Nhãn

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Trái tim chó (tiếp theo)

Mikhail Bulgacov

Trái tim chó



Chương 6

Một buổi chiều mùa đông, cuối tháng giêng. Vào trượt giờ ăn  cơm và tiếp bệnh nhân. Trên thanh đà thượng của cánh cửa dẫn vào phòng tiếp khách treo một tờ giấy trắng với dòng chữ do chính tay Preobrajenski viết:
"Cấm ăn hạt hướng dương trong nhà! Ph. Preobrajenski.
Và hàng chữ cái to tướng viết bằng bút chì xanh của Bormental:
"Cấm chơi các loại nhạc cụ từ năm giờ chiều cho đến bảy giờ sáng".
Tiếp đó là chữ của Dina:
"Khi nào trở về, nhớ nói với bác Philip Philippovich rằng không biết anh ta đi đâu cả. Bác Phedor bảo anh ta đi với Svonđer".
Chữ của Preobrajenski:
"Tôi phải chờ người thợ kính hàng trăm năm nữa hay sao?"
Chữ của Daria Pet rovna (việt in):
"Dina đi ra cửa hàng, nói rằng sẽ dẫn về".
Trong phòng ăn, dưới ánh sáng  toả ra từ chiếc tán đèn bằng vải lụa, trời hệt như đã về đêm. ánh đèn từ tủ buýp phê hắt ra như bị cắt làm đôi
- tấm kính cửa dán một đường chữ thập chéo suốt từ mép bên này đến mép bên kia. Philip Philippovich cúi xuống mặt bàn trên tờ báo lớn trải rộng. Khuôn mặt của ông loáng lên những  tia chớp và qua kẽ răng của ông rơi xuống những lời nói nhát gừng, cụt lủn, như tiếng chim gù. Ông đang đọc một mẩu tin:
Hoàn toàn không còn nghi ngờ rằng đó là đứa con ngoài giá thú (như thường vẫn nói trong cái xã hội tư sản thối nát) của ông ta. Các phần tử tư sản giả hiệu bác học của chúng ta tiêu khiển  như thế đấy! Chiếm một mình bảy căn phòng thì ai cũng biết cách, cho đến khi lưỡi gươm công lý chưa vung lên đỏ rực trên đầu chúng”.

Sv...r”
Tiếng đàn balalaika vang lên dai dẳng với một sự nhanh nhẹnngang tàng phía sau hai bức tường, và những âm thanh của khúc biến tấu rối rắm "Dưới ánh trăng soi" trộn lẫn trong đầu  Philip Philippovich với những lời lẽ của mẩu tin thành một mớ hổ lốn đáng ghét. Đọc xong,ông nhổ khan qua vai và bất giác cất tiếng hát qua kẽ răng:
"Dưới á-á-ánh trăng so-o-oi... dưới á-á-ánh trăng so-o-oi...  dưới á-á-ánh trăng so-o-oi..." Hừ, cái bài hát quỷ quái này, đã bám  chặtvào rồi!
Ông bấm chuông. Khuôn mặt của Dina thò vào giữa hai tấm màn cửa.
- Nói với anh ta là đã năm giờ rồi, để anh ta thôi đi, và gọi anh ta đến đây.
* * *
Philip Philippovich ngồi trong ghế bành cạnh bàn. Giữa những ngón tay của bàn tay trái thò ra mẩu xì gà hút dở mầu nâu.  Đứng cạnh màn cửa, tựa lưng vào mép cửa, hai chân bắt chéo lên nhau, là một con người thấp nhỏ, có vẻ ngoài khó gây thiện cảm. Tóc trên đầu gã thô cứng, mọc thành từng túm như những bụi cây  trên một bãi đất bị đào xới, còn khuôn mặt phủ đầy lớp lông không  cạo. Mảng trán thấp tịt đến mức đáng ngạc nhiên.
Mớ tóc bàn chải gần như bò xuống sát liền ngay với hàng lông mày đen mọc một cách hết sức vô tổ chức.
Chiếc áo vét bị rách toạc ở dưới nách trái dính đầy rơm, quần  dài bằng vải sọc thủng gối phải, còn đầu gối trái bết một mảng sơn  mầu tím nhạt. Trên cổ của
gã người đó đeo một tấm cravát mầu xanh chói loè loẹt với chiếc kim găm giả hồng ngọc. Mầu của chiếc  cravát này sặc sỡ đến mức thỉnh thoảng nhắm cặp mắt mệt mỏi  của mình lại, Philip Philippovich thấy trong bóng tối đen ngòm, khi thì trên trần nhà, khi thì trên tường, một ngọn đuốc sáng rực toả tán xanh lục. Vừa mở mắt ra, ông lại bị loá mù một lần nữa, vì từ dưới sàn nhà, đôi giầy bốt tin ghệt trắng sơn véc ni hắt thẳngvào mắt ông một luồng ánh sáng hình rẻ quạt.
"Cứ hệt như đi ủng cao su", - Philip Philippovich nghĩ với  một cảm giác khó chịu, thở dài nặng nề, rồi quay ra loay hoay với  điếu xì gà tắt lửa. Gã người đứng cạnh cửa nhìn giáo sư bằng ánh mắt mờ đục và rít thuốc lá, tàn thuốc rơi cả lên ngực áo sơ mi.
             Chiếc đồng hồ treo trên tường cạnh con gà thông bằng gỗ  đánh năm tiếng chuông. Khi Philip Philippovich bắt đầu cuộc nói chuyện, phía trong hộp đồng hồ có một cái gì đó vẫn còn rên rỉ.
- Tôi hình như đã hai lần bảo anh không ngủ trên gác lò sưởi ở trong bếp, nhất lại là ban ngày?
Gã người ho khàn khàn  hệt như bị hóc xương, rồi đáp:
- Ở trong bếp không khí dễ chịu hơn.
Giọng của gã rất khác thường, vừa khàn khàn, lại vừa ồm ồm, hệt như chõ miệng vào một cái thùng nhỏ mà nói.
Philip Philippovich lắc đầu, hỏi:
- Cái của nợ kinh tởm này ở đâu ra? Tôi nói cái cravát ấy.
Gã người đưa mắt theo ngón tay, nhìn xuống chiếc  cravát qua đôi môi dẩu ra:
- Tại sao lại "kinh tởm"?
- gã cất tiếng. - Một chiếc cravát rất kẻng. Daria Pet rovna tặng đấy.
- Daria Pet rovna tặng anh một vật gớm guốc, cũng như đôi  giày kia. Cái thứ ngớ ngẩn loè loẹt này là cái gì? ở đâu ra? Tôi đã  bảo như thế nào? Mua một đôi giày cho
lị-ịch sự-ư! Thế mà cái gì thế này? Chẳng lẽ bác sĩ Bormental chọn những thứ này à?
- Tôi bảo anh ấy mua loại giày sơn  véc ni. Chẳng lẽ tôi thua kém người khác à? Ông cứ ra phố Kuznetski mà xem, ai cũng đi giày véc ni cả.
Philip Philippovich lại lắc đầu và nói dứt khoát:
- Từ nay không ngủ trên gác lò sưởi nữa, hiểu chưa? Tại sao  lại cứ làm cái điều xấc láo như vậy ! Anh quấy rầy người khác, ở đó toàn phụ nữ cả.
Mặt gã người tối sầm lại và cặp môi  dẩu dài ra:
- Hừ, phụ nữ thì đã sao. Ghê gớm chưa. Cứ làm như các bà  lớn không bằng. Một lũ đày tớ bình thường mà vênh váo cứ như nữ chính uỷ ấy. Đây chắc là ả Dinka hớt lẻo.
Philip Philippovich lừ mắt nghiêm khắc :
- Không được gọi Dinka là ả Dinka! Rõ chưa?
Im lặng.
- Rõ chưa, tôi hỏi anh.
- Rõ.
- Vứt cái miếng giẻ bẩn thỉu trên cổ ấy đi. Anh... mày... anh  thử nhìn trong gương xem mình giống ai. Một thằng hề. Không vứt tàn thuốc xuống sàn nhà - tôi đã bảo hàng trăm lần rồi. Và  làm sao để tôi không nghe thấy một lời chửi tục nào ở trong căn hộ này nữa ! Không nhổ bậy! ống nhổ kia. Các bồn vệ sinh phải sử  dụng cẩn thận. Chấm dứt nói chuyện với Dina. Cô ấy kêu rằng anh rình mò cô ấy trong bóng tối. Coi chừng đấy! Ai trả lời bệnh nhân: "Có chó nào biết được!" Thế nào, anh đang ở trong một quán  rượu hay sao, hả?.
- Mà sao thế bố, bố gò ép con quá đấy, - gã người bỗng nói mếu máo.
Philip Philippovich đỏ mặt, cặp kính loáng lên.
- Ai ở đây là bố của anh? ở đâu ra cái thói suồng sã quá trớn  như thế. Liệu đấy, để từ nay tôi không nghe thấy cái từ đó nữa.  Hãy gọi tôi theo tên và phụ danh(*)?
Một nét táo tợn  loé lên trên mặt gã người.
- Nhưng sao mà ông... Nào là không nhổ. Nào là không hút. Nào là không được đi... Thế này có nghĩa là thế nào? Cứ hệt như trên tàu điện ấy? Ông không  để cho tôi sống nữa sao? Còn về chuyện "bố" ấy mà - ông nói vậy chỉ bằng thừa. Chẳng lẽ tôi đã đề nghị ông mổ cho tôi ư? - gã người sủa lên phẫn nộ.
- Một việc làm  thật tốt đẹp. Đè ngửa con người ta ra, lấy dao khoét đầu khoét  bụng,còn bây giờ thì khinh miệt. Tôi có lẽ là đã không đồng ý mổ. Mà cả... (gã người
ngước mắt lên trần nhà, như thể đang cố nhớ  mộtcông thức nào đó) cả những thân nhân của tôi cũng vậy. Có lẽ  tôi có quyền đưa đơn kiện đấy.
Cặp mắt của Philip Philippovich trở nên tròn xoe tuyệt đối,  điếu xì gà rơi tuột khỏi tay. "Hừ, đúng là thằng láo!" - một ý nghĩ thoáng qua trong đầu ông.
- Thì ra anh không hài lòng là ta đã làm cho anh thành người? - ông nheo nheo mắt hỏi. - Thế nghĩa là anh lại muốn lang thang ở cái bãi rác? Nằm co quắp cạnh các bức tường ngoài cổng?  Hừ,nếu tôi biết vậy...
- Cái gì mà ông cứ đay nghiến mãi thế - bãi rác với bãi  rưởi. Miếng ăn của tôi, tôi tự kiếm lấy. Còn nếu như tôi lần ấy chết  ngỏm dưới lưỡi dao của ông thì sao? ông sẽ nói gì về điều đó, hử đồng chí?
- Gọi tôi là Philip Philippovich? - Philip Philippovich giận dữ quát. - Tôi không phải là đồng chí của anh! Thật là quái đản!
- "ác mộng, đúng là ác mộng!" - ông nghĩ trong đầu.
- Chứ sao nữa, tất nhiên là thế rồi...
- gã người mỉa mai cất tiếng và đổi chân với một vẻ đắc thắng, chúng tôi hiểu lắm chứ. Chúng tôi thì làmsao có thể đồng chí với ông? Đâu có được!  Trường đại học chúng tôi chưa qua, căn hộ mười lăm phòng có bồn  tắm,chúng tôi chưa được ở. Chỉ có điều bây giờ đã đến lúc từ bỏ  những cái đó đi thôi. Ngày nay người nào cũng có quyền của mình...
Philip Philippovich tái mặt, nghe những lời lẽ của gã người. Hắn ngừng nói, vẻ dương dương bước đến bên chiếc gạt tàn, với  điếu thuốc nhầu nát cầm trong tay. Dáng đi của hắn lắc lư vẻ  ngang tàng. Hắn dụi đầu thuốc trong lòng chiếc gạt tàn bằng sứ  rấtlâu với bộ mặt như muốn nói lên thành lời:
"Cho ông đây này! Đây này!" Dụi tắt điếu thuốc, trong khi bước về chỗ cũ, hắn bỗng
đánh vập hai hàm răng vào nhau và dúi mũi vào dưới nách.
- Bắt rận bằng tay! Bằng tay!
- Philip Philippovich quát lên dữ tợn. - Và tôi thật không hiểu, anh lấy rận từ đâu ra?
- Mà sao, chẳng lẽ tôi đẻ ra chúng à?
- gã người tự ái.
- Có lẽ là lũ rận yêu tôi,
- vừa nói hắn  vừa lấy ngón tay ngoáy dưới lần vải  lót ống tay áo và ném vào không khí một nhúm lông nhẹ mầu  hung.
Philip Philippovich ngước ánh mắt nhìn những hình hoa lá trang trí trên trần nhà và gõ ngón tay lên bàn. Gã người, sau khi trừng phạt xong con rận, bước lùi ra xa và ngồi xuống một chiếc  ghế. Hai tay của hắn co lên đặt trước ngực, bàn tay gập lại buông  thõng dọc theo tấm ve áo vét. Mắt nhìn xuống sàn. Hắn ngắm nghía đôi giày của mình, và điều đó mang lại cho hắn một khoái cảm lớn. Philip Philippovich nhìn đôi giày mũi tù hắt ánh sáng  gay gắt, nheo mắt lại và nói:
- Anh có vấn đề gì muốn thông báo với tôi?
- Vấn đề vấn điếm gì đâu! Một việc đơn giản thôi mà. Giấy tờ tuỳ thân, ông Philip Philippovich ạ, tôi cần giấy tờ.
Philip Philippovich hơi sửng sốt.
- Hừm... quỷ quái thật! Giấy tờ! Quả nhiên... Hư-ừm... mà, có thể, cái này có thể bằng cánh nào đó không cần...
- giọng của ông nghe thiếu tự tin và rầu rĩ.
- Ông bỏ quá cho,- gã người nói đầy tự tin, - làm sao lại  không có giấy tờ được? Điều đó thì xin lỗi. Ông cũng biết đấy,  ngườikhông có giấy tờ thì bị nghiêm cấm tồn tại. Thứ nhất, hội  đồngnhà cửa...
- Hội đồng nhà cửa liên quan gì ở đây?
- Sao lại không liên quan? Gặp bao giờ cũng hỏi: thưa anh  kính mến, bao giờ thì anh
đăng kí đấy?
- Ôi lạy Chúa, - Philip Philippovich thốt lên, ngán ngẩm, - gặp, hỏi...Tôi hình dung ra anh nói gì với họ. Nhưng tôi đã cấm  anh lê la ngoài cầu thang kia mà.
- Sao, chẳng lẽ tôi là tù khổ sai à?
- gã người tỏ ra ngạc nhiên, và cái ý thức về lẽ phải của mình cháy lên thậm chí ở cả  trên chiếc kim găm bằng hồng ngọc giả của hắn. - Sao lại là "lê la"?! Những từ nhục mạ. Tôi cũng đi lại như mọi người khác.
Vừa nói, hắn vừa kéo miết đôi chân đi giày  vécni trên sàn nhà.
Philip Philippovich im lặng, mắt nhìn đi hướng khác. "Dù  sao cũng phải kìm mình lại," - ông nghĩ.
Bước đến bên tủ  buýp phê, ông uống một hơi cạn cốc nước.
- Được rồi, - ông cất tiếng bình tĩnh hơn, - sự việc không phải  ở lời nói. Vậy thì cái hội đồng nhà cửa dễ thương của anh nói gì?
- Họ thì còn nói gì nữa... Mà ông rủa họ "dễ thương" là vô ích.  Họ bảo vệ quyền lợi.
- Quyền lợi của ai, cho phép tôi được hỏi?
- Rõ là của ai rồi
- của người lao động.
- Tại sao anh lại là người lao động?
- Thì hiển nhiên tôi không phải là  dân Nẹp.(*)
- Hừ, thôi được. Thế họ cần gì trong việc bảo vệ quyền lợi  cách mạng của anh?
- Cái đó thì rõ rồi
- đăng ký cư trú cho tôi. Họ nói: đời thuở nào lại có người sống ở Moskva mà không đăng ký hộ tịch. Đó là  một. Nhưng cái quan trọng nhất là phiếu kiểm kê nhân khẩu. Tôi không muốn mang tiếng là người đào ngũ. Rồi lại còn công đoàn,  sở laođộng...
- Cho phép tôi được biết, tôi phải dựa vào đâu để  đăng kí cho anh? Dựa theo cái khăn trải  bàn ăn này hay theo số hộ khẩu của  tôi? Dù sao thì cũng phải tính đến hoàn cảnh chứ ! Đừng quên rằng anh... è... Hừm... anh là, có thể nói, một sinh vật được sinh ra  bấtngờ, một tạo vật thí nghiệm.- Philip Philippovich nói mỗi lúc một thiếu tự tin hơn.
Gã người im lặng một cách đắc thắng.
- Được rồi. Thế nhưng rốt cuộc thì phải làm gì để đăng ký cho anh và nói chung sắp xếp mọi chuyện theo kế hoạch của cái hội  đồng nhà cửa kia của anh? Bởi vì cả họ lẫn tên anh đều không có.
- Ông nói như vậy là không công bằng. Tên thì tôi có thể  chọn cho mình một cách hết sức dễ dàng. In một mẩu tin lên báo,  thế là xong.
- Thế anh lấy tên gì?
Gã người sửa lại  cravát và đáp  gọn:
- Poligraph Poligraphovich.(*)
- Đừng nói ngớ ngẩn nữa,
- Philip Philippovich cau mày nói.  -Tôi nói nghiêm chỉnh với anh đấy.
Một nụ cười nhạt độc địa làm méo mó hàng ria của gã người.
- Tôi thật không hiểu nổi,
- hắn nói bằng giọng vui vẻ và đầy  hiểu biết. - Tôi thì chửi mẹ không được phép, nhổ bậy không được phép. Còn ở miệng ông thì tôi chỉ nghe "ngớ ngẩn, ngớ ngẩn". Hình như ở Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết này chỉ có các  giáo sư là được phép chửi hay sao ấy.
Philip Philippovich bốc máu lên mặt; và trong khi rót nước  trong bình ra, ông đánh vỡ một chiếc cốc. Uống cạn nước trong một  chiếc cốc khác, ông nghĩ: "Chỉ thêm ít nữa là hắn ta sẽ bắt đầu dạy mình và hắn sẽ hoàn toàn có lý. Mình không thể kìm mình được nữa".
Ông quay người trên ghế ngồi, với vẻ lịch thiệp thái quá đặt cốc nước xuống và nói bằng giọng rắn rỏi sắt đá:
- Xin lỗi. Thần kinh tôi quá căng thẳng. Tôi cảm thấy cái tên  của anh có vẻ kỳ quặc. Tôi muốn biết anh đào ở đâu ra một cái tên  như vậy?
- Đó là theo lời khuyên của hội đồng nhà cửa. Họ xem lịch,  hỏi tôi thích tên nào. Tôi chọn một tên.
- Không một tờ lịch nào có cái gì như vậy cả.
- Thật đáng ngạc nhiên, - gã người cười khẩy, - nó treo ở phòng khám của ông ấy.
Không đứng lên, Philip Philippovich vươn tay ấn nút điện trên tường, và Dina xuất hiện sau tiếng chuông gọi.
- Lấy tờ lịch ở phòng khám vào đây.
Một thoáng im lặng. Khi Dina mang tờ lịch đến, Philip Philippovich hỏi:
- Ở đâu?
- Lễ tổ chức vào mồng bốn tháng Ba.(*)
- Chỉ xem... Hừm... Quỷ quái thật... Cho vào lò sưởi Dina, ngay bây giờ.
Dina sợ hãi tròn mắt mang tờ lịch đi ra, còn gã người lắc đầu đầy trách móc.
- Thế còn họ?
- Họ thì tôi đồng ý kế thừa.
- Sao? Kế thừa? Cụ thể?
- Sarikov.
* * *
Đứng trước bàn trong phòng làm việc là chủ tịch hội đồng nhà cửa mặc chiếc áo khoác ngắn bằng da. Bác sĩ Bormental ngồi trong ghế bành. Trên khuôn mặt hồng hào vì lạnh của bác sĩ (anh vừa mới về đến nơi) cũng lộ một vẻ bối rối hệt như ở Philip
Phiìippovich ngồi bên cạnh. - Viết như thế nào?
- ông nóng nảy hỏi.
- Có gì đâu, - Svonđer đáp.- Sự việc rất đơn giản. Viết giấy chứng thực, thưa giáo sư. Rằng người mang giấy này đích thực là Sarikov Pohgraph. Poligraphovich, hèm... được sinh ra... hèm... trongcăn hộ của ông.
Bormental cáu kỉnh cựa quậy trong ghế. Philip Philippovich giật giật ria mép.
- Hừm... đúng là quỷ quái? Không thể nào hình dung ra một chuyện nào ngớ ngẩn hơn. Anh ta không sinh ra ở đâu cả, mà đơn giản chỉ là... nói ngắn gọn...
- Đó là việc của ông,
- Svonđer nối với vẻ độc địa thản nhiên,  - là anh ta sinh ra hay không...
- Tóm lại và nói chung là ông làm thí nghiệm, giáo sư ạ? Chính ông đã làm ra công dân Sarikov. Và bằng một cánh hết sức đơn giản, - Sarikov đứng cạnh tủ sách sủa ra. Hắn đang ngắm nghía bóng chiếc cravát in trong khoảng không không đáy của mặt
gương.
- Tôi vô cùng yêu cầu anh,- Philip Philippovich vặc lại, - không được nói chen vào. Anh vô cớ nói rằng "hết sức đơn giản" - việcđó không đơn giản đâu.
- Làm sao tôi lại không chen vào được,
- Sarikov tự ái làu bàu.
Svonđer ngay tức thì ủng hộ hắn ta: - Xin lỗi giáo sư, nhưng công dân Sarikov hoàn toàn  có lí.
Đây là quyền của anh ấy - được tham dự vào việc thảo luận về số  phậncủa chính mình, đặc biệt là khi sự việc liên quan đến các giấy tờ. Giấy tờ là cái quan trọng nhất trên đời.
Vừa đúng lúc ấy một tiếng chuông chói  tai réo lên đột ngột.
Philip Philippovich nói vào ống nghe "vâng", rồi đỏ mặt quát lên:
- Đề nghị không quấy rầy tôi bằng những chuyện nhảm nhí. Việc gì đến ông?
- và ông đặt mạnh ống nghe lên giá đỡ.
Một nét vui mừng thoáng lướt trên mặt Svonđer.
Philip Philippovich tím mặt, hét:
- Tóm lại, chấm dứt việc này.
Ông xé một tờ giấy từ trong cuốn sổ tay, viết nhanh mấy chữ,  rồi cáu kỉnh đọc thành tiếng:
- Tôi xin chứng thực rằng..." có ma nào biết được cái gì thế này... Hừm... "mang giấy này là người được tạo ra trong phòng thí nghiệm sau ca mổ não, cần được cấp giấy tờ tuỳ thân..." Thật là  quỷ quái! Mà nói chung tôi phản đối việc nhận những giấy tờ ngu xuẩn này. Ký tên - "Giáo sư Preobrajenski ".
- Thật là lạ lùng đấy, thưa giáo sư,
- Svonđer chạm nọc, - sao ông lại dám gọi giấy tờ là ngu xuẩn? Tôi không thể cho phép  ngụ trong nhà một người không có giấy tờ, mà lại còn chưa được công  an đăng ký quân dịch. Ngộ nhỡ xảy ra chiến tranh với bọn đế quốc bang sói thì sao?
- Tôi sẽ không đi chiến đấu đâu!
- Sarikov bỗng gầm gừ vào cánh tủ.
Svonđer sửng sốt, nhưng trấn tĩnh ngay lại và lịch thiệp cảnh cáo Sarikov:
- Công dân Sarikov, anh phát biểu vô cùng thiếu ý thức. Cần phải đăng ký quân dịch.
- Tôi sẽ đăng ký, nhưng chiến đấu thì- xin kiếu, - Sarikov đưa tay sửa lại dải cravát, đáp lời với vẻ thù địch.
Bây giờ đến lượt Svonđer bối rối. Preobrajenski giận dữ và  chán nản trao đổi ánh mắt với Bormental: "Anh thấy chưa - đạo đứcđấy". đầu Bormental gật đầu nhiều ngụ ý.
- Tôi đã bị thương nặng trong ca mổ,  - Anh thấy chưa, người ta đã làm tôi ra như thế này đây, - và hắn chỉ lên đầu. Một vết sẹo còn rất mới chạy suốt ngang trán.
- Sarikov tru lên não nề.
- Anh là người cá nhân vô chính phủ có phải không? - Thôi được rồi, hiện thời chưa quan trọng, việc bây giờ là chúng ta gửi tờ chứng nhận này của giáo sư cho công an và người ta sẽ cấp giấy tờ cho anh.
- Có một việc, là...
- Philip Philippovich bỗng cắt ngang lời  anh ta, rõ ràng ông đang bị một ý nghĩ nào đó giày vò,
- trong khu nhà này của các anh có sẵn phòng nào để trống không? Tôi sẵn  sàng mua.
Trong cặp mắt nâu của Svonđer xuất hiện những tia lửa vàng.
- Không, thưa giáo sư, rất tiếc. Và sẽ không có đâu.
Philip Philippovich cắn chặt môi không đáp. Tiếng chuông lại réo lên chói tai. Philip Philippovich, chẳng nói lấy một lời nào, hất ống nghe từ trên giá đỡ xuống khiến nó quay đảo một lúc rồi  treo lủng lẳng trên sợi dây mầu xanh da trời. Tất cả đều giật mình. "ông già cáu kỉnh quá rồi",
- Bormental nghĩ thầm, còn Svonđer, mắt ánh lên lấp lánh, cúi chào và bước ra khỏi phòng.
Sarikov, nghiến đế giày trên sàn, cũng bước ra theo.
Giáo sự còn  lại trong phòng với Bormental.
Im lặng một lát, Philip Philippovich khẽ lắc đầu nói:
- Đúng là ác mộng. Anh có thấy không? Xin thề với anh, bác  sĩ thân mến ạ, là trong hai tuần lễ vừa rồi tôi phải căng thẳng mệt mỏi hơn cả mười bốn năm gần đây cộng lại! Tôi xin nói với anh,  đúng làthằng láo....
Từ xa có tiếng kính vỡ, một tiếng rú của phụ nữ bay vọt lên  rồi ngay lập tức tắt lịm. Có cái gì như ma quỷ sột soạt theo giấy  bồi tường trong hành lang chạy về phòng khám, đến đó một vật gì đấy khua đánh ầm rồi tức khắc bay ngược trở lại. Tiếng cánh cửa  đập mạnh, và từ trong bếp vọng ra tiếng kêu giọng trầm của Daria Pet rovna. Rồi Sarikov rống lên.
- Trời đất ơi, lại to, nhảy bổ ra cửa.
- Mèo, - Bormental đoán và chạy vội theo ông. Họ phóng dọc  hành lang, xông vào phòng ngoài, rồi từ đó rẽ sang hành lang dẫn  đến buồng tắm và buồng vệ sinh. Dina từ trong bếp vọt ra đâm sầm vào người Philip Philippovich.
- Đã bao nhiêu lần tôi ra lệnh là không được để mèo vào đây,  - Philip Philippovich hét lên trong cơn điên khùng. - Hắn ở đâu  rồi? Ivan Arnolđovich, vì Chúa, nhờ anh nói hộ  với khách trong phòngkhám để họ yên tâm.
 còn cái gì nữa đây!  - Philip Philippovich hét
- Trong buồng tắm; con quỷ đáng nguyền rủa ngồi trong buồng tắm ấy,
- Dina thở hổn hển hét...
Philip Philìppovich đẩy mạnh cánh cửa buồng tắm, nhưng nó đóng chặt.
- Mở ra ngay tức khắc!
Đáp lại có cái gì đó nhảy loạn trên các bức tường của buồng  tắm đóng chặt, xô chậu rơi loảng xoảng, giọng điên loạn của Sarikov gầm lên sau lần cửa:
- Tao giết chết tươi...
Tiếng nước réo trong ống, rồi nước chảy ồ ồ. Philip Philippovich đè cả người lên cánh cửa, cố hết sức mở ra. Daria Pet rovna xuất hiện nơi cửa bếp, mặt méo xệch, người nóng bừng. Rồi tấm kính ở trên cao, sát trần buồng tắm giáp với bếp, bỗng nứt  tung, hai mảnh vỡ rơi xuống, và từ đó vọt ra một con mèo cực lớn  lông vằn như lông hổ với một dải nơ xanh thắt ngang cổ hệt như mộtviên thị trưởng: Con mèo rơi thẳng xuống một chiếc đĩa dài đặttrên bàn, làm nó vỡ đôi; từ trên bàn, nó nhảy
xuống sàn nhà, rồi quay tròn trên ba chân, còn chân phía trước vung vẩy như
đang khiêu vũ, và liền đó chui tọt qua khe cửa hẹp dẫn ra cầu thang hậu.Khe cửa mở rộng dần ra, và thay vào chỗ con mèo là  một bà già đầu trùm khăn. Chiếc váy vải hoa đốm trắng của bà già tiến vào trong bếp. Bà già đưa hai ngón tay cái và
trỏ vuốt quanh lỗ miệng móm mém, cặp mắt xoi mói  mí sưng phù nhìn quanh bếp,
thốt lên vẻ tò mò:
- Ô lạy chúa Giêsu!
Philip Philippovich, người tái nhợt, đi vội qua căn buồng bếp  và hỏi bằng giọng dữ tợn:
- Bà cần gì?
- Tôi muốn xem con chó biết nói,
- bà già lắp bắp đáp và làm dấu thánh.
Mặt Philip Philippovich càng tái nhợt thêm, ông bước đến sát  bà già rít lên bằng giọng tắc nghẹn:
- Ngay tức khắc bước ra khỏi bếp!
Bà già lui ra phía cửa và giận dỗi cất tiếng:
- Gì mà quá quắt thế, thưa ngài giáo sư.
- Bước ra ngay, tôi bảo! - Philip Philippovich nhắc lại, và mắt ông tròn xoe như mắt cú. Ông tự tay dập mạnh cánh cửa dẫn ra  cầu thang hậu sau lưng bà già.
- Daria Pet rovna, tôi đã bảo chị rồi kia mà?!
- Thưa bác. Philip Philippovich, - Daria Pet rovna tuyệt vọng đáp, hai cánh tay trần xoắn lại với nhau, - cháu biết làm gì được ạ?
Suốt ngày người cứ xô nhau đến, có bỏ hết mọi việc đi cũng chẳng  cản được.
Nước trong buồng tắm chảy òng ọc và dữ tợn, nhưng không  cònnghe thấy tiếng kêu nữa. Bác sĩ Bormental bước vào.
- Ivan Arnolđovich, tôi khẩn thiết nhờ anh... hừm... ngoài đó  có bao nhiêu người khách?
- Mười một,
- Bormental đáp.
- Mời họ về, hôm nay tôi không tiếp đâu.
Philip Philippovich co ngón tay lại gõ mạnh vào cánh cửa và  gọi to:
- Ra ngay lập tức. Tại sao anh  khoá cửa lại?
- Hu hu! - giọng của Sarikov đáp trầm  dục và mếu máo.
- Quỷ sứ gì thế này?... Tôi không nghe rõ, vặn nước lại!
- Hau! Hau ...
- Khoá ngay vòi nước lại. Hắn ta làm cái gì thế - tôi không biếtnữa!... - Philip Philippovich nổi khùng, quát lớn.
Dina và Daria Pet rovna há hốc miệng tuyệt vọng đứng nhìn cánh cửa. Hoà thêm vào tiếng nước chảy là tiếng động đáng ngờ. Philip Philippovich lại đấm vào cánh cửa.
- Hắn kia kìa! - Daria Pet rovna từ trong bếp kêu lên.
Philip Philippovich nhảy bổ đến nơi đó. Trong ô cửa sổ vỡ sát  trầnnhà, bộ mặt méo xệch của Poligraph Poligraphovich thò vào bếp. Nước mắt chảy
ròng ròng, còn cạnh mũi một vết cào kéo dài ứa máu tươi.
- Anh điên đấy à? - Phiìip Philippovich hỏi. - Tại sao anh không ra?
Sarikov nhìn xuống với vẻ kinh hoàng, đáp:
- Tôi bị khoá lại rồi.
- Mở khoá ra. Chẳng lẽ anh thưa bao giờ trông thấy  khoá - Nhưng nó không chịu mở, cái đồ khốn nạn ấy!
Poligraph sợ hãi đáp.
- Cha mẹ ơi! Anh ta sập chốt an toàn lại rồi?  - Dina hét to và vung hai tay lên trời.
- Ở đó cần một nút bấm?
- Philip Philippovich gào lên, cố át  tiếng nướcchảy. - ấn nó xuống... ấn xuống dưới ấn xuống..
Sarikov biến mất, và một phút sau lại hiện ra ở cửa sổ.
- Chẳng thấy chó gì cả,
- hắn kinh hoàng sủa qua lỗ kính vỡ.
- Thì bật đèn lên. Hắn điên mất rồi!
- Con mèo khốn kiếp đã làm  vỡ mất bóng đèn, - Sarikov đáp,  - còntôi thì túm lấy chân con vật đểu cáng đó, làm văng cả vòi  nước,bây giờ đếch tìm thấy.
Cả ba vung tay lên trần nhà và đứng sững như trời trồng trong tư thế ấy.
Năm phút sau. Bormental. Dina và Daria Pet rovna ngồi xổmcạnh nhau trên tấm thảm ướt cuốn tròn lại cạnh buồng tắm  và cốnhét nó vào khe phía dưới cánh cửa. Còn ông gác cửa Pheđor tay cầm ngọn nến cưới của Daria Pet rovna thắp sáng bò theo chiếcthang gồ chui vào cửa tò vò trên mái.
Mảng đít quần bằng vải xám kẻ ô lớn tướng của ông ta thấp thoáng trên không rồi biến mất sau ô cửa.
- Đu... hu-hu! - Sarikov gào một cái gì đó trong tiếng nước
Qua ô cửa sổ nước trong vòi bị nén lại bắn  toé lên trần nhà réo mấy lần rồi ngừng chảy.
Từ phía trong vẳng ra giọng của Pheđor:
- Bác Philip Philippovich, dù sao thì cũng phải mở cửa, cứ để  nó tràn ra, ta sẽ cho thoát qua lối bếp.
- Mở đi! - Philip Philippovich giận dữ quát.
Ba người rời thảm đứng dậy, cánh cửa từ buồng tắm bật ra,  và nước lập tức ùa vào hành lang. ở đây nó chia thành ba dòng
- đi thăng vào buồng vệ sinh đối diện, sang phải vào bếp và sang trái  ra phòng ngoài. Nhảy bì bõm trong nước, Dina chạy đến đóng cửa  dẫn ra phòng ngoài. Pheđor bước ra, nước ngập đến mắt cá chân,  vàkhông hiểu sao lại mỉm cười. Trông ông ta
hệt như đang mặc áo mưa, cả người ướt sũng.
- Gay go lắm mới bịt vòi lại được, chảy mạnh quá, ông ta giải thích.
- Anh ta đâu? - Philip Philippovich hỏi và vừa chửi rủa vừa nhấc một chân lên.
- Sợ không dám ra, - cười khẩy một cách ngây ngô, Pheđor  giảithích.
- Bố có đánh không đấy ạ, thưa bố?
- Từ buồng tắm  vẳng ra giọng lè nhè của Sarikov.
- Đồ ngu! - Philip Philippovich đáp cụt lủn.
Dina và Daria Pet rovna kéo váy lên tận đầu gối, chân để  trần,cùng Sarikov và người gác cửa quần xắn cao, đi chân không, lăn giẻ ướt trên sàn nhà cho thấm nước rồi vắt vào bồn sứ và mấy  chiếcxô bẩn. Cái bếp lò không ai ngó đến reo ù ù. Nước chảy qua  khe cửa ra cầu thang âm u rồi rơi thẳng xuống hầm nhà.
Bormental đứng nhón chân trong vũng nước sâu đọng trên  sàn nhà ở phòng ngoài và thương lượng với các khách hàng qua  cánh cửa có móc xích hé mở.
- Hôm nay giáo sư bị mệt không khám được. Các ông bà làm ơn lui ra khỏi cửa, ống dẫn nước của chúng tôi bị vỡ...
- Thế khi nào thì khám? - một giọng nói phía bên kia cánh  cửa, - tôi chỉ cần một phút...
- Tôi không thể, - Bormental hết nhón chân lại đứng xuống  gót, - giáo sư phải nằm nghỉ, còn ống nước thì bị vỡ. Xin ngày mai đến. Dina! Nào, hãy lau từ đây đi, không thì nước chảy ra cả cầu thang cửa chính.
- Giẻ không hút nước nữa rồi.
- Bây giờ ta sẽ lấy ca múc,
- Pheđor lên tiếng, - đợi cho một tí!
Tiếng chuông vang lên liên tục, và Bormental đã đứng ngập cả đế giày trong nước.
- Khi nào sẽ mổ?
- Giọng nói bám dai dẳng và cố tìm cách
chúiđầu qua khe cửa. - Ống nước bị vỡ...
- Tôi sẽ đi bằng ủng cao su...
Những bóng lanh lờ mờ hiện lên phía bên kia cánh cửa.
- Không vào được, mời ngày mai đến.
- Còn tôi đã đăng ký rồi.
- Ngày mai. Đang gặp tai  hoạ với ống dẫn nước.
Pheđor quỳ cạnh chân bác sĩ dùng ca  múc nước, còn Sarikov rách mặt thì nghĩ ra một phương pháp mới. Hắn ta cuộn tấm giẻ  lớn tướng thành con lăn rồi nằm
 sấp xuống sàn nhà dồn nước từ  phòngngoài trở lại buồng vệ sinh.
- Cái đồ trời đánh kia, làm gì mà cứ dồn loang ra khắp nhà thế? - Daria Pet rovna nổi cáu.
- Đổ vào trong bồn ấy.
- Vào bồn thế nào được,
- lấy bàn tay vục nước đục ngầu,
Sarikov đáp, - nó chảy ra cửa chính mất.
Từ hành lang, một chiếc ghế băng kêu cót két trượt vào, Philip Philippovich, chân đi tất sọc xanh, đứng thẳng người vung tay lấy thăng bằng trên ghế.
- Ivan Arnolđovich, thôi đừng trả lời nữa. Đi vào phòng ngủ đi, tôi đưa giày cho.
- Không sao đâu, bác Philip Philippovich ạ, chuyện vặt thôi mà.
- Đi ủng vào.
- Không cần ạ. Trước sau gì chân cũng đã ướt rồi.
- Ôi, trời đất.
- Philip Philippovich thốt lên ngán ngẩm.
- Cái đồ súc vật này thật tệ hại!
- Sarikov bỗng thốt lên và  trượt ngồi từ trong bếp ra với chiếc bát đựng súp cầm trong tay.
Bormental đóng sập cửa lại, không nín được, phá ra cười. Hai  lỗ mũi của Philip Philippovich phập phồng, cặp mặt kính loáng lên.
- Anh nói về ai thế?
- Từ trên ghế cao, ông hỏi Sarikov.
- Xin phép được biết. - Tôi nói về con mèo. Đồ đốn mạt,  - Sarikov đảo mắt nhìn  quanh, đáp.
- Sarikov, anh biết không, - Philip Philippovich thở lấy hơi,  nói,- tôi đúng là không biết một kẻ nào trơ tráo hơn anh.
Bormental cười hì hì.
- Anh, - Philip Philippovich vẫn tiếp tục, - đúng là vô liêm sỉ.
Làm sao anh lại dám nói như vậy? Chính anh đã gây ra tất cả  mọi chuyện, rồi lại còn... Mà không? Chỉ có quỷ sứ mới biết cái gì thế Sarikov, nói tôi nghe xem, - Bormental lên tiếng, - anh sẽ còn đuổi theo mèo đến bao giờ nữa? Thật xấu hổ! Một chuyện ngu xuẩn!
- Đúng là man rợ!
- Tại sao lại man rợ, - Sarikov cau có đáp, - tôi chẳng man rợ  tí nào hết. Tôi không thể nào chịu nổi mèo ở trong nhà. Chỉ chực  tìm cách cuỗm một cái gì đó. Nó đã
xực bao nhiêu thịt băm của chị Daria Pet rovna. Tôi muốn dạy cho nó một bài học.
- Phải dạy cho chính anh thì có!
- Philip Philippovich nói. -
Hãy ngó thử vào mặt mình trong gương xem.
- Thiếu tẹo nữa thì tiêu con mắt,
- Sarikov đưa bàn tay ướt bẩn thỉu sờ lên mắt, hậm hực đáp.- Khốn khổ là lại ném ông chủ căn hộ ấy. Ông ta đã  doạ kiện
Khi sàn nhà đen thẫm  lại vì ẩm đã bắt đầu khô đi tất cả các  mặt gương đều phủ một lớp hơi nước mờ đục, và tiếng chuông cũng ngừng réo, thì Philip Philippovich, chân đi đôi giày da cừu đỏ chói, đứng ở phòng ngoài.
- Xin gửi ông, Pheđor!
- Xin đa tạ ông ạ.
- Đi thay ngay áo quần đi. Và nữa: đến chỗ Daria Pet rovna  uốngmột chút vốtka.
- Xin đa tạ ông ạ, - Pheđor ấp úng một lát, rồi nói:
- Còn một  việc nữa, thưa ông Philip Philippovich. Xin ông lượng thứ cho, quả là phiền lòng quá. Số là cửa kính căn hộ số bảy... Công dân Sarikov ném đá...
- Ném mèo hả?
- Philip Philippovich sầm mặt lại như mây giông, hỏi.
Sarikov đi ôm chị nấu bếp bên ấy, ông ta đến đuổi, thế là cãi nhau.
- Vì Chúa, xin ông bao giờ cũng báo ngay cho tôi những chuyện như thế. Cần bao nhiêu?
- Mười lăm ạ.
Philip Philippovich rút ra ba tờ năm rúp mới tinh và trao cho Pheđor.
- Đồ quỷ kia!- Lại còn trả cho thằng đểu ấy mười lăm  rúp, - một giọng nói khàn đục vang lên cạnh cửa ra vào, - mà chính hắn ta đã...
Philip Philippovich quay phắt lại, cắn môi và không nói một lời bước đến sát bên Sarikov, dồn hắn vào phòng tiếp khách và  khoá trái cửa lại. Từ phía trong Sarikov lập tức đấm ầm ầm vào  cánh cửa.
- Không được phép! - Philip Philippovich quát lên bằng một giọng rõ ràng là của người ốm.
- Mà quả là đúng như vậy, - Pheđor nói đầy hàm ý, - một kẻ trơ tráo đến thế trong đời tôi chưa hề thấy.
Bormental như từ dưới đất mọc lên.
- Bác Philip Philippovich, xin bác đừng quá lo phiền.
Chàng bác sĩ hăng hái hến mở cửa bước vào phòng tiếp khách, và từ đó vang lên giọng của anh:
- Anh làm gì thế hả? ở trong quán rượu chắc?
- Đúng thế... - ông già Pheđor cứng rắn cũng phụ hoạ vào. -Phải như thế mới được... Giá cho thêm mấy bạt tai...
- Sao lại thế được, ông Pheđor.
- Philip Philip- povich buồn bã lẩm bẩm.
- Ấy xin ông, chúng tôi thương ông thôi, ông Philip Philippovich ạ.

(Xem tiếp kỳ sau)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét