp. Có lẽ làm cái “tơ lơ mơ” nó thế, chứ viết tiểu thuyết, dù có là thiên tài cũng phải “lăn lê bò toài” ra, đúng không, ông bạn?
* Nhiều nhà thơ khi sáng tác thường có các trạng thái khác nhau, có người ngồi im lặng, có người đi lang thang như kẻ mộng du... còn ông thì sao?

Đọc lại 'Ổ RƠM" của Trần Quốc Tiến



    Ổ RƠM, MỘT CUỘC HÀNH HƯƠNG VỀ VỚI ĐẤT

        ĐẶNG VĂN SINH


Từ mấy chục năm nay, trong mảng đề tài viết về nông thôn Việt Nam chưa có tác phẩm nào gây tranh cãi nhiều như tiểu thuyết Ổ rơm của Trần Quốc Tiến. Tuy nhiên đấy chỉ là những "tranh cãi" của các bậc thức giả vào lúc trà dư tửu hậu bên lề một vài hội nghị văn chương, còn trên thực tế, về mặt chính thống, tính từ lúc cuốn sách xuất xưởng cuối năm 2002 đến nay, nó hoàn toàn rơi vào sự im lặng, một sự im lặng rất không bình thường(!?). Cũng xin lưu ý để độc giả rõ, Ổ rơm là ấn phẩm của nhà xuất bản Hội Nhà văn và chưa có một văn bản chính thức nào khẳng định cuốn sách bị cấm lưu hành.
Trước hết, xét về mặt tư tưởng nghệ thuật, Ổ rơm không phải là tác phẩm luận đề như hàng loạt tiểu thuyết làng nhàng cùng loại dùng để minh hoạ đường lối chính sách của Đảng cũng như hình tượng người nông dân trong thời kỳ hợp tác hoá nông nghiệp.Trong quá trình dàn dựng bố cục, có vẻ như tác giả không mấy quan tâm  đến sự hoàn chỉnh về mặt tổng thể. Toàn bộ 563 trang tiểu thuyết, phần lớn là những tập hợp của rất nhiều những sự kiện xảy ra trong vòng ba mươi năm ở làng Trọng Nghĩa được khái quát hoá và điển hình hoá theo quy luật của phép hoạt kê mà đặc trưng thẩm mĩ của nó là tiếng cười.